Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Kiến thức cơ bản về chứng khoán: 10 điều cần biết về những rủi ro, sai lầm, nguyên tắc và kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

    19 Phút
    Cập nhật 15/12/2023 01:42
    Nguyen Hoang Phu

    Việc trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về chứng khoán là bước đầu tiên cần thiết trước khi tham gia vào thị trường này để giúp bạn đi nhanh hơn trên con đường xây dựng được công thức đầu tư cá nhân.


    Bài viết này sẽ tổng hợp 10 điều mà nhà đầu tư cần biết khi đầu tư chứng khoán bao gồm các rủi ro, sai lầm thường mắc phải để giúp các bạn đầu tư hiệu quả hơn.



    Điều 1: Kiến thức cơ bản về chứng khoán

    Chứng khoán là một loại tài sản tài chính có thể giao dịch được trên thị trường. Chứng khoán có thể gồm đa dạng các sản phẩm khác nhau theo quy định của mỗi quốc gia. 


    Mục đích chung của chứng khoán chính là huy động vốn cho tổ chức/doanh nghiệp phát hành từ các tổ chức, cá nhân đầu tư. Đổi lại, việc chơi chứng khoán là cách các nhà đầu tư sử dụng kiếm lời, tăng thu nhập. Từ đó, chứng khoán trở thành một công cụ giúp cho việc phát triển kinh tế và thước đo cho sức khỏe kinh tế của một quốc gia.


    Chứng khoán có thể được chia làm hai loại chính:


    Chứng khoán cơ sở

    Chứng khoán phái sinh

    Bao gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn thể hiện dưới dạng một chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ đối với một phần vốn của tổ chức phát hành.

    Là một dạng hợp đồng được phát hành dựa trên giá trị của các sản phẩm chứng khoán cơ sở.


    Thông thường, đối với các nhà đầu tư cá nhân, đầu tư chứng khoán kiếm tiền từ việc mua sản phẩm chứng khoán với kỳ vọng giá tăng hoặc bán khi kỳ vọng giá giảm để hưởng lợi nhuận từ giá trị chênh lệch đó. Ví dụ, mua cổ phiếu 100 cổ phiếu A tại mức giá 10.000 VNĐ với kỳ vọng giá tăng lên 15.000 VNĐ để có hưởng lợi nhuận 500.000 VNĐ.


    Hướng dẫn cụ thể về cách thức đầu tư chứng khoán sẽ được đề cập ở những phần tiếp theo của bài viết.

    Điều 2: Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay phái sinh


    Lựa chọn đầu tư chứng khoán cơ sở hay phái sinh sẽ tùy thuộc vào sở thích và sở trường đầu tư của từng người tham gia. Mỗi sản phẩm chứng khoán đều có những ưu, nhược điểm khác nhau mà nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi quyết định. Bạn có thể tham gia đầu tư cả hai sản phẩm chứng khoán này để biết được mình phù hợp với loại nào hơn.


    Chứng khoán cơ sở:


    Ưu điểm:

    ✔️ Có thể nhận cổ tức do nắm giữ trực tiếp cổ phiếu.

    ✔️ Đối với thị trường Việt Nam giao dịch T+2 giúp cho nhà đầu tư có nhiều thời gian phân tích xu hướng giá để đưa ra quyết định lựa chọn hiệu quả hơn.


    Nhược điểm:

    Một số quốc gia trong đó có Việt Nam quy định thời gian mua bán T+2 khiến cho việc giao dịch bị hạn chế.


    Chứng khoán cơ sở ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam không cho phép bán khống, nên chỉ có thể giao dịch một chiều, không có khả năng kiếm lời trong xu hướng giảm.


    Tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp khiến cho vốn đầu tư ban đầu cần nhiều và giảm khả năng khuếch đại lợi nhuận.


    Giới hạn về số lượng cổ phiếu phát hành nên có thể dẫn đến tình trạng không thể mua bán khi xuất hiện giá trần dư mua và giá sàn dư bán quá lớn.


    Có thể xảy ra tình trạng làm giá hay thao túng giá cổ phiếu.


    Chứng khoán phái sinh:


    Ưu điểm:

    ✔️ Giao dịch hai chiều có thể kiếm lợi nhuận cả khi giá tăng và giá giảm.

    ✔️ Hỗ trợ đòn bẩy tài chính cao, đặc biệt ở các sàn môi giới chứng khoán quốc tế.

    ✔️ Giao dịch T+0, nhà đầu tư có thể giao dịch nhiều lệnh liên tục trong ngày.

    ✔️ Đa dạng sản phẩm đầu tư.


    Nhược điểm:

    Không được hưởng cổ tức do không nắm giữ cổ phiếu


    Rủi ro sử dụng đòn bẩy tài chính khi dự đoán sai xu hướng giá và không quản trị rủi ro tốt.


    Yêu cầu khả năng phân tích giỏi. Do yếu tố rủi ro cao từ thị trường chứng khoán phái sinh nên những người tham gia cần phải có kiến thức và kinh nghiệm cũng như khả năng dự đoán xu hướng giá tốt để đảm bảo xác suất thành công cao.


    Theo quy định pháp luật Việt Nam, thì những người mang quốc tịch Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam không được phép tham gia mua bán chứng khoán cơ sở quốc tế. 


    Điều này có nghĩa, để hợp pháp hóa việc đầu tư chứng khoán quốc tế, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam chỉ có thể tham gia chứng khoán phái sinh mà các sàn môi giới chứng khoán quốc tế đang cung cấp phổ biến nhất hiện nay là hợp đồng chênh lệch CFD.


    Điều 3: Đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền?

    Với những người mới bắt đầu thì luôn băn khoăn về việc cần bao nhiêu tiền để đầu tư chứng khoán? Và thường sẽ có xu hướng bắt đầu với số vốn rất nhỏ do không đủ tự tin hoặc sợ thua lỗ. Dưới đây là một số ví dụ số tiền tối thiểu mà nhà đầu tư có sử dụng để tham gia thị trường chứng khoán.


    Đầu tư chứng khoán cơ sở Việt Nam:

    Hiện nay quy định tối thiểu về việc giao dịch lô chẵn trên các công ty chứng khoán của Việt Nam là bội số của 100. Vậy


    Mua cổ phiếu

    Giá cổ phiếu

    Vốn ban đầu

    % giá tăng/giảm

    Lãi/lỗ

    100 cổ phiếu VIC

    121.000

    12.100.000 VNĐ

    +5%

    + 605.000 

    VNĐ

    100 cổ phiếu KLF

    5.000

    500.000 VNĐ

    +5%

    +25.000 

    VNĐ

    (Chưa tính thuế phí giao dịch liên quan, thường giao động từ 0.1% - 0.4% theo từng công ty môi giới)

     

    Đầu tư chứng khoán phái sinh:


    Nội dung

    Phái sinh quốc tế

    Phái sinh Việt Nam

    Giao dịch (vị thế mua)

    Mua 01 lô chỉ số NAS100 giá 13767 USD/ lô

    Mua 01 hợp đồng tương lai VN30 số VN30F2106 giá 1504 VNĐ/ lô

    Đòn bẩy

    1:200 (yêu cầu ký quỹ ban đầu 0,5% và ký quỹ duy trì 0,25%) (tại MiTrade)

    ~1:6 (yêu cầu ký quỹ ~17%)

    Tiền vốn

    0,75%*13767 =103.25 $ (~ 2,3 triệu VNĐ )

    17% *1504 *100.000 = 25.568.000 VNĐ

    (Tuy nhiên do quy định về thuế, phí giao dịch, nhà đầu tư cần ký quỹ lớn hơn giá trị này để đảm bảo an toàn tài khoản, khoảng 18% ~ 27 triệu VNĐ )

    % giá tăng/ giảm 

    + 5%

    + 5%

    Lợi nhuận

    688,35 USD (~ 15,8 triệu VNĐ)

    ~ 1,2 triệu VNĐ

    (Chưa tính thuế phí giao dịch liên quan, khác nhau giữa các sàn giao dịch)


    Như vậy, đối với đầu tư chứng khoán cơ sở Việt Nam, bạn có thể sử dụng số vốn ban đầu nhỏ đến 500.000 VNĐ tùy thuộc vào khối lượng và giá mã chứng khoán mà bạn lựa chọn.


    Đối với chứng khoán phái sinh Việt Nam, số tiền vốn tối thiểu khoảng +25 triệu VNĐ tùy thuộc vào hợp đồng tương lai chỉ số mà bạn mua và số lượng hợp đồng.


    Đối với chứng khoán phái sinh quốc tế, do tỷ lệ đòn bẩy tương đối cao (có thể lên đến 1:200 tùy vào công ty môi giới và sản phẩm chứng khoán), nên số vốn ban đầu có thể chỉ khoảng +2 triệu VNĐ. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ đồng nghĩa với rủi ro cao khi giá đi ngược xu hướng.

    Điều 4: Các bước đầu tư chứng khoán


    (1) Chọn sàn môi giới

    Một số tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn sàn môi giới là:


    Tính hợp pháp: Được cấp phép hoạt động từ các cơ quản quản lý của chính phủ hoặc quốc tế.


    Phí giao dịch chứng khoán: Phí giao dịch thấp để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến lợi nhuận kiếm được.


    ● Nền tảng giao dịch: Nền tảng trực quan, dễ sử dụng, cung cấp các công cụ hỗ trợ phân tích giá và theo dõi thị trường, tốt nhất là có hỗ trợ tiếng Việt.


    Sản phẩm đa dạng:Cung cấp sản phẩm phổ biến và đa dạng


    ● Dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng liên quan đến giao dịch nhanh chóng.



     (2) Mở tài khoản và nạp tiền để bắt đầu giao dịch


    - Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, người tham gia có thể dễ dàng mở tài khoản chứng khoán online và miễn phí trên Website hoặc tại các nền tảng ứng dụng giao dịch của công ty môi giới.


    - Các bước thực hiện thực hiện được hướng dẫn rõ ràng: 


    - Với những người chưa tự tin giao dịch có thể mở tài khoản Demo để thực hành trước khi mở tài khoản thực.


    - Sau khi đã mở tài khoản thực, nhà đầu tư nạp tiền vào tài khoản theo hướng dẫn nạp tiền của từng công ty môi giới thông qua Internet banking, thẻ ATM hoặc ví điện tử.


    (3) Chọn sản phẩm đầu tư

    Việc đầu tư vào chứng khoán cơ sở hay phái sinh thì nhà đầu tư đều cần phải có các tiêu chí để lựa chọn sản phẩm. Một số tiêu chí để bạn đọc tham khảo:


    Chọn sản phẩm đầu tư


    - Các ngành nghề kinh doanh có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới.


    - Các doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng trong các năm trước và tiềm năng phát triển trong tương lai.


    - Nếu lựa chọn chỉ số chứng khoán để đầu tư thì tìm kiếm các chỉ số của các thị trường lớn như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản…., điều ngày giúp cho bạn có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan để hỗ trợ quá trình giao dịch.


    (4) Nghiên cứu/theo dõi xu hướng giá  

    Nghiên cứu và theo dõi xu hướng giá dựa vào các công cụ, bản tin cung cấp sẵn có trong nền tảng giao dịch của các công ty môi giới, hoặc các trang Web chứng khoán như Tradingview, Investing.com để tìm ra điểm mua bán thích hợp. Một số điểm nhà đầu tư cần quan tâm:


    - Tin tức về tình hình kinh tế xã hội liên quan đến thị trường chứng khoán: như các tin tức về chính sách tiền tệ, lãi suất, lạm phát …


    - Tin tức về doanh nghiệp mà bạn lựa chọn đầu tư: kế hoạch kinh doanh, nhân sự, cổ tức, báo cáo tài chính


    - Các nhận định thị trường của chuyên gia, công ty môi giới: xu hướng tích cực, tiêu cực, trung lập, các gợi ý về mã cổ phiếu tiềm năng…


    - Hoạt động mua bán của các quỹ đầu tư.


    - Xu hướng của các thị trường chứng khoán thế giới: tăng điểm hay giảm điểm, do thị trường chứng khoán thế giới luôn có tác động qua lại lẫn nhau.


    - Theo dõi xu hướng giá của mã chứng khoán bạn chọn mua bán: biên độ giao động giá, thanh khoản…


    (5) Đặt lệnh mua/bán

    Sau khi đã chọn được sản phẩm đầu tư và điểm mua bán thích hợp, bạn chỉ cần ấn vào mã sản phẩm trong danh sách và thiết lập giá mua bán cũng như những mức chốt lời, dừng lỗ theo mong muốn. Dưới đây là ví dụ về lệnh mua bán chỉ số Nasdaq 100 trên sàn môi giới Mitrade: 


    16230513935853


    (6) Đóng lệnh và rút lợi nhuận

    Khi bạn muốn đóng lệnh mua/ bán mà không muốn đợi theo mức chốt lời/dừng lỗ đã thiết lập thì có thể ấn vào phần vị thế đã mở và đóng lệnh.



    Điều 5: Các lệnh liên quan đến đầu tư chứng khoán

    Hiện nay có hai loại lệnh mà các công ty môi giới cung cấp cho người sử dụng để giao dịch là lệnh thường và lệnh điều kiện. Thời gian lệnh có hiệu lực sẽ tương ứng với thời điểm đặt lệnh, loại lệnh và theo quy định của mỗi công ty môi giới. Dưới đây là các loại lệnh chứng khoán cần biết khi giao dịch chứng khoán trực tuyến:


    Chứng khoán phái sinh quốc tế:

    Lệnh

    Mô tả

    Lệnh thị trường

    Lệnh đặt mua bán theo giá hiện tại của thị trường

    Lệnh giới hạn

    Lệnh mua/bán theo mức giá kỳ vọng của nhà đầu tư

    Lệnh cắt lỗ/

    chốt lời(Take profit)

    Lệnh đặt sau khi đặt giá mua/bán nhằm quản lý rủi ro khi giá đi ngược xu hướng (cắt lỗ), hoặc chốt lời khi đạt kỳ vọng lợi nhuận

    Lệnh dừng lỗ dưới

    Công cụ quản lý rủi ro hiệu quả giúp tối đa hóa lợi nhuận, tự động thay đổi mức giá cắt lỗ theo xu hướng có lợi cho nhà đầu tư.


    Chứng khoán phái sinh Việt Nam:

    Lệnh

    Mô tả

    Lệnh chờ (ATO, ATC, LO, MAK, MOK, MTL)

    Tương tự như đối với chứng khoán cơ sở

    Lệnh điều kiện


    Lệnh dừng (Cắt lỗ, chốt lời)

    Lệnh thiết lập sau khi đặt lệnh mua/bán, xác định mức giá để cắt lỗ khi giá đi ngược xu hướng dự đoán hoặc chốt lời khi đạt kỳ vọng lợi nhuận

    Lệnh thời gian (Time-up, time-down)

    Lệnh chờ mua/bán theo mức giá đã xác định trước. Lệnh kích hoạt khi giá trị trường đạt tới mức đã thiết lập.

    Lệnh OCO

    Lệnh được đặt cùng với một vị thế mua/bán đã mở. OCO là kết hợp giữa lệnh cắt lỗ và chốt lời với mục tiêu giá kỳ vọng.


    Chứng khoán cơ sở Việt Nam:

    Lệnh

    Mô tả

    Lệnh thường


    ATO

    Lệnh mua bán cổ phiếu vào giờ mở phiên (HOSE).

    ATC

    Lệnh mua bán cổ phiếu vào giờ đóng phiên (HOSE, HNX)

    LO

    Lệnh giới hạn mua bán theo mức giá mong muốn của nhà đầu tư

    MTL, MCK, MOK

    Lệnh mua bán cổ phiếu tại giá mua cao nhất/bán thấp nhất trên thị trường (HNX)

    PLO

    Lệnh mua bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa ở sàn HNX sau giờ giao dịch.

    Lệnh điều kiện


    Lệnh xu hướng

    Lệnh đặt mua/bán với mức giá tối ưu của thị trường (bán vùng đỉnh theo xu hướng tăng, mua vùng đáy khi xu hướng giảm)

    Lệnh cắt lỗ/chốt lời

    Lệnh đặt một mức giá xác định trước khi giá giảm dẫn đến thua lỗ theo nguyên tắc quản trị rủi ro của mỗi nhà đầu tư hoặc khi giá tăng đạt mức kỳ vọng của nhà đầu tư

    Lệnh tranh mua/bán

    Lệnh đặt mua với mức giá trần, bán với mức giá sàn để có khả năng khớp lệnh lớn nhất.


    Điều 6: Các công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán

    Cùng với sự phát triển của công nghệ tài chính cũng như thị trường đầu tư chứng khoán trên thế giới, các công cụ hỗ trợ đầu tư được phát triển ngày càng nhiều và được tích hợp ngay trong nền tảng giao dịch của các broker chứng khoán, như:


    -  Công cụ phân tích kỹ thuật: Biểu đồ giá, chỉ báo kỹ thuật, công cụ vẽ kỹ thuật…

    -   Lịch kinh tế

    -   Chiến lược giao dịch: được phát triển và gợi ý từ các chuyên gia phân tích tài chính tại các công ty môi giới chứng khoán

    -   Dữ liệu giao dịch: thông tin giao động giá hay thanh khoản mua bán…

    16230500842633


    16230501016923

    Các chỉ báo kỹ thuật, biểu đồ và công cụ hỗ trợ giao dịch trên sàn Mitrade


    Ngoài ra, các công ty môi giới còn cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ hỗ trợ tài chính trong đầu tư chứng khoán, đó là các đòn bẩy tài chính.

    Điều 7: Những rủi ro liên quan đến đầu tư chứng khoán

    Đầu tư chứng khoán luôn đi kèm với các rủi ro mà nhà đầu tư cần phải nhận biết được. Việc chủ động trong phòng tránh và xử lý các rủi ro giúp người tham gia thị trường giảm thiểu thua lỗ tài chính. Dưới đây là một số lưu ý mà nhà đầu tư cần quan tâm trong quá trình đầu tư của mình.


    - Rủi ro thị trường: Theo dõi thị trường là một trong những công việc hằng ngày của những người tham gia đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường thì không ai có thể dự đoán chính xác được và các rủi ro luôn tiềm ẩn. Việc đề ra các chiến lược đầu tư hay các kịch bản để xử lý giúp nhà đầu tư chủ động trong giao dịch của mình.


    -  Rủi ro ngành/lĩnh vực kinh doanh: Mỗi cổ phiếu của một doanh nghiệp đều thuộc một phân khúc thị trường và ngành nghề kinh doanh nào đó. Các tác động về yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị… có thể tác động đến xu hướng phát triển của ngành nghề kinh doanh và tác động lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp.


    -  Rủi ro doanh nghiệp: Mặc dù các thông tin liên quan đến tài chính, giao dịch cổ phiếu nội bộ hay các dự án kinh doanh thường được yêu cầu công khai đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mọi thông tin đều minh bạch và việc xảy ra các sai phạm hay thất bại kinh doanh có thể khiến cổ phiếu sụt giảm nhanh chóng.


    -  Rủi ro tài chính: Thua lỗ là điều không thể tránh khỏi trong việc đầu tư tài chính và không loại trừ đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, bằng việc quản trị rủi ro và phân bổ vốn đầu tư hợp lý bạn có thể giảm thiểu rủi ro này.


    -  Rủi ro sức khỏe tâm lý: Yếu tố tâm lý ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư của người tham gia thị trường chứng khoán. Việc mất cân bằng cảm xúc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

    Điều 8: Top 7 sai lầm hay gặp của các nhà đầu tư chứng khoán

    Top 7 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán:


    1)  Không biết quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro là một yếu tố cơ bản giúp nhà đầu tư có thể thành công và tồn tại lâu dài trên thị trường. Khi nhà đầu tư không chịu cắt lỗ trong một xu hướng giảm giá họ có thể chịu tổn thất nặng nề, thậm chí mất hết vốn đầu tư.


    2) Tin rằng việc dự đoán xu hướng thị trường sẽ đem lại lợi nhuận cao: Không một ai trong thị trường chứng khoán bao gồm cả các chuyên gia tài chính hay nhà đầu tư thành công có thể dự đoán đúng xu hướng thị trường. Việc hoàn toàn tin tưởng vào xu hướng và động thái tiếp theo của thị trường để đưa ra quyết định mua bán sẽ khiến bạn phải trả một giá đắt.


    3) Sợ mất cơ hội (hội chứng fomo – fear of missing out): Việc sợ mất cơ hội khiến cho rất nhiều nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán vội vàng, đi theo đám đông. Điều này có thể khiến cho họ đầu tư và những mã cổ phiếu, chỉ số mà họ hoàn toàn không có thông tin, từ đó mất kiểm soát đối với xu hướng giá và xảy ra thua lỗ.


    4) Thiếu kiến thức và không chịu học hỏi: Thị trường chứng khoán là một sân chơi lớn dành cho những người có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư. Thị trường càng phát triển, người tham gia càng cần nâng cao khả năng tự học và kiến thức để không tự biến mình thành con mồi cho những người giỏi hơn.


    5) Bắt đáy cổ phiếu: Việc tham gia bắt đáy cổ phiếu được ví như bắt dao rơi, bạn sẽ không biết được bạn sẽ nắm được phần chuôi hay phần lưỡi dao. Không ai có thể dự đoán chính xác được điểm dừng trong một xu hướng giảm khi không có các tín hiệu đảo chiều rõ ràng hay các tin tức cực hỗ trợ xu hướng tăng giá lại.


    6) Lạm dụng đa dạng hóa danh mục đầu tư: Việc lạm dụng đa dạng hóa danh mục đầu tư khiến cho trader phải chia nhỏ số vốn của mình đang có, đồng thời phải theo dõi tất cả các sản phẩm đầu tư trong danh mục.


    7) Đầu tư không có chiến lược: Rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường mà mua bán theo cảm tính. Họ không có một chiến lược đầu tư rõ ràng hay các kế hoạch xử lý khi các tình huống thị trường có thể xảy ra, điều này khiến cho họ mất kiểm soát và hoảng loạn trong quá trình giao dịch.

    Điều 9: Top 08 nguyên tắc đầu tư chứng khoán từ các nhà vô địch

    Xây dựng cho mình những nguyên tắc đầu tư chứng khoán riêng là một trong những điều đầu tiên cần phải làm đối với người tham gia thị trường chứng khoán. Điều này được thể hiện rõ nét ở các nhà đầu tư bậc thầy trên thế giới như Benjamin Graham, Warren Buffett, George Soros, Peter Lynch, Charlie Munger, Philip Arthur Fisher, Jimmy Rogers… 


    Không những vậy, khi nghiên cứu về thói quen và nguyên tắc đầu tư của họ, chúng ta thấy được rất nhiều điểm tương đồng và chính những điều đó là tạo nên thành công của họ. Dưới đây là top 5 nguyên tắc từ những nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại:


    Nguyên tắc 01: Bảo toàn vốn - Đây là nền tảng của chiến lược đầu tư và ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư bậc thầy.


    Nguyên tắc 02: Đầu tư với biên độ an toàn – Biên độ an toàn được hiểu là việc đánh giá tiềm năng kiếm lời của một thương vụ đầu tư sẽ so với số vốn bỏ ra. Đảm bảo nguyên tắc số 01 khi bảo toàn vốn và tránh rủi ro.


    Nguyên tắc 03: Đầu tư vào những lĩnh vực mà bạn am hiểu -Tập trung vào các lĩnh vực đầu tư mà nhà đầu tư am hiểu, có thể khai thác thông tin, phân tích tác động, điều này giúp nhà đầu tư tự tin trong việc ra quyết định mua bán. Không theo đuổi cổ phiếu hot, tránh đầu tư vào các cổ phiếu được quảng cáo nhiều mà không có giá trị thực sự.


    Nguyên tắc 04: Không tin vào thị trường - Không dự đoán xu hướng thị trường mà thay vào đó tập trung vào thương vụ đầu tư của mình và phân tích các tác động từ các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội… các tác động của yếu tố thị trường để ra quyết định.


    Nguyên tắc 05: Hài lòng với quá trình đầu tư và biết lúc nào nên dừng một thương vụ đầu tư - Biết lúc nào nên bán đi cổ phiếu mình đang nắm giữ hoặc dừng thương vụ đầu tư khi phát hiện sai lầm để bảo toàn lợi nhuận và tránh thua lỗ.


    Nguyên tắc 06: Đừng để cảm xúc chi phối quyết định đầu tư -Tránh đầu tư dựa trên cảm xúc hoặc suy nghĩ cá nhân, hãy tập trung vào thông tin bên ngoài và đánh giá kỹ lưỡng.


    Nguyên tắc 07: Phân bổ danh mục đầu tư hợp lý - giữa các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng, tiền mặt,...Duy trì một danh mục đầu tư đa dạng nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau để giảm thiểu rủi ro.


    Nguyên tắc 08: Luôn học hỏi và cập nhật kiến thức - Theo dõi tin tức và cập nhật kiến thức về chứng khoán để có thể đưa ra các quyết định đầu tư.


    Điều 10: Top 06 kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của cá nhân

    Dưới đây là 05 kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của cá nhân mình để bạn đọc có thể tham khảo trong quá trình tham gia thị trường:


    (1) Xác định vị trí đầu tư của bản thân: Trước khi tham gia đầu tư, cần xác định mình làm một người đầu tư dài hạn hay đầu cơ ngắn hạn để có chiến lược giao dịch và phân bổ nguồn vốn hợp lý.


    (2) Học hỏi từ những người có kinh nghiệm: Luôn lắng nghe và rút ra các bài học từ những chia sẻ của người đi trước giúp chúng ta rút ngắn được quá trình học hỏi cũng như giảm thiểu được các sai lầm đầu tư chứng khoán.


    (3) Chốt lời không bao giờ sai: Chỉ khi nào chốt lời thì tiền mới chính xác là thuộc sở hữu của bạn. Biết hài lòng với mức lãi kỳ vọng giúp tăng vốn đầu tư cũng như tránh rủi ro khi thị trường đảo chiều.


    (4) Tự mình ra quyết định mua bán: Chủ động trong việc tiếp nhận thông tin khuyến nghị đầu tư cũng như đánh giá điểm mua bán thích hợp giúp mình có thể ổn định tâm lý và kiểm soát được vị thế giao dịch.


    (5) Cắt lỗ: Tự thiết lập cho mình một mức dừng lỗ nhất định trước khi đầu tư và dứt khoát cắt lỗ khi tới điểm dừng lỗ.


    (6) Kết hợp phân tích kĩ thuật vs phân tích cơ bản: Không chỉ dựa vào giá cổ phiếu để đánh giá doanh nghiệp, mà cần phân tích các chỉ số tài chính, cơ cấu hoạt động, lợi thế cạnh tranh, tầm nhìn phát triển để đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp.

    Kết luận

    Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức cơ bản trước khi tham gia thị trường chứng khoán. Chủ động học hỏi và tham gia đầu tư để có trải nghiệm thị trường là yếu tố giúp bạn có thể xác nhận được những kiến thức đã học và thành công trong giao dịch.


    ▌ Các bài liên quan đến [Những điều nhà đầu tư chứng khoán cần biết]


        Tìm hiểu về chứng khoán

        ------------------------------


        Hướng dẫn đầu tư chứng khoán

        ---------------------------------------

        Điều cần biết khi đầu tư chứng khoán

        ---------------------------------------

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad