CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    FOMO là gì? Cách vượt qua tâm lý FOMO trong chứng khoán và thị trường coin

    16 Phút
    Cập nhật 15/12/2023 01:57
    Trongvinh-FA25

    Trong đầu tư tài chính thuật ngữ FOMO luôn được nhắc đến nhiều. Nó cũng là tâm lý quen thuộc mà nhiều nhà đầu tư, trader đặc biệt là trong thị trường tiền điện tử dễ mắc phải.


    Vậy thực tế FOMO là gì? Tại sao FOMO lại mang lại rủi ro cho nhà đầu tư? Có cách nào để tránh được FOMO hay không? 


    Cùng mình vào bài viết lần này để giải đáp các câu hỏi trên. Cùng với đó là hướng dẫn của mình về cách giao dịch với kế hoạch cụ thể. Bắt đầu nào!



    1. FOMO là gì?

    Về định nghĩa:


    • FOMO

    FOMO được viết tắt theo một cụm từ tiếng anh là Fear Of Missing Out. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người mắc hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ mất cơ hội.


    FOMO

    Người mắc phải

    Thường là những trader thiếu nền tảng kiến thức và kinh nghiệm giao dịch


    Xu hướng tạo thành

    Xu hướng tham gia vào thị trường

    Rủi ro

    Vượt qua giới hạn rủi ro cho phép, dễ gây thua lỗ cao


    Những người mắc hội chứng này thường bị ám ảnh bởi cảm giác sợ bỏ lỡ một điều gì đó, sợ đánh mất điều gì mà số đông sẽ đạt được. Đây là hội chứng dễ khiến nhà đầu tư mắc vào những sai lầm chí mạng. Khiến các quyết định đầu tư mang nhiều cảm tính mà thiếu sự phân tích, hậu quả dễ dẫn đến những thua lỗ khó lường.

    1627980110441


    FOMO rất nguy hiểm, và cảm xúc chính là thứ đứng sau nó. Nếu không được kiểm soát nó có thể khiến nhà đầu tư quên mất kế hoạch định trước và vượt qua mức rủi ro có thể chấp nhận được. Một số cảm xúc phổ biến tạo ra FOMO gồm:


    • Tham lam

    • Sợ hãi

    • Phấn khích

    • Ghen tỵ

    • Thiếu kiên nhẫn

    • Lo ngại

    2. Tại sao nhiều người mắc phải bẫy FOMO? Những hậu quả tiềm ẩn

    Để hiểu được cách mà hiệu ứng FOMO vận hành và khiến cho đám đông mắc bẫy chúng ta xem ví dụ dưới đây:


    Trong thị trường tiền điện tử, đây là thị trường có nhiều biến động và là nơi dễ tạo ra các hội chứng FOMO. Khi giá Bitcoin đang trong xu thế tăng liên tục, lúc này các nguồn tin tích cực sẽ được nhanh chóng lan tỏa trên nhiều nền tảng như Facebook, twitter, reddit.v.v. 


    Các tin tức này sẽ xoay quanh việc tăng trưởng của bitcoin, thậm chí các KOL(người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) cũng sẽ nói về Bitcoin. Tất cả tạo nên sự chú ý lớn vào Bitcoin và dẫn đến hội chứng FOMO cho nhiều nhà đầu tư mới. Họ sẽ thấy rằng Bitcoin có thể tăng lên nữa và tạo ra làn sóng đổ xô vào mua.


    Tuy nhiên các đợt tăng giá phi mã này thường không kéo dài. Và giá coin sẽ nhanh chóng đi xuống khi các tin tức tiêu cự về thị trường dần xuất hiện như việc không chấp nhận thanh toán, sự đàn áp, chính sách siết chặt...v.v sẽ khiến thị trường lao dốc. 


    Ngoài ra, các tổ chức lừa đảo thường sử dụng 2 hội chứng này một cách rất tinh vi. Cụ thể là mô hình đa cấp biến tướng tiền ảo, chúng sẽ mời nạn nhân đến các cuộc hội thảo. Vẽ ra nhiều công nghệ, viễn tưởng tương lai, sau đó cho “chim mồi” vào mua và tạo ra hiệu ứng FOMO.


    Vì thế những nhà đầu tư có tâm lý yếu, thiếu kiến thức và lập trường sẽ nhanh chóng bị va vào cạm bẫy. Đây cũng là lý do vì sao mà khi đầu tư chúng ta cần có kế hoạch và bám sát vào kế hoạch.


    Như vậy, sự tăng trưởng nhanh chóng như thị trường tiền điện tử đi kèm các tin tức tích cực về sự tăng trưởng đó qua các phương tiện truyền thông và những người có tầm ảnh hưởng đến đám đông (KOL) là các tác nhân chính thúc đẩy sự FOMO của nhà đầu tư. 


    Tuy nhiên, nếu chúng ta quan sát kỹ thì nguyên nhân sâu xa chính là từ tâm lý của các nhà đầu tư khi họ có một số điểm yếu sau:


    • Thiếu hiểu biết về thị trường tài chính, do vậy họ thường có xu hướng chạy theo số đông

    • Quá kỳ vọng vào thị trường thúc đẩy lòng tham và sợ bị bỏ lỡ cơ hội

    • Ảo tưởng về một mức lợi nhuận lớn có thể đạt được


    Hậu quả của quá trình FOMO thường dẫn đến nhà đầu tư mất hết phần vốn đầu tư và mất niềm tin, rời bỏ thị trường sau một thời gian dài hoảng loạn và chìm đắm trong thất bại. Để tránh được hiệu ứng FOMO nhà đầu tư cần thiết lập một kế hoạch đầu tư cụ thể, trong 


    Phần tiếp theo chúng tôi sẽ so sánh sự khác biệt giữa đầu tư có kế hoạch và giao dịch FOMO.


    3. Sự khác biệt giữa giao dịch có kế hoạch và giao dịch FOMO


    Giao dịch FOMO vs giao dịch theo kế hoạch


    Có thể thấy rằng, nếu không có một kế hoạch giao dịch bạn sẽ dễ bị FOMO chi phối. Vậy làm cách nào để có một kế hoạch giao dịch và trách được FOMO? Cùng xem hướng dẫn các bước giao dịch có kế hoạch.


    Hướng dẫn các bước giao dịch có kế hoạch:


    1) Học cách giao dịch


    Nếu bạn là nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong giao dịch thì lời khuyên của mình đó là sử dụng tài khoản Demo trên Mitrade.


    Tài khoản Demo là tài khoản giao dịch không rủi ro với số vốn demo lên đến 50.000$. Bạn sẽ được thực hành các giao dịch tương tự như một tài khoản giao dịch tiền thật. Tham gia trên tất cả các thị trường và mitrade có. Và được sử dụng tất cả các công cụ mà Mitrade cung cấp.


    Mở Tài Khoản Demo Mở Tài Khoản Thật 



    2) Đặt mục tiêu giao dịch và quản lý rủi ro


    Đặt mục tiêu giao dịch và quản lý rủi ro



    Đặt mục tiêu giao dịch là gì? Là việc bạn đặt đặt các mục tiêu lợi nhuận, khả năng chịu rủi ro. Hay việc bạn quyết định số vốn đầu tư vào thị trường, bạn sẽ chọn thị trường biến động mạnh hay thị trường ít biến động. Mục tiêu giao dịch rất quan trọng, nó giống như phần cốt lõi để xác định thiên hướng đầu tư của bạn.


    Thị trường tiền điện tử là thị trường biến động rất mạnh, tại Mitrade thị trường này chỉ được cung cấp mức đòn bẩy tối đa là 1:10. Mình thấy đây là mức đòn bẩy phù hợp với loại tài sản biến động cao. Trong giao dịch ký quỹ, biến động càng cao thì lợi nhuận sẽ càng lớn, vì thế mà các trader Việt thường ưa thích đầu tư vào thị trường này nhằm tìm kiến mức lợi nhuận hấp dẫn.


    Sau khi đã đặt được mục tiêu giao dịch thì bạn cần biết đến quản lý rủi ro. Vậy quản lý rủi ro là gì? Đó là việc sử dụng các lệnh quản lý rủi ro mà Mitrade cung cấp như lệnh cắt lỗ, lệnh chốt lời..v.v


    Dùng lệnh cắt lỗ khi rủi ro đã chạm vào mục tiêu rủi ro. Cụ thể ví dụ bạn đặt mục tiêu rủi ro là 1$, tức là khoản thua lỗ tối đa là 1$. Như vậy khi giao dịch lỗ đến 1$ sẽ là lúc lệnh cắt lỗ được áp dụng.


    Dùng lệnh chốt lời khi mục tiêu lợi nhuận đạt được. Ví dụ bạn đặt mục tiêu lợi nhuận là 3$, như vậy khi giao dịch có lợi nhuận chạm mức 3$ lúc này lệnh chốt lời được áp dụng.


    Cả 2 lệnh nào là các lệnh tự động và bạn cần cài đặt chúng trước khi mở vị thế.


    16279818616554

    3) Xác định xu hướng giao dịch

    Khi bạn đã hiểu rõ về cách đặt lệnh quản lý rủi ro thì giờ bạn cần xác định xu hướng giao dịch của bản thân.


    Có nhiều xu hướng giao dịch khác nhau như:

    • Xu hướng đầu cơ tăng giá: Đây cách giao dịch theo xu hướng tăng, lúc này bạn chỉ tập trung phân tích và xu  hướng tăng của thị trường. Tìm ra thời điểm phù hợp để vào lệnh Mua


    • Xu hướng đầu cơ giảm giá: Đây là các giao dịch theo xu hướng giảm, nó trái ngược với đầu cơ giá tăng. Và bạn cần tìm thời điểm thích hợp để vào lệnh Bán


    • Bắt đáy, bắt đỉnh: Đây là cách giao dịch của các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm. Cách này đòi hỏi có kiến thức tốt và khả năng phân tích thời điểm thay đổi xu hướng thị trường. Bạn cần xác định được thời điểm đảo chiều xu hướng xảy ra  và xác định giá để vào lệnh Mua/Bán phù hợp


    4) Biết tín hiệu mua vào/bán ra


    Tín hiệu mua vào hay bán ra là các tín hiệu vào lệnh từ thị trường. Tín hiệu mua và là tín hiệu để mở vị thế Mua. Ngược lại tín hiệu bán ra chính là tín hiệu để bắt đầu mở vị thế Bán. Có nhiều cách để nhận biết các tín hiệu này. 


    Bạn có thể sử dụng biểu đồ, thông qua qua đường chỉ báo quá bán/quá mua. Khi biểu đồ giá đi vào vùng quá bán thì đây là tín hiệu mua vào. Hoặc có thể xem chỉ số cảm tính trên Mitrade để xem thị trường hiện đang ở mức quá mua hay quá bán


    Chỉ số cảm tính trên Mitrade


    5) Giữ vững tâm lý của mình


    Như mình đã nói ở trên, tâm lý chính là thứ tạo nên FOMO. Vì thế bạn cần giữ cho mình một tâm lý vững vàng. Đừng quá tham lam trước các tín hiệu tốt, thay vào đó hãy kiểm tra và rà soát lại thật kỹ các tin tức trên thị trường.


    Những nhà đầu tư bắt đáy hay thoát đỉnh luôn có mức lợi nhuận khủng. Tuy nhiên không ai có thể làm điều đó chính xác liên tục được. Bạn không nên vì lợi nhuận và đặt mình vào các tình huống nguy hiểm.


    Tất nhiên cũng phải có một cách đầu lạnh để không bị sợ hãi khi các tin tức tiêu cực có thể xảy. Và cách tốt nhất để thực hiện việc này chính là cài đặt công cụ quản lý rủi ro.


    6) Viết lại nhật ký giao dịch


    Viết lại nhật ký giao dịch là bước cuối cùng. Nó rất quan trọng vì nó sẽ cho bạn nhìn lại quá trình giao dịch của mình. Bạn không thể sửa sai khi không biết lỗi sai của mình. 


    Bằng cách ghi chép nhật ký giao dịch bạn có thể thay đổi chiến lược phù hợp. Ngoài ra cũng nâng cao hiệu quả từ các chiến lược mới.

    4. Các yếu tố kích hoạt hiệu ứng FOMO

    Cảm xúc là thứ tạo nên FOMO vậy các yếu tố nào sẽ kích hoạt hiệu ứng này? Có nhiều yếu tố có thể kích hoạt hiệu ứng FOMO tuy nhiên dưới đây sẽ là 3 yếu tố chính


    • Thị trường có nhiều biến động

    Đây được coi  là yếu tố chính kích hoạt hiệu ứng FOMO. Dễ thấy nhất có thể kể đến đó là thị trường tiền điện tử. 


    Hãy thử tưởng tượng, giá Bitcoin thời điểm 3/2020 chạm đáy ở mức 4.000$ và chỉ sau hơn 1 năm khoảng tháng 10-11/2021, có thời điểm nó đã lên mức đỉnh điểm 68.000$. 


    Một biên độ cực kỳ lớn, và nếu bạn đầu tư Bitcoin vào thời điểm 3/2020 và bán ra và thời điểm nó lập đỉnh thì lợi nhuận bạn có được là 62.000$ cho 1 bitcoin chỉ trong vòng hơn 1 năm. Sự hấp dẫn này khiến nhiều nhà đầu tư xuất hiện cảm giác tiếc nuối. Và chờ cơ hội Bitcoin giảm giá  để ồ ạt mua vào


    • Chuỗi giao dịch thành công hoặc thất bại liên tục

    Đây là yếu tố mà nhiều nhà giao dịch mắc phải. Khi bạn đang có một chuỗi các giao dịch thành công liên tục. Nó sẽ tạo ra một cảm giác hưng phấn, cảm giác này khiến bạn nhạy cảm với các cơ hội và vô tình khiến bạn bỏ qua chiến lược để lao vào đầu tư theo cảm xúc.


    Ngược lại khi bạn đang trong một chuỗi giao dịch thất bại liên tục bạn sẽ xuất hiện tâm lý bực bội và mong muốn gỡ lại. Điều này khiến bạn đánh mất đi sự tỉnh táo và có xu hướng xuống tiền nhiều để  “trả thù thị trường” và bù đắp khoản thua lỗ. 


    • Tin đồn và tin tức lan truyền

    Tin đồn và tin tức thiếu xác thực chính là yếu tố thứ 3 kích hoạt FOMO. Các tin tức này thường sẽ xuất hiện từ các tổ chức lừa đảo. Họ tạo ra các tin đồn về sản phẩm mới, coin mới hay một ứng dụng mới. Thổi phồng về chức năng và công dụng để đẩy giá trị lên cao. 


    Thậm chí họ sẵn sàng quảng cáo, mời các người có sức ảnh hưởng tham gia. Tạo nên một làn sóng hưng phấn trên thị trường. 


    Nhiều nhà đầu tư mới sẽ cảm thấy tiếc nuối trước cơ hội và xuống tiền nhanh chóng. Kết quả là chỉ sau thời gian ngắn, giá trị thực của sản phẩm đó sẽ lộ ra và thấp hơn rất nhiều so với giá trị lúc bạn mua.


    Vậy làm cách nào để nhà đầu tư có thể vượt qua được tâm lý FOMO và FUD? Hãy cùng đến phần tiếp theo.

    5. Cách(các mẹo) vượt qua tâm lý FOMO trong giao dịch

    • Phải luôn kiên định

      Phải luôn kiên định


    Kiên định là yếu tố cốt lõi giúp bạn vượt qua tâm lý FOMO. Tuy nhiên, kiên định không có nghĩa là bảo thủ, kiên định ở đây tức là bạn cần phân biệt được đúng sai, nhận biết được các tin tức bên ngoài là đúng sự thật hay không. Bạn cần kiên định với  các kế hoạch đã vạch ra. Đừng nóng vội mà cần kiên nhẫn chờ đợi thời điểm để vào lệnh.


    • Có kiến thức và hiểu biết thị trường

    Hiểu biết thị trường gần như là không có giới hạn. Bởi ngay cả các trader lão luyện cũng không dám khẳng định mình hiểu biết hoàn toàn về thị trường. 


    Tuy nhiên, bạn cần hiểu biết về cách vận hành, tính chất ý nghĩa của sản phẩm. Các yếu tố này cũng giúp bạn nhận thức được đâu là lúc thị trường đang có FOMO. 


    Nếu là nhà đầu tư mới bạn có thể trau dồi thêm kiến thức tại trang blog của Mitrade. Tại đây có rất nhiều bài viết phân tính từ cơ bản đến chuyên sâu giúp bạn hiểu hơn về thị trường tài chính.


    • Quản lý rủi ro hiệu quả

    Quản lý rủi ro giống như một hàng rào chống lại FOMO. Điều quan trọng là bạn cần phải tuân theo quy tắc rủi ro của mình. Bằng việc sử dụng lệnh cắt lỗ và chốt lời bạn sẽ không lo việc mình bị  FOMO. 


    Ngoài ra, các lệnh này cũng giúp bạn duy trì được khoản lợi nhuận ổn định nếu giao dịch thành công.


    • Đa dạng hóa danh mục đầu tư

    Đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng giúp bạn dễ dàng vượt qua tâm lý FOMO. Khi bạn chia nhỏ vốn của mình cho nhiều sản phẩm khác nhau. 


    Lợi nhuận thu về sẽ ổn định hơn và thua lỗ cũng được giảm thiểu đáng kể. Điều này tạo cho bạn niềm tin vào giao dịch, trách được trường hợp chỉ đầu tư vào một sản phẩm và mắc vào chuỗi thua liên tục.


    • Xác định phong cách đầu tư cá nhân

    Phong cách đầu tư rất quan trọng, trên thị trường hiện có 3 phong cách chính đó là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đây phong cách ngắn hạn là phong cách ít chi phối hơn bởi FOMO. 


    Bởi như đã nói ở trên, các hội chứng này thường xuất hiện sau tin tức. Và các nhà đầu tư trung hạn và dài hạn luôn phải tiếp nhận tin tức hàng ngày. 


    Trong khi các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ giao dịch trong ngày và họ có thể lướt sóng trên các biến động để kiếm lợi nhuận.


    • Gạt bỏ cảm xúc ra khỏi giao dịch



      Gạt bỏ cảm xúc ra khỏi giao dịch


    Bạn cần học cách gạt bỏ cảm xúc cá nhân sang một bên. Khi bước vào giao dịch chỉ có kế hoạch và sự phân tích, tính toán. Bỏ được cảm xúc cá nhân khi giao dịch cũng giúp bạn tự tin hơn trong các quyết định.

    6. Lời kết

    Là một nhà đầu tư thật khó để tránh khỏi các hội chứng FOMO. Để vượt qua nó cũng không phải là điều một sớm một chiều. Với các nhà đầu tư mới, để vượt qua được các cảm xúc này thì cần có thời gian và quá trình.


    Hy vọng rằng với bài viết lần này, các bạn đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của FOMO ảnh hưởng đến giao dịch như thế nào. Qua đó có thể rút ra được bài học và tập luyện cách để vượt qua chúng. Chúc các bạn thành công!


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad