Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Sóng Elliott là gì? Hướng dẫn sử dụng sóng Elliott trong giao dịch

    13 Phút
    Cập nhật 13/06/2023 06:52

    Sự đa dạng của các phương pháp phân tích kỹ thuật trong đầu tư tài chính giúp cho trader có nhiều lựa chọn phù hợp với chiến lược đầu tư cũng như khả năng chuyên môn của mình. 


    Một trong những phương pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả là sóng Elliott.


    Vậy sóng Elliott là gì? Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu chi tiết về sóng Elliotthướng dẫn cách sử dụng sóng Elliott trong giao dịch đầu tư tài chính.


    1. Sự ra đời của lý thuyết sóng Elliott

    Lý thuyết sóng Elliott được phát triển bởi Ralph Nelson Elliott từ giữa thập niên 1930s, một kế toán và tác giả người Mỹ. 


    Sau khi buộc phải nghỉ hưu do điều kiện sức khoẻ, ông đã dành thời gian để nghiên cứu dữ liệu cổ phiếu trong vòng 75 năm theo các khung thời gian khác nhau: theo phút , theo giờ, theo ngày, tuần, tháng và năm. Ông đã phát hiện ra rằng giá của cổ phiếu và chỉ số di chuyển theo các chu kỳ và tạo nên mẫu sóng rõ ràng trong khi phân tích.


    Lý thuyết sóng Elliott có sự danh tiếng vào năm 1935 khi ông Elliott đưa ra dự báo về đáy của thị trường chứng khoán. Kể từ đó, nó đã trở thành phương pháp ưa thích của hàng ngàn nhà quản lý đầu tư danh mục và nhà đầu tư các nhân.


    Ông đã phát triển mô hình sóng Elliott, mô tả cụ thể các nguyên tắc, cách thức nhận ra, dự đoán và vận dụng những mô hình sóng này. 


    Năm 1938, ông đã viết về nó trong cuốn sách của mình "The Wave Principle" (Nguyên lý sóng). Ông cẩn trọng ghi chú rằng những mô hình sóng này không cung cấp bất cứ sự chắc chắn nào về vận động giá trong tương lai, thay vào đó là việc giúp đưa ra các xác xuất về hành động thị trường tương lai.


    Ngoài ra, công ty độc lập lớn nhất thế giới chuyên dự đoán thị trường và phân tích tài chính mang tên Elliott Wave International, cũng chủ yếu dựa trên lý thuyết sóng Elliott trong các bài phân tích và dự đoán của mình.


    2. Sóng Elliott là gì?

    Sóng Elliott là một lý thuyết sử dụng trong phân tích kỹ thuật một sản phẩm tài chính như cổ phiếu, chứng khoán, forex hoặc hàng hóa. Theo lý thuyết này, giá của một sản phẩm tài chính di chuyển theo một số sóng sin và tạo nên mẫu sóng rõ ràng theo thời gian. Mỗi sóng Elliott được coi là một phần của một chu kỳ hữu hạn và các sóng được xác định bởi các tỷ lệ Fibonacci.


    Ưu điểm:

    •  Phân tích đồng bộ: Theo lý thuyết sóng Elliott, giá của một sản phẩm tài chính di chuyển theo một số sóng sin, giúp cho việc phân tích giá cả trở nên logic và đồng bộ.


    • Xác định xu hướng: Sử dụng sóng Elliott giúp xác định xu hướng của giá trong tương lai, điều này có thể giúp cho việc quản lý rủi ro và đầu tư hiệu quả hơn.


    • Dễ sử dụng: Sóng Elliott cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho việc phân tích giá, giúp cho việc hiểu và áp dụng dễ dàng hơn so với các phương pháp khác.


    Nhược điểm:

    • Sự phức tạp: sóng Elliott yêu cầu một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và một trình độ cao của phân tích kỹ thuật, điều này có thể là một thách thức cho những người mới bắt đầu.


    • Thiếu chính xác: Cũng giống như nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật khác, sóng Elliott có thể không chính xác trong một số trường hợp hoặc đưa ra các tín hiệu sai.


    • Tính chất chủ quan: sóng Elliott dựa trên sự chủ quan của nhà phân tích và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản như sự kiện kinh tế, chính trị và xã hội.


    3. Các mô hình sóng Elliott

    Các mô hình sóng Elliott là các hình dạng đặc biệt của sóng Elliott mà các nhà phân tích thị trường sử dụng để dự đoán xu hướng và giá của một sản phẩm tài chính. Theo đó, xu hướng vận động giá sẽ được chia làm 02 loại sóng cơ bản nối tiếp nhau:

    (1)   Giai đoạn sóng động lực (05 sóng: từ sóng 01 đến sóng 05)

    (2)   Giai đoạn sóng điều chỉnh (03 sóng: sóng A, B, C)


    Các chu kỳ sóng có thể tìm thấy ở các khung thời gian khác nhau và chia làm nhiều cấp độ. Nói cách khác, mỗi chu kỳ sóng lớn có thể được tạo thành từ các chu kỳ sóng nhỏ hơn.

    Ví dụ: 


    Các chu kỳ sóng Elliott có thể được tóm tắt trong bảng dưới đây:


    Tên chu kỳ

    Thời gian

    Grand supercycle

    Nhiều thế kỷ

    Supercycle

    40 ~ 70 năm

    Cycle

    Từ 1 năm đến hàng chục năm

    Primary

    Từ vài tháng ~ 2 năm

    Intermediate

    Từ vài tuần đến vài tháng

    Minor

    Vài tuần

    Minute

    Vài ngày

    Minuette

    Vài giờ

    Subminutte

    Vài phút


    Theo các nguyên lý sóng thì các mô hình sóng Elliott chính có thể chia ra thành các dạng dưới đây: 


    #3.1 Sóng động lực (Impulse wave - 12345): Sóng động lực gồm 05 sóng nhỏ tạo thành một mô hình vận động giá di chuyển cùng hướng với xu hướng chính. Sóng động lực di chuyển hướng lên trong xu hướng tăng và di chuyển hướng xuống trong xu hướng giảm.


    Ví dụ: 

    Sóng động lực (Impulse wave - 12345)


    #3.2 Sóng điều chỉnh (Corrective wave - ABC): Sóng điều chỉnh gồm 03 sóng nhỏ ký hiệu là sóng A, B, C, nối tiếp theo 05 sóng động lực và đảo chiều xu hướng so với 05 sóng này.


    Ví dụ:  

    Sóng điều chỉnh (Corrective wave - ABC)


    #3.3 Sóng tam giác (Triangle wave - ABCDE): Sóng tam giác thể hiện xu hướng đi ngang của giá, bao gồm 05 sóng ký hiệu A, B, C, D, E. Có 04 loại sóng tam giác bao gồm: sóng tăng dần, sóng giảm dần, sóng thu hẹp và sóng mở rộng.


    Ví dụ: 

    Sóng tam giác (Triangle wave - ABCDE)


    #3.4 Sóng đôi kết hợp (Double Combo wave - WXY): Sóng đôi kết hợp là kết hợp của 02 mô hình sóng điều chỉnh, thể hiện xu hướng đi ngang của giá.


    Ví dụ: 

    Sóng đôi kết hợp (Double Combo wave - WXY)


    #3.5 Sóng ba kết hợp (Triple Combo wave - WXYXZ): Sóng ba kết hợp bao gồm 03 mô hình sóng điều chỉnh trong lý thuyết sóng Elliott, thể hiện xu hướng đi ngang.


    Ví dụ: 

    Sóng ba kết hợp (Triple Combo wave - WXYXZ)


    05 mô hình sóng này được tích hợp trong hầu hết công cụ phân tích kỹ thuật trên nền tảng giao dịch cung cấp bởi các công ty môi giới. 


    Để hiểu rõ hơn về sóng Elliott, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci trong nội dung tiếp theo của bài viết, trước khi tìm hiểu các vẽ sóng Elliott.


    4. Sóng Elliott và Fibonacci

    Sóng Elliott và Fibonacci là hai phương pháp phân tích giá trong tài chính, được sử dụng để dự đoán xu hướng và mức giá của các sản phẩm tài chính.


    Trong lý thuyết sóng Elliott, các sóng được phân tích để xác định xu hướng và mức giá dự đoán. Các sóng này được chia thành các phần nhỏ hơn, và tỷ lệ giữa các phần nhỏ này được tính bằng các số trong chuỗi Fibonacci.



    Do đó, có thể nói rằng có một sự liên quan giữa sóng Elliott và Fibonacci, vì các tỷ lệ Fibonacci được sử dụng trong lý thuyết sóng Elliott để phân tích và dự đoán giá. Tuy nhiên, sóng Elliott và Fibonacci cũng có thể được sử dụng độc lập với nhau.


    Để cụ thể mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci, chúng ta sẽ thực hành vẽ sóng Elliott với tỷ lệ Fibonacci tương ứng cho từng mô hình trong nội dung tiếp theo của bài viết.


    5. Hướng dẫn cách vẽ sóng Elliott

    Để vẽ một sóng Elliott, trader có thể thực hiện theo các bước sau:


    • Xác định xu hướng chính: Xác định hướng của xu hướng chính bằng cách phân tích di chuyển giá của thị trường trong một khung thời gian cụ thể.


    • Xác định mẫu sóng: Sóng Elliott được tạo thành từ năm sóng nhỏ hơn theo hướng của xu hướng chính và ba sóng điều chỉnh đối với nó. Xác định các sóng này bằng cách tìm kiếm di chuyển giá định kỳ trong thị trường.


    • Lựa chọn mô hình sóng trong công cụ phân tích kỹ thuật. 


    • Kết hợp với công cụ vẽ Fibonacci để xác định bước sóng. 


    Ví dụ: 


    1️⃣ 5.1 Vẽ mô hình sóng động lực

    Hướng dẫn:

    • Sóng 1, 3, và 5 là các sóng động lực (tăng hoặc giảm theo xu hướng thị trường; sóng 2 và 4 là sóng chỉnh trong mô hình sóng động lực (đi ngược chiều xu hướng chính).


    • Đáy của sóng 2 phải cao hơn đáy của sóng 1 trong xu hướng tăng; hoặc đỉnh của sóng 2 phải thấp hơn đỉnh của sóng 01 trong xu hướng giảm.


    •  Sóng 3 thường là sóng dài nhất trong 03 sóng động lực ( 1, 3, 5), hay nói cách khác không thể ngắn hơn sóng 1 và sóng 5. Đỉnh của sóng 03 phải cao hơn đỉnh của sóng 1 trong xu hướng tăng; hoặc đáy của sóng 3 phải thấp hơn đáy của sóng 1 trong xu hướng giảm.


    • Sóng 4 không được trùng với vùng giá của sóng 1. Tương tự, đáy của sóng 4 phải cao hơn đáy của sóng 2 trong xu hướng tăng; hoặc đỉnh của sóng 4 phải thấp hơn đỉnh của sóng 2 trong xu hướng giảm.


    • Sóng 5 kết thúc với đỉnh sóng cao nhất trong xu hướng tăng hoặc đáy thấp nhất trong xu hướng giảm.


    Tỷ lệ Fibonacci tương ứng:

    • Sóng 2: tỷ lệ 50%, 61.8%, 76.4%, hoặc 85.4% so với sóng 1

    • Sóng 3: tỷ lệ 161.8%, 200%, 261.8%, hoặc 323.6% so với sóng 1-2

    • Sóng 4: tỷ lệ 14.6%, 23.6%, or 38.2% so với sóng 3 nhưng không quá 50%

    • Có những cách khác nhau để đo lường sóng 5. Đầu tiên, sóng 5 nghịch đảo ở mức thoái lui 123.6 – 161.8% so với sóng  4. Thứ 2, sóng 5 tương ứng tỷ lệ với sóng 1. Thứ 3, sóng 5 bằng 61.8% so với sóng 1-3.


    Biểu đồ giá vàng

    Biểu đồ giá vàng (Nguồn: Mitrade)


    2️⃣ 5.2 Vẽ mô hình sóng điều chỉnh

    Có 02 loại sóng điều chỉnh đơn là sóng Zigzag (5-3-5) và Flat (3-3-5)


    5.2.1 Sóng Zigzag: theo cấu trúc 5-3-5


    Hướng dẫn:

    - Phân vùng sóng A và C thường là sóng 5 trong mô hình sóng động lực.


    - Sóng A và C nằm song song với nhau và có độ dài lớn hơn sóng B.


    - Trong xu hướng điều chỉnh tăng thì đáy của sóng B phải cao hơn đáy của sóng A còn đỉnh của sóng C phải cao hơn đỉnh của sóng A. Ngược lại trong xu hướng điều chỉnh giảm thì đỉnh của sóng B phải thấp hơn đỉnh của sóng A và đáy của sóng C phải thấp hơn đáy của sóng B.


    Tỷ lệ Fibonacci tương ứng:

    - Sóng B bằng 50%, 61.8%, 76.4% hoặc 85.4% của sóng A.

    - Sóng C bằng 61.8%, 100%, hoặc 123.6% của sóng A.

    - Nếu sóng C bằng 161.8% của sóng A, sóng C có thể là sóng 3 hoặc sóng 5 trong mô hình sóng động lực.


    Ví dụ: 

    Biểu đồ giá dầu WTI

    Biểu đồ giá dầu WTI (Nguồn: Mitrade)


    5.2.2 Sóng Flat: theo cấu trúc 3-3-5. 


    Sóng điều chỉnh Flat tương tự như sóng Zigzag nhưng có hướng đi ngang hay không rõ xu hướng như với sóng Zigzag.


    Hướng dẫn:

    - Sóng A và sóng B trường nằm trong phân vùng sóng 3.


    - Sóng C nằm trong phân vùng sóng 5.


    - Trong xu hướng điều chỉnh tăng thì đáy của sóng A và đáy của sóng B gần bằng nhau, còn đỉnh của sóng A và đỉnh của sóng C thì gần bằng nhau. Ngược lại trong xu hướng giảm thì đỉnh của sóng A và đỉnh của sóng B gần bằng nhau, còn đáy của sóng A và đáy của sóng C gần bằng nhau.


    Tỉ lệ Fibonacci tương ứng:

    - Sóng B bằng 90% của sóng A.

    - Sóng C bằng 61.8%, 100%, or 123.6% của sóng A, B.


    Ví dụ: 


    Biểu đồ giá cặp ngoại hối EUR/USD

    Biểu đồ giá cặp ngoại hối EUR/USD (Nguồn: Mitrade)


    Trên đây là hướng dẫn cách vẽ các mô hình sóng cơ bản nhất trong lý thuyết sóng Elliott. Chỉ cần nắm vững các phương pháp vẽ sóng cơ bản này, trader có thể vẽ các mô hình sóng kết hợp khác một cách dễ dàng. 


    Việc sử dụng Fibonacci trong vẽ sóng Elliott sẽ giúp cho trader xác định xu hướng, điểm kháng cự và hỗ trợ dễ dàng và đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, trader hoàn toàn có thể vẽ Elliott mà không dùng đến Fibonacci hoặc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác để kết hợp với mô hình sóng Elliott như MACD hay RSI


    Việc vẽ sóng Elliott yêu cầu trader cần phải thực hành nhiều để có thể nhận ra xu hướng sóng chính xác và phân tích hiệu quả hơn. Trong mục 7 của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 03 cuốn sách từ cơ bản đến nâng cao về sóng Elliott để bổ sung kiến thức cần có cho trader khi sử dụng phương pháp này.


    6. Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

    Để thực hiện giao dịch theo sóng Elliott, trader có thể theo các bước hướng dẫn dưới đây:


    • Lựa chọn khung thời gian: Vì sóng Elliott có thể áp dụng với nhiều khung thời gian khác nhau từ khung thời gian theo phút cho đến theo năm, nên trader cần lựa chọn khung thời gian để vẽ sóng Elliott theo chiến lược đầu tư ngắn, trung hoặc dài hạn. 


    • Xác định sóng Elliott: Phân tích biểu đồ giá để xác định các sóng Elliott, nên kết hợp Fibonacci để chia chúng thành các sóng đồng đều với điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi sóng.


    • Đánh giá xu hướng: Xác định xu hướng của các sóng và đánh giá mức giá tương lai dựa trên lý thuyết sóng Elliott.


    • Chọn giao dịch: Chọn giao dịch mua hoặc bán dựa trên dự đoán giá cả và xu hướng của các sóng.


    • Theo dõi giao dịch: Theo dõi giao dịch của bạn và cập nhật lại dự đoán giá cả và xu hướng sóng Elliott theo thời gian.


    Ví dụ: 


    16758494194000


    Trong biểu đồ giá Bitcoin, trader giao dịch ngắn hạn có thể khung thời gian 30 phút và dự đoán xu hướng giá tiếp theo của Bitcoin (giai đoạn sóng 5), với mức giá ở vùng 2,618 của Fibonacci hay vùng giá 23.000 USD. Khi đó trader có thể mua khi tín hiệu kết thúc sóng 4 diễn ra, tạo đáy và đảo chiều đi lên.  


    Trong biểu đồ giá Bitcoin, trader giao dịch ngắn hạn có thể khung thời gian 30 phút và dự đoán xu hướng giá tiếp theo của Bitcoin (giai đoạn sóng 5), với mức giá ở vùng 2,618 của Fibonacci hay vùng giá 23.000 USD. Khi đó trader có thể mua khi tín hiệu kết thúc sóng 4 diễn ra, tạo đáy và đảo chiều đi lên.  


    Lưu ý:

    - Sóng số 3 thường là sóng dài nhất trong mô hình sóng Elliott, vì vậy, trader có thể lựa chọn giao dịch trong vùng sóng số 3 để an toàn hơn so với các sóng ngắn số 2 hoặc số 4.


    - Giao dịch trên thị trường chứng khoán luôn có mức độ rủi ro cao và không phải lý thuyết nào cũng đảm bảo kết quả tốt. Chỉ giao dịch với số tiền mà bạn có thể chấp nhận mất và hãy luôn làm rõ nghiên cứu của mình trước khi giao dịch.


    - Việc sóng Elliott có thể đi theo các mô hình khác nhau trong một giai đoạn nhất định (ví dụ sóng điều chỉnh hai hoặc ba kết hợp) khiến việc phân tích xu hướng trở lên khó khăn hơn, đặc biệt với người mới tham gia thị trường. Vì vậy, trader luôn phải sử dụng lệnh stop loss để quản trị rủi ro khi giao dịch.


    7. Sách hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

    Với lịch sử phát triển từ năm 1930 thì lý thuyết sóng Elliott đã được viết trong rất nhiều cuốn sách khác nhau bởi các tác giả, nhà đầu tư nổi tiếng. Lựa chọn và đọc những cuốn sách này sẽ cung cấp cho trader một hiểu biết sâu sắc hơn trong quá trình sử dụng sóng Elliott để giao dịch. Dưới đây là 03 cuốn tác phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:


    #7.1 Nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Principle) bởi AJ. Frost và Robert Prechter. Sách cung cấp các nguyên tắc cơ bản của sóng Elliott, các mẫu sóng và cách phân tích chúng. 


    Nó bao gồm các kỹ thuật để xác định và theo dõi xu hướng giá và cung cấp các lời khuyên về cách thực hiện giao dịch. Cuốn sách này rất hữu ích cho những người mới tìm hiểu về sóng Elliott trong giao dịch và phân tích tài chính.


    #7.2 Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott (Visual Guide To Elliott Wave Trading) được viết bởi 02 tác giả: Wayne Gorman và Jefferey Kenedy cũng là chuyên gia phân tích của hãng Elliott Wave International. 


    Đây cũng là cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt, dễ dàng cho người đọc sử dụng. Cuốn sách phù hợp với bạn đọc đã quen thuộc và có kiến thức cơ bản với lý thuyết sóng Elliott và muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn.


    #7.3 Trading the Elliott Waves:  Winning Strategies for Timing Entry & Exit Moves của tác giả Tony Plummer. (Giao dịch theo sóng Elliott: Chiến lược thành công cho điểm vào và ra). 


    Nó trình bày cách sử dụng sóng Elliott để phân tích và dự báo xu hướng giá của các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, hàng hóa, chỉ số. Sách nói về các nguyên tắc cơ bản của sóng Elliott, các mẫu sóng và cách phân tích chúng. 


    Ngoài ra, nó cung cấp các kỹ thuật để xác định và theo dõi xu hướng giá và cung cấp các lời khuyên về cách thực hiện giao dịch. Cuốn sách có thể phù hợp hơn với người đã có kiến thức cơ bản về sóng Elliott. 


    8. Lời kết

    Lý thuyết sóng Elliott là một phương pháp phân tích kỹ thuật nổi tiếng và có tính hiệu quả cao trong đầu tư tài chính. Tuy nhiên, việc sử dụng và áp dụng trong giao dịch có thể là một thách thức với những người mới tham gia thị trường. 


    Việc tìm hiểu từ cơ bản đến nâng cao và thông qua thực hành sẽ giúp cho trader thành thạo hơn và tăng hiệu suất đầu tư với xác suất dự đoán xu hướng đúng cao hơn. 



    ▌ Các bài liên quan đến [Sóng Elliott]


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad