CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Arbitrum (ARB) là gì? Hướng dẫn giao dịch tiền điện tử ARB

    8 Phút
    Cập nhật 19/09/2023 10:00
    Nhóm Mitrade


    Arbitrum là giải pháp mở rộng Layer 2 cho chuỗi khối Ethereum, hỗ trợ các giao dịch hợp đồng thông minh nhanh chóng đồng thời giảm chi phí giao dịch. Các giải pháp Layer 2 có thể mở rộng quy mô chuỗi khối Layer 1 cơ sở bằng cách ủy thác các tác vụ tính toán phức tạp cho chuỗi thứ hai.

    1. Tổng quan về Arbitrum (ARB)


    Arbitrum là một dự án thuộc phân khúc Layer 2 (Lớp 2 hay L2) nhằm giải quyết các yếu điểm hiện còn tồn tại trên mạng Ethereum. Vậy mạng L2 là gì và Arbitrum có thể giải quyết các vấn đề trên Ethereum như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

    Vấn đề của mạng Ethereum và sự ra đời của các mạng Layer 2

    Như chúng ta đã biết, Ethereum (ETH) hiện là mạng blockchain có hỗ trợ hợp đồng thông minh (smart contract) lớn nhất trên thị trường. Theo báo cáo thống kê về Dapp (ứng dụng phi tập trung) năm 2022 của DappRadar, mặc dù đã giảm 74,56% nhưng Ethereum vẫn là giao thức DeFi thống trị với TVL lên đến 32,12 tỷ USD. Ở thời điểm hiện tại con số này là 20,94 tỷ USD (theo DefiLlama).

     

    TVL của Ethereum

    TVL của Ethereum. Nguồn: DefiLlama


    Mặc dù là một giao thức DeFi lớn nhất hiện nay nhưng bản thân Ethereum vẫn đang gặp vấn đề. Có hai nhược điểm lớn nhất mà từ khi ra mắt đến nay chưa có một giải pháp nào để xử lý triệt để. Cụ thể, trong bộ ba các yếu tố cấu thành nên một mạng lưới blockchain hoàn hảo bao gồm Phi tập trung - Khả năng mở rộng - Bảo mật, ở Ethereum, khả năng mở rộng đang bị hạn chế với một số vấn đề sau đây.

    ֎ Tốc độ giao dịch thấp: Theo dữ liệu của Blockchair, tốc độ giao dịch mỗi giây (TPS) trên mạng Ethereum hiện chỉ dao động từ 10 - 15. Trong khi đó, một số nền tảng truyền thống như Visa hiện đang xử lý được 60.000 giao dịch mỗi giây. Hay một số mạng khác như Solana cũng đã có tốc độ khoảng hơn 2.000 TPS. Như vậy, về cơ bản tốc độ giao dịch trên Ethereum đang rất thấp, chỉ cao hơn một chút so với mạng Bitcoin mà thôi (7 TPS).

     

    Ethereum TPS

    Ethereum TPS. Nguồn: Blockchair

    ֎ Phí giao dịch: Hệ lụy của tốc độ giao dịch thấp là phí giao dịch thường rất cao. Nó như một nút thắt cổ chai vậy. Để giao dịch được diễn ra nhanh hơn, người dùng buộc phải chi trả nhiều tiền hơn. Hiện tại mức phí trung bình trên mạng là khoảng 3 USD, thậm chí trong giai đoạn cao điểm nó đã từng vọt lên tới 200 USD, cao hơn rất nhiều so với các mạng Layer 2 (chỉ từ 0,02 USD - 0,18 USD). Điều này khiến cho việc thực thi các giao dịch có giá trị nhỏ trên mạng trở nên bất khả thi.


     

    Mức phí giao dịch trung bình trên mạng Ethereum

    Mức phí giao dịch trung bình trên mạng Ethereum. Nguồn: Etherscan


    Mặc dù Ethereum đã và đang trong quá trình nâng cấp, triển khai Ethereum 2.0, bắt đầu từ việc chuyển đổi mạng lưới từ PoW sang PoS, với kỳ vọng giải quyết được các vấn đề này nhưng thời gian để hoàn thiện ETH 2.0 không thể kết thúc trong ngày một ngày hai. Do đó, trong giai đoạn hiện tại, một số giải pháp Layer 2 đã được hình thành và Arbitrum (ARB) là một trong số đó. Vậy Arbitrum là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong các phần tiếp theo của bài viết này nhé.

    Arbitrum (ARB) là gì?

    Arbitrum là giải pháp mở rộng lớp 2 cho chuỗi khối Ethereum, hỗ trợ các giao dịch hợp đồng thông minh được thực hiện nhanh chóng đồng thời giảm chi phí giao dịch. Nói cách khác, Arbitrum sẽ xử lý việc xử lý và phân khối giao dịch blockchain, giảm tắc nghẽn và chi phí từ mạng chính. Điều này có nghĩa là người dùng thực hiện các giao dịch qua mạng Arbitrum sẽ chịu mức phí thấp hơn và giao dịch diễn ra nhanh hơn. Bảng dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung hơn về việc Arbitrum giúp giảm phí giao dịch như thế nào.

     

    TVL của Ethereum TVL của Ethereum. Nguồn: DefiLlama   Mặc dù là một giao thức DeFi lớn nhất hiện nay nhưng bản thân Ethereum vẫn đang gặp vấn đề. Có hai nhược điểm lớn nhất mà từ khi ra mắt đến nay chưa có một giải pháp nào để xử lý triệt để. Cụ thể, trong bộ ba các yếu tố cấu thành nên một mạng lưới blockchain hoàn hảo bao gồm Phi tập trung - Khả năng mở rộng - Bảo mật, ở Ethereum, khả năng mở rộng đang bị hạn chế với một số vấn đề sau đây.   ֎ Tốc độ giao dịch thấp: Theo dữ liệu của Blockchair, tốc độ giao dịch mỗi giây (TPS) trên mạng Ethereum hiện chỉ dao động từ 10 - 15. Trong khi đó, một số nền tảng truyền thống như Visa hiện đang xử lý được 60.000 giao dịch mỗi giây. Hay một số mạng khác như Solana cũng đã có tốc độ khoảng hơn 2.000 TPS. Như vậy, về cơ bản tốc độ giao dịch trên Ethereum đang rất thấp, chỉ cao hơn một chút so với mạng Bitcoin mà thôi (7 TPS).      Ethereum TPS  Ethereum TPS. Nguồn: Blockchair  ֎ Phí giao dịch: Hệ lụy của tốc độ giao dịch thấp là phí giao dịch thường rất cao. Nó như một nút thắt cổ chai vậy. Để giao dịch được diễn ra nhanh hơn, người dùng buộc phải chi trả nhiều tiền hơn. Hiện tại mức phí trung bình trên mạng là khoảng 3 USD, thậm chí trong giai đoạn cao điểm nó đã từng vọt lên tới 200 USD, cao hơn rất nhiều so với các mạng Layer 2 (chỉ từ 0,02 USD - 0,18 USD). Điều này khiến cho việc thực thi các giao dịch có giá trị nhỏ trên mạng trở nên bất khả thi.       Mức phí giao dịch trung bình trên mạng Ethereum  Mức phí giao dịch trung bình trên mạng Ethereum. Nguồn: Etherscan   Mặc dù Ethereum đã và đang trong quá trình nâng cấp, triển khai Ethereum 2.0, bắt đầu từ việc chuyển đổi mạng lưới từ PoW sang PoS, với kỳ vọng giải quyết được các vấn đề này nhưng thời gian để hoàn thiện ETH 2.0 không thể kết thúc trong ngày một ngày hai. Do đó, trong giai đoạn hiện tại, một số giải pháp Layer 2 đã được hình thành và Arbitrum (ARB) là một trong số đó. Vậy Arbitrum là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong các phần tiếp theo của bài viết này nhé.   Arbitrum (ARB) là gì?   Arbitrum là giải pháp mở rộng lớp 2 cho chuỗi khối Ethereum, hỗ trợ các giao dịch hợp đồng thông minh được thực hiện nhanh chóng đồng thời giảm chi phí giao dịch. Nói cách khác, Arbitrum sẽ xử lý việc xử lý và phân khối giao dịch blockchain, giảm tắc nghẽn và chi phí từ mạng chính. Điều này có nghĩa là người dùng thực hiện các giao dịch qua mạng Arbitrum sẽ chịu mức phí thấp hơn và giao dịch diễn ra nhanh hơn. Bảng dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung hơn về việc Arbitrum giúp giảm phí giao dịch như thế nào.      16951019911996  Phí giao dịch trên Arbitrum ngày 13/9/2023

    Phí giao dịch trên Arbitrum ngày 13/9/2023. Nguồn: l2fees


    Phương thức hoạt động chung của các giải pháp L2 để mở rộng quy mô chuỗi khối lớp 1 cơ sở là nó sẽ nhận ủy thác các tác vụ tính toán phức tạp, chẳng hạn như xử lý giao dịch và lưu trữ dữ liệu. Lúc này, chuỗi khối lớp 2 thực thi hợp đồng thông minh và chuỗi khối lớp 1 lưu trữ dữ liệu. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của Arbitrum trong phần tiếp theo của bài viết này.

    Arbitrum hoạt động như thế nào?

    Ở phần trên, chúng ta đã biết rằng thay vì giao dịch được xử lý trực tiếp trên mạng Ethereum thì nó sẽ được chuyển đến mạng L2 xử lý sau đó chuyển lại lưu trữ kết quả giao dịch trên mạng cơ sở. Cơ chế này trên Arbitrum có thể được hình dung như sau.

    Arbitrum sử dụng công nghệ Optimistic rollup để thực hiện các tác vụ truyền dữ liệu của mình. Rollup là một loại kỹ thuật nén dữ liệu cho các giao dịch blockchain. Hiểu nôm na là thay vì mỗi giao dịch sau khi thực hiện xong sẽ được gửi luôn lên mạng Ethereum thì nó sẽ tổng hợp lại nhiều giao dịch với nhau sau đó gửi loạt giao dịch đó lên mạng chính chỉ với một giao dịch duy nhất. Lợi ích của việc này là blockchain chỉ cần xử lý một giao dịch thay vì từng giao dịch riêng lẻ có trong danh sách tổng hợp đó. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và phí giao dịch.

    Cơ chế này được thực hiện thông qua hệ thống các node/nút xác thực (validator node) và node đầy đủ (full node) với việc đặt cọc (stake) một lượng ARB token vào mạng lưới. Trong đó, các nút xác thực có liên quan đến việc quan sát trạng thái của chuỗi và các nút đầy đủ giúp tổng hợp các giao dịch lớp 1. Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình kiểm tra tính chính xác của một khối, các validator sẽ cần thực hiện một thử thách từ mạng lưới. Nếu sai, họ sẽ bị tịch thu lượng ARB đã stake.

    Nền tảng này cũng có máy ảo tùy chỉnh riêng gọi là Arbitrum Virtual Machine (AVM). Đây là môi trường thực thi cho các hợp đồng thông minh Arbitrum và tồn tại phía trên EthBridge. Các hợp đồng thông minh tương thích với Ethereum được tự động dịch để có thể chạy được chạy trên AVM.

    Các sản phẩm trên hệ sinh thái Arbitrum

    Với sự phát triển tăng trưởng theo cấp số nhân kể từ khi ra mắt đến nay, hệ sinh thái Arbitrum hiện bao gồm nhiều sản phẩm như Arbitrum One, Nitro và Nova.

    ☀️ Arbitrum One: Ra mắt vào ngày 31/8/2021, Arbitrum One là mạng chính thức của hệ sinh thái Arbitrum. Nó cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ sinh thái và xử lý các giao dịch trên AVM, một tiện ích mở rộng tương thích với EVM. Người dùng có thể sử dụng Arbitrum token bridge để chuyển mã thông báo ETH và ERC-20 sang giải pháp mở rộng quy mô lớp 2 Arbitrum One. 

    ☀️ Arbitrum Nitro: Là bản nâng cấp về mặt kỹ thuật của hệ sinh thái Arbitrum One. Với Nitro, nó trở nên nhanh hơn, dễ dàng tương thích với EVM hơn và rẻ hơn thông qua các bằng chứng tương tác chạy trên mã WASM được Arbitrum sử dụng. Arbitrum One chính thức chuyển sang Nitro vào ngày 31/8/2022, một năm sau khi ra mắt công chúng.

    ☀️ Arbitrum Nova: Là một chuỗi mới tập trung vào việc giảm chi phí giao dịch riêng lẻ bằng cách giảm việc lưu trữ dữ liệu trên chuỗi khối Ethereum. Nó được xây dựng bằng công nghệ AnyTrust và được thiết kế để mở rộng hơn nữa chuỗi khối Ethereum. Nova hy sinh một số tính bảo mật của chuỗi khối Ethereum để giảm phí giao dịch và tăng khả năng mở rộng. Cũng vì điều này mà khiến Nova trở nên tập trung hơn. Do đó, Arbitrum Nova đặc biệt hữu ích cho các trò chơi và ứng dụng xã hội có khối lượng giao dịch cao hơn nhưng giá trị giao dịch riêng lẻ thấp.

     

    So sánh giữa Arbitrum One và Nova

    So sánh giữa Arbitrum One và Nova. Nguồn: Dune


    Ưu, nhược điểm của dự án Arbitrum là gì?

    Arbitrum được thiết kế để mang đến một nền tảng dễ sử dụng mà các nhà phát triển có thể sử dụng để khởi chạy các hợp đồng thông minh tương thích với Ethereum hiệu quả cao và có khả năng mở rộng. Mặc dù nó giúp giải quyết phần nào những vấn đề mà Ethereum đang gặp phải nhưng bản thân vẫn có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể:

    Ưu điểm

    ✔️ Tăng tốc độ và giảm phí giao dịch: Đây có lẽ là ưu điểm dễ thấy nhất. Trong bức ảnh về phí giao dịch từ l2fees mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, có thể thấy người dùng chỉ mất 0,03 USD cho một giao dịch gửi ETH và 0,09 USD khi thực hiện hoán đổi các loại token khác. So với mức phí trên Ethereum thì đây đúng là một mức phí lý tưởng.

    ✔️ Tương thích với Ethereum: Arbitrum tương thích hoàn toàn với máy ảo Ethereum (EVM). Điều này có nghĩa là các hợp đồng thông minh trên Ethereum có thể được sử dụng trực tiếp trên Arbitrum mà không cần phải biên dịch lại. Cách làm này giúp cho việc phát triển ứng dụng trên Arbitrum trở nên dễ dàng hơn.

    Nhược điểm

    ⭕ Chưa có nhiều Dapp: So với các nền tảng khác, đặc biệt khai khi so sánh với Ethereum, số lượng Dapp trên Arbitrum vẫn còn khá hạn chế. Điều này có thể đến từ việc giao thức này vẫn còn khá mới cộng với việc có nhiều đối thủ cạnh tranh khác như Polygon…

    ⭕ Thời gian rút tiền lâu hơn: Thời gian rút tiền khỏi Arbitrum có thể mất đến một ngày. Điều này là do Arbitrum sử dụng một cơ chế xác nhận phi tập trung để đảm bảo tính bảo mật. Tuy nhiên, tốc độ này dường như vẫn nhanh hơn một số nền tảng đối thủ khác trên thị trường hiện nay.

     An toàn và bảo mật: Trên thực tế Arbitrum vẫn thừa hưởng yếu tố bảo mật vốn có của Ethereum. Về phía mình, nó cũng sử dụng một cơ chế khuyến khích để ngăn chặn gian lận và vi phạm bảo mật. Nếu validator xử lý sai, nó có thể bị cấm và thu hồi khoản tiền đã đặt cọc trước đó. Tuy nhiên, nó vẫn dễ bị hack và tấn công bởi những người dùng độc hại. Lấy ví dụ, một cuộc tấn công giả mạo có thể cố gắng loại bỏ các khối và tạo ra lịch sử giao dịch sai.


    Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

    2. Vai trò của ARB token trong hệ sinh thái Arbitrum là gì?


    ARB token là gì?

    ARB là mã thông báo gốc của Arbitrum. Nó được ra mắt vào ngày 23/3/2023. Dự án đã phân phối 12,75% tổng nguồn cung ARB cho người nhận và DAO đủ điều kiện. Nguồn cung lưu hành hiện tại là 1,28 tỷ mã thông báo ARB và tổng cung là 10 tỷ với vốn hóa thị trường khoảng hơn 1 tỷ USD (dữ liệu được cập nhật ngày 13/9/2023 tại CoinGecko). Thời điểm ra mắt ARB token, Arbitrum đã thực hiện một đợt airdrop cho những người dùng đáp đứng được một số yêu cầu đề ra.

    ARB tokenomics

     

    ARB tokenomics. Nguồn: CoinGecko


    Các tiện ích của ARB token trong hệ sinh thái Arbitrum

    Một là trong vài trò token tiện ích (utility token), người dùng có thể sử dụng ARB trong hệ sinh thái của Arbitrum như thanh toán phí giao dịch, dùng cho các hoạt động stake hay thêm vào các pool thanh khoản trên các giao thức khác…

    Hai là những người nắm giữ ARB còn có quyền trong hệ thống quản trị của Arbitrum DAO. DAO này sẽ là nơi đưa ra các quyết định quan trọng về hoạt động của các giao thức, chẳng hạn như cách phân bổ vốn, đầu tư vào hệ sinh thái hay thậm chí cả những thay đổi về mặt kỹ thuật. Ngoài các quyết định quản trị, chủ sở hữu ARB còn có thể bỏ phiếu bầu thành viên cho Hội đồng Bảo an. Đây là một nhóm gồm 12 thành viên phụ trách ví kho bạc.

    3. Hướng dẫn giao dịch tiền điện tử ARB


    Ở các phần trên, chúng ta đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Arbitrum blockchain và ARB token. Trong phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc cách để có thể giao dịch cũng như lưu trữ đồng coin này nhé.

    Sàn giao dịch, ví lưu trữ ARB

    ⭐️ Sàn giao dịch: Mặc dù mới được ra mắt từ tháng 3/2023 nhưng Arbitrum đã nhanh chóng được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn trên thế giới, bao gồm cả các sàn CEX và sàn DEX. Một số sàn CEX lớn bao gồm MEXC, Binance hay OKX… Một số sàn DEX cũng hỗ trợ ARB token bao gồm Uniswap v3, TraderJoe v2.1 hay Sushiswap

     

    Một số sàn giao dịch ARB token

    Một số sàn giao dịch ARB token. Nguồn: CoinGecko


    ⭐️ Ví lưu trữ: Người dùng có thể thực hiện lưu trữ ARB token trên chính ví nóng của các sàn CEX kể trên. Ngoài ra, người dùng cũng có thể cân nhắc đến việc sử dụng một số nền tảng ví uy tín khác như MetaMask hay Trust Wallet…

    Hướng dẫn giao dịch ARB


    Lưu ý, hiện tại có nhiều sàn giao dịch hỗ trợ niêm yết ARB, trong đó bao gồm cả các sàn mới với khối lượng giao dịch ở mức thấp. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm và lựa chọn những sàn giao dịch lớn, uy tín thông qua chi tiêu về khối lượng giao dịch hoặc mức độ bảo mật…

    Hướng dẫn giao dịch ARB trên các sàn DEX


    Với các sàn DEX, để giao dịch ARB, chúng ta có thể thực hiện thông qua hai bước cơ bản sau đây:

    Bước 1, lựa chọn địa chỉ ví và sàn giao dịch phù hợp. Tùy vào cặp giao dịch mà từng sàn DEX hỗ trợ mà bạn cần phải lưu trữ hoặc mua sẵn một lượng tiền điện tử nhất định để thực hiện giao dịch.

    Bước 2, kết nối ví với sàn DEX và thực hiện hoán đổi (swap) lấy ARB. ARB sau khi nhận được sẽ được lưu trữ trên chính địa chỉ ví không lưu ký mà bạn đã tạo trước đó.

    Hướng dẫn giao dịch ARB trên các sàn CEX

    Đối với sàn CEX, quy trình có phức tạp hơn so với sàn DEX ở phần tạo tài khoản. Dưới đây là một số bước cơ bản mà chúng ta có thể áp dụng với phần lớn các sàn CEX hiện nay. 

    Bước 1, tạo tài khoản và thực hiện KYC. Các sàn CEX hiện nay yêu cầu người dùng phải tạo tài khoản (bằng email, số điện thoại…) và thực hiện KYC trước khi giao dịch để phòng chống rửa tiền. Bạn có thể lựa chọn sàn CEX hỗ trợ các cặp giao dịch phù hợp và thực hiện theo hướng dẫn để tạo tài khoản. 

    Bước 2, nạp tiền vào tài khoản. Tương tự như sàn DEX, để giao dịch mua/bán ARB được thực hiện sẽ cần một loại tiền điện tử nhất định. Một số sàn giao dịch hỗ trợ người dùng mua trực tiếp từ thẻ tín dụng nhưng thường mức phí sẽ cao hơn.

    Bước 3, lựa chọn cặp giao dịch và thực hiện việc mua/bán.

    4. Có nên đầu tư ARB thời điểm này


    Biến động giá ARB

    Hình dưới đây cho chúng ta thấy cái nhìn toàn cảnh về biến động giá ARB token từ khi ra mắt cho đến nay. 

     

    Biến động giá ARB token

    Biến động giá ARB token. Nguồn: CoinGecko


    Nhìn chung, giá ARB đang tuân theo xu hướng giảm khi từ mức giá cao nhất được ghi nhận vào ngày 23/3/2023 là 8,67 USD giảm xuống còn 0,79 USD ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, mức giá thấp nhất được ghi nhận vào ngày 11/9 vừa qua chỉ có 0,74 USD.

    Mức đỉnh được thiết lập vào hồi tháng 3, từ đó đến nay giá ARB chưa từng phá vỡ đỉnh này để tạo ra các đỉnh mới cao hơn.

    Dự đoán giá ARB 2024, 2025

    Dựa trên những biến động giá trong lịch sử, chúng ta có thể nói rằng ARB token khó có thể đạt được mục tiêu 100 USD trong thập kỷ này. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá được dự đoán là sẽ vẫn còn tiếp diễn. Theo dự đoán dài hạn của chúng tôi, nó có thể đạt mức trần 100 USD từ năm 2030 - 2040 nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại tiếp tục được duy trì.

    Đối với biến động ngắn hạn, một số nền tảng chuyên về dự đoán giá cũng đưa ra các tín hiệu lạc quan khi họ dự đoán giá ARB có thể đạt mức cao nhất là 1,64 USD năm 2024 và tăng mạnh lên 2,17 USD năm 2025.

    ARB có phải là một khoản đầu tư tốt ở thời điểm này?

    Theo quan điểm cá nhân thì ARB sẽ là một khoản đầu tư tiềm năng cho mùa uptrend sắp tới. Và đây sẽ là thời điểm phù hợp để chúng ta có thể cân nhắc tích lũy thêm ARB với mức giá thấp. Bởi vì:

    Thứ nhất, xét về mặt tiềm năng thị trường, Arbitrum được đánh giá là một ngôi sao sáng trong phân khúc các giải pháp mở rộng Layer 2 của Ethereum. Một trong những đối thủ nặng ký nhất của Arbitrum là Optimism (chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ thêm ở bài viết sau). Theo thống kê từ Blockworks Research, Arbitrum dường như đang tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với trên Optimism. Đây sẽ là một điểm thu hút những người mới tham gia vào mạng lưới. Bằng chứng là mặc dù mức phí trên Arbitrum đang có phần nhỉnh hơn nhưng số lượng địa chỉ hoạt động trên mạng này gần gấp 1,5 lần so với Optimism. 

     

    Tỷ lệ lợi nhuận giữa Arbitrum và Optimism

    Tỷ lệ lợi nhuận giữa Arbitrum và Optimism. Nguồn: Dune


    Không dừng lại ở đó, dữ liệu về giải pháp cầu nối trên Arbitrum cũng cho thấy dấu hiệu khả quan hơn. Tổng cộng đã có hơn 665 ngàn giao dịch dịch được thực hiện từ trước đến nay với hơn 2,86 triệu ETH đi qua cầu này, cao gần gấp 5 so với Optimism.

     

    So sánh về giải pháp cầu nối trên Arbitrum và Optimism

    So sánh về giải pháp cầu nối trên Arbitrum và Optimism. Nguồn: Dune


    Thứ hai, xét về biến động giá, giá ARB hiện tại chưa từng phá đỉnh được thiết lập trước đó. Ngoài việc giá tăng mạnh do hiệu ứng FOMO sau khi ra mắt và chương trình airdrop đầy hấp dẫn thì dường như chưa có một chất xúc tác nào khác thúc đẩy giá. Hơn nữa, mức giá hiện tại dường như đã bình ổn hơn rất nhiều so với thời điểm đó. Do đó, đây có thể là một trong những điểm mua tốt để chuẩn bị cho một mùa uptrend tiếp theo dự kiến sẽ đến vào năm 2024 hoặc 2025.

    Mặc dù được đánh giá là tích cực nhưng việc đầu tư vào ARB token cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

    Một là có thể mức giá hiện tại khá hấp dẫn nhưng không có gì chắc chắn nó đã là đáy của thị trường ở thời điểm hiện tại. Chúng ta không có khái niệm đáy tuyệt đối. Do đó, nếu bạn tin tưởng vào dự án bạn có thể lựa chọn hình thức DCA (trung bình giá), trong đó chia ra nhiều khoảng giá khác nhau để thực hiện tích lũy thay vì tìm kiếm một mức đáy thấp nhất.

    Hai là Arbitrum không phải là một giải pháp mở rộng L2 duy nhất trên Ethereum được đánh giá là tiềm năng. Optimism hay LayerZero… cũng đều là những đối thủ đáng gờm. Để gia tăng tỷ lệ thành công, bạn có thể cân nhắc phân bổ tài sản của mình vào nhiều giải pháp khác nhau thay vì “All in” vào duy nhất một giải pháp.


    5. Lời kết


    Trong giai đoạn Ethereum đang hoàn thiện mình để tự giải quyết các vấn đề nội tại, đây là một cơ hội cho các giải pháp Layer 2. Gần như đi tiên phong trong phân khúc này, Arbitrum đã và đang có được những lợi thế đặc biệt cho riêng mình. Tuy nhiên, cơ hội cũng luôn đi kèm với thách thức khi mà thị trường cho các giải pháp L2 này ngày càng xuất hiện thêm nhiều tên tuổi mới. Hy vọng rằng với lợi thế của người tiên phong, Arbitrum sẽ dành cho mình được thị phần phù hợp.

    Câu hỏi thường gặp
    Liệu có một đợt Arbitrum airdrop khác thời gian tới?
    Arbitrum đã thực hiện một đợt airdrop cho người dùng khi ra mắt. Thông thường các dự án sẽ chỉ airdrop một lần cho cộng đồng. Do vậy, nhiều khả năng sẽ không có thêm airdrop từ Arbitrum thời gian tới.
    Nên đầu tư vào Arbitrum hay Optimism?
    Ở thời điểm hiện tại, cả hai giải pháp này đều có những ưu, nhược điểm nhất định cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Còn quá sớm để đánh giá đâu mới là khoản đầu tư tối ưu. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cả 2 giải pháp này cho danh mục đầu tư của mình?
    Điều gì ảnh hưởng đến giá ARB?
    Giá ARB có thể chịu ảnh hưởng từ biến động chung của thị trường, tốc độ phát triển của dự án hay các tin tức tiêu cực như các vụ hack hoặc các sự cố xảy đến với mạng…

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    Nên đầu tư tiền ảo nào? Top 10+ những đồng coin tiềm năng nhất trong năm 2024 Khoảnh khắc mà các tín đồ tiền điện tử chờ đợi cuối cùng cũng đến. Bitcoin đã chính thức phá vỡ mốc cao nhất mọi thời đại của mình xác lập vào năm 2017. Trước sự leo thang liên tục của BTC, rất nhiều nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng lập đỉnh của BTC. Và nó đã không làm ai phải thất vọng, tính đến đầu năm 2021 Bitcoin chính thức phá vỡ mốc $60.000 và lập đỉnh giá cao nhất mọi thời đại ở mốc $68.789.63.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Khoảnh khắc mà các tín đồ tiền điện tử chờ đợi cuối cùng cũng đến. Bitcoin đã chính thức phá vỡ mốc cao nhất mọi thời đại của mình xác lập vào năm 2017. Trước sự leo thang liên tục của BTC, rất nhiều nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng lập đỉnh của BTC. Và nó đã không làm ai phải thất vọng, tính đến đầu năm 2021 Bitcoin chính thức phá vỡ mốc $60.000 và lập đỉnh giá cao nhất mọi thời đại ở mốc $68.789.63.
    placeholder
    Top 15 tiền điện tử đáng mua bán đầu tư nhất năm 2024 theo cryptocurrency market cap Bitcoin, vua của thế giới tiền điện tử, đã phá vỡ mức $68000 vào 10/112021 và sau đó nó đã mở đợt điều chỉnh của mình đến cuối năm. Vậy năm 2023 tiền điện tử có còn là thị trường đáng để đầu tư? Có nên mua bán tiền điện tử online? Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu Top 15 các loại tiền điện tử đáng đầu tư nhất trong năm 2021 theo vốn hóa thị trường tiền điện tử (cryptocurrency market cap) và nhận định thị trường tiền điện tử trong năm 2022. Cùng với đó là TOP 6 cách mua bán tiền điện tử và các bước đầu tư tiền điện tử online. Hy vọng nó sẽ giúp bạn tìm kiếm được các đồng tiền điện tử tốt nhất để đầu tư vào năm 2022.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Bitcoin, vua của thế giới tiền điện tử, đã phá vỡ mức $68000 vào 10/112021 và sau đó nó đã mở đợt điều chỉnh của mình đến cuối năm. Vậy năm 2023 tiền điện tử có còn là thị trường đáng để đầu tư? Có nên mua bán tiền điện tử online? Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu Top 15 các loại tiền điện tử đáng đầu tư nhất trong năm 2021 theo vốn hóa thị trường tiền điện tử (cryptocurrency market cap) và nhận định thị trường tiền điện tử trong năm 2022. Cùng với đó là TOP 6 cách mua bán tiền điện tử và các bước đầu tư tiền điện tử online. Hy vọng nó sẽ giúp bạn tìm kiếm được các đồng tiền điện tử tốt nhất để đầu tư vào năm 2022.
    placeholder
    Cách chọn đồng coin thông minh khi đầu tư coinDo sự phát triển nhanh chóng của công nghê Blockchain, hàng loạt những tiền điện tử khác đã ra đời để phục vụ nhiều mục đích khác nhau, khiến cho thị trường coin tổng thể rất đa dạng và việc lựa chọn và đưa ra quyết định đôi khi không phải là dễ dàng. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ trao đổi với bạn về các đồng coin đáng đầu tư đầu vào năm 2022 theo một số tiêu chí nhất định.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Do sự phát triển nhanh chóng của công nghê Blockchain, hàng loạt những tiền điện tử khác đã ra đời để phục vụ nhiều mục đích khác nhau, khiến cho thị trường coin tổng thể rất đa dạng và việc lựa chọn và đưa ra quyết định đôi khi không phải là dễ dàng. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ trao đổi với bạn về các đồng coin đáng đầu tư đầu vào năm 2022 theo một số tiêu chí nhất định.
    placeholder
    Tiền điện tử là gì và Các loại tiền điện tử ở Việt Nam hiện nayĐầu tư tiền điện tử luôn là xu hướng nóng của các trader coin trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc chọn loại tiền điện tử để đầu tư thường rất phức tạp, đặc biệt là cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đang muốn đầu tư vào tiền điện tử một cách an toàn, học tập theo kinh nghiệm của các nhà giao dịch trong thị trường cũng là một cách hiệu quả. Bài viết của tôi dưới đây nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư tiền điện tử một danh sách top 10 đồng tiền điện tử ở Việt Nam được giao dịch nhiều nhất.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Đầu tư tiền điện tử luôn là xu hướng nóng của các trader coin trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc chọn loại tiền điện tử để đầu tư thường rất phức tạp, đặc biệt là cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đang muốn đầu tư vào tiền điện tử một cách an toàn, học tập theo kinh nghiệm của các nhà giao dịch trong thị trường cũng là một cách hiệu quả. Bài viết của tôi dưới đây nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư tiền điện tử một danh sách top 10 đồng tiền điện tử ở Việt Nam được giao dịch nhiều nhất.
    placeholder
    Nên hold coin nào? Hướng dẫn cách hold coin uy tínNếu bạn đang quan tâm tới hoạt động giao dịch đầu tư tiền ảo, có thể khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Thị trường tiền điện tử đang có hơn 5.100 loại tiền điện tử khác nhau đang lưu hành tạo nên một ma trận cho người mới tham gia thị trường. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn khái niệm Hold coin là gì? Nên chọn đồng coin nào để hold?
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Nếu bạn đang quan tâm tới hoạt động giao dịch đầu tư tiền ảo, có thể khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Thị trường tiền điện tử đang có hơn 5.100 loại tiền điện tử khác nhau đang lưu hành tạo nên một ma trận cho người mới tham gia thị trường. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn khái niệm Hold coin là gì? Nên chọn đồng coin nào để hold?
    Ad