CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    05 cách định giá cổ phiếu hiệu quả & 05 phần mềm định giá cổ phiếu phổ biến

    15 Phút
    Cập nhật 21/11/2023 08:23
    Nhóm Mitrade

    Cách định giá cổ phiếu hợp lý sẽ tạo nên 50% thành công khi đầu tư cổ phiếu!


    Định giá cổ phiếu là một trong những kỹ năng quan trọng mà người tham gia thị trường chứng khoán nên nắm được, điều này giúp cho việc lựa chọn cổ phiếu giao dịch hiệu quả hơn. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp cũng như phần mềm hỗ trợ nhà đầu tư định giá cổ phiếu.


    Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 05 cách định giá cổ phiếu và 05 phần mềm định giá cổ phiếu phổ biến nhất.



    1. Định giá cổ phiếu là gì?

    Định giá cổ phiếu là quá trình tính toán giá trị của một cổ phiếu sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản thông qua các yếu tố kinh tế, tài chính hay phân tích kỹ thuật với các yếu tố giá trong quá khứ, chỉ báo kỹ thuật. Điều này giúp dự đoán được giá của cổ phiếu trong tương lai.


    Các loại giá liên quan đến một cổ phiếu mà trader cần biết, bao gồm:


    Giá cổ phiếu

    Mô tả

    Mệnh giá

    (Par Value)


    Đây là giá trị danh nghĩa của một cổ phiếu hay giá trị được thông báo trong hồ sơ gửi Uỷ ban chứng khoán nhà nước của doanh nghiệp. Mệnh giá này có thể quy định khác nhau tại mỗi quốc gia*.


    Thư giá

    (Book Value)


    Là giá trị của cổ phiếu trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Thư giá được tính toán trên giá trị tài sản giảm trừ đi khấu hao luỹ kế. Hay nói cách khác nó thể hiện giá trị tài sản ròng của công ty chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành.


    Thị giá

    (Market price)


    Là giá trị hiện tại của cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Thị giá được quyết định bởi quy luật cung cầu.



    Ví dụ:

    • Mệnh giá cổ phiếu Apple (AAPL) là 0,00001 USD/cổ phiếu ngày 20/01/2017 theo như tài liệu gửi Uỷ ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC).


    • Thư giá cổ phiếu Apple ngày 20/05/2022 theo thông tin công bố tại Yahoo! Finance là 4,16 USD/ cổ phiếu.


    • Thị giá cổ phiếu Apple kết thúc phiên giao dịch ngày 20/05/2022 là 137,59 USD/ cổ phiếu.


    Ghi chú*: Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, mệnh giá được hiểu là giá trị 10.000 VNĐ/ cổ phiếu.

    2. Tư duy về việc xác định giá cổ phiếu


    Để định giá cổ phiếu thì đầu tiên trader phải có được một tư duy đúng về việc xác định giá cổ phiếu, đó là các phương pháp và yếu tố tác động đến giá cổ phiếu. Dưới đây là tổng hợp tổng quan để bạn đọc tham khảo:


    Nội dung

    Phân tích cơ bản

    Phân tích kỹ thuật

    Khái niệm

    Đây là phương pháp tính toán giá trị nội tại cổ phiếu thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu.



    Đây là phương pháp tính toán giá trị cổ phiếu dựa vào biểu đồ giá trong quá khứ, khối lượng cung cầu…để dự đoán về giá cổ phiếu trong tương lai.


    Yếu tố liên quan


    Các yếu tố trong phương pháp phân tích cơ bản gồm:


    • Các yếu tố vĩ mô: chính sách kinh tế, tiền tệ, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá…


    • Các yếu tố vi mô: doanh nghiệp (lãnh đạo, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh…), cạnh tranh ngành nghề…


    • Yếu tố chính trị pháp luật: chiến tranh, xung đột đảng phái, quy định pháp luật liên quan…


    • Yếu tố thiên tai, dịch bệnh.


    • Tâm lý nhà đầu tư/


    • Các yếu tố trong phương pháp phân tích kỹ thuật gồm:


    • Biểu đồ giá.


    • Khung thời gian: phút, giờ, ngày, tuần, tháng…


    • Chỉ báo kỹ thuật: RSI, MACD, Ichimoku


    • Công cụ vẽ kỹ thuật: đường xu hướng, Fibonacci, Elliot


    • Thanh khoản.

    Ưu nhược điểm


    Ưu điểm:

    • Phương pháp hiệu quả cho nhà đầu tư trung và dài hạn.


    • Đánh giá được yếu tố nội tại của doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu.


    Nhược điểm:

    • Xử lý khối lượng thông tin lớn.


    • Mức độ chính xác phụ thuộc và nguồn thông tin hiện hữu.


    Ưu điểm:

    • Phù hợp với những nhà đầu tư ngắn hạn.


    • Có nhiều công cụ hỗ trợ xác định điểm mua bán cụ thể.


    Nhược điểm:

    • Không đánh giá được tác động từ các yếu tố thị trường hay nội tại doanh nghiệp.


    Như vậy, với mỗi phương pháp định giá cổ phiếu đều có những ưu nhược điểm và phù hợp với những chiến lược đầu tư khác nhau. Cụ thể về một số cách định giá cổ phiếu phổ biến và hiệu quả sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.


    Bắt đầu với 0 hoa hồng&phí cực thấp >>


    3. Các cách định giá cổ phiếu phổ biến và hiệu quả

    Trader có thể định giá cổ phiếu bằng nhiều cách khác nhau thông qua các chỉ số tài chính của doanh nghiệp hay các phương pháp đã được phát triển bởi chuyên gia tài chính. Dưới đây là 05 cách định giá phổ biến và hiệu quả:


    3.1 Định giá cổ phiếu bằng phân tích kỹ thuật


    Thông qua biểu đồ giá, các chỉ báo kỹ thuật và công cụ vẽ, trader có thể định giá (dự đoán giá) cổ phiếu trong khoảng thời gian nhất định, ví dụ như chỉ số RSI, MACD, Fibonacci… Đây là một trong những phương pháp định giá phổ biến và ưa thích nhất của nhiều trader, đặc biệt những người giao dịch trong ngày.


    Ý nghĩa:

    • Cách định giá bằng phân tích kỹ thuật thường áp dụng đối với trader giao dịch trong ngày hoặc ngắn hạn.


    Hạn chế:

    • Thị trường biến động khó lường khiến việc định giá bằng phân tích kỹ thuật có thể không có độ chính xác cao khi mức biến động lớn.

    • Không phát huy nhiều tác dụng trong giao dịch trung và dài hạn.


    Ví dụ: Định giá cổ phiếu Apple (AAPL) trên Mitrade 


    Định giá cổ phiếu Apple (AAPL)


    Trader có thể tự định giá hoặc dựa vào việc định giá thông qua AI từ các công ty môi giới để tìm điểm mua bán. 


    Ví dụ như "chiến lược giao dịch" miễn phí do Mitrade cung cấp: 


    chiến lược giao dịch


    #3.2 Định giá cổ phiếu bằng P/B


    Đây là một trong những phương pháp định giá cổ phiếu đơn giản nhất hiện nay dựa vào chỉ số P/B hay thị giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (thư giá) của cổ phiếu.


    Công thức:

    P/B = Thị giá cổ phiếu / Thư giá cổ phiếu


    Ý nghĩa:


    • Đây là phương pháp sử dụng để phản ánh giá trị cổ phiếu tại thời điểm hiện tại trên thị trường so với tài sản của doanh nghiệp được ghi nhận trong báo cáo tài chính hay giá trị mà bạn cần phải bỏ ra để có một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.


    Hạn chế:

    • Phương pháp này không áp dụng hiệu quả với cách doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình thường không lớn.


    #3.3 Định giá cổ phiếu bằng P/E


    Chỉ số P/E (Price to Earning Ratio) là một trong những chỉ số tài chính cơ bản được sử dụng để định giá cổ phiếu, chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên một cổ phiếu. P/E cũng cho biết số năm nhà đầu tư sẽ hoá vốn khi đầu tư vào cổ phiếu với giả định lợi nhuận không đổi.


    Công thức định giá:

    P/E = Thị giá cổ phiếu / EPS


    Trong đó:


    P (Price): Thị giá cổ phiếu tại thời điểm định giá.

    EPS (Earning per share): Lợi nhuận ròng của cổ phiếu định giá.

    EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng lượng cổ phiếu thường đang lưu hành


    Ý nghĩa:

    • Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi ra cho một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu.


    • Giá trị bình thường được đưa ra đối với chỉ số P/E là từ 5 – 12. Tuy nhiên, không áp dụng với một số ngành đặc thù như bất động sản.


    Hạn chế:

    • Tuy là một phương pháp đơn giản nhưng phương pháp định giá P/E lại chỉ phát huy tác dụng trong giả định điều kiện như nhau như lợi nhuận doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh, lãi suất, điều kiện kinh tế…


    • Nếu EPS doanh nghiệp âm, công thức P/E không thể áp dụng.


    • Cần đánh giá trong thời gian dài hạn ( khoảng từ 3 năm trở nên) để có giá trị chính xác cao hơn.


    #3.4 Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền


    Phương pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền (Discount Cash Flow – DCF) được dựa vào giá trị nội tại của doanh nghiệp thông qua xác định luồng tiền ra vào trong quá trình hoạt động.


    Công thức:

    PV = FV / (1 + r)^n


    Trong đó:


    PV (Present Value): Giá trị hiện tại của cổ phiếu.

    FV (Future Value): Giá trị tương lai của một dòng tiền tại thời điểm hiện tại.

    r: Lãi suất chiết khấu.

    n: số năm tính toán giá trị cổ phiếu.


    Ý nghĩa:

    • Đây là phương pháp cơ bản xác định giá trị cổ phiếu gần nhất theo giá trị nội tại doanh nghiệp và linh hoạt trong việc áp dụng cho thay đổi dữ liệu chi phí và doanh thu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.


    Hạn chế:

    • Phương pháp chiết khấu dòng tiền yêu cầu nhiều số liệu về lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp nên có thể không có độ chính xác cao trong nhiều trường hợp, đặc biệt tính không ổn định của doanh nghiệp.


    #3.5 Định giá cổ phiếu theo tốc độ tăng trưởng


    Đây là phương pháp định giá cổ phiếu được đề cập bởi nhà đầu tư nổi tiếng Peter Lynch, và được xem là cách định giá cải tiến hơn so với phương pháp P/E nhờ việc thêm chỉ số tăng trưởng mong đợi vào công thức tính toán.


    Công thức:

    PEG = PE/ EPS Growth


    Trong đó:


    PE: là chỉ số P/E

    EPS Growth: là tốc độ tăng trưởng thu nhập theo ước tính EPS.


    Ý nghĩa:

    • Khi chỉ số P/E thấp có thể khiến nhiều người nghĩ cổ phiếu đang được định giá thấp và đáng giá để mua, tuy nhiên cách tính PEG theo tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp lại đưa ra một cái nhìn khác. Tỷ lệ PEG càng thấp thì việc cổ phiếu càng có khả năng bị định giá thấp so với kỳ vọng về doanh thu trong tương lai.


    • Theo Peter Lynch, thì P/E của một công ty và tốc độ tăng trưởng mong đợi nên tương ứng với nhau, điều này cho thấy một công ty có giá trị hợp lý với tỷ lệ PEG 1,0. Khi PEG > 1,0 thì được xem là định giá cao trong khi PEG < 1,0 thì được xem là định giá thấp.


    Hạn chế:

    • Độ chính xác của tỷ lệ PEG phụ thuộc và dữ liệu đầu vào và thường sử dụng tốc độ tăng trưởng trong dài hạn để có được độ chính xác cao hơn (từ 3 năm trở lên).


    4. Phần mềm định giá cổ phiếu phổ biến

    Hiện nay có rất nhiều phần mềm định giá cổ phiếu được phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, trong đó có cả phiên bản miễn phí và tính phí phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng. Dưới đây là 05 phần mềm phổ biến cho bạn tham khảo:


    #4.1  Phần mềm DiscoverCI



    DiscoverCI là một phần mềm nghiên cứu, phần tích và định giá cổ phiếu phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, bao gồm cả phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với việc áp dụng công nghệ AI.


    DiscoverCI cung cấp 03 gói sử dụng với mức phí và tính năng khác nhau gồm 9 USD/tháng (gói Screener), 14 USD/ tháng (gói Charting) và 17 USD/tháng (gói Pro). Bạn cũng có thể dùng thử miễn phí 30 ngày để đánh giá chất lượng phần mềm.


    #4.2 Phần mềm StockRover


    StockRover là một phần mềm phân tích và nghiên cứu cổ phiếu được đánh giá cao hiện nay với đa dạng công cụ, bao gồm dữ liệu đầu tư, biểu đồ, báo cáo nghiên cứu, công cụ sàng lọc cổ phiếu có thể tùy chỉnh… thích hợp cho nhiều thiết bị từ di động đến PC.


    StockRover cung cấp cả phiên bản miễn phí và tính phí cho người sử dụng với các tính năng tương ứng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.  


    #4.3 Phần mềm Stock Analysis


    Stock Analysis là phần mềm được phát triển từ năm 2019 bởi một nhóm 03 người hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, công nghệ và tài chính. Phần mềm sử dụng các dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp và lịch sử giá của cổ phiếu để đưa ra dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai.


    Stock Analysis cung cấp cả phiên bản miễn phí và nâng cao với mức phí khá thấp (9,99 USD/tháng) cho người sử dụng.


    #4.4 Phầm mềm MetaStock


    MetaStock là một phần mềm phân tích thị trường, cổ phiếu được phát triển từ năm 1985, cung cấp công cụ phân tích và biểu đồ cho trader độc lập một các hiệu quả trong suốt 37 năm hoạt động.


    MetaStock cung cấp các gói sản phẩm khác nhau phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng và sàn giao dịch riêng. Tuy nhiên mức phí nhiều sản phẩm khá cao so với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay.


    #4.5 Phần mềm Oldschoolvalue


    Oldschoolvalue là phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu được phát triển từ năm 2008. Phần mềm áp dụng cả phương pháp phân tích cơ bản và kỹ thuật để định giá giá trị nội tại của cổ phiếu.


    Tuy nhiên Oldschoolvalue là một trong những phần mềm có mức phí sử dụng cao trên thị trường với gói thấp nhất cho người đăng ký 2 năm là 39 USD/tháng và gói cao nhất là 59 USD/tháng. Trader có thể sử dụng miễn phí 07 ngày với tất cả các gói.


    Trên đây là những phần mềm định giá cổ phiếu tự động được đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, các phần mềm này lại chưa có hỗ trợ tiếng Việt nên trader cần đọc hiểu tiếng Anh tốt để có thể sử dụng hiệu quả.


    16533585983001


    5. Có công thức vạn năng để định giá cổ phiếu không?

    Những người tham gia thị trường đầu tư chứng khoán luôn tìm kiếm các công thức và phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả nhất có thể. Mặc dù đã có rất nhiều các công thức được phát triển theo thời gian, nhưng tất cả đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.


    Warren Buffett, huyền thoại đầu tư chứng khoán từng nói “Người nào cho rằng có thể định giá tất cả công ty là điều ảo tưởng”.


    Tuy không có công thức vạn năng để định giá cổ phiếu, nhưng bạn có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp với cách thức giao dịch (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.), nhóm ngành nghề (sản xuất, dịch vụ…) và thời điểm thị trường để đưa ra các dự đoán làm cơ sở cho việc mua bán.


    6. Những điều cần lưu ý khi xác định giá cổ phiếu

    Bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp định giá cổ phiếu mà phù hợp với khả năng và nguyên tắc đầu tư của mình, tuy nhiên cũng cần lưu ý những điều sau đi khi xác định giá cổ phiếu: 


    - Không có công thức vạn năng cho việc định giá cổ phiếu, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.


    - Nên kết hợp cả phương pháp phân tích cơ bản và kỹ thuật để định giá cổ phiếu nhằm có được xác suất chính xác cao hơn.


    - Các phương pháp định giá cổ phiếu chỉ đưa ra được kết quả ước đoán trong một khoảng thời gian nhất định với các dữ liệu đầu vào tại thời điểm định giá. Trong khi các dữ liệu thị trường và doanh nghiệp liên tục thay đổi khiến cho giá trị định giá có thể thay đổi bất cứ lúc nào.


    - Các phương pháp định giá khác nhau có thể đưa ra những kết quả khác nhau. Bạn cần phải tìm các công thức phù hợp nhất với cổ phiếu lựa chọn định giá, ví dụ phương pháp P/E không nên áp dụng cho doanh nghiệp bất động sản. 


    - Định giá cổ phiếu là một công việc cần đến khả năng thu thập, đánh giá dữ liệu, phân tích và nhận định thị trường cũng như doanh nghiệp. Dữ liệu càng chính xác thì càng cho kết quả đáng tin cậy.


    7. Lời kết

    Bài viết đã tổng hợp tất cả các thông tin cơ bản nhất về việc định giá cổ phiếu, đồng thời cung cấp những phương pháp và phần mềm định giá phổ biến được sử dụng hiện nay. Hy vọng bạn đọc có thể tìm ra được công thức định giá phù hợp nhất với chiến lược đầu tư của mình.


    ▌ Các bài liên quan đến [Cách định giá cổ phiếu]


         Kiến thức liên quan đến định giá cổ phiếu

     ------------------------------------------------------------------------------

        ▌ Một số cổ phiếu hàng đầu thế giới

     ------------------------------------------------------------------------------


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad