CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Bull trap bear trap là gì? Cách tránh bull trap trong chứng khoán

    13 Phút
    Cập nhật 12/06/2023 08:50
    Nhóm Mitrade

    Bull trapbear trap là hai trạng thái trong biến động giá chứng khoán khiến các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm trong thời gian tới nhưng thực tế giá lại đảo ngược một cách đầy bất ngờ khi đạt đến điểm tới hạn sau đó.


    1. Bulltrap là gì?

    Bull trap hay tiếng Việt gọi là bẫy tăng giá. Đúng như cái tên của nó đây là một cái bẫy mà các nhà đầu tư (NĐT) non kinh nghiệm sẽ không thể ngờ tới. Cụ thể, đó là một tình huống mà các NĐT nhận thấy các tín hiệu tăng giá trên thị trường (chứng khoán, tiền điện tử, hàng hóa…). 


    Vì họ đặt kỳ vọng rằng giá sẽ tiếp tục tăng hơn nữa trong thời gian tới nên đã quyết định mua vào. Đáng buồn là ngay sau đó, giá đảo chiều và điều chỉnh giảm mạnh, thậm chí phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ quan trọng được thiết lập trước đó.


    Nghe thì có vẻ giống như những tín hiệu điều chỉnh tăng giảm thông thường của thị trường nhưng trên thực tế không phải vậy. Khác biệt ở đây là bull trap xảy ra trong những thời điểm thị trường đang chưa rõ xu hướng hoặc khi lan truyền các thông tin sai lệch về một loại tài sản nào đó. 


    Hiểu nôm na là các tín hiệu đều ủng hộ cho động thái tăng nhưng không lâu sau đó thì gió lại đổi chiều và thường thì tốc độ giảm sẽ nhanh hơn tốc độ tăng rất nhiều.


    2. Ví dụ bull trap trong chứng khoán

    Dựa vào khái niệm ở trên, bull trap xuất hiện trong mọi thị trường, trong đó có chứng khoán. Một ví dụ điển hình cho bull trap mà chúng ta có thể thấy trên biểu đồ của cổ phiếu Nvidia, vốn đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng thời gian gần đây. Hình dưới đây cho ta thấy một diễn biến khá thú vị.


    Diễn biến giá NVDA

    Diễn biến giá NVDA. Nguồn: TradingView


    • Vào ngày 24/3/2022, giá cổ phiếu NVDA đã đóng nến ngày với một ngọn nến xanh nhờ một lượng mua vào lớn. Nó đã chính thức phá vỡ mức kháng cự được thiết lập trước đó không lâu.


    • Các NĐT đang kỳ vọng nó sẽ hình thành một đỉnh thứ 2, song song với mức đỉnh được thiết lập hồi tháng 11/2021.


    • Tuy nhiên, trái ngược kỳ vọng nhiều NĐT, giá sau đó đã trên đà trượt dài và đạt mức thấp nhất chỉ với khoảng 110 USD hồi tháng 10/2022. Cần nhớ rằng thời điểm này năm ngoái cũng là thời kỳ đen tối của toàn thị trường tài chính nói chung.



    2. Nguyên nhân xuất hiện bull trap

    Với một cái bẫy được đặt ra để “đánh lừa” các NĐT thiếu kinh nghiệm thì một trong những nguyên nhân chủ chốt nhất liên quan đến việc thao túng của các đội lái trên thị trường (áp chỉ các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn hay còn gọi là cá mập). 


    Để kiếm tiền từ thị trường, các NĐT này sẽ cố tình tung ra những tin đồn có lợi cho mã cố phiếu mà họ có ý định thao túng. Kết hợp với việc liên tục mua vào để đẩy giá lên, họ đã kích thích tâm lý FOMO từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi đạt ngưỡng kỳ vọng, họ sẽ bắt đầu xả để chốt lời và để lại những NĐT đã được “đu đỉnh” với mức giá cao trước đó.


    Ngoài ra, trong một số trường hợp chúng ta sẽ gặp phải những nguyên nhân khách quan như các sự kiên kinh tế hoặc chính trị. Bản chất của các vấn đề này đều gây ra những tác động đến tâm lý của các NĐT, khiến họ mua vội cổ phiếu, tạo cảm giác tăng giá tạm thời. Sau đó những người mua được ở vùng giá thấp sẽ bán tháo để chốt lời và đẩy giá xuống ở các mức sâu hơn.


    3. Dấu hiệu xác định bull trap

    Không có một dấu hiệu nào chắc chắn về việc bull trap sẽ xảy ra. Tuy nhiên, dựa vào các dữ liệu về các lần bull trap trong lịch sử, chúng ta có thể chia thành hai dạng dấu hiệu chính như sau.


    Một là cảm tính. Như chúng ta đã thảo luận ở phần khái niệm, bull trap xảy ra trong bối cảnh thị trường ảm đạm, thường là đi ngang nhiều ngày nhưng không xuất hiện thêm nhiều NĐT mới (F0). 


    Điều đó có nghĩa là khi không có dòng tiền mới đổ vào thị trường nhưng bỗng nhiên có hàng loạt tin tức tích cực đổ dồn vào một mã cổ phiếu nhất định khiến giá tăng liên tiếp nhiều ngày thì đó có thể là một dấu hiệu của bull trap. Trong trường hợp này, các cá mập đang sử dụng chiến lược “mua tin đồn, bán sự thật” để kiếm lời từ các NĐT thiếu kinh nghiệm.


    Hai là dựa trên các dấu hiệu kỹ thuật. Các bẫy tăng giá thường xảy ra khi giá phá vỡ đường kháng cự quan trọng nhưng các chỉ báo về khối lượng giao dịch hay xung lượng chính lại không mấy lạc quan. Ví dụ, bull trap có thể xảy ra khi:


    • Giá cổ phiếu tăng nhưng các chỉ báo như MACD hay RSI vẫn đang trong xu hướng giảm. 


    • Hoặc giá tăng nhưng khối lượng giao dịch ở mức thấp. Việc thiếu khối lượng này có thể là do chỉ có các “tay to” đang nỗ lực đẩy giá thay vì có sự xuất hiện của đông đảo các nhà đầu tư nhỏ lẻ.


    4. Cách phòng tránh bull trap

    Không có gì đảm bảo những lời khuyên mình đưa ra dưới đây sẽ giúp bạn có thể phòng tránh được tất cả các bẫy tăng giá khi giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, hi vọng chúng sẽ giống như một cuốn cẩm nang giúp bạn có thể hạn chế tối đa việc “mua đỉnh, bán đáy” trong đầu tư chứng khoán nói riêng.


    • Thứ nhất, đừng đầu tư theo cảm tính, hãy nghiên cứu thật kỹ và ra quyết định dựa trên những tìm hiểu và đánh giá của bạn. Lấy ví dụ, đứng trước một tin tức tích cực hay thậm chí tiêu cực nào, hãy tự mình xác minh và đánh giá mức độ nghiêm trọng và dự phóng tầm ảnh hưởng của nó. Đôi khi chúng chỉ là những tin đồn vô căn cứ để khơi dậy sự FOMO trong bạn mà thôi.


    • Thứ hai, hãy đặt điểm cắt lỗ/chốt lời khi giao dịch. Dù là bull trap hay không, bạn sẽ chẳng thể nào biết được giá sẽ điều chỉnh giảm đến đâu. Nếu như bạn đã lỡ dính vào bull trap, việc đặt điểm cắt lỗ sẽ giúp bạn hạn chế tối đa thiệt hại mà bạn phải gánh chịu. Đó là cách để bạn có thể kiểm soát rủi ro thay vì thả trôi theo diễn biến thị trường. Tương tự, nếu như bạn đang ở đầu của sóng bull trap, hãy đặt điểm chốt lời cho mình. Như vậy, kể cả khi bull trap xảy ra, bạn vẫn là người được lợi từ nó.


    • Thứ ba, hãy học cách phân tích kỹ thuật, đọc và dự đoán các mô hình nến trong giao dịch. Việc hiểu phân tích kỹ thuật, ngoài việc đưa cho bạn những dấu hiệu của bull trap, bạn còn có thể tự tìm cho mình những điểm cắt lỗ/chốt lời phù hợp. Việc kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và cập nhật các tin tức thị trường, tài chính vĩ mô… sẽ giúp bạn giữ một khoảng cách an toán với bull trap hơn.


    5. Bear trap là gì? So sánh với bull trap

    Khái niệm

    Ngược lại hoàn toàn với khái niệm bull trap là bear trap (hay bẫy giảm giá). Bear trap xảy ra khi thị trường chứng kiến một sự điều chỉnh giảm hoặc đảo ngược xu hướng trong bối cảnh tăng tổng thể. Nghĩa là tâm lý bán tháo tạo áp lực mua lớn, khiến giá giảm trong ngắn hạn. 


    Các NĐT sẽ lầm tưởng giá sẽ tiếp tục giảm nữa, lúc này họ sẽ đặt các vị thế bán khống lớn hòng kiếm được lợi nhuận kếch xù. Sau đó, cổ phiếu tiếp tục tăng, buộc nhiều người bán khống hoặc là phải tiếp tục bơm tiền để giữ vị thế, hoặc là buộc phải cắt lỗ.


    Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao bẫy gấu lại xuất hiện? Khác với bull trap một chút, chất xúc tác khiến giá giảm trong bear trap là các sự kiện địa chính trị, thông cáo báo chí của công ty, tin đồn về suy thoái kinh tế hoặc đơn giản là bất kỳ điều gì khác có thể tạo ra sự nghi ngờ và lo sợ thua lỗ. Kết quả là, các nhà đầu tư bắt đầu bán ra, khiến giá giảm.


    Xu hướng giả có thể kéo dài trong một số giai đoạn giao dịch; nếu các nhà giao dịch nghi ngờ có sự đảo chiều, họ sẽ thực hiện các vị thế bán khống. Khi nhiều nhà giao dịch bắt đầu bán và bán khống, giá tiếp tục giảm cho đến khi chạm mức hỗ trợ khiến nó phục hồi. Điều này có xu hướng làm tăng giá cổ phiếu nhanh chóng và gây ra một cái bẫy cho những người giao dịch đang đặt cửa của họ vào việc giá sẽ xuống tiếp.


    So sánh bear trap với bull trap

    Bảng dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về sự khác nhau giữa bull trap và bear trap.


    Tiêu chí

    Bull trap

    Bear trap

    Giống nhau

    Hình thức

    Đều là biến động giá giả trong thời gian ngắn, đánh lừa nhận định của các NĐT về một xu hướng trong tương lai. Vì đi ngược lại với xu hướng chính trong đường giá sau đó nên các NĐT buộc phải tăng thêm vốn để giữ vị thế hoặc phải đóng vị thế của mình.

    Thị trường

    Cả 2 đều áp dụng cho mọi thị trường như chứng khoán, tiền điện tử, hàng hoá…

    Khác nhau

    Hình thức

    Một đợt tăng giá giả xuất hiện trước khi diễn ra một xu hướng giảm giá mạnh sau đó

    Một đợt giảm giá giả xuất hiện trước khi diễn ra một xu hướng tăng giá mạnh sau đó

    Loại lệnh

    Mở vị thế Long

    Mở vị thế Short


    6. Dấu hiệu xác định bear trap

    Dấu hiệu rõ ràng nhất để xác định bear trap là khi các nguyên tắc cơ bản chẳng hạn như dữ liệu kinh tế và tài chính của công ty bị thay đổi so với vị thế của bạn. Nếu như bạn thấy không có một nguyên tắc cơ bản quan trọng nào thay đổi, đó có thể là dấu hiệu của bear trap. 


    Ngược lại, nếu các nguyên tắc cơ bản đã thay đổi, mặc dù không chắc chắn hoàn toàn nhưng bạn có lý do để tin rằng có một sự điều chỉnh sẽ tiếp tục sau đó.


    Ngoài ra, tương tự như bull trap, việc dự đoán bear trap cũng dựa trên một vài chỉ số phân tích kỹ thuật cụ thể. Lấy ví dụ, các mẫu nến như Evening Star, Bearish Engulfing và Three Black Crows có thể giúp bạn xác định bẫy gấu. 


    Hay nếu bạn giỏi về phân tích kỹ thuật, hãy quan sát chỉ số Fibonacci thoái lui, RSI và chỉ báo khối lượng vì chúng cũng có thể giúp bạn hiểu và dự đoán liệu xu hướng giá hiện tại có đúng và bền vững hay không…


    7. Cách phòng tránh bear trap

    Bạn có thể áp dụng 3 phương pháp phòng tránh bull trap mà mình vừa chia sẻ ở trên với bear trap. Hãy tìm hiểu và xác minh thật kỹ mỗi thông tin bạn nhận được, theo dõi các chỉ báo phân tích kỹ thuật để phát hiện ra xu hướng thật hay giả cũng như luôn nhớ đặt điểm chốt lời/cắt lỗ phù hợp để hạn chế thiệt hại.


    Ngoài ra, nếu bạn là một người có khẩu vị rủi ro thấp, tốt nhất nên tránh giao dịch chứng khoán trong thời gian giá đảo chiều đột ngột và không có căn cứ, trừ khi hành động giá và khối lượng xác nhận xu hướng đảo ngược dưới mức hỗ trợ quan trọng. 


    Việc bạn hiểu và nắm bắt được cách thị trường chứng khoán nói riêng phản ứng phản ứng với tin tức, cảm xúc hoặc thậm chí là tâm lý đám đông sẽ giúp bạn tránh khỏi các bẫy giảm giá này.


    8. Lời kết

    Tóm lại, bull trap hay bear trap đều là những cái bẫy giá xuất hiện trên thị trường. Nó thường do các tổ chức nắm giữ một lượng lớn chứng khoán tác động, tạo sóng giả hòng kiếm lợi. 


    Điều đáng tiếc ở đây là thật khó để xác định chính xác những trạng thái này cho đến khi nó hình thành và bạn thấy vị thế của mình đang đi ngược lại với xu hướng lúc đó. 


    Hãy tham khảo một số gợi ý về cách phòng tránh bull trap và bear trap mà mình vừa chi sẻ ở trên và đừng quên luôn đặt lệnh cắt lỗ trước khi vào bất kỳ vị thế nào.


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad