CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Cổ phiếu blue chip là gì? Danh sách cổ phiếu bluechip Việt Nam và trên thế giới năm 2023

    13 Phút
    Cập nhật 13/12/2023 08:30


    Cổ phiếu Blue chip luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với những người chơi chứng khoán khi bộ lọc cổ phiếu để đầu tư vào bởi nó được coi là kênh đầu tư an toàn mang lại lợi nhuận ổn định. 


    Vậy Cổ phiếu blue chip là gì và những cổ phiếu nào tại việt nam hiện đang nằm trong danh sách cổ phiếu blue chip? 


    Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.




    1. Cổ phiếu blue chip là gì


    Bắt nguồn từ cách gọi các thẻ đổi tiền trong trò chơi poker tại các sòng bài lớn trên thế giới. Từ  « chips » dùng để chỉ các tấm thẻ nhựa dùng để quy đổi tiền khi chơi. 


    Giá trị của thẻ khác nhau tùy thuộc vào màu sắc. Nhưng thường thì màu xanh (blue) là mà có giá trị cao nhất. Vậy nên ghép hai từ " blue chips" là để chỉ các cổ phiếu chất lượng cao do các công ty lớn phát hành.


    Cổ phiếu Blue chips thường do các công ty có vốn hóa lớn phát hành. Nó cũng thể hiện rằng công ty đó là công ty uy tín và có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực của mình.




    Mỹ

    Việt Nam

    Sàn niêm yết

    NYSE, NASDAQ

    HOSE, HNX

    Điều kiện

    • Vốn hóa thị trường hơn 10 tỷ USD


    • Là các cổ phiếu có lịch sử phát triển lâu dài, nằm trong top đầu ngành, là thành phần chủ yếu của các chỉ số lớn Dow Jones, Nasdaq 100, S&P 500


    • Tốc độ tăng trưởng từ khi thành lập luôn ổn định, danh tiếng mạnh mẽ, có triển vọng phát triển trong tương lai


    • Tiềm lực tài chính cao, chỉ số nợ thấp, giá trị tài sản lớn và nguồn tiền mặt dồi dào


    • Tỷ lệ chi trả lợi nhuận (cổ tức) cao và thường xuyên. Tuy nhiên, không phải tất cả các cổ phiếu blue-chip đều trả cổ tức

    • Vốn hóa thị trường hơn 10 nghìn tỷ đồng


    • Là các cổ phiếu đầu ngành, thường có mặt trong các chỉ số có VN30, HNX30


    • Lịch sử tăng trưởng ổn định, có triển vọng tăng trưởng trong tương lai


    • Tiềm lực tài chính cao, chỉ số nợ thấp, giá trị tài sản lớn và nguồn tiền mặt dồi dào


    • Tỷ lệ chi trả lợi nhuận (cổ tức) cao và thường xuyên

    Trường hợp bị loại bỏ danh sách

    • Không đạt tiêu chí vốn hóa, bị rớt khỏi các danh sách chỉ số lớn


    • Tốc độ tăng trưởng sụt giảm, tỷ lệ chi trả lợi nhuận kém trong nhiều năm và không còn thấy tiềm năng tăng trưởng


    • Tình hình tài chính doanh nghiệp kém

    -


    2. Đặc tính của cổ phiếu blue chip


    Vì là cổ phiếu của các công ty đầu ngành nên cổ phiếu blue chip thừa hưởng trọn vẹn những đặc tính nổi bật của đơn vị phát hành ra nó:


    ● Sức mạnh tài chính: Nợ thấp và không bao giờ vượt quá mức cho phép. Có xếp hạng tín dụng mạnh và sở hữu nguồn tiền mặt dồi dào.


    ● Mô hình kinh doanh ổn định tạo ra dòng tiền tốt.


    ● Đội ngũ quản giàu kinh nghiệm với các giám đốc điều hành lâu năm và hồ sơ năng lực ấn tượng.


    ● Tốc độ tăng trưởng ổn định và luôn cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn.


    ● Giá cổ phiếu đã tăng trong thời gian dài.


    ● Vốn hóa thị trường lớn nhất hoặc thuộc top đầu so với các công ty cùng ngành.


    Trên đây là những đặc tính chính của cổ phiếu blue chip và tùy vào từng giai đoạn phát triển chúng có thể không giữ được một số đặc tính đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái, tuy nhiên xét về lâu cổ phiếu blue chip sẽ luôn đạt được các điều trên và tạo ra lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư.

    3. Cách mua cổ phiếu blue chip thế giới ngắn hạn hoặc dài hạn

    Đối với các trader cá nhân chỉ có vốn nhỏ và muốn kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu nước ngoài trong ngắn hạn, Giao dịch chỉ số cổ phiếu bằng các hợp đồng chênh lệch(CFD) có thể là một cách phù hợp nhất.


    Điều quan trọng là bạn cần chọn sàn giao dịch nước ngoài hợp pháp, được quy định và giám sát bởi các tổ chức quốc tế để tránh rủi ro lừa đảo. 


    Với CFD cổ phiếu bạn sẽ không chỉ tìm lợi nhuận qua các cổ phiếu blue chip Mỹ mà còn có thể giao dịch các chỉ số lớn quốc tế thông qua các hợp đồng chênh lệch. Loại hợp đồng này đặc biệt hấp dẫn đối với các trader ngắn hạn, muốn lướt sóng trong các khung thời gian ngắn. 


    ● Ưu điểm

    >> Vốn đầu tư rất nhỏ so với hình thức mua và giữ truyền thống nhờ vào việc chỉ cần đáp ứng tỷ lệ ký quỹ ban đầu(khoảng vài phần trăm tổng giá trị hợp đồng) là bạn đã có thể bắt đầu giao dịch.


    >> Công cụ đòn bẩy tài chính giúp tăng tỷ suất lợi nhuận


    >> Dễ dàng điều chỉnh đòn bẩy linh hoạt hoặc về mức 1:1 tùy theo mục tiêu đầu tư


    ● Nhược điểm

    >> Cần có kiến thức nhất định về phân tích kỹ thuật 


    >> Tỷ lệ đòn bẩy cao giúp tăng tỷ suất lợi nhuận nhưng cũng có thể khuếch đại thua lỗ.


    Ví Dụ: Để hiểu rõ hơn về những lợi điểm của giao dịch ký quỹ hãy cùng làm một ví dụ so sánh giữa mua cổ phiếu thường.


    Loại hình đầu tư

    Mua cổ phiếu thường

    Đầu tư chỉ số cổ phiếu CFD

    Loại cổ phiếu

    US30(Dow Jones)

    US30(Dow Jones)

    Giá

    29.296 đô la

    29.296 đô la

    Khối lượng đầu tư

    1

    1

    Tỷ lệ ký quỹ

    100%

    0,5%

    Đòn bẩy tài chính

    1:1

    1:200

    Số vốn tối thiểu cần có

    29.296 đô la

    29.296 x 0,5%= 146,48 đô la

     

    Lợi nhuận thu về khi US30 tăng lên 29376

    29.376 - 29.296 = 80

    29.376 29.296 80

    Tỷ suất lợi nhuận của khoản đầu tư

    0,273%

    54,6%

    Lưu ý: Lợi nhuận thu về ở đây được tính là lợi nhuận ròng chưa trừ đi các chi phí. Tuy nhiên nếu giao dịch tại sàn Mitrade thì bạn có thể nhận được một mức chi phí giao dịch rất cạnh tranh.


    Trong phần sau, mình sẽ đưa ra danh sách về cổ phiếu blue chip thế giới 2022 để cho các bạn tham khảo khi đầu tư cổ phiếu trong năm nay.

    4. Danh sách cổ phiếu blue chip thế giới 2023


    Mã cổ phiếu


    Số liệu cổ phiếu           

    Sơ lược về công ty                

    AMZN

    Vốn hóa: 1,167 

    nghìn tỷ USD  

    Giá: 114,56 USD

    P/E: 107,66

    Amazon


    Kể từ năm 2020 đến nay, nền tảng thương mại điện tử Amazon vẫn phát triển mạnh dù nhiều doanh nghiệp khó khăn trong COVID - 19.


    Mới đây, Amazon đã chốt một thỏa thuận mua hãng phim bom tấn MGM trị giá 8,5 tỷ USD, giúp bổ sung hơn 4.000 tựa phim vào dịch vụ phát trực tuyến Prime Video của mình.

     

    MSFT

    Vốn hóa: 1,747 

    nghìn tỷ USD  

    Giá: 234,24 USD

    P/E: 25,59

    Tập đoàn Microsoft


    Microsoft là đơn vị cung cấp các giải pháp phần cứng và phần mềm máy tính danh tiếng trên toàn cầu.


    Nhà phân tích John Freeman cho biết quá trình chuyển đổi của Microsoft sang hình thức kinh doanh thuê bao dựa trên đám mây diễn ra suôn sẻ và họ đã chuyển đổi thành công khách hàng sang các phiên bản đám mây của Office, Dynamics, Teams và các dịch vụ khác. 


    Năm 2022, với xu thế làm việc từ xa đang phát triển bùng nổ, Microsoft sẽ duy trì vị thế là nhà cung cấp phần mềm cá nhân và doanh nghiệp thống lĩnh toàn cầu, đồng thời phát triển mảng kinh doanh đám mây và có khả năng trở thành nhà cung cấp chính về phần cứng và phần mềm tăng cường và hỗn hợp.




    JNJ

    Vốn hóa: 421,195 tỷ USD  

    Giá: 160,2 USD

    P/E: 23,53

    Johnson & Johnson


    JNJ là một cổ phiếu blue-chip thuộc hạng “quý tộc” , vì đã tăng chi trả cổ tức trong 59 năm liên tiếp.


    Được thành lập vào năm 1886, công ty cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và dược phẩm trên toàn cầu. Tính đến ngày 18/3/2022, tỷ suất cổ tức của nó JNJ 2,40%.


    J&J sẽ tách thành hai công ty vào tháng 11 năm 2023, và điều này rất đáng chú ý. Một công ty sẽ tập trung vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng; Công ty còn lại sẽ chứa phân khúc dược phẩm và thiết bị y tế được đánh giá cao.


    AAPL

    Vốn hóa: 2,251 nghìn tỷ USD  

    Giá: 140,09 USD

    P/E: 24,03

    Apple


    Apple là một trong những công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới, thương hiệu Apple luôn tiên phong trong thị trường công nghệ và đã thu hút được một lượng lớn khách hàng trên khắp thế giới luôn sẵn sàng đổ xô mua các sản phẩm mới nhất của mình.


    Giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã tăng lên trên mốc 1 nghìn tỷ USD vào năm 2018 và sau đó lên đến 2 nghìn tỷ USD chưa từng có vào năm 2020.


    Apple cũng là một trong những công ty blue-chip tốt nhất về mặt tài chính trên thế giới, tạo ra 94,6 tỷ đô la thu nhập ròng vào năm 2021. Nhà phân tích Angelo Zino cho biết Apple có một hệ sinh thái thiết bị và dịch vụ ấn tượng, tỷ lệ giữ chân khách hàng cao và một thị trường có địa chỉ đang phát triển. 


    KO

    Vốn hóa: 235,736 tỷ USD  

    Giá: 54,51 USD

    P/E: 25,01

    Coca-Cola


    Công ty Coca-Cola là một tên tuổi nổi tiếng trên khắp thế giới chuyên kinh doanh đồ uống giải khát.


    Coca-Cola cũng có nhiều sản phẩm đa dạng hơn bao gồm nước trái cây, đồ uống thể thao và nước đóng chai phù hợp với những người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe hơn.


    Công ty đã tăng chi trả cổ tức trong 60 năm liên tục và đưa ra mức lợi suất 2,93% vào tháng 3/2022. 


    Các nhà đầu tư luôn tin rằng công ty luôn có thể giữ được tốc độ kinh doanh ổn định và tăng trưởng trong mọi thời kỳ kinh tế, và Warren Buffett thì trong số các cổ đông nổi bật nhất của công ty.


    AXP

    Vốn hóa: 104,215tỷ USD  

    Giá: 139USD

    P/E: 14,61

    American Express


    American Express là gã khổng lồ tài chính của thế giới, vừa hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thẻ tín dụng vừa là một mạng lưới thanh toán.


    Hơn một nửa số tài khoản thẻ mới của American Express vào năm 2021 là người tiêu dùng thế hệ trẻ và thế hệ Z, một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy mức độ thích nghi của công ty sau hơn 170 năm kinh doanh. 


    Năm 2022, lượng người dùng mới và lạm phát dự kiến sẽ thúc đẩy lượng tiền chảy qua các kênh giao dịch của công ty.


    Ngoài ra, công ty này đã tăng 20% cổ tức vào năm 2022 (tính đến tháng 6 năm 2022). Thu nhập liên tục tăng trưởng sẽ dẫn đến tăng thêm trong những năm tới.

    PG

    Vốn hóa: 296,95 tỷ USD  

    Giá: 124,27 USD

    P/E: 21,8

    Procter & Gamble


    Công ty Procter & Gamble là thương hiệu thống trị về các sản phẩm tiêu dùng có thương hiệu trên toàn cầu, bao gồm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, chải chuốt, chăm sóc em bé và các sản phẩm dành cho phụ nữ.


    P&G là thương hiệu lâu đời, không dễ bị biến động mạnh do có danh mục hàng tiêu dùng rộng lớn.


    Công ty đã tăng tỷ lệ chi trả cổ tức trong 65 năm liên tiếp.


    AVGO

    Vốn hóa: 191,856 tỷ USD  

    Giá: 460,48 USD

    P/E: 20,9

    Broadcom


    Broadcom là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán dẫn và được xếp hạng trong số các cổ phiếu blue-chip đáng mua nhất vào năm 2022.


    Ngành công nghiệp bán dẫn dự kiến sẽ đạt đến tầm cao mới trong những năm tới, và quá trình số hóa nhanh chóng của thế giới đã và đang thúc đẩy tiềm năng của ngành sản xuất chất bán dẫn.


    Cuối năm 2021, công ty đã tăng cổ tức lên 14% và công bố mua lại cổ phiếu. Doanh thu liên quan đến chất bán dẫn tăng 17% trong khi doanh thu phần mềm tăng 8% trong năm qua.



    Ngoài các cổ phiếu Bluechip được nêu trên ra, các nhà đầu tư còn có một số lượng lớn cổ phiếu blue chip để lựa chọn. Dưới đây là mốt số cổ phiếu blue chip hàng đầu khác trên thị trường chứng khoán Mỹ:



    Honeywell International ( NASDAQ: HON )

    Thẻ Mastercard (MA: NYSE)

    Thẻ Visa (V:NYSE)

    JP Morgan (JPM: NYSE)

    Walmart (WMT: NYSE)

    AbbVie (ABBV: NYSE)

    Nike (NIKE: NYSE)

    Lockheed Martin ( LMT: NYSE)

    Caterpillar (CAT: NYSE)

    UnitedHealth (UNH: NYSE)

    Oracle (ORCL: NYSE)

    McDonald’s (MCD: NYSE)

    Home Depot (HD: NYSE)

    Intel (INTC: NASDAQ)

    Goldman Sachs (GS: NYSE)

    Kroger (KR: NYSE)

    Merck & Co (MRK: NYSE)

    Comcast (CMCSA: NASDAQ) 


    5. Cách mua cổ phiếu blue chip Việt Nam dài hạn

    Dưới đây là 2 cách giúp trader cá nhân có thể sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, 2 cách đó chỉ cho phép mua cổ phiếu Việt Nam. Nếu muốn đầu tư cổ phiếu nước ngoài thì chỉ có cách giao dịch ký quỹ qua hợp đồng chênh lệch(CFD).


    ۝ Mua cổ phiếu blue chip bằng hình thức cá nhân

    Bạn có thể mua cổ phiếu blue chip như mua các cổ phiếu bình thường khác tại sàn giao dịch chứng khoán. 


    ● Ưu điểm: Hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng các phân tích của mình và lựa chọn ra các blue chip tiềm năng và tận hưởng trọn vẹn thành quả đầu tư của bản thân.


    ● Nhược điểm: Cần vốn lớn bởi cổ phiếu blue chip luôn khá đắt đỏ và mặc dù chúng về cơ bản là tốt 


    Nhưng vẫn chịu những ảnh hưởng chung của diễn biến thị trường, điều đó có nghĩa rằng đôi khi đứng trước những đợt khủng hoảng lớn và kéo dài cổ phiếu blue chip vẫn có thể giảm giá sâu. Mặt khác nếu kỹ năng phân tích cơ bản của bạn không tốt thì lợi nhuận thu về sẽ không cao như dự tính. 


    ۝ Mua hầu hết cổ phiếu blue chip thông qua các cổ phiếu quỹ 

    Bạn cũng có thể mua hầu hết các cổ phiếu blue chip thông qua các quỹ đầu tư như các quỹ tiêu chuẩn, các quỹ ETF cổ phiếu và hưởng thu nhập thụ động khoảng 10% mỗi năm tùy theo loại hình quỹ bạn tham gia.


    ● Ưu điểm: Thích hợp cho những nhà đầu tư mới và không có kỹ năng phân tích thị trường. Các quỹ đầu tư thường được đảm bảo bởi các chuyên gia phân tích đầu tư có kinh nghiệm nên về cơ bản khoản đầu tư của bạn sẽ an toàn và có khả năng sinh lời cao.


    ● Nhược điểm: Bạn sẽ cần số lượng vốn lớn hơn nhiều so với hình thức mua cổ phiếu thông thường và lợi nhuận sẽ bị giảm đi sau khi trừ phần chi phí hoa hồng. Ngoài ra bạn sẽ không thể hưởng toàn bộ lợi nhuận từ sự tăng giá của các cổ phiếu tốt vì nó sẽ bị kéo xuống bởi các cổ phiếu giảm giá.

    6. Danh sách cổ phiếu blue chip Việt Nam 2023

    Mã cổ phiếu

    Thông tin cổ phiếu

    Sơ lược về công ty

    VCB

    Vốn hóa: 331,749 nghìn tỷ đồng

    Giá: 66.700 VNĐ

    P/E: 12,41

    Ngân hàng Vietcombank 


    VCB hiện là mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam, được thành lập từ năm 1963. 


    Trong 2-3 năm trước, VCB không còn trở thành bluechip được nhà đầu tư mong đợi vì sự dậm chân tại chỗ. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 trở lại đây, cổ phiếu này liên tục lọt top dẫn dắt thị trường, được kỳ vọng sẽ là một cổ phiếu tiềm năng trong năm tới. 


    VHM

    Vốn hóa: 233,394 nghìn tỷ đồng

    Giá: 53.800 VNĐ

    P/E: 8,26

    CTCP Vinhomes


    Vinhomes được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng và được bắt đầu giao dịch trên HOSE từ năm 2018. Chỉ trong vài năm lên sàn, VHM đã vươn lên trở thành một trong những công ty đầu ngành trong lĩnh vực Đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 


    Được biết, trong năm 2022-2024, Vinhomes sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh với ba dự án mới gồm Vinhomes Dream City, Vinhomes Wonder Park và Vinhomes Cổ Loa.


    GAS

    Vốn hóa: 204,601 nghìn tỷ đồng

    Giá: 102.000 VNĐ

    P/E: 15,86

    Tổng công ty Khí Việt Nam - PV Gas


    Tổng công ty Khí Việt Nam nằm trong danh sách 5 doanh nghiệp niêm yết đầu tiên của Việt Nam đạt giá trị vốn hóa 10 tỷ USD hồi tháng 11/2021. 


    Hiện nay, tại Việt Nam, PV Gas là doanh nghiệp chủ chốt, đi đầu trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, lưu trữ, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh khí. 


    Năm 2022, khi căng thẳng Nga-Ukaraine vẫn đang gây ra những áp lực lên giá dầu khí, GAS được dự báo là một trong những cổ phiếu Bluechip sẽ hưởng lợi nhiều nhất. 


    VIC

    Vốn hóa: 220,156 nghìn tỷ đồng

    Giá: 60.200 VNĐ

    P/E: -

    Tập đoàn VINGROUP 


    Tập đoàn VINGROUP và bắt đầu được giao dịch trên Sở Giao dịch HOSE từ năm 2007. Công ty là thương hiệu đứng đầu trong hoạt động Kinh doanh bất động sản; Dịch vụ cho thuê văn phòng, thiết bị công trình; Kinh doanh khách sạn; Dịch vụ giải trí… 


    Theo các chuyên gia phân tích, năm 2022, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng mạnh và sự phục hồi của mảng cho thuê bán lẻ sẽ giúp thúc đẩy lợi nhuận tiềm năng của Vingroup. 


    BID

    Vốn hóa: 156.814 nghìn tỷ đồng

    Giá: 29.200 VNĐ

    P/E: 12,01

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)


    Ngân hàng BIDV thành lập năm 1957, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Với lịch sử hoạt động lâu năm, BIDV hiện đã thiết lập mạng lưới ngân hàng rộng phủ khắp Việt Nam và hệ thống đại lý với trên 2.300 định chế tài chính trên toàn cầu. 


    Cổ phiếu BIDV được niêm yết trên HOSE từ năm 2014, và trở thành một trong những cổ phiếu mạnh với vốn hóa lớn trong ngành ngân hàng. 


    HPG

    Vốn hóa: 104,666 nghìn tỷ đồng

    Giá: 17.600 VNĐ

    P/E: 3,35

    CTCP Tập đoàn Hòa Phát 


    Hòa Phát hoạt động trong đa lĩnh vực, gồm nội thất, thép, máy công nghiệp, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Đây là một trong những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đứng đầu Việt Nam với hoạt động sản xuất thép chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn. 


    Năm 2022, ngành bất động sản lẫn xây dựng sẽ phục hồi sau dịch, qua đó thúc đẩy sản lượng toàn ngành thép. HPG là một trong những cổ phiếu dự kiến hưởng lợi từ việc này.


    MSN

    Vốn hóa: 123.437 nghìn tỷ đồng

    Giá: 81.500 VNĐ

    P/E: 12,09

    Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan


    Masan được thành lập vào năm 2004 và cổ phiếu MSN được chính thức lên sàn năm 2009. 


    Masan được Forbes Việt Nam đánh giá là một trong 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. 


    Công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư và tài sản, đang là chủ đầu tư vào Masan Food và Ngân hàng Techcombank. Đồng thời, MSN cũng là nhà cung cấp bismut và vonfram lớn nhất bên ngoài Trung Quốc. 


    Năm 2021, Masan đạt tăng trưởng ở tất cả các mảng kinh doanh và dự kiến tiếp tục duy trì phong độ trong năm 2022. 


    TCB

    Vốn hóa: 103,055 nghìn tỷ đồng

    Giá: 27.250 VNĐ

    P/E: 5,08

    Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)


    Techcombank được thành lập năm 1993 và chính thức giao dịch trên HOSE từ năm 2018. Từ đó đến nay, mã cổ phiếu ngân hàng này trở thành một trong nhưgx mã cổ phiếu dẫn dắt ngành và luôn được nhà đầu tư đánh giá cao. 


    Năm 2022, ngân hàng Techcombank dự kiến tăng trưởng tín dụng ít nhất ở mức 15%.


    VPB

    Vốn hóa: 110.768 nghìn tỷ đồng

    Giá: 15.350 VNĐ

    P/E: 6,59

    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)


    VPBank được thành lập năm 1993 và cổ phiếu bắt đầu lên sàn năm 2017. Hiện nay, ngân hàng này đang nâng cao độ phủ với số lượng khách hàng cá nhân hơn 3 triệu, phục vụ 150 ngàn hộ kinh doanh cá thể và hơn 80 nghìn doanh nghiệp. 


    Năm 2022, ngân hàng VPBank dự kiến tăng tổng tài sản 27%, lên mức 697.413 tỷ đồng và dự kiến tăng trưởng tín dụng là 35%.


    VNM

    Vốn hóa: 146,297 nghìn tỷ đồng

    Giá: 69.800 VNĐ

    P/E: 17,26

    Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)


    Vinamilk thành lập năm 1976, tiền thân của công ty là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam. Đây là công ty sữa lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần hàng đầu thị trường. Công ty lên sàn năm 2006, luôn là một trong những mã cổ phiếu bluechip được giới đầu tư đánh giá cao. 


    Năm 2022, Vinamilk dự kiến tăng trưởng doanh thu trên 5%.


    FPT

    Vốn hóa: 83,524 nghìn tỷ đồng

    Giá: 74.000 VNĐ

    P/E: 16,98

    Công ty Cổ phần FPT 


    FPT được thành lập năm 1988, hiện đang hoạt động trong 3 lĩnh vực gồm công nghệ, viễn thông và giáo dục. Đây cũng là thương hiệu sở hữu hơn 100 giải pháp phần mềm bản quyền trong các lĩnh vực chuyên biệt. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng là một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam. 


    Năm 2022, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn 20% và mục tiêu chi trả cổ tức 40%.


    CTG

    Vốn hóa: 102,843 nghìn tỷ đồng

    Giá: 19.950 VNĐ

    P/E: 7

    Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) 


    VietinBank là ngân hàng được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và chính thức thành lập vào năm 1988. Năm 2009, VietinBank chính thức lên sàn, trở thành một trong những cổ phiếu dẫn đầu ngành ngân hàng. 


    Hiện tại, Vietinbank đang là một trong những ngân hàng TMCP đứng hàng đầu về quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại Việt Nam. Năm 2022, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 10-14%. 




    7. Ưu điểm và nhược điểm của cổ phiếu blue chip


    ֎ Ưu Điểm

    Như đã nói ở trên, cổ phiếu blue chip thuộc về những doanh nghiệp đầu ngành với kích thước lớn, và chính nhờ tận dụng tốt các ưu điểm mà kích thước mang lại nên nó luôn có xu hướng vượt trội so với cổ phiếu của các công ty khác:


    ● Kích thước lớn mang lại hiệu quả hoạt động

    Các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô lớn tận dụng lợi nhuận từ sự hợp tác của những cổ đông lớn để duy trì hoạt động rất hiệu quả. Điều này không thường nhận thấy ở những công ty nhỏ hơn.


     Kích thước lớn mang lại lợi thế tài chính

    Các nhà đầu tư luôn sẵn sàng đổ tiền vào những doanh nghiệp có quy mô lớn nhờ vào sự ổn định mà họ mang lại cho dù đó là thông qua các khoản nợ rẻ hơn hay huy động vốn chủ sở hữu dễ dàng hơn.


    ● Kích thước lớn mang lại lợi thế chiến lược

    Điều này thể hiện rõ trong thời điểm xuất hiện sự canh tranh  và đặc biệt là khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, lúc này các công ty nhỏ hơn  phải vật lộn để tồn tại còn các doanh nghiệp lớn thường sẽ có cơ hội tận dụng sức mạnh của mình để lấy đi những khách hàng tiềm năng của đối thủ. Đây là một lợi thế về chiến lược vô cùng quan trọng cho các các công ty lớn,blue chip. 


    ֎ Nhược điểm

    Cổ phiếu Blue chip được biết đến với sự an toàn và tốc độ tăng trưởng ổn định chứ không phải thần tốc, vì vậy nhược điểm của nó nếu xét trên khía cạnh đầu cơ là không lại lại nguồn lợi nhuận cao như đầu tư vào cổ phiếu của các công ty bình thường. 


    Mặt khác giá của các cổ phiếu blue chip luôn rất cao do nhu cầu lớn của thị trường nên nhà đầu tư sẽ cần phải có một số vốn khá lớn nếu muốn sở hữu chúng.


    8. Có nên mua cổ phiếu blue chip?

    Quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Với những đặc tính kể trên thì có thể thấy rằng cổ phiếu blue chip sẽ phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn. Hoặc những nhà đầu tư yêu thích sự an toàn và chưa sẵn sàng với những khoản đầu tư mạo hiểm hơn.


    Blue chip là một lựa chọn tuyệt vời dành cho các nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia vào thị trường bởi các doanh nghiệp đã quen thuộc với hầu hết mọi người, giúp việc bắt đầu phân tích chúng sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra những công ty đầu ngành này còn cung cấp cho các nhà đầu tư một số mô hình kinh doanh tốt nhất trên thế giới.


    Các nhà đầu tư mới có thể bắt đầu đầu tư vào blue-chip với kiến thức hạn chế bằng cách mua các quỹ chỉ số, điều này giúp đơn giản hóa việc đầu tư và dễ dàng nắm bắt sự tăng trưởng của thị trường mà không cần kỹ năng và thời gian theo chiến lược chọn cổ phiếu.


    Dù là cổ phiếu trong nước hay cổ phiếu phái sinh quốc tế thì sự biến động của các cổ phiếu blue chip vẫn được giữ ở mức an toàn. 

    9. Lời kết


    Như vậy trong bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các cổ phiếu blue chip tại Việt Nam cũng như trên Thế Giới và các cách thức để đầu tư blue chip. 


    Hi vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ có cho mình lựa chọn sáng suốt trong đầu tư và xin chúc các bạn luôn giao dịch thành công.


    ▌ Các bài liên quan đến [Cổ phiếu Bluechip]



         Kiến thức liên quan đến việc mua cổ phiếu

     ------------------------------------------------------------------------------


        ▌ Một số cổ phiếu hàng đầu thế giới

     ------------------------------------------------------------------------------


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    IPO là gì? Cách mua bán cổ phiếu IPO và những dự án IPO hot nhất 2022~2023 IPO (Initial Public Offering) có nghĩa là “Phát hành lần đầu ra công chúng”. Nếu quan tâm tới hoạt động giao dịch chứng khoán, hẳn các nhà đầu tư sẽ trông đợi vào các đợt chào bán lần đầu (IPO) của các công ty tiềm năng để đón đầu thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Điều kiện để IPO trên sàn chứng khoán Mỹ và Việt Nam có khác nhau? Và đâu là các thương vụ IPO hot nhất trong năm 2020~2022?
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    IPO (Initial Public Offering) có nghĩa là “Phát hành lần đầu ra công chúng”. Nếu quan tâm tới hoạt động giao dịch chứng khoán, hẳn các nhà đầu tư sẽ trông đợi vào các đợt chào bán lần đầu (IPO) của các công ty tiềm năng để đón đầu thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Điều kiện để IPO trên sàn chứng khoán Mỹ và Việt Nam có khác nhau? Và đâu là các thương vụ IPO hot nhất trong năm 2020~2022?
    placeholder
    Có nên đầu tư chứng khoán? Top 10 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoánDù có kinh nghiệm hay chưa, bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm khi đầu tư chứng khoán. Quan trọng là nhà đầu tư cần nhận diện chính xác sai lầm mình có thể gặp phải để hạn chế thấp nhất những tổn thất thực tế. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn top 10 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán. Đây sẽ là những bài học cần thiết dành cho những người mới học chơi chứng khoán.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Dù có kinh nghiệm hay chưa, bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm khi đầu tư chứng khoán. Quan trọng là nhà đầu tư cần nhận diện chính xác sai lầm mình có thể gặp phải để hạn chế thấp nhất những tổn thất thực tế. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn top 10 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán. Đây sẽ là những bài học cần thiết dành cho những người mới học chơi chứng khoán.
    placeholder
    Kiến thức cơ bản về chứng khoán: 10 điều cần biết về những rủi ro, sai lầm, nguyên tắc và kinh nghiệm đầu tư chứng khoánĐầu tư chứng khoán có thể khiến bạn trở nên giàu có cũng có thể biến bạn thành một người vô gia cư nếu như bạn tham gia thị trường mà không có kiến thức. Bài viết này sẽ tổng hợp 10 điều mà nhà đầu tư cần biết gồm các rủi ro, sai lầm thường mắc phải để giúp các bạn đầu tư hiệu quả hơn.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Đầu tư chứng khoán có thể khiến bạn trở nên giàu có cũng có thể biến bạn thành một người vô gia cư nếu như bạn tham gia thị trường mà không có kiến thức. Bài viết này sẽ tổng hợp 10 điều mà nhà đầu tư cần biết gồm các rủi ro, sai lầm thường mắc phải để giúp các bạn đầu tư hiệu quả hơn.
    placeholder
    Các loại lệnh chứng khoán cơ sở và phái sinh: Lệnh ATO, ATC, LO, MP V.VTrong giao dịch chứng khoán có nhiều loại lệnh khác nhau với quy tắc khớp lệnh riêng mà một trader cần phải nắm vững trước khi thực hiện để đảm bảo được hiệu quả giao dịch. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại lệnh trong chứng khoán bao gồm cả thị trường cơ sở và phái sinh về cách đặt lệnh, thời gian và chi phí ra sao.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Trong giao dịch chứng khoán có nhiều loại lệnh khác nhau với quy tắc khớp lệnh riêng mà một trader cần phải nắm vững trước khi thực hiện để đảm bảo được hiệu quả giao dịch. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại lệnh trong chứng khoán bao gồm cả thị trường cơ sở và phái sinh về cách đặt lệnh, thời gian và chi phí ra sao.
    placeholder
    Giá trần, Giá sàn là gì? Cách tính & ví dụ về giá trần, giá sàn Giá trần là mức giá tối đa theo quy định mà trader có thể đặt lệnh để thực hiện mua bán một sản phẩm. Mức giá này được áp dụng trong một phiên giao dịch được tính dựa vào giá tham chiếu và có thể thay đổi theo từng sàn giao dịch và sản phẩm. Ngược lại, giá sàn là mức giá tối thiểu theo quy định mà trader có đặt lệnh để thực hiện mua bán một sản phẩm. Mức giá sàn này cũng được áp dụng trong một phiên giao dịch và có thể tháy đổi theo từng sản giao dịch và sản phẩm.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Giá trần là mức giá tối đa theo quy định mà trader có thể đặt lệnh để thực hiện mua bán một sản phẩm. Mức giá này được áp dụng trong một phiên giao dịch được tính dựa vào giá tham chiếu và có thể thay đổi theo từng sàn giao dịch và sản phẩm. Ngược lại, giá sàn là mức giá tối thiểu theo quy định mà trader có đặt lệnh để thực hiện mua bán một sản phẩm. Mức giá sàn này cũng được áp dụng trong một phiên giao dịch và có thể tháy đổi theo từng sản giao dịch và sản phẩm.
    Ad