CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    CPI là gì? Hiểu rõ CPI để kiếm lợi nhuận trong đầu tư tài chính

    9 Phút
    Cập nhật 14/03/2024 02:34
    Nhóm Mitrade


    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một công cụ thiết yếu để nhận định biến động của mức giá trong nền kinh tế. Ở lĩnh vực đầu tư tài chính, CPI có tác động to lớn đến giá trị và lợi nhuận của các khoản đầu tư. 

    Hiểu rõ bản chất của CPI là cực kỳ cần thiết để bạn có thể thực hiện những bước đi chuẩn xác và tối ưu nhất trong quá trình đầu tư. Do đó, bài viết này sẽ trình bày chi tiết các vấn đề xung quanh CPI và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động đầu tư tài chính nhằm hỗ trợ nhà đầu tư ứng biến với mọi sự biến động của chỉ số này.


    1. CPI là gì?


    • Định nghĩa về CPI

    Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là số liệu mô tả sự biến đổi giá cả của một giỏ dịch vụ và hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định. Các cơ quan quản lý thường tham khảo chỉ số CPI để có động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ, trong khi các doanh nghiệp dùng nó để ấn định giá cho các dịch vụ và sản phẩm của mình.

    Tùy vào từng quốc gia, giỏ hàng hóa để tính toán chỉ số CPI lại chứa sự thay đổi, tuy nhiên, thông thường nó sẽ bao gồm các loại sản phẩm tiêu dùng chủ chốt như thực phẩm, nhà ở, chi phí di chuyển, dịch vụ y tế, giáo dục… CPI được xác định bằng cách đặt lên bàn cân giá trị hiện tại của giỏ hàng với giá trị cơ sở hoặc giá trị ở một thời điểm trước đó, thông thường là một năm hoặc một tháng cụ thể.

    • CPI được sử dụng trong hoàn cảnh nào?

    Hoạt động quan sát chỉ số CPI là điều thiết yếu để dự đoán mức độ dao động về giá của các loại tài sản. Sự lên xuống của chỉ số CPI có sự tác động đến giá trị thực của các tài sản đầu tư, đồng thời, quyết định rủi ro và lợi nhuận nó đem lại.

    CPI tăng thường đi kèm với chỉ số lạm phát tăng, kéo theo sự suy giảm của giá trị tiền tệ, cũng như các khoản đầu tư truyền thống, ví dụ như tiền gửi ngân hàng hoặc trái phiếu có lãi suất cố định. Ngược lại, nếu CPI giảm, tiền tệ sẽ tăng giá trị, điều này thúc đẩy mọi người mua vào những tài sản đầu tư như bất động sản, cổ phiếu…

    Ngoài ra, CPI còn được áp dụng trong điều chỉnh giá trị của thu nhập, lương và hợp đồng kinh tế. Khi CPI tăng, việc điều chỉnh thu nhập và lương theo CPI giúp bảo vệ người lao động khỏi sự mất giá của đồng tiền và giúp sức mua tránh bị suy giảm theo thời gian.

    Việc hiểu và tiên đoán sự thay đổi của CPI là thiết yếu trong đối với nỗ lực quản lý kinh tế và đầu tư, do nó hỗ trợ đưa ra các quyết định chuẩn xác và tối đa mức sinh lời. Nhờ việc tìm hiểu kỹ lưỡng về CPI, nhà đầu tư có thể thấu hiểu tính rủi ro và cơ hội sinh lời của nhiều loại tài sản, từ đó tinh chỉnh danh mục phù hợp với môi trường kinh tế.


    Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

    2. CPI có đặc điểm gì?

    • Ưu điểm:

    ✔️Đo lường lạm phát: Điểm mạnh của CPI là khả năng phản ánh được phần nào tỷ lệ lạm phát. Qua việc theo dõi sự biến động về giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, CPI mang tới thông tin có giá trị về mức giá bình quân tại một nền kinh tế. Đây là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ những cơ quản lý và nhà đầu tư đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.

    ✔️Phản ánh cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng: CPI mô tả các cấu phần trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình khi xây dựng giỏ hàng hóa. CPI bao gồm các nhu yếu phẩm, chẳng hạn như nhà ở, thực phẩm, chi phí đi lại, chăm sóc y tế, giáo dục và giải trí, do đó, nó đại diện cho tập quán chi tiêu của một bộ phận điển hình người tiêu dùng. 

    ✔️Được công nhận rộng rãi và có thể so sánh: CPI được tin dùng ở phạm vi toàn thế giới, do đó, nó có thể coi là chỉ số tham khảo để so sánh mức tăng giá các hàng hóa thiết yếu giữa các quốc gia. Sự so sánh này giúp nhà quản lý kinh tế và nhà đầu tư nhìn ra sự chênh lệch để có chiến lược điều chỉnh hợp lý.

    ✔️Sử dụng cho việc điều chỉnh tiền lương: CPI thường được áp dụng làm cơ sở hữu ích để điều chỉnh tiền lương, lương hưu và nhiều nguồn thu nhập khác. Nó giúp đảm bảo rằng thu nhập theo kịp với những biến động của chi phí sinh hoạt, duy trì sức mua của các cá nhân. Bằng cách thiết lập các nguồn thu nhập thay đổi theo CPI, người lao động có thể duy trì mức sống và tránh tác động xấu do vấn đề mất giá đồng tiền.

    ✔️Hoạch định chính sách tiền tệ: CPI là một trong nhiều chỉ số tham khảo được sử dụng để các nhà quản lý kinh tế đưa ra những cập nhật trong chính sách của mình, ví dụ như thay đổi lãi suất, điều chỉnh mức cung tiền…, từ đó chèo lái nền kinh tế theo xu hướng bình ổn hóa và khuyến khích sự phát triển.

    • Nhược điểm:

    ⭕Không phản ánh thói quen mua sắm thay đổi:
    CPI cho thấy sự biến đổi giá của một giỏ hàng hóa cố định theo thời gian. Nhưng thực tế là tập quán tiêu dùng có thể biến chuyển đáng kể trong thời gian ngắn. Họ có thể lựa chọn mua nhiều mặt hàng thay thế hoặc điều chỉnh thói quen chi tiêu nhằm thích nghi với sự biến động giá cả. Trong ngắn hạn, CPI không thể nắm bắt được hoàn toàn yếu tố thay đổi trên.


    ⭕Thiếu sự phản ánh về chất lượng hàng hóa: CPI chỉ đo lường sự thay đổi giá cả mà không tính đến chất lượng của các mặt hàng tiêu dùng. Thực tế là, chất lượng của các mặt hàng này có thể cải thiện hoặc tệ hơn theo thời gian, điều có thể làm tăng hoặc giảm giá trị cho người tiêu dùng, nhưng nó lại không phản ánh trong chỉ số CPI. 

    ⭕Không phản ánh sự khác biệt về địa lý: CPI tính toán mức lạm phát trung bình trên toàn quốc, tuy nhiên, giá cả có thể rất khác biệt giữa các khu vực ở cùng một đất nước. Do đó, chỉ số này có thể đem tới thông tin không chuẩn xác về sự biến đổi giá cả mà người tiêu dùng thực sự gặp phải ở các khu vực cụ thể.

    ⭕Không phản ánh thực tế tiêu dùng của các nhóm đối tượng đặc biệt: CPI đại diện cho phần đông người tiêu dùng, nhưng không phản ánh rõ rệt điều khác biệt trong tiêu dùng giữa các nhóm đối tượng cụ thể như người lớn tuổi, trẻ em, người thu nhập thấp hay cao. Sự thiếu xót này khiến các chính sách được áp dụng dựa theo CPI cũng sẽ có những sai số nhất định.


    3. Cách tính CPI


    • Công thức tính

    Khi tính toán chỉ số CPI, chúng ta cần phải xác định mốc thời gian cơ sở T, được coi là điểm chuẩn để tính toán sự thay đổi của giá cả giỏ hàng hóa cố định theo thời gian. Công thức được sử dụng như sau.

    CPI = (Chi phí mua giỏ hàng hóa ở thời gian T+1 / Chi phí để mua giỏ hàng hóa ở thời gian cơ sở T) x 100%

    • Các nhóm hàng hoá và trọng số trong CPI

    - CPI tại Việt Nam


    Ở giai đoạn từ năm 2020 đến 2025, Tổng Cục thống kê tính toán CPI dựa trên 754 loại dịch vụ và hàng hóa, bổ sung 100 mặt hàng với thời gian trước đó (2015-2020). Các mặt hàng không còn sử dụng nhiều đã được loại bỏ, và nhiều loại thông dụng hơn đã được bổ sung vào danh mục. 

    Nhìn dưới bảng thống kê dưới đây có thể thấy, trọng số của hạng mục chi tiêu cho ăn uống vẫn lớn nhất, chiếm 33,65%, mặc dù con số này đã giảm dần theo thời gian. Tiếp theo là đến hạng mục nhà ở, điện nước chất đốt và vật liệu xây dựng, đạt 18,82%, vốn đang có tỷ lệ tăng dần trong nhiều năm qua.

    Bảng trọng số các nhóm dịch vụ và hàng hóa thiết yếu dùng cho tính toán CPI

    Bảng trọng số các nhóm dịch vụ và hàng hóa thiết yếu dùng cho tính toán CPI (Nguồn: Tổng Cục thống kê)


    - CPI tại Mỹ:

    Để so sánh, trọng số để tính toán CPI tại Mỹ ở năm 2023 khác hoàn toàn so với Việt Nam, qua đó, chi phí nhà ở là cao nhất, chiếm 34,5%, còn thực phẩm chỉ chiếm trọng số 13,4%. Tại Mỹ, các nhóm dịch vụ và hàng hóa được cân nhắc thay đổi 2 năm/lần, tuy nhiên, những mặt hàng cụ thể trong các nhóm này có thể được thay thế định kỳ theo thời gian ngắn hơn nhằm đảm bảo cung cấp cái nhìn tốt nhất về tình trạng giá cả trong nền kinh tế.

    Nhóm

    Trọng số

    Nhà ở

    34,5%

    Thực phẩm

    13,4%

    Chi phí di chuyển

    5,9%

    Hàng hóa

    21,3%

    Y tế

    6,4%

    Năng lượng

    7,0%

    Giáo dục

    4,8%

    Chi phí khác

    6,7%

    Tổng cộng

    100%

     Trọng số các nhóm dịch vụ và hàng hóa sử dụng cho tính toán chỉ số CPI tại Mỹ năm 2023 (Nguồn: Tổng Cục thống kê lao động Mỹ - BLS)

    4. Các loại CPI thường được sử dụng


    Có rất nhiều loại CPI thường được áp dụng cho đo lường tỷ lệ lạm phát và biến đổi giá ở một quốc gia. Các loại CPI này chủ yếu điều chỉnh cấu phần trong giỏ hàng nhằm đảm bảo mang tới cái nhìn rõ ràng về sự thay đổi giá ở một khu vực hoặc nhóm người nhất định. Dưới đây là một số loại CPI thường được sử dụng trên thế giới.

     CPI toàn diện (CPI-U): Nếu chỉ đề cập CPI thì thường có nghĩa là chúng ta đang nói tới CPI-U, vốn là loại thông dụng nhất trên thế giới. Nó đo lường sự lên xuống của giá cả trên toàn bộ các mặt hàng, bao gồm thực phẩm, nhà ở, dịch vụ y tế, chi phí đi lại, giáo dục và nhiều hạng mục khác.

    ☼ CPI cốt lõi (Core CPI): CPI cốt lõi giống với CPI toàn diện nhưng loại bỏ nhóm hàng thực phẩm và năng lượng, vốn có thể dao động mạnh bởi nhiều yếu tố như thời tiết, sự kiện địa chính trị và mất cân bằng cung và cầu. CPI cốt lõi được cho là cung cấp thước đo ổn định và đáng tin cậy hơn về các xu hướng lạm phát, từ đó hỗ trợ các nhà nhà đầu và nhà quản lý thị trường nhận ra định hướng tổng thể của thị trường trong dài hạn.

     CPI dành cho người làm công ở thành phố (CPI-W): CPI-W phản ánh sự thay đổi về chi phí sinh hoạt của những người làm công ăn lương tại thành phố. Chỉ số này dựa trên chi tiêu của các hộ gia đình có hơn một nửa thu nhập từ công việc văn phòng và độ tuổi của chủ hộ là từ 16 đến 64.

     CPI dành cho người cao tuổi (CPI-E): CPI-E tập trung vào nhóm người lớn tuổi, thường là nhóm trên 62 tuổi. Loại CPI này đo lường sự thay đổi giá đối với các mặt hàng tiêu dùng mà người cao tuổi thường xuyên sử dụng, ví dụ như thuốc men và dịch vụ y tế.

     CPI dành cho nhóm thu nhập thấp (CPI-L): CPI-L tập trung phản ánh mức chi tiêu của nhóm người có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp, do đó, cơ cấu chính trong danh sách thống kê số liệu sẽ chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu nhất như thực phẩm, nhà ở và năng lượng.


    5. Tác động của CPI vào lĩnh vực đầu tư tài chính


    • Mối liên hệ giữa CPI, lạm phát và lãi suất

    CPI, lạm phát và lãi suất luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nắm rõ mối quan hệ của chúng là điều thiết yếu đối với cả nhà thiết lập chính sách, nhà đầu tư và cả các cá nhân tiêu dùng bình thường.

    CPI có mối liên hệ trực tiếp đến lạm phát khi nó được sử dụng như một cách để tính toán chỉ số lạm phát. CPI tăng ám chỉ mức giá trung bình của hàng hóa đã bị đẩy lên cao hơn, hay có thể nói là lạm phát đang diễn ra. Ngược lại, CPI giảm cho thấy mức giá bình quân giảm, báo hiệu giảm phát. Các nhà điều hành luôn theo dõi sát sao CPI nhằm đánh giá tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế và điều chỉnh các chính sách tiền tệ.

    Bên cạnh đó, lạm phát có tác động vào lãi suất theo nhiều cách. Đầu tiên, lạm phát khiến hao mòn giá trị của tiền tệ theo thời gian. Nhằm bù đắp lại sự mất giá của tiền tệ, người cho vay sẽ muốn tăng lãi suất lên cao hơn. Thực tế này khiến người vay phải chịu một chi phí vay vốn lớn hơn, điều có tác động đến quyết định đầu tư và chi tiêu của họ.

    Tiếp theo, lạm phát có khả năng làm cho các cơ quan điều hành thay đổi chính sách của mình. Trên thực tế, các ngân hàng trung ương hay vận dụng lãi suất là công cụ kiểm soát lạm phát. Nếu lãi suất tăng vượt mức kiểm soát, cơ quan điều hành sẽ cân nhắc đẩy lãi suất lên cao nhằm khiến tiền tệ trở nên giá trị hơn và hạn chế áp lực lạm phát.


    Ngược lại, ở những thời điểm lạm phát thấp hoặc thậm chí kinh tế giảm phát, nhà điều hành sẽ có động lực tăng lãi suất nhằm khuyến khích hoạt động cho vay và tiêu dùng, từ đó tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.


    Điều cần phải hiểu rõ là mối liên hệ giữa CPI, lạm phát và lãi suất thực sự vô cùng phức tạp, do nó bị tác động bởi hàng loạt các yếu tố khác nhau như sức khỏe nền kinh tế, chính sách tài khóa, nguồn cung tiền tệ và các sự kiện địa chính trị … Mặt khác, mối liên hệ này lại có những đặc tính riêng ở mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội.

    Nhận thêm thông tin thị trường tài chính > >

    • Tác động của CPI lên các sản phẩm đầu tư

    CPI giữ vai trò cần thiết trong việc định hình thị trường đầu tư do nó thường tỉ lệ thuận với lạm phát, yếu tố có tác động to lớn với nhiều loại tài sản trên thị trường. Hiểu được tác động của CPI sẽ giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận hoặc duy trì giá trị tài sản của mình. 

    ☆ Trái phiếu (Bond): Đối với các loại trái phiếu đi kèm lãi suất cố định, CPI thường ảnh hưởng một cách gián tiếp. Khi CPI và lạm phát cùng tăng, lợi suất các loại trái phiếu mới phát hành có xu hướng tăng để bù đắp cho sức mua đang bị hao mòn. Điều này khiến những trái phiếu đã có mặt trên thị trường bị bán mạnh, gây ảnh hưởng không tốt tới chủ sở hữu trái phiếu.


    Về phầb các trái phiếu đi kèm lãi suất thả nổi, lợi tức thường neo theo một chỉ số lãi suất tham chiếu, chính vì vậy, CPI có ảnh hưởng trực tiếp. Khi CPI tăng, lãi suất tham chiếu sẽ tăng theo, từ đó lợi tức của trái phiếu cũng tăng và đảm bảo duy trì được sức mua của nhà đầu tư. Ngược lại, khi CPI giảm hoặc duy trì ở mức thấp, lợi tức trái phiếu cũng giảm theo, tuy nhiên, vào lúc này, sức mua của trái chủ vẫn đảm bảo do mức giá cả hàng hóa đã thấp hơn.

    ☆ Cổ phiếu (Stock): CPI gián tiếp ảnh hưởng đến cổ phiếu dựa trên mối quan hệ của nó với lạm phát. Một mặt, lạm phát có kiểm soát là báo hiệu nền kinh tế khỏe mạnh với chi tiêu của người dân tăng dần đều. Điều này đẩy thu nhập của doanh nghiệp lên cao hơn, khiến các nhà đầu tư thêm hứng khởi trong việc mua vào cổ phiếu và giúp nó tăng giá.

    Mặt khác, lạm phát cao vượt mức kiểm soát sẽ tác động xấu đến giá cổ phiếu. Nó làm sức mua của người tiêu dùng hao mòn, từ đó giảm thu nhập của công ty và ảnh hưởng xấu tới giá cổ phiếu. 

    Mặt khác, tỷ lệ lạm phát vượt ngoài kiểm soát thường khiến nhà điều hành tăng lãi suất để kiềm chế. Điều này làm chi phí vay vốn của doanh nghiệp bị đẩy lên cao hơn, đồng thời khiến một lượng tiền được rút khỏi thị trường chứng khoán để đưa vào gửi tiết kiệm, từ đó làm giá cổ phiếu đi theo xu hướng giảm.


    Bất động sản (Real Estate): Lĩnh vực bất động sản trực tiếp chịu ảnh hưởng của CPI, đặc biệt là bất động sản nhà ở và thương mại. Sở hữu bất động sản thường được coi là cách để chống lạm phát vì giá trị tài sản và doanh thu từ cho thuê có xu hướng tăng theo lạm phát. 

    Khi CPI tăng, chủ nhà có xu hướng tăng giá cho thuê theo chi phí sinh hoạt. Điều này có làm thu nhập cho thuê cao hơn, cũng như đẩy giá trị tài sản lên cao, cung cấp một hàng rào chống lại lạm phát.


    Hơn nữa, bất động sản có thể trở nên giá trị hơn nhờ kỳ vọng lạm phát. Khi nhiều người nhận định số liệu lạm phát sẽ tăng, họ có thể mua bất động sản để làm kênh lưu trữ giá trị tài sản. Nhu cầu về bất động sản gia tăng sẽ đẩy giá trị và giá thuê lên cao hơn.

    Ví dụ: Vào năm 2010, CPI của Việt Nam trung bình tăng khoảng 12%. Năm đó cũng là thời gian bất động sản tại Việt Nam đón một cơn sóng lớn, có những nơi tăng 50% hoặc tăng nhiều lần, đặc biệt là tại các khu vực ngoại ô các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Điều này xuất phát từ một trong các lý do là lạm phát tăng cao, khiến VND bị mất giá và người dân tìm đến những kênh đầu tư như bất động sản để bảo vệ tài sản của mình.

    Hàng hóa (Commodity): CPI có tác động to lớn vào giá cả hàng hóa. Trên thực tế, CPI đo lường sự thay đổi giá của hàng hóa tiêu dùng nhưng chỉ số này tăng có nghĩa là các hàng hóa cơ bản dùng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất đều đã tăng từ trước đó.

    Đặc biệt, một số mặt hàng kim loại quý như vàng, bạc … thường được coi là hàng rào lạm phát. Mọi người có xu hướng mua vào các tài sản này trong thời kỳ lạm phát tăng cao để bảo vệ tài sản của họ. 


    ☆ Các loại tiền tệ (Currencies): Sự khác biệt về mức tăng giảm CPI và lạm phát giữa các quốc gia cũng khiến tương quan giá trị tiền tệ trên thị trường ngoại hối biến động theo. Thông thường, các quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao có nghĩa là đồng tiền nội tệ đang bị mất giá, điều này khiến việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn và suy giảm giá trị so với những đồng ngoại tệ khác. 

    Hiểu được điều này, các nhà giao dịch tiền tệ có thể tận dụng sự chênh lệch về chỉ số CPI và lạm phát giữa các quốc gia nhằm thu được lợi nhuận từ sự biến động của tỷ giá hối đoái. 

    ☆ Tiền điện tử (Cryptocurrency): Ảnh hưởng của CPI đối với tiền điện tử là khá phức tạp do bản chất phi tập trung của chúng. Mặc dù bản thân CPI có thể không tạo ra tác động trực tiếp đến thị trường tiền điện tử, nhưng nó sẽ có những ảnh hưởng gián tiếp nhất định. 

    Đối với những loại tiền điện tử có giới hạn nguồn cung như Bitcoin, nó được nhìn nhận là tài sản hiệu quả để chống lại áp lực lạm phát. Khi CPI tăng và tiền pháp định mất giá trị, một số nhà đầu tư có thể chuyển sang mua Bitcoin như công cụ lưu trữ giá trị và khiến giá của nó tăng theo.


    Tuy nhiên, nếu CPI tiếp tục tăng cao, nhà quản lý có thể phản ứng qua biện pháp thắt chặt định lượng tiền tệ và tăng lãi suất. Các hành động đó sẽ làm thay đổi môi trường kinh tế, khiến một lượng tiền được rút khỏi các phương tiện đầu tư rủi ro để quay trở lại gửi tiết kiệm trong ngân hàng, tức là làm giảm giá trị của tiền điện tử nói chung.


     Qua những phân tích trên, nhìn chung CPI và lạm phát tăng cao sẽ khiến giá trị của các tài sản đầu tư tăng dần theo. Tuy vậy, nhà đầu tư cần lưu tâm tới thời điểm lạm phát tăng đến một mức mất kiểm soát và khiến lãi suất điều hành phải tăng theo, đây sẽ là lúc giá trị của các tài sản đạt đỉnh và chuẩn bị bước vào xu hướng giảm.


    6. Sử dụng CPI để hỗ trợ quyết định đầu tư


    CPI có thể được coi như một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư do nó mang tới các thông tin có giá trị cao về tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế và tiềm năng tăng lãi suất. 

    ֎ Theo dõi dữ liệu CPI: Luôn cập nhật các bản phát hành dữ liệu CPI mới nhất. Báo cáo CPI thường được công bố đều đặn hàng tháng và quý bởi các cơ quan thống kê của chính phủ. Theo dõi xu hướng lạm phát nhằm đánh giá tình hình kinh tế tổng thể và rủi ro đầu tư tiềm ẩn. Hãy nhớ rằng, CPI tăng chưa chắc đã là điều tồi tệ nếu nó được kiểm soát ở tỷ lệ hợp lý, chỉ khi sự gia tăng CPI vượt ngoài mức bình thường mới là vấn đề đáng lo ngại.

    ֎ Phân tích lợi nhuận thực so với danh nghĩa: Khi cân nhắc những cơ hội đầu tư, hãy xem xét tác động của lạm phát đối với lợi tức đầu tư của bạn. Lợi nhuận thực có tính tới lạm phát, trong khi lợi nhuận danh nghĩa thì không. Hãy so sánh lợi nhuận thực của một khoản đầu tư với chỉ số CPI để đánh giá xem nó có cao hơn mức lạm phát và duy trì sức mua của bạn hay không.


    ֎ Đánh giá hiệu suất của loại tài sản: Phân tích dữ liệu lịch sử về hiệu suất các loại tài sản trong thời kỳ có tỷ lệ lạm phát cao có thể hỗ trợ quyết định đầu tư của bạn. Các loại tài sản như bất động sản, vàng đã chứng minh hiệu suất tốt trong thời kỳ lạm phát cao, do đó, đây là những kênh đầu tư đáng để cân nhắc khi giá trị đồng tiền suy giảm. 

    ֎ Nghiên cứu ngành nghề hưởng lợi: Trong thị trường chứng khoán, một số ngành kinh tế sẽ có xu hướng hoạt động tốt hơn trong thời kỳ lạm phát, ví dụ như ngành năng lượng, vật liệu xây dựng, y tế và tiêu dùng cơ bản thường sẽ có doanh số tăng theo tỉ lệ lạm phát do nó là các sản phẩm thiết yếu, khó thay thế hoặc ngừng sử dụng.

    ֎ Chú ý tác động của lãi suất: Dữ liệu CPI có thể ảnh hưởng đến lãi suất điều hành, do đó, cần xem xét những thay đổi về lãi suất sẽ tác động đến thị trường đầu tư khác nhau như thế nào. Ví dụ, lãi suất tăng có thể làm thay đổi giá trị của trái phiếu và chi phí vốn của các công ty, đồng thời chúng có thể khiến các sản phẩm đầu tư có thu nhập cố định trở nên hấp dẫn hơn.


    illustration Forex 丨 Hợp đồng tương lai丨 Cổ phiếu Mỹ丨 Vàng 丨 ThêmQuy định chặt chẽ 0 phí hoa hồng, spread thấp Đòn bẩy linh hoạt 1:1~1:200Phân tích thị trường độc quyền từ Trading Central Hỗ trợ dịch vụ khách hàng  24/5 Giao dịch trên web hoặc ứng dụng 


    7. Các câu hỏi thường gặp (FAQs)


    • CPI có thể phản ánh chuẩn xác chi phí sinh hoạt của tất cả người tiêu dùng không?

    Không. Mặc dù CPI là thước đo được chấp nhận rộng rãi, nhưng nó có thể không nói lên chuẩn xác chi phí sinh hoạt của tất cả những người tiêu dùng. Công thức tính toán CPI chỉ bao gồm giá của một giỏ hàng hóa nhất định mà không tính đến nhiều yếu tố khác như lứa tuổi, nghề nghiệp của người tiêu dùng, cũng như khu vực địa lý khác nhau.

    • Giỏ dịch vụ và hàng hoá CPI được cập nhật sau bao lâu?

    Giỏ dịch vụ và hàng hoá CPI được làm mới định kỳ để mô tả những thay đổi với sự chi tiêu người tiêu dùng. Tần suất cập nhật có thể khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng thường được thực hiện đều đặn để chắc chắn giỏ hàng phản ánh sát nhất với thói quen tiêu dùng của mọi người.

    • CPI có thể được sử dụng để so sánh mức tăng giá giữa các quốc gia khác nhau không?

    Có thể sử dụng để tham khảo, tuy nhiên, nên lưu ý rằng, công dụng hàng đầu của CPI là để so sánh mức giá cả hàng hóa trong nước ở những thời điểm khác nhau. Ngoài ra, cách tính CPI giữa các quốc gia cũng có sự khác biệt về phương pháp thực hiện, trọng số hàng hóa và dịch vụ.

    • CPI nên được sử dụng thế nào để dự đoán lạm phát trong tương lai?

    CPI chỉ nên được coi là một trong những công cụ để tính toán lạm phát trong tương lai. Nhiều yếu tố khác cũng có thể tác động đến lạm phát như điều kiện thị trường, diễn biến địa chính trị, chính sách tiền tệ…. do đó, cần kết hợp nhiều yếu tố để có các phán đoán chuẩn xác nhất.

    • CPI ảnh hưởng đến cá nhân và doanh nghiệp như thế nào?

    CPI ảnh hưởng đến các cá nhân và doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Đối với các cá nhân, nó giúp xác định những sự thay đổi về sức mua, điều chỉnh chi phí sinh hoạt và đàm phán về tiền lương. Đối với các doanh nghiệp, nó tác động tới chiến lược định giá, tỷ suất lợi nhuận và kế hoạch tài chính.



    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad