VN30 là gì? Chỉ số VN30 gồm những mã nào?

13 Phút
Chỉ số chứng khoán châu Á
Cập nhật 25/05/2023 06:52
Tác giả
Chuyên gia duyệt bài

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, đặc biệt là giao dịch qua Sàn HOSE, bên cạnh chỉ số chính VN-Index, VN30 cũng là một trong những chỉ số bạn sẽ bắt gặp rất thường xuyên khi tham vấn ý kiến từ chuyên gia hoặc được nhắc đến nhiều trong các báo cáo khuyến nghị - phân tích thị trường. 


Vậy VN30 là gì? VN30 có tầm quan trọng như thế nào? VN30 gồm những mã nào và điều kiện để vào VN30 ra sao? 


Bài viết chi tiết bên dưới sẽ giúp các nhà đầu tư mới hiểu rõ cặn kẽ về chỉ số VN30 và cách tham khảo chỉ số này trong quá trình tìm kiếm phương án đầu tư phù hợp. 


1. VN30 là gì?

  • VN30 là gì?

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VNIndex là chỉ số quan trọng nhất, phản ánh xu hướng biến động của tất cả cổ phiếu niêm yết lớn trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE). 


Trong số 410 công ty đang niêm yết trên HOSE, người ta thành lập một bộ chỉ số chuyên biệt dựa trên các phương pháp sàng lọc khắt khe, bao gồm các chỉ số như VN30, VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare. Trong đó, VN30 là chỉ số Largecaps (các cổ phiếu vốn hóa cao) đầu tiên được HOSE triển khai và là chỉ số Largecaps quan trọng nhất. 


Cụ thể hơn, VN30 là rổ cổ phiếu chọn lọc 30 cổ phiếu tốt nhất thị trường, được sàng lọc mỗi 6 tháng (tháng 1 và tháng 7 hàng năm) linh hoạt dựa trên nhiều tiêu chí như vốn hóa thị trường, khối lượng…Thông thường, 30 cổ phiếu thuộc VN30 có giá trị vốn hóa chiếm 60 - 80% tổng giá trị vốn hóa của VNIndex.


Một số thông tin đáng chú ý về chỉ số VN30


Thời gian bắt đầu triển khai

6/2/2012

Số lượng cổ phiếu

30

Loại cổ phiếu thành phần

Blue-chip trên sàn HOSE

Thời gian sàng lọc định kỳ

6 tháng/lần

Tỷ giá hiện tại

1.046 điểm (cập nhật : 16/03/2023)


  • Ý nghĩa của chỉ số VN30

Vì là chỉ số đại diện cho top cổ phiếu blue-chip tốt nhất nên VN30 được xem như thước đo vừa phản ánh cung cầu ngắn hạn trên thị trường, vừa ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch của nhà đầu tư. 


Với các nhà đầu tư trung và dài hạn, họ thường tham khảo các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu VN30 để củng cố cho quyết định đầu tư. Ngoài ra, khi rổ cổ phiếu thay đổi hàng kỳ, nhà đầu tư sẽ dựa vào đó để đánh giá tính thanh khoản của thị trường, đánh giá xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thị trường hiện tại, từ đó tìm kiếm các ngành - công ty tiềm năng. 


Ngoài ra, VN30 cũng được xem là tài sản cơ sở cho nhiều sản phẩm ETF trên thị trường và cho hợp đồng tương lai chỉ số VN30. 

2. Các tiêu chí và điều kiện vào VN30

Sàn HOSE sẽ là đơn vị thực hiện sàng lọc định kỳ và đánh giá lại rổ cổ phiếu VN30. Trong đó, các tiêu chí xét duyệt để một cổ phiếu có được vào danh sách VN30 sẽ bao gồm: 


  • Giá trị vốn hóa: Đây là tiêu chí quan trọng nhất. Các cổ phiếu được chọn lọc vào VN30 phải là nhóm cổ phiếu thuộc top 50 cổ phiếu có vốn hóa thị trường 24h bình quân cao nhất trên sàn Hose trong 6 tháng. 


  • Tỷ lệ Free-float (tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do): Nhóm cổ phiếu thuộc rổ VN30 phải có tỷ lệ cổ phiếu tự do lưu hành trên 5%. 


  • Thanh khoản: Dựa trên giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trong 6 tháng. 


  • Lịch sử niêm yết: Các cổ phiếu trong VN30 phải được niêm yết trên 6 tháng. Tuy nhiên, nếu cổ phiếu đó thuộc top 5 vốn hóa thị trường thì chỉ cần thời gian niêm yết đủ 3 tháng. Ngoài ra, cổ phiếu có thời gian niêm yết lâu hơn sẽ được ưu tiên hơn. 


Về quy trình, đầu tiên HOSE sẽ chọn lọc top 50 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất, sau đó loại trừ các cổ phiếu không đáp ứng đủ thời gian niêm yết, bị cảnh cáo, bị kiểm soát, đang tạm ngừng giao dịch và có tỷ lệ lưu hành tự do dưới 5%.


Tiếp theo, dựa trên tính thanh khoản, 20 cổ phiếu thuộc top đầu về thanh khoản sẽ được đưa ngay vào rổ VN30. Riêng với các cổ phiếu có thứ hạng từ 21 - 40, HOSE sẽ chọn lọc ưu tiên các cổ phiếu có lịch sử niêm yết lâu đời hơn. 

3. Danh sách các cổ phiếu trong chỉ số VN30

Tính tới thời điểm hiện tại, rổ cổ phiếu VN30 mới nhất được HOSE công bố vào ngày 16/03/2023. 


Cụ thể, rổ cổ phiếu VN30 hiện nay gồm: 

Tên Công Ty

Đóng cửa (nghìn đồng)

Vốn hóa thị trường( Triệu Đồng)

VCB 

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

91

        430,659,008

BID 

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

46.25

        233,956,726

VIC 

Tập đoàn Vingroup - CTCP

53.3

        203,282,765

GAS 

Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP

104.6

        200,199,170

VHM 

CTCP Vinhomes

44.5

        193,769,353

VNM 

CTCP Sữa Việt Nam

76.4

        159,672,596

CTG 

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

28.95

        139,126,480

VPB 

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

19.45

        130,571,818

SAB

Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

191

        122,484,707

HPG 

CTCP Tập đoàn Hòa Phát

20.85

        121,238,282

MSN 

CTCP Tập đoàn MaSan

83.8

        119,308,137

TCB 

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

26.75

          94,086,130

FPT 

CTCP FPT

79.2

          86,884,505

BCM

Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp

82.2

          85,077,000

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

24.4

          82,409,416

MBB 

Ngân hàng TMCP Quân Đội

17.45

          79,118,058

VRE 

CTCP Vincom Retail

28.95

          65,783,618

GVR

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

14.85

          59,400,000

MWG 

CTCP Đầu tư Thế giới Di động

39.4

          57,657,043

VJC 

CTCP Hàng không VIETJET

102

          55,244,356

STB 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

24.6

          46,376,307

PLX 

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

36.35

          46,186,028

HDB 

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

17.85

          44,897,416

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

20.9

          44,050,365

TPB 

Ngân Hàng TMCP Tiên Phong

24.65

          38,990,273

BVH 

Tập đoàn Bảo Việt

48.6

          36,076,886

POW 

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP

13.25

          31,029,799

SSI 

CTCP Chứng khoán SSI

20.15

          30,207,644

NVL 

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va

11.15

          21,743,666

PDR 

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt

12.2

         8,194,084

(Nguồn: vietstock.vn)

Bảng trên cho thấy nhóm cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng chiếm vị thế áp đảo với 11 mã cổ phiếu top đầu ngành gồm VCB, BID, CTG , VPB, TCB , ACB, MBB , STB, HDB , VIB, TPB. 


Ngoài ra, có sức ảnh hưởng lớn trong rổ VN30 cũng phải kể đến nhóm cổ phiếu “họ Vingroup” gồm 3 mã VRE, VIC, VHM, trong đó riêng VIC đang thuộc top 3 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay. 


4. Những cổ phiếu bị loại khỏi rổ VN30

Gần đây nhất , KDH (Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền) bị loại khỏi VN30 vào kỳ cơ cấu 1/2023 , thay vào đó BCM (Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - CTCP).


Trong quá khứ, cũng từng có nhiều cổ phiếu, thậm chí là cổ phiếu “kỳ cựu” bị loại khỏi rổ VN30. 


Trong kỳ cơ cấu 7/2022, PNJ (Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận) cũng đã bị loại khỏi VN30 


-SAB (Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn) từng bị loại khỏi rổ VN30 hồi kỳ cơ cấu tháng 1/2021 do không giữ được các tiêu chí về vốn hóa và khối lượng giao dịch. Tuy nhiên đến nay, cổ phiếu SAB lại lọt vào rổ chỉ số này. 


-EIB (Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam) bị loại khỏi rổ VN30 trong kỳ cơ cấu tháng 1/2021. 


-ROS (Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros) bị loại khỏi rổ VN30 trong kỳ cơ cấu tháng 1/2021. Đây là cổ phiếu nằm trong “hệ sinh thái FLC của ông Trịnh Văn Quyết, nổi tiếng với lùm xùm đầu tư bất động sản trong thời gian vừa qua. 


Trước đó, hồi tháng 7/2017, cổ phiếu đã lọt vào VN30 chỉ sau 1 năm niêm yết với mệnh giá niêm yết 10.000 đồng. Giai đoạn 2018 - 2020, dù bị rớt giá liên tục, thậm chí rớt xuống trở thành cổ phiếu "trà đá" với chỉ 2.000đ/cp nhưng vẫn nằm trong rổ VN30 mãi đến tháng 1/2021. 


Có thể thấy, dù HOSE sẽ định kỳ sàng lọc và cập nhật rổ cổ phiếu VN30 và loại bỏ các cổ phiếu kém tiềm năng. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng chỉ nên xem bộ chỉ số này là công cụ tham khảo, củng cố thêm cho quyết định đầu tư của mình mà thôi. Tránh việc đánh giá quá cao các cổ phiếu trong rổ VN30 và lựa chọn đầu tư không đúng chỗ. 


Cả VN-Index và VN30 đều là những chỉ số dựa trên các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, được xem là những chỉ số có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý các nhà đầu tư cũng như quyết định rót vốn của họ. 


Tuy nhiên,hai chỉ số này thực chất là 2 chỉ số hoàn toàn khác nhau: 



VNIndex

VN30

Số lượng cổ phiếu thành phần

Toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên HOSE

30 cổ phiếu bluechip đứng đầu sàn HOSE, được sàng lọc định kỳ

Ngày cơ sở

28/7/2000

2/1/2009

Giá trị chỉ số cơ sở

100

313,34

Cách tính

(Tổng giá trị vốn hóa thị trường hiện tại/ Tổng giá trị vốn hóa thị trường cơ sở) x 100

Tổng giá trị vốn hóa thị trường hiện tại/ Tổng giá trị vốn hóa thị trường cơ sở

Sức mạnh ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Được xem là chỉ số chung của thị trường, phản ánh biến động chung của toàn bộ các ngành hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 


Tuy nhiên, VN-Index không phản ánh được toàn diện xu hướng chuyển động chung vì chưa loại trừ được ảnh hưởng từ các cổ phiếu lớn có tỷ trọng quá lớn trong chỉ số chung.  

Là rổ cổ phiếu tham khảo sáng giá về các mã 

blue-chip, có tiềm năng tăng trưởng tốt và có danh tiếng tốt dành cho nhiều nhà đầu tư trung và dài hạn hoặc nhà đầu tư nước ngoài



Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số

  • Kết quả kinh doanh: Sẽ ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu, từ đó ảnh hưởng đến VN-Index.


    Thông thường, chỉ số VNIndex có bi  ến động tích cực trước kết quả kinh doanh khả quan. 


  • Kinh tế vĩ mô: Tình hình kinh tế vĩ mô khả quan cùng tiến triển tích cực trong các khối ngành kinh tế sẽ ảnh hưởng tốt đến chỉ số. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, chỉ số có khả năng sụt giảm. 


  • Tâm lý nhà đầu tư: Tâm lý số đông của nhà đầu tư (chốt lời/bán tháo…) đều sẽ ảnh hưởng đến giá trị chỉ số VN-Index. 


  • Kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp Blue chip sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biến động chỉ số VN30

  • Xu hướng các nhà đầu tư lớn: Thông thường, các nhà đầu tư lớn thường hướng đến các cổ phiếu trong rổ VN30 để “làm giá”. Do đó, chỉ số này cũng bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư “đội lái” trên thị trường.

  • Tình hình phát triển ngành: Trong rổ VN30, chủ yếu các cổ phiếu tài chính - ngân hàng, bán lẻ, bất động sản. Triển vọng phát triển các ngành này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số VN30. 


6. Những câu hỏi thường gặp về VN30

#VN30 có được xem là “phong vũ biểu” cho nền kinh tế Việt Nam?

VN30 hiện tập trung nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn nhưng mức độ phân tán ngành nghề không đồng đều, hơn 1/3 trong số đó là các mã tài chính - ngân hàng, ngoài ra còn có mã cổ phiếu bán lẻ - bất động sản. 


Trong khi đó, các ngành tạo động lực chính cho tăng trưởng kinh tế như công nghiệp sản xuất - xuất khẩu không xuất hiện trong VN30. Do đó, VN30 không phản ánh đầy đủ sự phát triển nền kinh tế và không được xem là “phong vũ biểu” cho nền kinh tế Việt Nam. 


#Tôi nên tham khảo VN-Index hay VN30?

Điều này tùy vào mục đích sử dụng của bạn. Nếu bạn muốn tham khảo các mã cổ phiếu tiềm năng thuộc top Blue-chip để rót vốn dài hạn, bạn có thể tham khảo VN30 và tốc độ tăng trưởng của chỉ số này. Nếu bạn muốn tìm kiếm xu hướng chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, bạn nên tham khảo chỉ số VN-Index. 


#VN30 có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư không?

Tâm lý nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, từ đó ảnh hưởng đến biến động VN30 và ngược lại, khi VN30 biến động, tâm lý của nhà đầu tư cũng thay đổi. 


Nếu VN30 tăng điểm tích cực, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn lạc quan về thị trường, sẵn sàng giải ngân để tìm kiếm cơ hội đầu tư khi có nguồn vốn nhàn rỗi. Nếu VN30 giảm điểm, nhà đầu tư sẽ có tâm lý thận trọng hơn trong việc đầu tư. 


▌ Xem thêm các bài khác 

! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Không tìm thấy dữ liệu
Ad
Báo giá thời gian thực
Ad
ad

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng
Nếu độc giả muốn gửi ý kiến phản hồi về trang web của chúng tôi, bất cứ là về nội dung, giao diện hay là trải nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Chúng tôi sẵn sàng cải thiện chất lượng nội dung và tối ưu hóa website Mitrade.