CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Cách kiểm tra giấy phép sàn Forex(FX) và 5 sàn với giấy phép kinh doanh Forex ASIC, FCA

    15 Phút
    Cập nhật 08/12/2023 08:46
    Pham Hai, CMT


    Đầu tư Forex là hình thức không còn mới lạ với nhiều người hiện tại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa cấp phép cho bất cứ sàn Forex nào được hoạt động trong nước.


    Do đó phần lớn trader đều phải giao dịch thông qua các sàn quốc tế. Một số ít khác có thể chấp nhận rủi ro và giao dịch trên các “sàn chui” không được cấp phép. Chính vì thế mà việc lựa chọn một sàn Forex quốc tế Uy tín được cấp phép là điều rất quan trọng.


    Một trong những minh chứng cho sự uy tín của sàn Forex đối với nhà đầu tư đó chính là giấy phép hoạt động. Thông thường các sàn quốc tế uy tín được được cấp phép hoạt động bởi các tổ chức tài chính lớn như ASIC, CySEC, FCA..v.v


    Các tổ chức tài chính lớn này đóng vai trò là người giám sát hoạt động của sàn, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Mục đích chính là để tạo nên một môi trường đầu tư forex minh bạch và an toàn.


    Và trong bài viết lần này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách kiểm tra giấy phép sàn forex uy tín. Cùng với đó là danh sách các sàn forex được cấp phép kinh doanh Forex tại Việt Nam.


    1. Cách kiểm tra giấy phép sàn Forex uy tín



    Cách 1: Kiểm tra giấy phép công khai trên sàn


    Đây là cách dễ nhất và phổ thông nhất. Thông thường giấy phép tài chính sẽ được các sàn công bố công khai và có hướng dẫn chi tiết về cách kiểm tra giấy phép sàn Forex(FX) đó ví dụ như: 



    Các sàn uy tín sẽ có link dẫn cụ thể về giấy phép đó hoặc có hướng dẫn về cách tra cứu giấy phép đó.

     

    Cách 2: Truy cập vào trang tra cứu của tổ chức


    Cách này khó hơn một xíu nhưng độ chính xác rất cao. Bằng cách này bạn có thể kiểm tra sàn đó có đúng đã được cấp phép hay không.


    Mình sẽ lấy ví dụ với giấy phép từ ASIC


    Bước 1: Truy cập vào webside ASIC: https://connectonline.asic.gov.au/RegistrySearch/faces/landing/SearchRegisters.jspx?_adf.ctrl-state=11bgdup0my_54


    Bước 2: Ở phần “Select” các bạn chọn “Organisation & Business Names”


    Phần “For” các bạn điền tên sàn cần tìm vào.

     Ở đây mình sẽ ví dụ tìm tên Mitrade vì sàn có giấy phép của ASIC.

    Sau khi gõ tên “Mitrade” bảng kết quả sẽ hiện ra, bạn chọn đúng tên công ty của sàn.


    Và đây là kết quả

    Bạn cũng có thể tìm kiếm tương tự như vậy với các tổ chức tài chính khác và sàn khác


    Cách 3: Kiểm tra tại WikiFX

    WikiFX là bên thứ 3 chuyên cung cấp đầy đủ các thông tin về sàn giao dịch forex. Đây là một trong những trang uy tín giúp bạn đánh giá được sàn Forex lừa đảo. Tuy nhiên trang WikiFX thường cập nhật chậm vì thế những giấy phép mới  của sàn có thể chưa được bổ sung.



    Ví dụ tìm kiếm sàn Exness


    Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm 1 sàn chỉ bằng cách gõ đúng tên sàn đó trong phần tìm kiếm. Giấy phép sẽ được hiển thị ngay bên dưới phần thông tin sàn


    2. Các loại giấy phép kinh doanh Forex phổ biến trên thế giới


    Tổng hợp các giấy phép uy tín trên thế giới 


    Giấy phép

    Quốc gia

    Cấp độ 1

    ASIC

    Úc

    FCA

    Anh

    CySEC

    Síp

    NFA

    Mỹ

    CFCT

    Mỹ

    Cấp độ 2

    CIMA

    Cayman

    BaFIN

    Đức

    FINMA

    Thụy Sĩ

    ACP

    Pháp

    MFSA

    Malta

    IFSC Belize

    Belize

    FSC Mauritius

    Mauritius

    Cấp độ 3

    FSA Japan

    Nhật

    BVI

    British Virgin IsLand

    Danish FSA

    Đan mạch

    CMB

    Thổ Nhĩ Kỳ

    FSC Hong Kong

    Hồng Kông


    *Lưu ý: Bảng xếp hạng này là đánh giá theo cá nhân của tác giả, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không có tính khẳng định.


    Các sàn forex được cấp phép chỉ những sàn được cấp phép phép kinh doanh Forex bởi các tổ chức tài chính quốc tế uy tín. Do đó giấy phép hoạt động chính là thước đo số 1 cho sự uy tín và đáng tin cậy của sàn. Dưới đây là danh sách các tổ chức quản lý Forex broker hàng đầu thế giới:

    2.1 Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc - ASIC

    ASIC chính là một trong những cơ quan quản lý sản forex chuẩn mực bậc nhất thế giới và cũng là cơ quan giám sát thị trường chứng khoán đầu tư tại Úc.


    Tổ chức ASIC bắt đầu đi vào hoạt động từ những năm 1990 với vai trò lúc đầu chỉ là bảo vệ người tiêu dùng trong các quỹ hưu trí. 


    Sau đó tổ chức phát triển mạnh mẽ và bắt đầu nhận thêm trách nhiệm quản lý các công ty ủy thác, môi giới tín dụng, tài chính tiêu dùng và cách dịch vụ tài chính khác. Đồng thời ASIC cũng giám sát các giao dịch trên thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh Úc.


    Tỷ lệ đòn bẩy dưới sự giám sát của ASIC không quá cao và tùy thuộc vào từng sàn giao dịch. Tỷ lệ đòn bẩy cao nhất mà ASIC cho phép lên đến 1:30, cao hơn nhiều so với quy định của các tổ chức khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho trader trong việc tìm kiếm lợi nhuận đầu tư.


    Một số sàn Forex uy tín được cấp phép bởi ASIC có thể kể đến như: Mitrade, IC Market, FXOpen, OANDA..v.v

     

    Một số yêu cầu của sàn khi được ASIC cấp phép:


    • Vốn tối thiểu 1 triệu AUD( khoảng 16,2 tỷ VNĐ)

    • Phải có văn phòng đại diện tại Úc

    • Phải tuân thủ nghĩa vụ năng lực tổ chức

    • Tuân thủ bảo hiểm bồi thường chuyên nghiệp và bồi thường nhà đầu tư

    • Minh bạch về các giao dịch tài chính

    • Các sàn phải tách biệt tài khoản đầu của khách hàng với tài khoản của công ty. Tiền của nhà đầu tư sẽ được ủy thác tại một ngân hàng cấp 1 ở Úc để đảm bảo tiền không được sử dụng vào mục đích khác.



    2.2 Cơ quan quản lý tài chính Vương Quốc Anh - FCA

    Nước Anh vốn là một trong những quốc gia được đánh giá là có hệ thống quản lý tài chính tuyệt vời.  Vì thế là FCA cũng là một trong những giấy phép vô cùng uy tín hiện tại.


    Tổ chức FCA chính thức được thành lập vào tháng 4/2013. FCA chịu trách nhiệm điều tiết, giám sát, điều tra và thực thi các hướng dẫn thị trường tài chính và trong đó có bao gồm cả ngành Forex. FCA cùng với cơ quan PRA của ngân hàng Anh thực hiện việc quản lý và điều tiết thị trường tài chính tại quốc gia này.


    Tỷ lệ đòn bẩy dưới sự giám sát của FCA được coi là thấp nhất trong các giấy phép. Thông thường các sàn được giám sát bởi FCA chỉ có mức đòn bẩy tối đa là 1:30.


    Một số sàn Forex uy tín được FCA cấp phép như: Exness, FxPro, XTB, XM..v.v


    Một số yêu cầu của sàn khi được FCA cấp phép:


    • Vốn tối thiểu từ 50.000 bảng Anh đến 730.000 bảng Anh tùy quy mô sàn

    • Cung cấp báo cáo tài chính định kỳ

    • Cung cấp báo cáo tình hình an toàn vốn hàng ngày


    2.3: Ủy ban chứng khoán và giao dịch cộng hóa Síp - CySEC

    CySEC thành lập từ năm 2001, chuyên cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp. Đến năm 2004 CySEC được thay đổi để tuân theo quy định của liên minh và MiFID Châu Âu. Từ đó CySEC trở thành một cơ quan uy tín và là cơ quan pháp lý cho rất nhiều sàn Forex. 


    Năm 2018, các sàn môi giới do CySEC quy định đều phải tuân thủ các quy định mới của cơ quan chứng khoán và thị trường Châu Âu (ESMA)


    Các sàn dưới sự giám sát của CySEC sẽ không bị khắt khe về đòn bẩy.  Một phần là do tổ chức CySEC là tổ chức chuyên cấp phép cho thị trường CFD. Một số sàn Forex uy tín có giấy phép của CySEC như: Mitrade, Exness, FXTM, HotForex..v.v


    Một số yêu cầu của sàn khi được CySEC cấp phép:



    • Vốn tối thiểu 750.000 EURO

    • Tiền của nhà đầu tư phải tách riêng với tài khoản công ty và giữ tài một tài khoản khác tại ngân hàng Châu  u

    • Thường xuyên gửi báo cáo đến CySEC

    • Sàn phải chịu mọi hình phạt từ tổ chức nếu có hành vi gian lận



    2.4 Cơ quan tiền tệ quần đảo Cayman - CIMA

    CIMA là tổ chức quản lý thị trường độc lập với nhiệm vụ giám sát tất cả hoạt động tài chính trong quốc gia Cayman. Ngoài ra CIMA cũng là ngân hàng trung ương quốc gia và là nơi phát hành đồng Đôla Cayman (KYD). Được thành lập vào năm 1997 trên cơ sở luật cơ quan quản lý tiền tệ. Và đến năm 2003 thì CIMA giành được quyền độc lập hoạt động và ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.


    CIMA chuyên giám sát, kiểm định và cấp phép các hoạt động kinh doanh cho sàn Forex, tổ chức đầu tư, hệ thống giao dịch, công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tài chính khác.


    Tổ chức CIMA hiện đang đảm nhiệm 4 vai trò chính gồm: Quản lý, điều hành tiền tệ quần đảo Cayman, Tư vấn chính phủ Cayman trong các việc liên quan đến tiền tệ và Hợp tác quản lý nước ngoài, giám sát thị trường tài chính.


    Một số sàn Forex uy tín được CIMA cấp phép như: Mitrade, FOREX.com, Vantage FX..v.v

     

    Một số yêu cầu của sàn khi được CIMA cấp phép:



    • Các tài khoản của công ty phải được kiểm toán định kỳ

    • Mọi thay đổi của công ty phải được báo cáo cho CIMA

    • Các hệ thống kiểm soát nội bộ thành viên được nắm giữ và kiểm kê riêng lẻ

    • Cung cấp thông tin bảo hiểm hiện tại

    • Báo cáo hàng tháng của sàn phải nộp trực tiếp của CIMA


    2.5 Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ - CFCT

    CFCT được thành lập từ năm 1974, tổ chức này đã trải qua nhiều biến đổi và phát triển thành một tổ chức lớn mạnh trong thị trường tài chính.


    CFCT là cơ quan độc lập uy tín bậc nhất tại thị trường Mỹ. CFCT giám sát cho các thị trường như thị trường giao dịch hàng hóa, các hợp đồng tương lai, quyền chọn và Forex. CFCT cũng rất tích cực trong việc bảo vệ các nhà đầu tư, tạo một thị trường công bằng.


    Một số sàn được CFCT cấp phép như: AvaTrade, eToro, Capital..v.v


    Một số yêu cầu của sàn khi được CFCT cấp phép:



    • Vốn tối thiểu 20 triệu USD(khoảng 461 tỷ VND)

    • Cung cấp báo cáo tài chính thường xuyên 


    2.6: Dịch vụ tài chính Malta - MFSA

    MFSA là cơ quan quản lý tài chính duy nhất tại Malta. Được thành lập từ năm 2002, MFSA tiếp quản chức năng giám sát của ngân hàng trung ương Malta, sở giao dịch chứng khoán Malta và trung tâm dịch vụ tài chính Malta.


    Đây là cơ quan có quyền lực và là một tổ chức công hoàn toàn tự chủ. Mặc dù nó MFSA ít phổ biến hơn so với các giấy phép khác nhưng độ uy tín là rất cao. MFSA giám sát các hoạt động tài chính như tổ chức tài chính, tiền điện tử, dịch vụ chứng khoán và đầu tư, công ty bảo hiểm..v.v


    Một số sàn Forex được MFSA quy định như: ALB, Nextmarkets, GKFX…v.v


    Một số yêu cầu của sàn để được MFSA cấp phép:


    • Sàn phải có văn phòng được đặt tại Malta

    • Có báo cáo tài chính và thuế

    • Vốn tối thiểu 30.000$


    Vừa rồi là những giấy phép phổ biến và uy tín bậc nhất thời điểm hiện tại. Trên thị trường vẫn có một số giấy phép ít phổ biến nhưng vẫn đảm bảo được sự uy tín như: Finama (Giấy phép của thụy sĩ), ACP (giấy phép của Pháp), Bafin (Giấy phép của Đức), FSA Japan (Giấy phép của Nhật), NFA (Giấy phép của Mỹ) v.v.


    Với tên các giấy phép chúng ta có thể dễ dàng tra cứu ra độ uy tín của công ty đó. Tuy nhiên làm cách này để kiểm tra giấy phép của một sàn Forex? Ở phần sau mình sẽ nói rõ hơn.


    3. Đặc điểm chung của các sàn Forex uy tín

    Đặc điểm chung của các sàn Forex uy tín


    Theo kinh nghiệm của mình, tiêu chí để lựa chọn một sàn Forex đáng tin cậy đó là: Giấy phép kinh doanh tài chính, giải thưởng đã đoạt được, thông tin minh bạch, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt v.v. Trong đó, giấy phép kinh doanh Forex và các thị trường khác mới là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất khi chọn sàn.


    Sàn Forex là lừa đảo không?

    Sàn Forex chỉ là một nền tảng trung gian. Trong đó các sàn Forex sẽ cung cấp dịch vụ, nền tảng và công cụ giao dịch cho nhà đầu tư. Các sàn Forex uy tín là các sàn được quy định và giám sát chặt chẽ từ các tổ chức tài chính lớn trên thế giới ví dụ như FCA, ASIC, CYSEC, CIMA...


    Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sàn Forex lừa đảo. Đặc điểm chính của các sàn này là cung cấp công thức giao dịch và cam kết lợi nhuận cố định. Các sàn Forex uy tín sẽ không làm như vậy, thay vào đó các sàn sẽ cung cấp cho nhà đầu tư công cụ quản lý rủi ro. Và luôn có những cảnh báo về rủi ro cho các nhà đầu tư.


    Tại sao nên chọn sàn Forex uy tín?


    ● Cung cấp quyền giao dịch: Đây là vai trò chính của các sàn giao dịch forex đó là cung cấp quyền giao dịch các sản phẩm tài chính cho nhà đầu tư. Lấy ví dụ nhà đầu tư muốn đổi Euro bằng đô la Mỹ, họ mua cặp EUR / USD. Số tiền này để mua Euro bằng cách sử dụng Đô la Mỹ để mua. 


    Khi họ đóng giao dịch, họ sẽ bán cặp này tương đương với việc mua Đô la Mỹ và sử dụng Euro để mua. Nếu tỷ giá hối đoái cao hơn khi các nhà đầu tư đóng cửa giao dịch, họ sẽ có lợi nhuận, nếu không các nhà đầu tư sẽ nhận về một khoản lỗ tương ứng.


    ● Hỗ trợ giao dịch: Ngoài vai trò chính ra thì các sàn giao dịch forex cũng sẽ cung cấp những công cụ giao dịch dựa trên nền tảng của mình giúp nhà đầu tư tăng tỉ suất lợi nhuận cho mình như công cụ đòn bẩy mang lại khả năng giao dịch với khối lượng gấp hàng trăm lần số tiền sẵn có trong tài khoản cũng như công hỗ trợ bảo vệ tài khoản dưới mức 0.


    Hiện nay ngoài giao dịch ngoại tệ thì hầu hết các sàn forex lớn trên thế giới đều cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính nhằm giúp các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch tại nhiều thị trường cùng lúc.


    4. Lợi ích chơi Forex trên các sàn có giấy phép


    ۞ Tỉ lệ đòn bẩy cao và mức kí quỹ thấp

    Đặc trưng của giao dịch forex đó chính là công cụ đòn bẩy với khả năng kiếm lợi nhuận cao gấp nhiều lần chi phí bỏ ra. Cùng với đó mức kí quỹ thấp giúp những nhà đầu tư có số vốn ít vẫn có thể tham gia đầu tư với một khối lượng lớn hơn nhiều lần tổng giá trị tài sản.


    ۞ Tiếp cận thị trường giao dịch toàn cầu chỉ với một nền tảng

    Các sàn giao dịch forex cung cấp nền tàng giao dịch giúp nhà đầu tư có thể tiếp cận với tất cả các sản phầm tài chính lớn trên thế giới vào mọi thời điểm. Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch với mô quy mô rộng lớn với hơn 4000 thị trường trên toàn thế giới.


    ۞ Không nộp thuế tem và phí hoa hồng thấp

    Khác với đâu tư trong thị trường chứng khoán hoặc mua vàng vật chất, thì đầu tư forex sẽ không nộp thuế tem và phí hoa hồng cũng thấp, một số sàn giao dịch như Mitrade không thu phí hoa hồng và mức chênh lệch cũng thấp. 


    ۞ Không yêu cầu giao dịch trong ngày

    Một số thị trường nhất định yêu cầu số vốn tối thiểu để giao dịch trong ngày hoặc giới hạn địa điểm đối với số lượng giao dịch trong ngày có thể được thực hiện trong một số tài khoản nhất định. Thị trường forex không bị ràng buộc bởi những hạn chế này và tất cả các chủ tài khoản có thể giao dịch trong ngày nếu họ muốn.


    ۞ Cơ hội giao dịch đa dạng

    Các sàn giao dịch forex hiện nay đều cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính như : chỉ số, tiền tệ, kim loại, hàng hóa,tiền điện tử …Điều này cho phép các nhà đầu tư mở rộng đối tượng đầu tư của mình và cùng lúc có thể giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau.


    5. Những câu hỏi hay gặp về các tổ chức quản lý sàn Forex


    6.1 Cơ quan quản lý Forex Broker là gì?

    Cơ quan quản lý sàn Forex là những tổ chức chịu trách nhiệm cấp phép và quản lý các hoạt động của sàn giao dịch. Các cơ quan này sẽ đặt ra những quy định, chính sắc để kiểm soát chặt chẽ các sàn nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho cả sàn môi giới lẫn nhà đầu tư. Và cuối cùng là tạo ra một thị trường giao dịch Forex hoạt động hiệu quả, công bằng, minh bạch.


    Ngoài ra cơ quan quản lý Forex cũng tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Các cơ quan này sẽ có chính sách bảo vệ các nhà đầu tư. 

     

    6.2 Tổ chức giám sát các sàn Forex như thế nào?

    Mỗi một tổ chức quản lý sẽ có những quy định riêng cho từng công ty môi giới. Các quy định này còn phụ thuộc vào điều luật, hệ thống tài chính của mỗi khu vực, quốc gia. 


    Vì thế nằm trong sự kiểm soát của tổ chức thì các sàn đã phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu như về vốn tối thiểu, sàn có sự thanh khoản, đội ngũ lãnh đạo phải trải qua kỳ kiểm tra, sàn phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng..v.v.


    Ngoài ra trong quá trình hoạt động của sàn, tổ chức giám sát vẫn không ngừng theo dõi sàn với những yêu cầu như:


    Sàn phải duy trì tài khoản ngân hàng riêng biệt cho quỹ khách hàng

    Sàn phải cảnh bảo rủi ro, thông báo trước về khả năng mất tất cả vốn cũng như các rủi ro liên quan đến khách hàng

    Sàn phải được kiểm toán thường xuyên

    Sàn phải giới hạn tỷ lệ đòn bẩy cung cấp

    Sàn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật chống rửa tiền

    …v.v

     

    6.3 Tổ chức giám sát sẽ làm gì nếu sàn Forex phá sản?

    Trong trường hợp sàn mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, nhà đầu tư sẽ được cơ quan quản lý bồi thường theo cơ chế. Mỗi cơ quan quản lý sẽ có một cơ chế bồi thường riêng.


    6.4 Tổ chức giám sát làm gì khi nhận được đơn khiếu nại?

    Khi nhà đầu tư gửi đơn khiếu nại sẽ được cơ quan tiếp nhận và xử lý theo đúng trình tự. Cơ quan tài chính sẽ điều tra các vi phạm,cáo buộc của sàn. Đưa ra thông báo vi phạm, thi hành các mức phát như rút giấy phép, cấm hoạt động kinh doanh ..v.v.


    6. Lời kết


    Những chia sẻ của chúng tôi về cách kiểm tra giấy phép sàn forex uy tín, hi vọng sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tự mình bắt đầu những giao dịch trong thị trường forex và đồng thời cũng tìm được một sàn giao dịch uy tín và tin cậy để đồng hành. Chúc các bạn luôn giao dịch chiến thằng và thu về nhiều lợi nhuận!


    ▌ Các bài liên quan đến [Forex]

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad