Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Nhân dân tệ(RMB:CNY/CNH) đáng đầu tư? Tỷ giá Nhân dân tệ(RMB) biến động như thế nào?

    Nhóm Mitrade
    Cập nhật 28/06/2023 02:38

    Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc ngày càng có vị thế cao trong thị trường tiền tệ cũng như nền kinh tế thương mại thế giới nhờ vào việc Trung Quốc trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn #2 thế giới và đồng Nhân dân tệ cũng được Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thêm vào giỏ các đồng tiền dự trữ từ năm 2015.


    Vậy đồng Nhân dân tệ (RMB: CNY/CNH) có đáng đầu tư không? Tỷ giá Nhân dân tệ (RMB) biến động như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn về đồng Nhân dân tệ để tìm ra cơ hội đầu tư.


    1. Ký hiệu Nhân dân tệ là gì? RMB? CNY? CNH?

    Nhân dân tệ là đồng tiền pháp định chính thức của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành vào năm 1948. Hiện nay, đồng Nhân dân tệ có 03 ký hiệu được chấp nhận và sử dụng đồng thời trên các thị trường khác nhau, bao gồm:


    • RMB: là ký hiệu viết tắt của Renminbi, tên gọi tiền Nhân dân tệ, thông thường được sử dụng bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính trong lãnh thổ Trung Quốc.


    • CNY: hay còn gọi là Yuan, là ký hiệu cho đơn vị của đồng Renminbi theo tiêu chuẩn ISO 4217 (tiêu chuẩn về ký hiệu mã tiền tệ 03 chữ cái), và cũng được sử dụng giao dịch trong nội bộ lãnh thổ Trung Quốc.


    • CHN: là ký hiệu được của đồng Nhân dân tệ, nhưng được sử dụng phổ biến tại thị trường nước ngoài, bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.


    RMB và CNY cũng thường được sử dụng thay thế cho nhau trong thị trường nội địa. Ngoài ra, việc sử dụng ký hiệu CNY (RMB) và CHN còn liên quan đến việc phân biệt tỷ giá của đồng Nhân dân tệ.


    Tỷ giá CNY với các ngoại tệ khác được kiểm soát bởi bởi Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Trong khi đó, tỷ giá của CNH được quyết định bởi thị trường tự do và thả nổi trên thị trường ngoại hối quốc tế, không có bất cứ sự can thiệp vốn hoá nào từ nội địa hay chính phủ Trung Quốc. Điều đó cũng có nghĩa trên thị trường ngoại hối, ký hiệu nhân dân tệ thường được sử dụng là CNH.


    Tuy nhiên, với xu hướng Quốc tế hoá cho đồng Nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc thì tỷ giá của CNY và CNH so với ngoại tệ không có chênh lệch đáng kể trong những năm gần đây. Điều này thể hiện rõ ở sự ổn định trong tỷ giá CNH/CNY trên thị trường quốc tế. 


    Tỷ giá CNH/CNY qua các năm trên thị trường quốc tế

    Tỷ giá CNH/CNY qua các năm trên thị trường quốc tế (Nguồn: Tradingview)


    2. Thị phần Nhân dân tệ hiện tại và xu hướng biến động

    Theo thống kê và báo cáo của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) thì tháng 3/2023, RMB vẫn giữ được vị trí #5 trong top những tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trong hệ thống thanh toán toàn cầu, chiếm 4,5% thị phần. 


    Theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước, các khoản thanh toán và biên lai xuyên quốc gia bằng đồng Nhân dân tệ đã tăng lên mức kỷ lục 549,9 tỷ USD trong tháng 3/2023 so với 434,5 tỷ USD một tháng trước đó. Đồng thời, đồng RMB được sử dụng trong 48,4% tất cả các giao dịch quốc tế, trong khi tỷ lệ của đồng đô la giảm xuống 46,7% từ mức 48,6% một tháng trước đó.


    Tại sàn giao dịch của Nga, kể từ tháng 2/2023, đồng CNY cũng đã vượt USD trở thành tiền tệ được giao dịch nhiều nhất. 


    Thanh khoản giao dịch CNY và USD tại Moscow Exchange

    Thanh khoản giao dịch CNY và USD tại Moscow Exchange (Nguồn: Bloomberg)


    Vị thế RMB được duy trì khá ổn định trong những năm gần đây và luôn có xu hướng gia tăng thị phần. 


    Thị phần và thứ hạng RMB trong hệ thống thanh toán toàn cầu từ 2019 – 2023

    Thị phần và thứ hạng RMB trong hệ thống thanh toán toàn cầu từ 2019 – 2023 (Nguồn: SWIFT)


    Đối với thị trường giao dịch tài chính thì thị phần RMB chiếm 4,25% và chỉ đứng sau đồng USD và EURO. 


    Thị phần RMB trong thị trường giao dịch tài chính tháng 3/2023

    Thị phần RMB trong thị trường giao dịch tài chính tháng 3/2023 (Nguồn: SWIFT)


    Đối với thị trường ngoại hối giao ngay (FX Spot) thì CNY được sử dụng là tiền tệ trong giao dịch nhiều nhất tại Anh và Mỹ và xếp vị trí #5 trong top các loại tiền tệ được sử dụng. 


    Thị phần RMB trong thị trường FX spot tại các quốc gia tháng 3/2023

    Thị phần RMB trong thị trường FX spot tại các quốc gia tháng 3/2023 (Nguồn: SWIFT)


    3. Hiệu suất USD/CNH kể từ đợt tăng lãi suất của Fed trong năm 2022/2023

    Sau một khoảng thời gian duy trì lãi suất thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế từ đại dịch Covid, các ngân hàng trung ương, nổi bật là Fed đã phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua các đợt tăng lãi suất từ tháng 3/2022 dưới áp lực của tình hình lạm phát leo thang. 


    Biến động tỷ giá USD/CNH trong năm 2022-2023

    Biến động tỷ giá USD/CNH trong năm 2022-2023 (Nguồn: Mitrade)


    Fed đã có 07 đợt tăng lãi suất trong năm 2022 và 02 lần trong năm 2023. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn duy trì mức lãi suất cơ bản 3,65%. 


    Không những vậy, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) còn có những đợt cắt giảm lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại. Điều này khiến cho xu hướng dòng vốn đầu tư có sự chuyển dịch sang các tiền tệ khác, đặc biệt là USD trong năm 2022.


    Tỷ giá USD/CNH duy trì quanh mức 6,32 vào tháng 3/2022 nhưng sau đó đã tăng liên tục lên mức đỉnh vào tháng 11/2022 ở mức 7,34 (tăng lên ~ 16,0% trong vòng 09 tháng) và giá đồng Nhân dân tệ cũng đã xuống mức thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại đây so với USD.


    Tuy nhiên, ngay sau đợt tăng lãi suất tháng 11/2022, thông tin về việc giảm tốc quá trình tăng lãi suất đã khiến cho đồng USD giảm giá trị và kéo tỷ giá USD/CNH giảm chạm đáy 6,7 trong tháng 1/2023 (mất 8,7% từ đỉnh). Với việc tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 2 và tháng 3/2023, mức lãi suất cao cũng khiến cho giá đồng USD tăng trở và tỷ giá USD/CNH tăng lên mức 6,99 điểm vào đầu tháng 3. 


    Việc lãi suất Fed được dự đoán sắp đạt đỉnh đã điều chỉnh giảm nhẹ tỷ giá USD/CHN từ giữa tháng 3 tới nay. Hiện tại, tỷ giá đang giao dịch ở mức 6,935 điểm.


    Chúng ta sẽ cùng nhìn lại diễn biến tỷ giá Nhân dân tệ các năm trước đây tại mục 4 của bài viết để xem xu hướng thay đổi của RMB qua thời gian.


    4. Diễn biến tỷ giá Nhân dân tệ qua các năm

    Trong vòng 20 năm trở lại đây tỷ giá Nhân dân tệ có khá nhiều biến động do những sự kiện kinh tế cũng như chính sách tiền tệ của Trung Quốc và các quốc gia trên thế giới.



    Diễn biến tỷ giá USD/CNH qua các năm

    Diễn biến tỷ giá USD/CNH qua các năm (Nguồn: Tradingview)


    1998 - 2004: Năm 1997 – 1998 cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á đã tác động tiêu cực đến rất nhiều quốc gia trong khu vực, mức lạm phát của Châu Á cũng lên cao (khoảng 7,8%) trong thời gian này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có khả năng duy trì sự ổn định của đồng Nhân dân tệ nhờ dự trữ ngoại tệ cao, kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ giá được PBOC duy trì ở mức 8,2 CNY/USD từ năm 1994…


    Từ cuối năm 2000, Trung Quốc bắt đầu tìm cách quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và gia nhập Tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) năm 2001. Tuy nhiên đến năm 2004, Trung Quốc mới bắt đầu cho phép giao dịch xuyên biên giới đối với đồng RMB. Vì vậy cho đến nửa đầu năm 2005, tỷ giá của RMB so với USD gần như không thay đổi bởi dòng tiền vẫn còn chịu nhiều kiểm soát và hạn chế của chính phủ. 


    2005 – 2007: Tháng 7/2005 Trung Quốc thông báo về việc gỡ bỏ neo giá đồng RMB vào đồng USD và điều chỉnh giá lên 2,1% dưới các áp lực của thị trường và chính trị.


    Năm 2006, chính phủ Trung Quốc thông báo về kế hoạch Nhà đầu tư tổ chức trong nước đã đủ điều kiện (QDII), cho phép những tổ chức và người dân Trung Quốc uỷ thác cho các ngân hàng thương mại của Trung Quốc để đầu tư vào các sản phẩm tài chính nước ngoài.


    Năm 2007, Trung Quốc tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế cho đồng Nhân dân tệ bằng việc thiết lập thị trường trái phiếu nước ngoài sử dụng RMB làm phương tiện thanh toán với tên gọi “Dim sum bonds”.


    Một loạt các kế hoạch và chính sách tiền tệ đã giúp cho đồng Nhân dân tệ tăng giá đến 19% so với đồng USD và tạo đỉnh vào tháng 7/2008 ở mức 6,8099. 


    2008 – 2010: Năm 2008 khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, PBOC đã phải đã quay lại việc neo giá đồng RMB vào USD ở mức 6,83 để bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc. Cuối năm 2008, Trung Quốc cũng khởi động thí điểm dự án thanh toán thương mại quốc tế bằng đồng RMB.


    Năm 2009, Trung Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với rất nhiều người trên thế giới. Số tiền RMB gửi ở Hongkong tăng từ 12 tỷ RMB năm 2004 lên 59 tỷ RMB năm 2009.


    Năm 2010, PBOC cho phép các Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và ngân hàng thành viên nước ngoài mở rộng đầu tư bằng đồng RMB.


    Với một loạt hoạt động quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc, tỷ giá của RMB/USD đã không chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà duy trì ổn định suốt thời gian 2008 – 2010.

     

    2011 – 2013:  Bắt đầu từ cuối năm 2010 đến năm 2013 đồng RMB tiếp tục tăng giá so với USD và lập đỉnh mới vào cuối năm 2013 với mức 6,051, nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội và thành công trong việc mở rộng thanh toán bằng đồng RMB trên thị trường quốc tế. Năm 2013, RMB cũng vươn lên vị trí thứ #8 trong bảng xếp hạng những tiền tệ được giao dịch nhiều nhất thế giới. 


    2014 – 2016: GDP của Trung Quốc bắt đầu giảm tốc và chững lại trong thời gian này (2014 chỉ đạt 7,4% so với năm 2013 là 7,8%; năm 2015 là 7% đến 2016 chỉ còn 6,8%) thấp nhất kể từ năm 1991 tới nay. 


    Cùng với việc PBOC phá giá đồng RMB để kích thích nền kinh tế trong giai đoạn này khiến cho đồng RMB giảm mạnh. Đến cuối năm 2016, giá RMB đã giảm ~15% so với USD trong vòng 03 năm về mức 6,95. 


    2017 – 2019: Đầu năm 2017 PBOC cũng đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ giá đồng RMB. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng bắt đầu tăng trở lại sau khi giảm mạnh 3 năm trước. Cùng với đó là việc đồng USD giảm giá khiến cho tỷ giá RMB/USD có sự hồi phục trở lại. Năm 2017, đồng RMB tăng giá ~5,8%.


    Tháng 3/2018, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 50 tỷ USD đối với hàng hoá Trung Quốc. PBOC cũng giảm giá đồng RMB trong giai đoạn này khiến cho tỷ giá RMB so với USD giảm. Đến đầu tháng 8/2019, tỷ giá đã chạm mốc thấp kỷ lục kể từ năm 2008 tới nay, 1 USD đổi được 7 đồng RMB.  


    2020 – 2022: 03 tháng cuối năm 2019 đến nửa đầu năm 2020 tỷ giá USD với RMB không biến động quá nhiều, quanh mốc 6,9 ~7,1. Nhưng từ đầu tháng 6/2020 cho đến tháng 3/2022 đồng RMB tăng giá mạnh nhờ vào những tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt và hồi phục kinh tế trước các nền kinh tế lớn như Mỹ và Châu Âu. Ngoài ra, việc Mỹ giảm lãi suất và cung tiền tăng để hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh cũng khiến đồng USD giảm giá.


    Kể từ khi tăng lãi suất từ tháng 3/2022 của Fed, USD tăng mạnh và tỷ giá của USD/CNY cũng tăng theo, đồng Nhân dân tệ bắt đầu suy giảm kể từ tháng 3 tới nay. 


    5. Nhận định tỷ giá Nhân dân tệ 2023/2024

    Đồng Nhân dân tệ vẫn đang trong xu hướng giảm giá so với đồng USD kể từ tháng 3/2022 đến nay. 


    Mức thấp kỷ lục kể từ đầu năm 2008 đến nay trong tháng 9/2022 của đồng RMB đã khiến PBOC phải lập tỷ giá tham chiếu tại mức  01 USD = 7 RMB vào cuối tháng 9/2022 và điều chỉnh quy định nhằm hạn chế việc bán khống RMB trên thị trường ngoại hối. 


    Tuy nhiên, ngưỡng 7 đã bị phá vỡ ở thời điểm hiện tại do lo lắng của các nhà đầu tư vào tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc.


    Ngày 25/10 mới đây, các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đã đồng loạt bán USD ở thị trường trong và ngoài nước để kiềm chế đà giảm giá của RMB. Tuy nhiên, sau khi CNH tăng mạnh vào ngày 26/10 thì lại quay đầu giảm vào 02 phiên cuối tuần.


    Việc suy giảm của đồng USD từ tháng 11/2022 đã giúp đồng RMB lấy lại vị thế. Tỷ giá USD/CHN tiếp tục duy trì dưới ngưỡng 7,0 điểm từ tháng 12/2022 tới nay. 


    Với mục tiêu mở rộng thị trường thanh toán và quốc tế hoá đồng RMB từ chính phủ Trung Quốc, vị thế của đồng RMB đang được đánh giá cao trong thời gian tới.


    Các ngân hàng và tổ chức tài chính hiện cũng có những nhận định khác nhau về xu hướng tỷ giá của Nhân dân tệ vào cuối năm 2023 và năm 2024:


    USD/CNH (CNY)

    Q4/2022

    Q1/2023

    Q2/2023

    Q3/2023

    Q4/2023

    Commerzbank (04/2023)

    6,60

    6,50

    6,50

    6,50

    6,50

    NAB (4/2023)

    6,75

    6,65

    6,60

    6,60

    6,60

    CIBC (4/2023)

    6,85

    6,80

    6,78

    6,75

    6,73

    ING (04/2023)

    6,80

    6,70

    6,50

    6,45

    6,35

    NBC (4/2023)

    6,95

    6,80

    6,65

    6,70

    -

    TDBank (4/2023)

    6,90

    6,95

    6,90

    6,85

    6,80


    Mặc dù dự báo khác nhau về tỷ giá nhưng điểm chung là đồng Nhân dân tệ có xu hướng giảm giá so với đồng USD cho đến cuối năm sau.


    Tuy nhiên, thị trường có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Để dự đoán hiệu quả về thay đổi tỷ giá RMB, chúng ta nên theo dõi và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RMB. Đây cũng là nội dung của phần tiếp theo của bài viết.


    6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá Nhân dân tệ

    Biến động của tỷ giá Nhân dân tệ luôn được cập nhật và theo dõi bởi trader nhưng yếu tố tạo ra những biến động này thì không phải trader nào cũng nắm rõ, đặc biệt những người mới tham gia thị trường. Đây là những yếu tố cơ bản cho việc phân tích xu hướng tỷ giá và đánh giá cơ hội đầu tư.


    • Ngân hàng trung ương (PBOC): Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới nhưng Trung Quốc không thả nổi tỷ giá tiền tệ của mình để thị trường quyết định giống như hầu hết các nền kinh tế phát triển khác.


      Thay vào đó, đồng Nhân dân tệ thường được neo giá vào đồng USD, chính vì vậy ảnh hưởng lớn nhất đối với tỷ giá Nhân dân tệ đến từ chính sách tiền tệ của PBOC.


    • Yếu tố kinh tế Trung Quốc: bao gồm GDP, lãi suất, xuất nhập khẩu, CPI, lạm phát, dự trữ ngoại hối… những thay đổi trong yếu tố vĩ mô sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá RMB. Đây là sự tác động 02 chiều, bởi lẽ những tỷ giá chính là một trong những công cụ để một quốc gia tạo sức cạnh tranh kinh tế với các nước khác.


    • Diễn biến kinh tế toàn cầu: hiện nay kinh tế của các quốc gia đều có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau. Những diễn biến kinh tế toàn cầu sẽ có ảnh hưởng tới kinh tế Trung Quốc từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá RMB.


    • Chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương quốc gia khác: với sự quốc tế hoá tiền tệ của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới hiện nay thì dòng tiền đầu tư trên thị trường ngoại hối cũng di chuyển rất nhanh tạo ra sự thay đổi tỷ giá liên tục.


      Chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương là một trong những nguyên nhân trực tiếp tạo ra sự di chuyển dòng vốn đầu tư trên thị trường ngoại hối này. 


    7. Những câu hỏi hay gặp về Nhân dân tệ

    #7.1 Có thể đầu tư Nhân dân tệ ở đâu?


    Do quy định nghiêm ngặt về việc mua bán, đầu tư ngoại tệ đối với nhà đầu tư các nhân nên trader muốn đầu tư vào Nhân dân tệ có thể lựa chọn hình thức CFD cung cấp bởi các công ty môi giới quốc tế uy tín như Mitrade.


    #7.2 Có nên đầu tư Nhân dân tệ không?


    Hiện nay Nhân dân tệ có vị thế cao trong cả thị trường thanh toán quốc tế lẫn đầu tư tài chính vì vậy thanh khoản rất cao và thông tin cập nhật liên tục giúp cho trader dễ dàng trong việc phân tích xu hướng thay đổi tỷ giá và tìm điểm đầu tư hiệu quả.


    #7.3 1 RMB bằng bao nhiêu USD và VNĐ?

    Tỷ giá hiện tại là 1 RMB = 0,14 USD; RMB = 3.423 VNĐ, tuy nhiên tỷ giá này thay đổi liên tục. Trader có thể cập nhật tỷ giá tại các website tài chính như Mitrade, Investing.com, Tradingview, Yahoo Finance!... 


    7.4 Nên đầu tư vào cặp tiền tệ nào của Nhân dân tệ? 

    Cặp tiền tệ phổ biến nhất hiện nay trên các thị trường ngoại hối là USD/CNH và cũng được cung cấp bởi hầu hết các sàn giao dịch ngoại hối. 


    ▌ Các bài liên quan đến [Forex]

    -------- Đầu tư Forex


    --------- Các cặp tiền tệ Forex           


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    Ad