Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Lạm phát là gì? Tình hình lạm phát 2021/2022/2023 và làm gì để chống lạm phát ở Việt Nam

    14 Phút
    Cập nhật 15/12/2023 03:06
    Le Ngoc Anh Khoa

    Đại dịch Covid-19 đã khiến kinh tế thế giới trải qua một giai đoạn khó khăn suốt năm 2020 – 2021 vì tình trạng đóng biên ở phần lớn quốc gia trên thế giới gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. 


    Khi vacxin covid-19 ra đời đem đến hy vọng cho việc phục hồi kinh tế thì cuối năm 2021 lại chứng kiến sự leo thang của lạm phát. Mỹ đang đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm qua, còn tại Châu Âu là mức cao nhất trong vòng 24 năm.


    Vậy lạm phát là gì? Làm thế nào để chống lại lạm phát ở Việt Nam? Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về lạm phát và một số giải pháp chống lạm phát hiệu quả.



    1. Lạm phát là gì? Tỷ lệ lạm phát của các nước

    Lạm phát là sự tăng giá liên tục của các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, cùng với đó là sự giảm giá trị của các loại tiền tệ. Với cùng một loại hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng phải chi trả lượng tiền nhiều hơn.


    Phân loại lạm phát: Lạm phát được chia làm 03 cấp độ chính, bao gồm:


    • Lạm phát tự nhiên: tỷ lệ lạm phát < 10%/ năm

    • Lạm phát phi mã: 10%/năm < tỷ lệ lạm phát < 1000%/năm

    • Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm phát > 1000%/năm


    Các chuyên gia kinh tế và xây dựng chính sách tin rằng mức độ lạm phát có thể chấp nhận được và tác động tích cực đến nền kinh tế nằm ở khoảng 0,7% - 2%/năm.


    Chúng ra sẽ cùng nhìn lại tỷ lệ lạm phát của các quốc gia trên thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây, để đánh giá về mức độ ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế.


    Tỷ lệ lạm phát của các nước Châu Âu/Châu Mỹ trong 10 năm gần đây:

    Năm/

    Quốc gia

    Mỹ

    Châu Âu

    Canada

    Lạm phát

    GDP

    Lạm phát

    GDP

    Lạm phát

    GDP

    2012

    2,1 %

    2,25 %

    2,66 %

    -0,71 %

    1,52 %

    1,76 %

    2013

    1,5 %

    1,84 %

    1,22 %

    -0,03 %

    0,94 %

    2,32 %

    2014

    1,6 %

    2,53 %

    0,19 %

    1,57 %

    1,91 %

    2,87 %

    2015

    0,1 %

    3,08 %

    -0,06 %

    2,31 %

    1,13 %

    0,65 %

    2016

    1,3 %

    1,71 %

    0,18 %

    2,00 %

    1,43 %

    1,00 %

    2017

    2,1 %

    2,33 %

    1,43 %

    2,81 %

    1,60 %

    3,04 %

    2018

    2,4 %

    3,00 %

    1,74 %

    2,06 %

    2,27 %

    2,43 %

    2019

    1,8 %

    2,16 %

    1,63 %

    1,82 %

    1,95 %

    1,86 %

    2020

    1,2 %

    -3,49 %

    0,49 %

    -5.95 %

    0,72 %

    -5,31 %

    2021

    4,7 %

    5,70 %

    5,00 %

    5,00 %

    3,15 %

    5,69 %


    Tỷ lệ lạm phát của các nước Châu Á trong 10 năm gần đây:

    Năm/

    Quốc gia

    Trung Quốc

    Nhật Bản

    Việt Nam

    Lạm phát

    GDP

    Lạm phát

    GDP

    Lạm phát

    GDP

    2012

    2,65 %

    7,86 %

    -0,06 %

    1,37 %

    8,19 %

    5,03 %

    2013

    2,62 %

    7,76 %

    0,34 %

    2,00 %

    4,77 %

    5,42 %

    2014

    1,99 %

    7,42 %

    2,76 %

    0,29 %

    3,31 %

    5,98 %

    2015

    1,44 %

    7,04 %

    0,79 %

    1,56 %

    2,05 %

    6,68 %

    2016

    2,00 %

    6,84 %

    -0,12 %

    0,75 %

    1,83 %

    6,21 %

    2017

    1,56 %

    6,94 %

    0,49 %

    1,67 %

    1,41 %

    6,81 %

    2018

    2,11 %

    6,75 %

    0,99 %

    0,55 %

    1,48 %

    7,08 %

    2019

    2,90 %

    5,95 %

    0,47 %

    0,27 %

    2,01 %

    7,02 %

    2020

    2,39 %

    2,34 %

    -0,03%

    -4,58 %

    2,31 %

    2,91 %

    2021

    0,90 %

    8,10 %

    -0,17 %

    2,36 %

    2,55 %

    2,58 %

    (Theo số liệu thống kê từ data.worldbank.org)


    Từ những số liệu chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ lạm phát thường có xu hướng trái chiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở mức lạm phát cao trên 2 - 3%. Điều này có thể dễ hiểu bởi khi lạm phát tăng cao, sẽ có sự suy giảm trong sức mua của tiền tệ, làm giảm tiêu dùng dẫn đến GDP giảm.  


    Tuy nhiên, ở mức lạm phát thấp và ổn định dưới 2% thì tác động của lạm phát đến GDP không lớn và một vài năm cho thấy tỷ lệ thuận giữa hai chỉ số này.


    Riêng đối với năm 2020 và 2021, tỷ lệ lạm phát và GDP có những biến động bất thường do tình trạng đại dịch Covid-19 kéo dài. Mức độ lạm phát và GDP ở các quốc gia lớn như Mỹ, các nước Châu Âu, Canada cùng tăng cao trong năm 2021. 


    Điều này có thể giải thích do việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra khan hiếm hàng hóa khiến giá cả tăng cao, nhưng người dân cũng có xu hướng tiêu dùng và tích trữ cao do lo ngại đại dịch kéo dài.


    Để hình dung rõ hơn về tỷ lệ lạm phát, chúng ta sẽ xem xét những ví dụ cụ thể ở phần tiếp theo của bài viết.

    2. Ví dụ hình dung tỷ lệ lạm phát

    Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ năm 2021 là 4,7%. Chúng ta sẽ lấy ví dụ về tác động của lạm phát lên giá trị của đồng USD.


    Với 01 USD vào năm 2020 thì sức mua tương ứng vào năm 2021 sẽ là 1,047 USD. Hay nói cách khác, trung bình, bạn phải tăng thêm 4,7% lượng tiền vào năm 2021 so với năm 2020 để mua cùng một sản phẩm.


    Để hình dung rõ hơn, giả sử chúng ta sử dụng 01 USD để đầu tư vào chỉ số S&P 500 và vàng vào năm 2020, với mức độ lạm phát 4,7%/năm, thì năm 2021 bảng giá trị cho khoản đầu tư này như sau:


    Sản phẩm đầu tư

    Tiền gốc

    Hiệu suất

    Lợi nhuận

    S&P 500

    1 USD

    50%

    1,5 USD

    Giá trị sau lạm phát


    45,3%

    1,453 USD

    Vàng

    1 USD

    25%

    1,25 USD

    Giá trị sau lạm phát


    20,3%

    1,203 USD


    Tỷ lệ lạm phát cả năm tại mỗi quốc gia thường được tính chung trên tất cả các sản phẩm tiêu dùng trong cả nước. Tuy nhiên trên thực tế, tùy thuộc vào nhu cầu và tiêu dùng của mỗi người mà mức độ lạm phát phải gánh chịu có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức tính toán được đưa ra.


    Ví dụ, giá xăng RON 95 tại Việt Nam vào tháng 1/2021 ở mức ~ 17.000 VNĐ/lít, đến tháng 12/2021 giá xăng RON 95 ở mức ~23.000 VNĐ/lít, như vậy tỷ lệ lạm phát ~ 35,3% đối với những người tiêu dùng xăng RON 95.


    Lạm phát là một phần tất trong nền kinh tế của mỗi quốc gia mà chúng ta phải gánh chịu sự mất giá trị tiền tệ do nó gây ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những giải pháp để chống lại lạm phát. Biện pháp rõ nét nhất có thể thấy từ ví dụ phía trên chính là tham gia vào hoạt động đầu tư, cụ thể cách thức sẽ được giới thiệu ngay sau đây.


    3. Chúng ta có thể làm gì để chống lạm phát

    Để chống lạm phát, chúng ta cần nắm giữ các tài sản có giá trị tăng theo thời gian hay tham gia các kênh đầu tư sinh lời với tài sản tăng giá trị.


    Tham khảo hiệu suất đầu tư các kênh tài chính phổ biến:


    (Tỷ lệ lạm phát 2,55% tại Việt Nam năm 2021)

    Kênh đầu tư

    Số vốn tối thiểu

    Hiệu suất 2021 (trước lạm phát)

    Hiệu suất 2021 (sau điều chỉnh lạm phát)

    Gửi tiết kiệm (1)

    100.000 VNĐ

    ~ 5,5 %

    2,95%

    Bất động sản  (2)

    ~ 700+ triệu VNĐ

    ~ 30%

    27,45%

    Vàng vật chất

    ~ 5,5+ triệu VNĐ

    ~ 25 %

    22,45 %

    Cổ phiếu VN

    ~ 1 triệu VNĐ

    ~ 60,67 %

     (Chỉ số Vnindex)

    58,12 %

    Quỹ ETF (3)

    ~ 100.000 VNĐ

    ~ 70 %

    (Quỹ VFMVN Diamond)

    67,45 %

    Giao dịch phái sinh (4)

    ~ 50+ triệu VNĐ(đòn bẩy 1:1)

    ~ 50 % (S&P 500)

    47,45 %

    5+ triệu VNĐ(đòn bẩy 1:10)

    500% (S&P 500)

    497,45 %

    500.000+ VNĐ(đòn bẩy 1:200)

    10.000% (S&P 500)

    9997,45 %


    Ghi chú:

    (1) Lãi suất tiền gửi ngân hàng thay đổi theo thời hạn và được điều chỉnh theo năm. Mức dao động 5 % - 7%/ năm tùy vào từng ngân hàng.


    (2) Giá trị đầu tư cho một bất động sản thường khá cao, đặc biệt là những khu vực đô thị lớn với khả năng sinh lời nhanh và cao. Năm 2021 do tác động từ kinh tế vĩ mô và xu hướng gom đất của nhiều nhà đầu tư khiến hiệu suất đầu tư tăng khá cao. Thông thường mức độ tăng giá bất động sản nhà ở rơi vào 5 – 7%/ năm và là sản phẩm đầu tư dài hạn.


    (3) Các quỹ ETF có hiệu suất đầu tư khác nhau tùy thuộc và danh mục đầu tư của mình. Quỹ VFMVN Diamond, là quỹ ETF có hiệu suất cao nhất tại thị trường Việt Nam năm 2021. Mức độ các quỹ thông thường dao động từ 8% - 20%/ năm.


    (4) Giao dịch phái sinh luôn đi kèm với đòn bẩy tài chính, giúp giảm thiểu vốn đầu tư ban đầu và tăng lợi nhuận kiếm được. 


    Ví dụ, tại công ty môi giới Mitrade, giao dịch phái sinh S&P 500đòn bẩy linh hoạt 1:1 – 1:200. Tuy nhiên, việc giao dịch với đòn bẩy tài chính luôn đi kèm với rủi ro khi giá đi ngược xu hướng, vì vậy trader nên chọn mức đòn bẩy thấp hoặc phù hợp với kiến thức & kinh nghiệm đầu tư của mình để giảm thiểu thua lỗ nếu có.



    Như vậy, việc đầu tư chính là biện pháp tốt nhất đối với người tiêu dùng để chống lại lạm phát. Lựa chọn loại tài sản hay hình thức nào để đầu tư (cổ phiếu, vàng, bất động sản, cơ sở hay phái sinh…) phụ thuộc vào vốn và kiến thức đầu tư mà bạn có.



    4. Lạm phát ở Việt Nam thế nào so với lạm phát trên thế giới

    Theo thống kê trên trang Theglobaleconomy.com lây nguồn từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF thì năm 2021 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đứng thứ 130/184 nước. Dự đoán cho năm 2022 là đứng thứ 111/184 nước.


    Lạm phát ở Việt Nam


    Trong những năm gần đây (đặc biệt 06 năm trở lại đây) tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp (dưới 2,5%) và giữ mức trung bình so với các nước trên thế giới. Đây cũng là nỗ lực của chính phủ nhằm bình ổn giá cả hàng hóa thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    5. Những phân tích về GDP và tỷ lệ lạm phát trong năm 2022

    Trải qua 02 năm (2020 – 2021) đầy khó khăn với đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đã phải gánh chịu những thiệt hại to lớn trong mọi ngành nghề - du lịch, giáo dục, y tế công cộng, kinh doanh sản xuất hàng hóa, vận tải… 


    Mặc dù vacxin ra đời đã đem lại những biến chuyển quan trọng cho quá trình phục hồi kinh tế, nhưng đầu năm 2022, biến chủng mới Omicron lại trở thành một mối lo ngại mới. Dù có rất nhiều ý kiến trái chiều về mức độ nguy hiểm của biến chủng mới, nhưng số lượng ca nhiễm tăng lên đang tạo ra những khó khăn và cản trở nhất định cho nền kinh tế thế giới.


    Theo nghiên cứu và dự báo của Quỹ tiền tệ thế giới IMF thì nền kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với mong đợi. 


    Dự báo GDP các nước trên thế giới

    Dự báo GDP các nước trên thế giới


    Cùng với đó, tỷ lệ lạm phát cũng được dự báo sẽ tăng cao hơn trong năm 2022, gây ra những rào cản cho việc tăng trưởng kinh tế. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, dự báo về tỷ lệ lạm phát sẽ tăng mạnh từ tháng 6 – tháng 9/2022 ở các quốc gia có nền kinh tế lớn. 

    Dự đoán tỷ lệ lạm phát năm 2022 sẽ tăng từ tháng 06/2022

    Dự đoán tỷ lệ lạm phát năm 2022 sẽ tăng từ tháng 06/2022


    6. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát

    Có nhiều yếu tố gây ra việc tăng giá hay lạm phát trong một nền kinh tế. Tiêu biểu, lạm phát là kết quả từ việc tăng chi phí sản xuất hay nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, cụ thể như sau:


    • Lạm phát do chi phí đẩy: là việc tăng giá do các chi phí đầu vào cho sản xuất tăng lên như nguyên vật liệu, tiền công. Nhu cầu hàng hóa không thay đổi trong khi nguồn cung giảm do chi phí sản xuất cao dẫn đến việc phải tăng giá cho sản phẩm đầu ra nhằm bù đắp chi phí.


    Một trong những tín hiệu của lạm phát do chi phí đẩy chính là việc tăng giá hàng hóa đầu vào chính cho sản xuất như xăng dầu, sắt thép, quặng…


    • Lạm phát do nhu cầu kéo: là nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh đối với một sản phẩm và dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu đủ rộng trong nền kinh tế thì sẽ kéo theo giá các mặt hàng khác tăng theo. Khi nhu cầu tăng cao mà lượng cung giảm, người tiêu dùng sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho mặt hàng mình cần, dẫn đến việc tăng giá theo quy luật cung – cầu.


    • Lạm phát do chính sách tiền tệ: khi chính phủ thực hiện các gói kích thích kinh tế nhằm gia tăng sản xuất kinh doanh, hồi phục kinh tế hay phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ dẫn đến tăng giá. Hoặc chính sách tiền tệ ở các ngân hàng hạ lãi suất cho vay, khiến cho doanh nghiệp và cá nhân có thể vay được nhiều tiền hơn làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế khiến cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng cao…


    • Ngoài ra còn các nguyên nhân khác dẫn đến lạm phát như do xuất nhập khẩu, đầu cơ khiến cho mất cân đối trong cung cầu hàng hóa trong nước hoặc giá cả giữa các sản phẩm làm cho giá hàng hóa và dịch vụ có thể tăng lên.


    7. Những tác dụng và hậu quả của lạm phát

    Mặc dù lạm phát luôn là vấn đề nan giải đối với nền kinh tế, đặc biệt khi mức lạm phát tăng cao quá mức, nhưng ở một vài khía cạnh, lạm phát lại đem lại những lợi ích nhất định. Chúng ta cùng xem xét hai chiều hướng tác động dưới đây để hiểu rõ hơn về lạm phát:


    Tác dụng của lạm phát: Khi lạm phát được duy trì ở mức thấp và ổn định (từ 0% – 2%/năm), nó được xem như một nhân tố tích cực cho nền kinh tế.


    ⚡️ Kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế: mọi người có xu hướng sẽ tiêu dùng nhiều hơn ở hiện tại vì lo ngại giá sẽ tăng cao trong tương lai. Điều này sẽ thúc đẩy lượng hàng hóa lưu thông trong thị trường hay gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


    ⚡️ Kích thích đầu tư: khi lo ngại lạm phát, mọi người sẽ tìm đến các sản phẩm chống lạm phát để bảo toàn và gia tăng tiền của mình. Hoạt động đầu tư có thể đem lại những tác động tích cực cho các doanh nghiệp đang huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.


    Hậu quả của lạm phát: Khi lạm phát tăng cao và duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống.


    ⚡️ Ảnh hưởng đến lãi suất và tăng trưởng kinh tế: khi lạm phát tăng cao, thì các tổ chức tài chính phải tăng mức lãi suất danh nghĩa lên để có lãi thực dương và tạo ra doanh thu, lợi nhuận.


    Lãi thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát


    Khi lãi suất tăng cao sẽ khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn do gánh chịu nhiều nợ hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm đầu tư và trì trệ kinh tế.


    ⚡️ Ảnh hưởng đến thu nhập: Khi lạm phát tăng cao mà tiền công lao động người lao động không đổi thì thu nhập thực tế sẽ giảm xuống do sự mất giá trị của đồng tiền. Mức tiêu dùng cũng trở nên eo hẹp hơn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.


    Ngoài ra, với những người gửi tiết kiệm mà mức lãi suất tiền gửi không đổi, thì lợi nhuận nhận thực tế nhận về cũng sẽ giảm.


    ⚡️ Tăng tình trạng thất nghiệp: Khi lạm phát tăng cao quá mức gây ra tình trạng trì trệ hoạt động sản xuất kinh doanh do chi phí đầu vào tăng cao, tiêu dùng giảm, lãi suất cao… sẽ gây ra tình trạng cắt giảm lao động dẫn đến nhiều người thất nghiệp.


    8. Những câu hỏi thường gặp về lạm phát

    #8.1 Lạm phát chỉ có hại cho kinh tế, xã hội đúng không?

    Không. Lạm phát quá mức gây hại cho kinh tế, xã hội, nhưng lạm phát ở mức thấp và ổn định có tác động tích cực lên kinh tế và đời sống xã hội.


    #8.2 Tại sao tài sản của các tỷ phú vẫn tăng lên trong khi lạm phát tăng cao mùa đại dịch?

    Các tỷ phú thế giới thường không nắm giữ tiền mặt mà là các tài sản tương đương tiền như vàng, cổ phiếu, bất động sản… đó là những tài sản chống lạm phát và gia tăng giá trị theo thời gian.




    #8.3 Nước nào lạm phát lớn nhất thế giới hiện nay?

    Venezuela hiện là nước có tỷ lệ lạm phát lớn nhất thế giới năm 2021, ở mức 2700%.


    #8.4 Đồng tiền nào lạm phát nhất thế giới? 

    Đồng đô la Zimbabwe được coi là đồng tiền lạm phát nhất trong lịch sử cho đến nay vào giai đoạn 2007 – 2009, khi quốc gia này phải phát hành đồng tiền giấy mệnh giá 100 nghìn tỷ đô la trong nỗ lực chống lạm phát.


    #8.5 Gửi tiết kiệm có chống lạm phát không?

    Tùy thuộc vào tỷ lệ lãi suất và tỷ lệ lạm phát. Gửi tiết kiệm chỉ chống lạm phát và gia tăng giá trị lợi nhuận cho người gửi khi tỷ lệ lãi suất > tỷ lệ lạm phát. 



    ▌ Các bài liên quan đến [Lạm phát]



    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad