CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Các thuật ngữ khoản chứng khoán là gì? Hiểu các thuật ngữ giao dịch chứng khoán thường dùng trong một bài viết [cho người mới bắt đầu]

    8 Phút
    Cập nhật 28/04/2024 09:05
    Hoàng Việt Anh
    Lloyd
    Mục lục
    Kết luận


    Khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thường cảm thấy khó khăn khi tiếp cận thị trường do gặp phải rất nhiều thuật ngữ mà họ không hiểu, chẳng hạn như "big players" (nhà đầu tư lớn), "short selling" (bán khống), "P/E ratio" (chỉ số P/E) và nhiều thuật ngữ khác. Đây là những thuật ngữ được các nhà đầu tư sử dụng thường xuyên. Vì vậy hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ này có thể giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với thị trường chứng khoán hơn và thuận tiện trong việc trao đổi thông tin với các nhà đầu tư lâu năm trên thị trường.

    Dưới đây là ba loại thuật ngữ chứng khoán được nhà đầu tư thường xuyên sử dụng: thuật ngữ về giao dịch và xem bảng giá, thuật ngữ về các công cụ phân tích và chỉ số kỹ thuật, và thuật ngữ về chỉ số tài chính và định giá cơ bản của công ty.


    Hãy đăng ký ngay trên Mitrade  > >

    *Đăng ký ngay và nhận 50.000 đô la Mỹ tiền ảo, trải nghiệm giao dịch mô phỏng miễn phí


    Nhà đầu tư cá nhân:
    Trong ngữ cảnh hẹp, cụm từ này đề cập đến những nhà đầu tư cá nhân đầu tư một số tiền nhỏ vào thị trường chứng khoán, và thường được gọi là những người đầu tư chứng khoán. Trong ngữ cảnh rộng hơn, nhà đầu tư cá nhân cũng mang ý nghĩa là những nhà đầu tư cá nhân so với các nhà đầu tư tổ chức, vì bất kể họ có bao nhiêu vốn, trong thị trường tài chính, số vốn của họ vẫn rất nhỏ nếu so sánh với các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.

    Nhà đầu tư lớn (hoặc big players): Đề cập đến những nhà đầu tư sử dụng số tiền lớn để giao dịch cổ phiếu.

    Nhà tạo lập thị trường (hoặc Market Maker): Đề cập đến những nhà đầu tư là các tổ chức lớn những người tạo thanh khoản cho thị trường, đảm bảo các giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường được diễn ra thuận lợi với chi phí giao dịch thấp nhất.


    Nhà cái (hoặc Manipulator): Đề cập đến những nhà đầu tư tổ chức lớn có khả năng ảnh hưởng đến giá của một cổ phiếu cụ thể hoặc nhiều cổ phiếu, thậm chí cả xu hướng thị trường chung.

    Nhà đầu tư theo cảm tính (hoặc Follower): Đề cập đến những nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông và không có khả năng phân tích biểu đồ giá và các yếu tố cơ bản của thị trường. Họ thường có xu hướng mua cổ phiếu theo sự giới thiệu của broker hoặc những người xung quanh. Đây là đối tượng thường sẽ bị thua lỗ khi đầu tư.


    Thị trường bò (hoặc Bull Market): Thị trường chứng khoán có triển vọng tốt và giá trị dự kiến tăng.


    Thị trường gấu (hoặc Bear Market): Thị trường chứng khoán có triển vọng xấu và giá trị dự kiến giảm.


    Đọc thêm >> Bull trap bear trap là gì? Cách tránh bull trap trong chứng khoán


    Nhà đầu tư lạc quan (hoặc Bullish): Đề cập đến những nhà đầu tư mua cổ phiếu với dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng.

    Nhà đầu tư bi quan (hoặc Bearish): Đề cập đến những nhà đầu tư bán cổ phiếu với dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm.


    Giao dịch tích cực (Bullish trading): là giao dịch xảy ra khi nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng sau một giai đoạn giảm liên tục. Do đó, họ mua cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận từ việc giá cổ phiếu đó tăng trở lại.

    Giao dịch tiêu cực: là giao dịch xảy ra khi nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm sau một giai đoạn tăng liên tục. Do đó, họ bán cổ phiếu với giá cao để thu về lợi nhuận trước khi giá cổ phiếu giảm, sau đó mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn.

    Đọc thêm >>Bán khống là gì? Cách thực hiện bán khống ra sao? Có nên bán khống chứng khoán?


    Tình trạng "bán khống": Bán khống để chỉ việc bán cổ phiếu mà nhà đầu tư không sở hữu. Nhà đầu tư vay cổ phiếu từ người khác hoặc từ sàn giao dịch, sau đó bán chúng trên thị trường và hy vọng giá cổ phiếu sẽ giảm, họ có thể mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn để trả lại cho người cho vay và thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá này. Nếu giá cổ phiếu tăng mạnh, người bán khống sẽ phải đối mặt với áp lực mua lại cổ phiếu với giá cao hơn để trả lại cho người cho vay, điều này có thể gây tổn thất lớn và có thể buộc nhà đầu tư phải bán các tài sản khác để bù đắp lại khoản lỗ do giá cổ phiếu tăng.


    Mức giá trần: là mức tối đa mà giá của một cổ phiếu được phép tăng trong một phiên giao dịch cụ thể được quy định bởi sở giao dịch chứng khoán, ví dụ như tại thị trường Việt Nam, mức tăng tối đa cho một cổ phiếu trong một ngày là 7%. Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu không thể tăng quá 7% so với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.


    Mức giá sàn: là mức thấp nhất mà giá của một cổ phiếu được phép giảm trong một phiên giao dịch cụ thể được quy định bởi sở giao dịch chứng khoán, Ví dụ tại thị trường Việt Nam, mức giảm tối thiểu cho một cổ phiếu trong một ngày là 7%. Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu không thể giảm dưới mức này trong cùng một ngày giao dịch.


    Tạm dừng giao dịch (hoặc Tạm ngừng giao dịch): Cổ phiếu bị tạm dừng giao dịch do một số thông tin hoặc sự kiện nào đó xảy ra khiến cho nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trong hoảng loạn gây ra sự tăng/giảm liên tục của giá cổ phiếu khiến cho các nhà quản lý phải tạm thời dừng giao dịch để tâm lý của nhà đầu tư ổn định trở lại. Điều này được thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trước các tin đồn và được thực hiện bởi sở giao dịch chứng khoán.


    Phím hàng: Đề cập đến các mã cổ phiếu tiềm năng và lý do mua bán cổ phiếu chẳng hạn như tin tức, tin đồn, chính sách quốc gia, và cơ hội đầu tư.


    Nhóm ngành:
    Đề cập đến các cổ phiếu thuộc cùng một khu vực địa lý, cùng ngành công nghiệp hoặc có các đặc điểm tương tự.

    Cổ phiếu Blue chip: là các cổ phiếu của các công ty lớn, có lịch sử tài chính lành mạnh và khả năng duy trì lợi nhuận ổn định. Đây cũng là các cổ phiếu trả cổ tức cao và ổn định và được coi là những lựa chọn đầu tư an toàn. Tại Việt Nam, các cổ phiếu Blue chip đều là những cổ phiếu nằm trong top 30 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam..


    Đọc thêm>> Cổ phiếu blue chip là gì? Danh sách cổ phiếu bluechip Việt Nam và trên thế giới năm 2023


    Cổ phiếu tăng trưởng: Đề cập đến cổ phiếu của các công ty có doanh số bán hàng và lợi nhuận gia tăng nhanh chóng. Các doanh nghiệp này sẽ có mức tỉ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu rất cao.


    Cổ phiếu rác: dùng để chỉ các cổ phiếu của công ty hoạt động không hiệu quả và việc mua cổ phiếu chỉ mang tính chất đầu cơ ngắn hạn.


    Cổ phiếu dẫn đầu: dùng để chỉ các cổ phiếu có giá giảm ít khi thị trường giảm mạnh trong khi đó tăng rất mạnh khi thị trường phục hồi. Đây cũng thường là cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, có uy tín và hoạt động hiệu quả.


    Cổ phiếu vốn hóa lớn (large cap - hay còn gọi là Blue chip): là các cổ phiếu có giá trị thị trường từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Đây là các công ty lớn, hoạt động kinh doanh ổn định. Cổ phiếu vốn hóa lớn thường được coi là một khoản đầu tư an toàn, có khả năng sinh lời ổn định trong dài hạn.


    Cổ phiếu vốn hóa vừa (mid cap): là các cổ phiếu có giá trị thị trường từ 5.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng. Đây là các công ty có quy mô vừa, đang trong quá trình phát triển. Cổ phiếu vốn hóa vừa có khả năng sinh lời cao hơn cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng cũng có độ rủi ro cao hơn.


    Cổ phiếu vốn hóa nhỏ (small cap): là các cổ phiếu có giá trị thị trường dưới 5.000 tỷ đồng. Đây là các công ty mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Cổ phiếu vốn hóa nhỏ có khả năng sinh lời rất cao, nhưng cùng với đó là rủi ro rất lớn.


    Mua theo đà tăng: Mua cổ phiếu khi giá đang tăng. Chiến lược này dựa trên lập luận cho rằng giá cổ phiếu đang tăng mạnh sẽ tiếp tục tăng.


    Bán theo đà giảm: Bán cổ phiếu khi giá đang giảm. Chiến lược này dựa trên lập luận cho rằng giá cổ phiếu đang giảm sẽ tiếp tục giảm.


    Bắt đáy: Chiến lược mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu đã giảm mạnh. Nhà đầu tư kì vọng rằng giá cổ phiếu sẽ ngừng giảm và bắt đầu tăng trở lại sau khi đã chạm đáy. Tuy nhiên, bắt đáy là một chiến lược rủi ro cao vì nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu ở mức giá cao hơn giá đáy thực tế.


    Lỡ tàu : Đây là tình huống mà nhà đầu tư đã bán ra cổ phiếu khi giá tăng và đợi để mua lại khi giá điều chỉnh giảm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp giá cổ phiếu không điều chỉnh giảm mà tiếp tục tăng khiến cho nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội kiếm lời.


    Thị trường sụp đổ: Hiện tượng giá cổ phiếu giảm mạnh trong một thời gian ngắn, do một số yếu tố không có lợi cho thị trường, chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế, tin tức xấu về một công ty, hoặc sự hoảng loạn của nhà đầu tư.

    Bẫy giá tăng (hoặc Bull Trap) và Bẫy giá giảm (hoặc Bear Trap): là tình huống khi các nhà đầu tư lớn hoặc có tiếng tăm cố ý mua vào (hoặc bán ra) một lượng lớn cổ phiếu, tạo ra ấn tượng rằng giá cổ phiếu sẽ tăng lên (hoặc giảm xuống). Điều này thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia mua (hoặc bán) cổ phiếu, nhưng sau đó các nhà đầu tư lớn lại bán ra (hoặc mua vào) ồ ạt., Kết quả là giá cổ phiếu giảm mạnh (hoặc tăng mạnh) khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ nặng).

    Đọc thêm>>Bull trap bear trap là gì? Cách tránh bull trap trong chứng khoán

    Bull Trap và Bear Trap


    Cắt lỗ : Đây là chiến lược bán cổ phiếu khi giá cổ phiếu giảm xuống một mức nhất định, nhằm tránh lỗ lớn hơn..


    Mua gom cổ phiếu: Đây là hành động mua vào cổ phiếu của các nhà đầu tư lớn hoặc tổ chức trong thị trường trầm lắng, nhằm kích thích nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia, đẩy giá cổ phiếu lên. Ví dụ, khi thị trường chứng khoán đang trong xu hướng giảm, các nhà đầu tư lớn có thể mua vào một lượng lớn cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu tăng lên khiến cho nhà đầu tư nhỏ lẻ gia nhập thị trường và đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn.


    Washout: Các nhà đầu tư lớn hoặc tổ chức bất ngờ bán ra một lượng lớn cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu giảm mạnh tạo ra sự hoảng loạn trên thị trường khiến những nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao phải cắt lỗ gây áp lực đẩy giá cổ phiếu tiếp tục giảm. Các nhà đầu tư lớn và tổ chức sẽ tận dụng cơ hội để mua gom lại cổ phiếu với giá thấp hơn.


    Giá mua: là giá mà những người muốn mua cổ phiếu đang sẵn sàng trả. Khi nói về giá mua tức là đang ám chỉ rằng bên bán đang sẵn sàng bán với giá thấp hơn.


    Giá bán: là giá người sở hữu cổ phiếu sẵn sàng bán và biểu thị bên mua đang có sự tích cực hơn và sẵn sàng mua với giá cao hơn.


    Thị trường sập: Hiện tượng khi giá cổ phiếu giảm mạnh do những yếu tố không thuận lợi đối với thị trường, dẫn đến các nhà đầu tư bán ra cổ phiếu số lượng lớn mà không xem xét giá cả, làm giá cổ phiếu giảm không kiểm soát.


    Tạm dừng giao dịch cổ phiếu: Hành động khi một thị trường chứng khoán tạm thời dừng giao dịch cổ phiếu do một số thông tin hoặc sự kiện gây ra sự tăng hoặc giảm liên tục đối với giá cổ phiếu. Điều này được thực hiện để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và được thực hiện bởi sở giao dịch chứng khoán.


    Khối lượng giao dịch: Đề cập đến tổng số cổ phiếu được giao dịch trong một đơn vị thời gian trên thị trường.


    Tỷ lệ giữ cổ phiếu: Đề cập đến tỷ trọng cổ phiếu hiện tại mà các nhà đầu tư đang nắm giữ so với tổng số vốn đầu tư.


    Full cổ phiếu: Đề cập đến việc các nhà đầu tư sử dụng toàn bộ vốn để mua cổ phiếu và không còn tiền mặt; ngược lại, "short position" là khi họ bán cổ phiếu mà họ không sở hữu.


    Bán hết (Liquidation): Đề cập đến việc các nhà đầu tư bán toàn bộ cổ phiếu khi họ không tin tưởng vào thị trường chứng khoán.


    Đọc thêm>> 
    Thanh lý (Liquidation) là gì? Tại sao giao dịch lại bị thanh lý? Làm thế nào để tránh bị thanh lý trong đầu tư?

    Thị trường Sideway (Giá chứng khoán vận động trong phạm vi hẹp): Đề cập đến việc thị trường chứng khoán hoặc giá cổ phiếu di chuyển trong một phạm vi biến động nhỏ.


    Bật ngược (Rebound): Đề cập đến việc giá cổ phiếu bật tăng trở lại sau một chuỗi ngày giảm liên tục . Tuy nhiên việc tăng giá này chỉ trong ngắn hạn và giá cổ phiếu sẽ giảm tiếp.

    Bị kẹt cổ phiếu (Trapped): Nhà đầu tư mua cổ phiếu sau đó giá cổ phiếu tiếp tục giảm mạnh trong khi đó nhà đầu tư không thể bán cổ phiếu do quy định cổ phiếu chỉ được giao dịch sau T+2,5 ngày..


    Thoát hàng: Đề cập đến việc bán cổ phiếu khi giá cổ phiếu tăng trở lại gần giá mua.


    Lệnh MP (Market Order): Đề cập đến việc thực hiện lệnh giao dịch ngay lập tức với giá tốt nhất hiện tại trên thị trường.


    Đọc thêm >>
    Lệnh MP là gì? Sử dụng MP để kiếm lợi nhuận trong giao dịch chứng khoán


    Lệnh giới hạn (Limit Order):
    Đề cập đến việc đặt một giá cụ thể và chỉ khi giá cổ phiếu đạt hoặc vượt qua giá đó thì lệnh giao dịch mới được thực hiện.


    Giao dịch ngày (Intraday Trading): Đề cập đến việc các nhà đầu tư mua và bán cùng một cổ phiếu trong một ngày giao dịch.


    (*) Tuy nhiên ở Việt Nam nhà đầu tư không thể thực hiện giao dịch trong ngày do quy định T+2,5.

    Đối với các nhà đầu tư muốn tham thực hiện giao dịch trong ngày, nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ do Mitrade - Nền tảng giao dịch CFDs - cung cấp. Tại Mitrade, nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch đói với Forex, cổ phiếu của doanh nghiệp Mỹ, tiền ảo … với số vốn đầu tư ban đầu thấp và tỉ lệ đòn bẩy hấp dẫn.


    03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí
    1
    ĐĂNG KÝ
    Điền thông tin cá nhân vào biểu mẫu đăng ký
    2
    NẠP TIỀN
    Nap vốn vào tài khoản giao dịch, tối thiểu là $50
    3
    GIAO DỊCH
    Tìm kiếm cơ hội giao dịch và đặt lệnh mua bán
    bannerBg



    Sử dụng Margin: 
    Nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu hoặc vay cổ phiếu và sau đó bán chúng (bán khống). Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam, nhà đầu tư không thể bán khống cổ phiếu.


    Cổ tức (Dividend): Cổ tức là một hình thức trả lại cho cổ đông từ một công ty niêm yết. Có hai dạng: cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu. Công ty niêm yết có thể chọn cách sử dụng một trong hai hoặc cả hai.


    Giá cổ phiếu điều chỉnh: Sau khi trả cổ tức, công ty phải loại bỏ giá trị cổ tức khỏi giá cổ phiếu. Nếu nha fđầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty vào ngày đăng ký quyền sở hữu cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ nhận cổ tức. Tuy nhiên sau đó giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm và tổng tài sản của bạn không thay đổi.


    Nhóm đối tượng dẫn dắt thị trường: Ba nhóm chính bao gồm nhà đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư và các công ty chứng khoán tự doanh. Nhà đầu tư nước ngoài đề cập đến các tổ chức đầu tư từ nước ngoài, "quỹ đầu tư" đề cập đến các công ty quản lý quỹ tại nước trong và "công ty chứng khoán tự doanh" đề cập đến các bộ phận đầu tư của công ty chứng khoán, sử dụng tiền của công ty để thực hiện giao dịch và kiếm lời. Ba nhóm này sẽ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường và hành vi của họ sẽ tác động đáng kể đến thị trường.


    Phân tích kỹ thuật: Đề cập đến các chỉ số kỹ thuật, hình dáng biểu đồ và sự kết hợp của cây nến (K-line) dùng để phản ánh sự biến động giá cổ phiếu. Thường thì phân tích kỹ thuật dựa trên việc sử dụng toán học để phân tích xu hướng giá cổ phiếu dựa trên đường dẫn hành trình giá cổ phiếu, so sánh với biểu đồ lịch sử để dự đoán xu hướng và bắt kịp tín hiệu mua bán.


    Điều chỉnh giảm (Pullback): Trong xu hướng tăng giá liên tục, xuất hiện sự giảm giá (rơi xuống) giữa chừng trước khi tiếp tục tăng giá. Hiện tượng giảm giá trong giai đoạn này được gọi là phiên điều chỉnh.


    Bật tăng (Rebound): Bật tăng là khi giá cổ phiếu, trong xu hướng giảm liên tục, đột ngột đảo chiều và tăng lên tới một mức giá cụ thể.


    Cú hồi (Pullback): xảy ra khi giá cổ phiếu di chuyển theo một hướng xu hướng xác định và sau đó quay trở lại vùng giá hỗ trợ hoặc kháng cự trong vài ngày để kiểm tra xem liệu giá đã vượt kháng cự/hỗ trợ thành công hay không. Lúc này, vùng giá kháng cự sẽ trở thành vùng giá hỗ trợ (nâng giá).

    Pullback


    Gap: đề cập đến sự biến động mạnh trong giá cổ phiếu, thường xảy ra do thông tin tích cực hoặc tiêu cực mạnh mẽ, khiến giá mở cửa cao hơn hoặc thấp hơn so với giá đóng cửa trước đó. Thường xảy ra ở đầu hoặc cuối một đợt biến động mạnh.


    Đảo chiều (Reversal): xảy ra khi giá cổ phiếu thay đổi hướng di chuyển, có thể là từ xu hướng tăng sang giảm hoặc ngược lại.


    Xác định đáy: Quá trình tìm kiếm mức giá thấp nhất của cổ phiếu, sau đó giá bắt đầu tăng trở lại từ mức đáy đó.


    Mua mạnh: Trong phiên giao dịch cổ phiếu, người mua liên tục mua cổ phiếu với khối lượng lớn khiến cho giá cổ phiếu tăng mạnh.


    Áp lực bán mạnh: Trong phiên giao dịch cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu cố gắng bán cổ phiếu bằng bất cứ giá nào dẫn đến giá cổ phiếu giảm mạnh.


    Gian lận đường trendline: là một chiến thuật thao túng thị trường mà các nhà đầu tư lớn hoặc người chơi lớn sử dụng để kiếm lợi nhuận. Chiến thuật này dựa trên việc tận dụng tâm lý thị trường của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người thường tin tưởng vào các đường xu hướng.

    Các nhà đầu tư lớn hoặc người chơi lớn sẽ thực hiện các hành động mua bán trên đường cổ phiếu để tạo ra một ảo giác về xu hướng thị trường. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ tin rằng xu hướng đang tăng hoặc giảm, và họ sẽ thực hiện các giao dịch theo hướng đó.
    Khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ thực hiện các giao dịch theo hướng đó, các nhà đầu tư lớn hoặc người chơi lớn sẽ bán ra hoặc mua vào cổ phiếu, thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.


    Vùng quá mua (Overbought): Xảy ra khi giá cổ phiếu liên tục tăng đến một mức giá cao, khiến người mua tiềm năng đã mua vào gần hết và có thể là dấu hiệu của sự điều chỉnh giảm giá sắp tới.

    Vùng quá bán (Oversold): Xảy ra khi giá cổ phiếu liên tục giảm đến một mức giá thấp nhất và không còn ai muốn bán cổ phiếu nữa. Đây có thể là dấu hiệu giá cổ phiếu sắp tăng trở lại.


    Đường trung bình: Gọi tắt là MA (Moving Average) được tính theo độ dài thời gian, có các đường trung bình như 5 ngày (tuần), 10 ngày, 20 ngày (tháng), 60 ngày (quý), 120 ngày (nửa năm) và 250 ngày (năm).


    Đọc thêm >>Tổng hợp các đường MA (Moving Average)

    Điểm cắt lên (hoặc Golden Cross): 
    Là khi đường trung bình ngắn hạn đi lên qua đường trung bình trung hạn hoặc đường trung bình ngắn hạn và trung hạn đồng thời đi lên qua đường trung bình dài hạn, cho biết giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng.

     

    Golden Cross


    Điểm cắt xuống (hoặc Death Cross): Là khi đường trung bình ngắn hạn trong xu hướng giảm đi từ trên xuống qua đường trung bình dài hạn trong xu hướng giảm, thường kèm theo việc đường hỗ trợ bị phá vỡ, cho biết giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm.


    Điểm hỗ trợ: Khi giá cổ phiếu giảm xuống một mức giá và không thể giảm thêm sau một số lần thử nghiệm, mức giá này được gọi là điểm hỗ trợ.


    Điểm kháng cự: Khi giá cổ phiếu tăng lên một mức giá và không thể tăng thêm sau một số lần thử nghiệm, mức giá này được gọi là điểm kháng cự.


    Chỉ số RSI (Relative Strength Index): Khi giá trị RSI lớn hơn 70, cho biết thị trường đang tăng nhanh và có khả năng đảo chiều giảm, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội bán. Khi giá trị RSI nhỏ hơn 30, cho thấy thị trường đang giảm nhanh và có khả năng đảo chiều tăng, nhà đầu tư có thể xem xét mua vào.


    Đọc thêm >> RSI là gì? Công thức tính và cách sử dụng chỉ số RSI


    Chỉ số KD (Stochastic Oscillator): Khi giá trị KD lớn hơn 80, cho biết cổ phiếu đang thể hiện xu hướng tăng mạnh, khi giá trị KD nhỏ hơn 20, cho biết cổ phiếu đang thể hiện xu hướng giảm.


    Chỉ số MACD (Moving Average Convergence Divergence): Chỉ số MACD bao gồm ba phần: đường nhanh, đường chậm và biểu đồ cột. Khi biểu đồ cột chuyển từ âm sang dương và đường nhanh vượt qua đường chậm, được xem là điểm cắt lên, cho biết giá cổ phiếu có khả năng tăng. Khi biểu đồ cột chuyển từ dương sang âm và đường nhanh bị đường chậm vượt qua, được xem là điểm cắt xuống, cho biết giá cổ phiếu có khả năng giảm.

    Phân tích cơ bản: Chủ yếu là phân tích tình hình kinh tế tổng hợp quốc gia và tình hình cơ bản của các công ty niêm yết. Phân tích cơ bản thường bao gồm đánh giá tình hình kinh tế tổng hợp, tình hình ngành công nghiệp, tình hình kinh doanh của công ty để định giá giá trị cổ phiếu và so sánh nó với giá cổ phiếu trên thị trường.


    Báo cáo tài chính: Bao gồm báo cáo lợi nhuận, báo cáo tài sản và nợ, và báo cáo dòng tiền, phản ánh tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.

    Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS): Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đại diện cho số tiền mà một công ty kiếm được trên mỗi cổ phiếu, được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho số lượng cổ phiếu thông thường đang lưu hành.


    Đọc thêm >> Chỉ số EPS là gì? Cách tính EPS & Ý nghĩa trong đầu tư chứng khoán


    P/E (tỷ lệ P/E): P/E còn được gọi là tỷ lệ P/E là giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Nếu tỷ lệ P/E của một công ty cổ phiếu quá cao, điều này có nghĩa là giá cổ phiếu đó có thể đang bị định giá quá cao so với giá trị thật của cổ phiếu.


    P/B (tỷ lệ P/B): P/B còn được gọi là tỷ lệ P/B, là tỷ lệ giữa giá cổ phiếu mỗi cổ phiếu và giá trị tài sản ròng mỗi cổ phiếu. Thường thì cổ phiếu có tỷ lệ P/B thấp hơn có nghĩa là rủi ro đầu tư thấp hơn. Điều này là bởi vì trong trường hợp công ty bị phá sản, nhà đầu tư có thể thu hồi được số tiền bằng với giá trị sổ sách của doanh nghiệp.


    P/S (tỷ lệ P/S): P/S là tỷ lệ giá cổ phiếu chia cho doanh số bán hàng trên mỗi cổ phiếu. Thường thì tỷ lệ P/S càng thấp thì cổ phiếu càng hấp dẫn.


    ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu): 
    ROE còn được gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng của công ty và vốn chủ sở hữu. Đơn giản thì ROE biểu thị số lợi nhuận doanh nghiệp có thể kiếm được từ một số tiền đầu tư ban đầu. Thông thường, ROE càng cao, điều đó cho biết khả năng sinh lời của công ty càng tốt.


    Đọc thêm >> Chỉ số ROE trong chứng khoán là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?


    Rủi ro hệ thống: Đây là một loại rủi ro trên thị trường chứng khoán mà một yếu tố nào đó có thể gây thiệt hại cho tất cả các chứng khoán trên thị trường, chẳng hạn như rủi ro về chính trị, thị trường hoặc lãi suất. Đây là một loại rủi ro tầm cỡ toàn cầu.

    Rủi ro phi hệ thống: Đây là một loại rủi ro thị trường chứng khoán mà các yếu tố cụ thể gây thiệt hại cho một cổ phiếu cụ thể hoặc một số cổ phiếu cụ thể, chẳng hạn như rủi ro tài chính hoặc quản lý kinh doanh của công ty. Đây là một loại rủi ro vi mô.


    Biến động: Biểu thị mức độ biến động của giá tài sản. Biến động cao có nghĩa là giá cổ phiếu có thể thay đổi mạnh mẽ, trong khi biến động thấp có nghĩa là giá cổ phiếu có tính ổn định hơn.


    Dừng lỗ (Stop loss): Dừng lỗ là một chiến lược quản lý rủi ro, mục tiêu là giới hạn tổn thất đầu tư. Bằng cách đặt giá dừng lỗ, cổ phiếu sẽ tự động được bán khi giá giảm đến một mức cố định, từ đó giới hạn giá trị thua lỗ.


    Đọc thêm >>Stop Loss (Lệnh dừng lỗ) là gì? Vì sao cần dùng Stop Loss trong giao dịch tài chính?

    Giữ cổ phiếu (Buy and Hold):
     
    Giữ cổ phiếu là một cách đầu tư trong đó bạn mua cổ phiếu và giữ chúng trong thời gian dài, sau đó khoản đầu tư sẽ tạo ra lợi nhuận từ cổ tức mà công ty trả và sự tăng giá của cổ phiếu trong tương lai.


    Đấu giá cổ phiếu mới (IPO): Đấu giá cổ phiếu mới là việc sử dụng tiền để tham gia mua cổ phiếu mới phát hành. Nếu bạn trúng thầu, bạn sẽ mua được cổ phiếu sắp lên sàn, trước khi phải thanh toán.



    Kết luận


    Có rất nhiều thuật ngữ chứng khoán trên thị trường, và trên đây chỉ là bản tóm tắt những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Cuối cùng, tôi chân thành chúc những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán kiếm được nhiều tiền và kiếm được tiền mỗi ngày!

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    Cổ phiếu blue chip là gì? Danh sách cổ phiếu bluechip Việt Nam và trên thế giới năm 2023Cổ phiếu Blue chip luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối vời những nhà đầu tư chứng khoán khi bộ lọc cổ phiếu để đầu tư vào bởi nó được coi là kênh đầu tư an toàn mang lại lợi nhuận ổn định. Vậy Cổ phiếu blue chip là gì và những cổ phiếu nào tại việt nam hiện đang nằm trong danh sách cổ phiếu blue chip?
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Cổ phiếu Blue chip luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối vời những nhà đầu tư chứng khoán khi bộ lọc cổ phiếu để đầu tư vào bởi nó được coi là kênh đầu tư an toàn mang lại lợi nhuận ổn định. Vậy Cổ phiếu blue chip là gì và những cổ phiếu nào tại việt nam hiện đang nằm trong danh sách cổ phiếu blue chip?
    placeholder
    IPO là gì? Cách mua bán cổ phiếu IPO và những dự án IPO hot nhất 2022~2023 IPO (Initial Public Offering) có nghĩa là “Phát hành lần đầu ra công chúng”. Nếu quan tâm tới hoạt động giao dịch chứng khoán, hẳn các nhà đầu tư sẽ trông đợi vào các đợt chào bán lần đầu (IPO) của các công ty tiềm năng để đón đầu thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Điều kiện để IPO trên sàn chứng khoán Mỹ và Việt Nam có khác nhau? Và đâu là các thương vụ IPO hot nhất trong năm 2020~2022?
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    IPO (Initial Public Offering) có nghĩa là “Phát hành lần đầu ra công chúng”. Nếu quan tâm tới hoạt động giao dịch chứng khoán, hẳn các nhà đầu tư sẽ trông đợi vào các đợt chào bán lần đầu (IPO) của các công ty tiềm năng để đón đầu thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Điều kiện để IPO trên sàn chứng khoán Mỹ và Việt Nam có khác nhau? Và đâu là các thương vụ IPO hot nhất trong năm 2020~2022?
    placeholder
    Có nên đầu tư chứng khoán? Top 10 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoánDù có kinh nghiệm hay chưa, bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm khi đầu tư chứng khoán. Quan trọng là nhà đầu tư cần nhận diện chính xác sai lầm mình có thể gặp phải để hạn chế thấp nhất những tổn thất thực tế. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn top 10 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán. Đây sẽ là những bài học cần thiết dành cho những người mới học chơi chứng khoán.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Dù có kinh nghiệm hay chưa, bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm khi đầu tư chứng khoán. Quan trọng là nhà đầu tư cần nhận diện chính xác sai lầm mình có thể gặp phải để hạn chế thấp nhất những tổn thất thực tế. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn top 10 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán. Đây sẽ là những bài học cần thiết dành cho những người mới học chơi chứng khoán.
    placeholder
    Kiến thức cơ bản về chứng khoán: 10 điều cần biết về những rủi ro, sai lầm, nguyên tắc và kinh nghiệm đầu tư chứng khoánĐầu tư chứng khoán có thể khiến bạn trở nên giàu có cũng có thể biến bạn thành một người vô gia cư nếu như bạn tham gia thị trường mà không có kiến thức. Bài viết này sẽ tổng hợp 10 điều mà nhà đầu tư cần biết gồm các rủi ro, sai lầm thường mắc phải để giúp các bạn đầu tư hiệu quả hơn.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Đầu tư chứng khoán có thể khiến bạn trở nên giàu có cũng có thể biến bạn thành một người vô gia cư nếu như bạn tham gia thị trường mà không có kiến thức. Bài viết này sẽ tổng hợp 10 điều mà nhà đầu tư cần biết gồm các rủi ro, sai lầm thường mắc phải để giúp các bạn đầu tư hiệu quả hơn.
    placeholder
    Các loại lệnh chứng khoán cơ sở và phái sinh: Lệnh ATO, ATC, LO, MP V.VTrong giao dịch chứng khoán có nhiều loại lệnh khác nhau với quy tắc khớp lệnh riêng mà một trader cần phải nắm vững trước khi thực hiện để đảm bảo được hiệu quả giao dịch. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại lệnh trong chứng khoán bao gồm cả thị trường cơ sở và phái sinh về cách đặt lệnh, thời gian và chi phí ra sao.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Trong giao dịch chứng khoán có nhiều loại lệnh khác nhau với quy tắc khớp lệnh riêng mà một trader cần phải nắm vững trước khi thực hiện để đảm bảo được hiệu quả giao dịch. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại lệnh trong chứng khoán bao gồm cả thị trường cơ sở và phái sinh về cách đặt lệnh, thời gian và chi phí ra sao.
    Mục lục
    Kết luận
    Ad