Thanh lý (Liquidation) là gì? Tại sao giao dịch lại bị thanh lý? Làm thế nào để tránh bị thanh lý trong đầu tư?

6 Phút
Cập nhật 25/04/2024 09:33
Đặng Tuấn Vũ
Lei Xie


Đối với những nhà giao dịch lướt sóng và sử dụng đòn bẩy, việc giao dịch bị "thanh lý" là hoàn toàn có thể xảy ra khi thị trường biến động ngược theo hướng kỳ vọng. Nếu không biết kiểm soát rủi ro một cách hợp lý, việc giao dịch bị thanh lý có thể khiến nhà đầu tư gánh chịu tổn thất nghiêm trọng. Do đó, qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về khái niệm "thanh lý" trong giao dịch tài chính, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách giảm thiểu rủi ro bằng việc đặt lệnh dừng lỗ.


1. Thanh lý là gì? Tại sao lại xảy ra tình trạng thanh lý?


Tình trạng "thanh lý" trong giao dịch sử dụng đòn bẩy là khi một giao dịch bị tự động đóng bởi hệ thống do không có đủ số dư ký quỹ cần thiết để duy trì vị thế. Đòn bẩy cho phép nhà giao dịch mở vị thế với số vốn lớn hơn số dư ký quỹ, tạo cơ hội tăng lợi nhuận nhưng cũng gắn liền với rủi ro cao.

Khi thị trường diễn biến không thuận lợi, khiến mức độ thua lỗ vượt quá giá trị ký quỹ, hệ thống sẽ tự động đóng lệnh để bảo vệ số dư trong tài khoản. Tình trạng này thể hiện tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong giao dịch sử dụng đòn bẩy.

Tình trạng thanh lý chỉ xảy ra khi hướng giao dịch của nhà đầu tư trái ngược với xu hướng thị trường, khiến họ không thể chịu được khoản lỗ đang gia tăng nhiều lần do đòn bẩy. Nói một cách đơn giản, khi tiền ký quỹ không đủ để duy trì hợp đồng, bạn sẽ bị buộc phải thanh lý vị thế chưa thanh toán vì thiếu tiền ký quỹ, tình trạng này được gọi là "thanh lý".


Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

2. Thanh lý trong giao dịch Forex CFD


Trong giao dịch forex, do biến động giá của tiền tệ thường không quá lớn, nhà đầu tư thường phải sử dụng đòn bẩy để lướt sóng và kiếm lợi nhuận. Điều này cho phép tăng cường cả vốn và lợi nhuận, nhưng cũng đi kèm với tăng rủi ro. Khi thị trường chạy ngược lại dự đoán với một khoảng cách quá lớn, lệnh sẽ bị buộc phải thanh lý. Hãy tìm hiểu cách tính số tiền ký quỹ và cách hoạt động của quá trình thanh lý bắt buộc như sau.

Hợp đồng giao dịch có ba kích cỡ: Chuẩn (1 lô), mini (0.1 lô) và siêu nhỏ (0.01 lô). Hợp đồng có kích cỡ 1 lô tương đương 100,000 đơn vị tiền tệ và tiền ký quỹ (còn gọi là tiền trả trước) được tính toán dựa trên tỷ lệ ký quỹ (đòn bẩy) áp dụng.

Ví dụ: Đặt lệnh 0.1 lô có giá trị tương đương 10,000 đơn vị tiền tệ, với đòn bẩy 20 lần, bạn cần phải đặt cọc 500 đơn vị tiền tệ, cụ thể là (100,000 x 0.1) / 20 = 500. Công thức chung được mô tả như sau:

100,000 x số lô / đòn bẩy = Số tiền ký quỹ cần thiết


Khi tỷ lệ tiền ký quỹ trong tài khoản của bạn giảm xuống dưới mức giới hạn mà nền tảng quy định (thường là 30%), các vị thế mở sẽ buộc phải bị thanh lý. Nhưng tỷ lệ ký quỹ là gì? Dưới đây là cách tính tỷ lệ tiền ký quỹ và giải thích các thuật ngữ liên quan.

Số dư tài khoản (tiền ± lợi nhuận/khoản thua lỗ) là giá trị tương đối do nó có thể biến đổi trong thời gian vị thế mở. Tiền ký quỹ khả dụng = Số dư tài khoản - Tiền đã ký quỹ và tiền ký quỹ còn được gọi là tiền trả trước để duy trì vị thế. Công thức tính tỷ lệ ký quỹ là:

Tỷ lệ ký quỹ = Số dư tài khoản / Tiền ký quỹ x 100%


3. Tại sao lại xảy ra tình trạng thanh lý?


Dựa trên công thức đã đề cập ở trên, chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa số tiền ký quỹ và số dư tài khoản là yếu tố quyết định tính an toàn của tỷ lệ ký quỹ. Nếu không may số tiền thua lỗ vượt quá khả năng bù đắp của số tiền ký quỹ, lệnh sẽ bị thanh lý. 

Chúng tôi tin rằng để bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, tỷ lệ ký quỹ ban đầu nên được duy trì trên 1000%, để tránh những biến động mạnh trên thị trường có thể gây suy giảm số dư và tăng nguy cơ cháy tài khoản. Ngoài ra, khả năng bị bán thanh lý ở các loại tài sản và hình thức đầu tư cũng là khác nhau:

● Cháy tài khoản trong giao dịch tiền điện tử


Cháy tài khoản trong giao dịch tiền điện tử xảy ra khi nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền đã ký quỹ hoặc có thể là số dư tài khoản, do sử dụng đòn bẩy cao ở một thị trường đi ngược lại dự đoán. Thị trường tiền điện tử biến động mạnh, vì vậy nguy cơ cháy tài khoản cũng cao hơn so với giao dịch forex. 

Trước đó, Bitcoin từng giảm đột ngột 15%, khiến các nhà giao dịch dùng đòn bẩy quá cao mà không có lệnh dừng lỗ, dẫn đến mất hết tiền trong tài khoản. Cần lưu ý rằng, cháy tài khoản có thể khiến bạn mất không chỉ tiền ký quỹ mà cả số dư tài khoản còn lại.


● Cháy tài khoản trong hợp đồng tương lai


Cháy tài khoản trong hợp đồng tương lai xảy ra khi số dư trở về bằng không. Hợp đồng tương lai tương tự như CFD là thị trường hai chiều, nhưng hợp đồng tương lai có đòn bẩy thấp hơn và tính linh hoạt, do đó khả năng cháy tài khoản cũng thấp hơn.

● Cháy tài khoản  trong giao dịch cổ phiếu


Giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở không có khả năng cháy tài khoản. Chỉ khi nhà đầu tư vay vốn hoặc mượn cổ phiếu để giao dịch mới có nguy cơ bị bán thanh lý.Việc cháy tài khoản trong giao dịch cổ phiếu thường xảy ra khi nhà đầu tư bán khống cổ phiếu và giá cổ phiếu tăng, lúc đó, công ty chứng khoán có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung thêm tiền ký quỹ. Nếu không kịp thời bổ sung, công ty chứng khoán có quyền thực hiện lệnh bán thanh lý để thu tiền về..

● Cháy tài khoản trong giao dịch forex


Thị trường forex thường sẽ có biến động giá thấp hơn tiền điện tử hay cổ phiếu. Tuy nhiên, giao dịch forex luôn đi kèm đòn bẩy, với những cặp tiền tệ có thể có mức đòn bẩy lên tới vài trăm lần. Do đó, về lý thuyết việc cháy tài khoản hoàn toàn có thể xảy ra và thậm chí còn là điều thường gặp với những nhà giao dịch không biết cách tính khối lượng giao dịch và cắt lỗ đúng thời điểm.

● Cháy tài khoản trong giao dịch hàng hoá 


Thị trường hàng hoá đôi khi có biến động rất mạnh ví dụ như dầu thô biến động do tình hình địa chính trị bất ổn hay giá hàng hóa nông nghiệp có thể tác động bởi mùa vụ. Các giao dịch hàng hoá thường được giao dịch qua hợp đồng tương lai hoặc CFD, do đó nó luôn gắn với công cụ đòn bẩy. Điều này khiến giá có thể được giao dịch ở cả chiều mua và bán nhưng cùng với đó là nguy cơ cháy tài khoản cũng cao hơn. 

4. Cách sử dụng các công cụ quản lý rủi ro để tránh tình trạng bị thanh lý


Các công cụ quản lý rủi ro được thiết kế để giúp nhà đầu tư xác định thời điểm để thoát khỏi vị thế một cách hiệu quả, nhằm tránh tổn thất lớn hoặc chốt lời kịp thời trước những biến động mạnh trên thị trường. Dưới đây là những công cụ quản lý rủi ro phổ biến và hiệu quả:

֎ Lệnh dừng lỗ (Stop Loss) và chốt lời (Take Profit):

Lệnh dừng lỗ (SL): Được kích hoạt khi giá hiện tại thấp hơn mức giá đã đặt trước đó, làm cho hệ thống tự động đóng vị thế để giới hạn thiệt hại cho nhà đầu tư.

Lệnh chốt lời (TP): Được kích hoạt khi lợi nhuận đạt đến mức giá đã thiết lập trước đó, giúp hệ thống đóng vị thế và giữ lợi nhuận cho nhà đầu tư. Sử dụng cả hai lệnh này giúp quản lý rủi ro một cách hiệu quả, ngăn ngừa thiệt hại và cân nhắc tỷ lệ rủi ro/phần thưởng một cách hợp lý.


Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng:Tỷ lệ này giúp bạn đo lường rủi ro so với tiềm năng lợi nhuận. Điều này giúp bạn quyết định xem một vị thế có xứng đáng tham gia dựa trên tiềm năng lợi nhuận so với mức rủi ro phải chấp nhận. Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng thấp hơn, tiềm năng lợi nhuận so với rủi ro càng cao và có nghĩa là giao dịch nên được thực hiện. Công thức tính tỷ lệ này được quy định như sau:


Tỷ lệ rủi ro/phần thưởng = (Giá mua - Giá dừng lỗ) / (Giá chốt lời - Giá mua)


Cách chọn điểm dừng lỗ và chốt lời:Nhà đầu tư có thể sử dụng mức hỗ trợ, kháng cự, đường trung bình động (MA) và các chỉ số khác để quyết định vị trí điểm dừng lỗ và chốt lời. Nếu bạn không quen với chỉ số kỹ thuật, bạn cũng có thể sử dụng tỷ lệ phần trăm, ví dụ, đặt điểm cắt lỗ ở mức ±5% so với giá mua.

 

(Nguồn: Mitrade)

֎ Lệnh Trailing Stop:


Lệnh Trailing Stop cải tiến so với lệnh dừng lỗ thông thường. Nó tự động điều chỉnh điểm dừng lỗ theo hướng có lợi khi thị trường di chuyển theo dự đoán. Ví dụ, khi bạn đặt lệnh mua và giá tăng, mức dừng lỗ cũng tăng theo một khoảng tương tự.

֎ Bảo vệ số dư âm:


Tính năng này thường được các sàn giao dịch cung cấp để đảm bảo rằng khi kết quả giao dịch khiến số dư âm, số tiền còn nợ sẽ được xóa và số dư tài khoản trở về 0. Điều này đảm bảo bạn sẽ không mất nhiều hơn số tiền đã nạp vào tài khoản và khi giao dịch không thành công, sàn giao dịch sẽ chịu phần thua lỗ vượt quá số dư tài khoản.


Ngoài ra, một số sàn giao dịch cũng cung cấp tính năng điều chỉnh đòn bẩy trong thời gian thị trường biến động mạnh, nhằm tránh tổn thất lớn cho người dùng. Tính năng bảo vệ số dư âm thường rất hữu ích cho những người mới bắt đầu tham gia giao dịch.


5. Giới thiệu về Mitrade với khả năng hỗ trợ giao dịch và quản lý rủi ro tuyệt vời


Mitrade là một nền tảng giao dịch CFD tuyệt vời với hơn 2.400.000 người dùng trên khắp thế giới. Nó cũng dễ dàng và an toàn để sử dụng, phù hợp cho cả người mới và những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhiều điểm ưu việt khác của Mitrade bao gồm:

● Được giám sát nghiêm ngặt bởi cơ quan uy tín trên toàn cầu


Mitrade được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan có uy tín trong ngành như CIMA với giấy phép SIB 1612446 và ASIC với giấy phép AFSL 398528.


● Hỗ trợ giao dịch nhiều loại tài sản


Mitrade cung cấp giao dịch forex, cổ phiếu (bao gồm hơn 400 loại cổ phiếu như cổ phiếu Mỹ, cổ phiếu Hong Kong, v.v.), hàng hóa, tiền điện tử, chỉ số và nhiều tài sản phổ biến khác. Nó cũng hỗ trợ cho nhà đầu tư giao dịch cả hai chiều là mua và bán khống, giúp kiếm lợi nhuận trong mọi điều kiện thị trường.


● Giao dịch tiện lợi trên nhiều nền tảng


Chỉ cần một thiết bị kết nối internet như máy tính hoặc điện thoại, máy tính bảng và tải ứng dụng Mitrade tương ứng, bạn có thể theo dõi tình hình thị trường và thực hiện lệnh giao dịch nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi.

● Hỗ trợ điều chỉnh đòn bẩy, số lượng giao dịch tối thiểu có thể là 0.01 lô


Mitradecung cấp đòn bẩy từ 1 đến 200 lần, giúp nhà giao dịch điều chỉnh tùy theo nhu cầu. Số lượng giao dịch tối thiểu chỉ cần từ 0.01 lô.


● Chi phí giao dịch cạnh tranh


Mitrade không tính phí hoa hồng, số lượng giao dịch tối thiểu chỉ từ 0.01 lô, giúp các nhà đầu tư với số vốn nhỏ và trung bình có thể tham gia giao dịch mà không phải lo ngại về ngưỡng ký quỹ cao.

● Công cụ quản lý rủi ro


Mitrade cung cấp đầy đủ công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro thịnh hành như lệnh dừng lỗ và lệnh chốt lời, cũng như tính năng bảo vệ số dư âm.


03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí
1
ĐĂNG KÝ
Điền thông tin cá nhân vào biểu mẫu đăng ký
2
NẠP TIỀN
Nap vốn vào tài khoản giao dịch, tối thiểu là $50
3
GIAO DỊCH
Tìm kiếm cơ hội giao dịch và đặt lệnh mua bán
bannerBg


6.Kết luận


Đầu tư có thể mang lại lợi nhuận nhưng cũng có thể gây thua lỗ đến mức mất hết vốn. Do đó, nhà đầu tư cần thận trọng khi tham gia giao dịch sử dụng đòn bẩy. Trước khi thực hiện giao dịch, nhà đầu tư nên hiểu rõ kiến thức giao dịch và sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý rủi ro để bảo vệ vốn và thu được lợi nhuận.

7. FAQs


Q: Cháy tài khoản và bán thanh lý có gì khác biệt?

A: Cháy tài khoản và bán thanh lý có nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên khái niệm cháy tài khoản thường liên quan đến việc giá biến đổi nhanh chóng đến mức số dư trở về 0, trong khi bán thanh lý thường chỉ gây thua lỗ ở mức cụ thể. Mặc dù có sự tương đồng, chúng không hoàn toàn giống nhau.


Q:  Sự khác biệt giữa đóng lệnh và cháy tài khoản?

A: Việc đóng lệnh xảy ra khi nhà đầu tư tự quyết định kết thúc giao dịch dựa trên giá dừng lỗ hoặc giá chốt lời, trong khi cháy tài khoản xảy ra khi sàn kết thúc giao dịch bắt buộc do biến động mạnh dẫn đến số dư ký quỹ không đủ để bù đắp lỗ của vị thế.


Q:Làm thế nào để nhà đầu tư tránh tình trạng cháy tài khoản?

A: Để tránh cháy tài khoản, nhà đầu tư cần áp dụng chiến lược quản lý rủi ro cẩn thận, sử dụng đòn bẩy một cách hợp lý, đa dạng hóa giao dịch và đảm bảo hiểu rõ về thị trường.


Q: Trước khi thanh lý giao dịch, sàn có thông báo cho nhà đầu tư không?

A: Có. Thông thường, khi tỷ lệ ký quỹ giảm xuống một mức nhất định (tùy vào sàn giao dịch), họ sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải gửi thêm tiền ký quỹ, còn được gọi là Margin Call. Nếu yêu cầu này bị nhà đầu tư bỏ qua và giá tiếp tục đi theo chiều hướng bất lợi, thì đến một thời điểm nào đó sẽ buộc phải thực hiện thanh lý giao dịch.


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


Ad