Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Ichimoku là gì? Cách sử dụng Mây Ichimoku để nắm bắt tín hiệu giao dịch

    9 Phút
    Cập nhật 19/06/2023 09:24

    Các chỉ báo kỹ thuật được phát triển nhiều hơn theo thời gian để đáp ứng nhu cầu phân tích kỹ thuật của trader. Tuy nhiên, mỗi loại chỉ báo đem lại những hiệu quả khác nhau với từng chiến lược đầu tư và khả năng phân tích của người sử dụng.


    Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một trong những chỉ báo được ưa thích bởi cả trader mới tham gia thị trường đến những nhà đầu tư chuyên nghiệp “Mây Ichimoku”.


    1. Mây Ichimoku là gì? Lịch sử ra đời của Ichimoku

    Mây Ichimoku (Ichimoku cloud) là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để nhận biết các điểm kháng cự, hỗ trợ và xu hướng giá của một sản phẩm tài chính như cổ phiếu, forex, hàng hoá, tiền ảo… 


    Thông qua một tập hợp những đường trung bình với những điểm giao cắt trên biểu đồ giá, chỉ báo dự đoán những vùng kháng cự và hỗ trợ trong tương lai cũng như khả năng đảo chiều xu hướng.


    Lịch sử ra đời của mây Ichimoku


    Mây Ichimoku được tạo ra bởi ông Goichi Hosoda, một nhà báo Nhật Bản vào cuối thập niên 1930s. Ông dành 30 năm để hoàn thiện chỉ báo kỹ thuật này trước khi phát hành công khai vào cuối thập niên 1960s.


    Ichimoku cung cấp nhiều dữ liệu cho người sử dụng hơn là những mẫu hình nến tiêu chuẩn. Mặc dù ban đầu nhìn có vẻ phức tạp với nhiều đường chỉ báo cùng xuất hiện với nhau, nhưng sau khi tìm hiểu chi tiết ý nghĩa và cách sử dụng, trader sẽ cảm thấy dễ hiểu và tận dụng được lợi thế mây Ichimoku mang lại.


    2. Cấu thành chi tiết của Ichimoku

    Mỗi thành phần trong chỉ báo mây Ichimoku biểu thị một hành động giá khác nhau và được tính toán tương ứng. 


    Minh hoạ Mây Ichimoku

    Minh hoạ Mây Ichimoku (Nguồn: Mitrade)


    Có 05 đường trong chỉ báo mây Ichimoku với những màu sắc khác nhau (được thiết lập mặc định, có thể tùy chỉnh bởi người sử dụng):


    - Đường Tenkan Sen (đường chuyển đổi): đường tín hiệu biểu thị mức kháng cự, hỗ trợ và đảo chiều giá sản phẩm. Hướng di chuyển (hướng lên hay hướng xuống) của đường Tenkan-sen còn thể hiện xu hướng thị trường.


    Cách tính:

    (Mức giá cao nhất chu kỳ 9 phiên + mức giá thấp nhất chu kỳ 9 phiên) / 2


    - Đường Kijun Sen (đường cơ sở): đường xu hướng biểu thị điểm kháng cự, hỗ trợ và dự báo vận động xu hướng giá trong tương lai. Nếu giá nằm trên đường Kijun-sen, thì có xu hướng tiếp tục tăng và ngược lại, nếu giá nằm dưới đường cơ sở thì có thể tiếp tục giảm. Đường Kijun-sen còn được sử dụng trong lệnh “trailing stops” (dừng lỗ dưới).


    Cách tính:


    (Mức giá cao nhất chu kỳ 26 phiên + mức giá thấp nhất chu kỳ 26 phiên) / 2


    - Đường Senkou Span A: là đường dự báo tương lai trước 26 phiên và tạo thành một đường biên của đám mây Ichimoku.


    Cách tính:

    (Tenkan-sen + Kijun-sen) / 2


    - Đường Senkou Span B: giống như đường Senkou Span A, đây là đường dự báo tương lai trước 26 phiên và tạo thành một đường biên của đám mây Ichimoku.


    Cách tính:


    (Mức giá cao nhất chu kỳ 52 phiên + mức giá thấp nhất chu kỳ 52 phiên) / 2


    Khi đám mây (Kumo) được tạo thành bởi 02 đường Senkou span mà mức giá cao hơn đường Senkou Span thì đường biên mây trên sẽ đóng vai trò như đường hỗ trợ thứ nhất và đường biên mây dưới trở thành đường hỗ trợ thứ 2. Khi giá thấp hơn đường Senkou Span thì đường biên dưới trở thành mức kháng cự thứ nhất và đường biên trên trở thành mức kháng cự thứ 2.


    - Đường Chikou span (đường trễ): đây là đường giúp trader so sánh vận động của giá hiện tại so với vận động của 26 phiên trước đó.


    Cách tính:


    Giá đóng cửa hiện tại của sản phẩm nhưng vẽ lùi lại 26 phiên (chu kỳ được chọn)


    3. Cách sử dụng Ichimoku để tìm tín hiệu giao dịch

    Mây Ichimoku có thể tạo ra một khung giao dịch đáng tin cậy cho nhà đầu tư. Với các đường tín hiệu và xu hướng kết hợp trong một chỉ báo cung cấp nhiều thông tin để trader dự báo xu hướng giá và tìm điểm mua bán.


    • Xu hướng tăng


    # Tín hiệu tăng 1


    - Chỉ báo mây Ichimoku thể hiện xu hướng tăng rõ nhất khi xuất hiện xu hướng đám mây xanh (đường Senkou Span A nằm phía trên đường Senkou Span B).


    - Giá (nến Nhật) nằm phía trên dải mây Kumo.


    Lưu ý: Độ dốc dải mây Kumo xanh và độ rộng mây càng lớn thì thể hiện xu hướng tăng càng mạnh. 


    đường Senkou Span A nằm phía trên đường Senkou Span B


    # Tín hiệu tăng 2

    - Khi đường tín hiệu (Tenkan Sen) hướng lên trên sẽ báo hiệu xu hướng đảo chiều tăng, và thể hiện rõ hơn khi đường tín hiệu cắt lên đường cơ sở (Kijun Sen).


    - Giá nằm phía trên đường tín hiệu. 


    đường tín hiệu (Tenkan Sen) hướng lên trên sẽ báo hiệu xu hướng đảo chiều tăng


    Lưu ý: Khi tín hiệu tăng thứ 2 kết hợp với tín hiệu tăng số 1 (đường tín hiệu cắt lên đường cơ sở và xuất hiện đám mây Kumo xanh phía trước) thì xu hướng tăng sẽ có độ xác nhận cao hơn.


    • Xu hướng giảm


    # Tín hiệu giảm 1


    - Đám mây Kumo đỏ xuất hiện (đường Senkou Span B nằm phía trên đường Senkou Span A) sẽ dự báo về xu hướng giảm giá xuất hiện.


    - Giá nằm phía dải mây Kumo.  


    Lưu ý: Độ dốc dải mây Kumo đỏ và độ rộng mây càng lớn thì thể hiện xu hướng giảm càng mạnh. 


    đường Senkou Span B nằm phía trên đường Senkou Span A


    # Tín hiệu giảm 2


    - Khi đường tín hiệu (Tenkan Sen) hướng xuống sẽ báo hiệu xu hướng đảo chiều giảm, và thể hiện rõ hơn khi đường tín hiệu cắt xuống đường cơ sở (Kijun Sen).


    - Giá nằm phía dưới đường tín hiệu. 


    Tenkan Sen) hướng xuống sẽ báo hiệu xu hướng đảo chiều giảm, và thể hiện rõ hơn khi đường tín hiệu cắt xuống đường Kijun Sen


    Lưu ý: Khi tín hiệu giảm thứ 2 kết hợp với tín hiệu giảm số 1 (đường tín hiệu cắt xuống đường cơ sở và xuất hiện đám mây Kumo đỏ phía trước) thì xu hướng giảm sẽ có độ xác nhận cao hơn.


    • Xu hướng đi ngang/ không rõ xu hướng

    - Khi dải mây Kumo hẹp hay giá nằm trong mây Kumo thì thường sẽ có xu hướng đi ngang hoặc xu hướng chưa rõ ràng.


    - Khi đường tín hiệu và đường cơ sở nằm ngang, đặc biệt đường cơ sở thì giá cũng có xu hướng đi ngang hoặc không rõ xu hướng.

     

    đường tín hiệu và đường cơ sở nằm ngang


    Như vậy, khi sử dụng chỉ báo mây Ichimoku để tìm kiếm tín hiệu giao dịch thì trader nên chú ý để dải mây và hai đường tín hiệu và cơ sở. Đường trễ thường đưa ra tín hiệu chậm và không rõ ràng như 04 đường còn lại. Nhiều trader có thể ẩn đường trễ để chỉ báo đỡ nhiễu hơn.


    - Khi xác định xu hướng tăng, trader có thể mở lệnh mua và bán khi xác định xu hướng giảm.


    - Khi xu hướng đi ngang hoặc không rõ ràng thì trader nên kiên nhẫn chờ đợi mà không giao dịch thời điểm này. 


    - Lưu ý quản trị rủi ro với lệnh dừng lỗ để giảm thua lỗ khi giá đi ngược xu hướng.


    4. Những hạn chế của chỉ báo Ichimoku

    Bên cạnh những ưu điểm của chỉ báo Ichimoku thì cũng tồn tại những hạn chế mà trader cần lưu ý khi sử dụng, bao gồm:


    • Giống như nhiều chỉ báo khác, mây Ichimoku cũng dựa trên dữ liệu giá trong quá khứ để đưa ra những tín hiệu xu hướng tương lai và điều này có thể tạo ra những tín hiệu sai vì lịch sử giá không luôn luôn lặp lại.


    • Quá nhiều đường trong chỉ báo mây Ichimoku có thể khiến cho trader khó nhớ và phân tích tín hiệu, đặc biệt những trader mới tham gia thị trường chưa có kiến thức về chỉ báo kỹ thuật.


    • Phụ thuộc vào khung thời gian mà trader lựa chọn, chỉ báo có thể đưa ra những xu hướng trong khoảng thời gian khác nhau và có thể không chính xác với xu hướng trong dài hạn.


    Để khắc phục những hạn chế của chỉ báo Ichimoku thì trader có thể kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để phân tích và đưa ra nhận định hiệu quả hơn.


    5. Kết hợp Ichimoku với các chỉ số khác

    Kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác nhau trong phân tích xu hướng giá sản phẩm sẽ cho trader nhiều thông tin hơn để đánh giá. Đối với chỉ báo Ichimoku thì kết hợp phổ biến nhất là với chỉ báo RSI, MACD.


    # Kết hợp Ichimoku và RSI 


    Kết hợp Ichimoku và RSI


    - Dựa vào xu hướng giá từ chỉ báo Ichimoku, trader có thể xem xét xu hướng của RSI để tăng độ tin cậy.


    Ví dụ như với chỉ số S&P 500, đường tín hiệu cắt lên đường cơ sở và giá nằm phía trên đường tín hiệu, cho thấy xu hướng tăng giá. 


    Tuy nhiên, đám mây Kumo đỏ vẫn khá lớn và giá chưa thoát khỏi mây dù xu hướng đang tăng. Nhưng từ chỉ báo RSI cho thấy xu hướng đi từ vùng quá bán đi lên và thể hiện xu hướng tăng. Như vậy, trader có thể mở lệnh mua thăm dò tại đây.


    Mặc dù giá đã vượt lên trên mây và dẫn xuất hiện dải mây Kumo xanh phía trước cho thấy xu hướng tăng, nhưng chỉ báo RSI lại đi vào vùng quá mua, thì tại đây có thể là điểm bán cho trader.


    # Kết hợp Ichimoku với MACD


    Kết hợp Ichimoku với MACD


    - Dựa vào xu hướng giá trong chỉ báo MACD và xu hướng giá từ chỉ báo Ichimoku, trader có thể xác định điểm mua bán tương ứng.


    Ví dụ trong biểu đồ giá cặp tiền tệ USD/JPY, chỉ báo Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá khi giá vượt ra khỏi đám mây xanh và đường tính hiệu cũng cắt lên đường cơ sở. Đồng thời đường MACD cũng cho tín hiệu tăng khi đường MACD cắt lên đường tín hiệu. Vậy, trader có thể mở lệnh mua tại đây.


    Tuy nhiên trong xu hướng tăng giá của USD/JPY, cho thấy hiệu hiệu phân kỳ với đường MACD, đồng thời chỉ báo Ichimoku cũng cho thấy xu hướng chững lại và có thể đi ngang. Vì vậy, trader nên đóng lệnh mua đã mở trước đó tại đây.


    Ngoài ra việc kết với với chỉ báo RSI và MACD, trader có thể kết hợp với các chỉ báo khác như các đường trung bình MA, EMA… Mặc dù việc kết hợp chỉ báo có thể tăng độ tin cậy trong dự đoán xu hướng nhưng cũng không đảm bảo chắc chắn hoàn toàn nên trader vẫn cần phải lưu ý quản trị rủi ro khi giao dịch.


    6. Lời kết

    Chỉ báo Ichimoku cũng giống như nhiều chỉ báo kỹ thuật khác trong việc dự báo điểm kháng cự, hỗ trợ và đảo chiều xu hướng nhưng thể hiện thông tin thông qua các đám mây Kumo và đường tín hiệu.


    Không thể khẳng định chỉ báo nào tốt hơn chỉ báo nào trong phân tích kỹ thuật nhưng việc sử dụng thành thạo các chỉ báo và kết hợp theo chiến lược đầu tư của từng trader có thể tăng hiệu quả giao dịch


    ▌ Các bài liên quan đến [Ichimoku]



    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad