CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    SushiSwap (SUSHI) là gì? Cách chơi Sushi coin online

    17 Phút
    Cập nhật 06/07/2023 02:56
    Nhóm Mitrade

    SushiSwap ban đầu là một bản fork từ giao thức Uniswap. Nó cấp quyền kiểm soát giao thức cho chủ sở hữu và trả một phần phí cho họ. 


    Để làm cho SushiSwap trở nên độc đáo, những người sáng lập đã thêm các tính năng mới bao gồm quản trị và khai thác thanh khoản thông qua mã thông báo SUSHI của SushiSwap.


    1. SushiSwap (SUSHI) là gì?

    SushiSwap là một giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) hoạt động như một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên mạng lưới Ethereum. Ban đầu, nó được ra mắt dưới dạng một bản sao của giao thức Uniswap v2 (sàn DEX đầu tiên trên blockchain Ethereum). Tuy nhiên, sau đó thì nó đã phát triển thêm nhiều tính năng mới để thu hút thêm người dùng và cũng là cách để thoát khỏi cái bóng mà Uniswap đã để lại. 


    TVL của SushiSwap

    TVL của SushiSwap. Nguồn: DefiLlama


    Tại thời điểm mình viết bài này, SushiSwap đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau. Theo DefiLlama, SushiSwap đang xếp thứ 6 trong danh sách các sàn DEX lơn nhất hiện nay. Tổng giá trị bị khóa (TVL) trên SushiSwap đạt khoảng hơn 376 triệu USD. Trong đó, phiên bản v2 đạt khoảng 362 triệu USD, v3 khoảng hơn 7 triệu USD. Giao thức SushiSwap hiện có mặt trên 26 blockchain khác nhau thay vì chỉ có trên Ethereum như hồi đầu phát triển. 


    Trong vai trò một sàn DEX, SushiSwap cho phép người dùng có thể hoán đổi (swap) giữa các loại tiền điện tử với nhau mà không cần người trung gian hoặc bên trung gian. Để làm được điều này, SushiSwap sử dụng một tập hợp các nhóm thanh khoản (liquidity pool) thay vì sử dụng mô hình sổ lệnh (order book) thường thấy trên các sàn CEX. Hiểu một cách đơn giản thì người dùng sẽ thực hiện khóa tiền điện tử vào các hợp đồng thông minh(smart contract). Sau đó, các nhà giao dịch sẽ mua và bán tiền điện tử, hoán đổi mã thông báo này lấy mã thông báo khác từ các pool đó.


    Sự ra đời của SushiSwap nói riêng và các sàn DEX nói chung nhằm mục đích khắc phục các nhược điểm hiện hữu trên các sàn CEX. Với việc tài sản của người dùng không được lưu giữ trực tiếp trên sàn, các sàn DEX đã trao quyền cho người dùng để tự quản lý tài sản của mình. Điều này hạn chế phần nào các vụ tấn công hoặc phá sản của các sàn CEX (ví dụ như FTX) khiến người dùng không thể rút tài sản của họ.


    SushiSwap được thành lập bởi các nhà phát triển mã nguồn mở có biệt danh là Chef Nomi và 0xMaki vào tháng 8/2020. Hồi tháng 9/2020, Chef Nomi cũng đã từng vướng phải một vụ lùm xùm “cuỗm” đi 38,000 ETH (tương đương khoảng 14 triệu USD thời điểm đó). Trước phản ứng của cộng đồng, ngày 11/9/2020, người này đã lên tiếng trả lại số tiền trên.


    Sau đó, Chef Nomi đã trao quyền kiểm soát nền tảng cho Sam Bankman-Fried của FTX (hiện đang chịu cáo buộc sau vụ sụp đổ của FTX hồi tháng 11/2022). Vào năm 2022, Jared Grey, trước đây là Giám đốc điều hành của dự án DeFi EONS (trước đây là ALQO) và sàn giao dịch toàn cầu Bitfineon, được công bố là Head Chef của Sushi. Hiện anh vẫn đang nắm giữ vị trí này tại SushiSwap.


    2. Những tính năng nổi bật của SushiSwap

    Như đã chia sẻ ở trên, là một sàn DEX, SushiSwap sẽ là nơi để người dùng có thể chuyển đổi từ loại tiền điện tử A sang B mà không cần có người trung gian hỗ trợ. Việc duy nhất người dùng cần làm là kết nối ví không lưu ký (non-custodial wallet) với SushiSwap, sau đó hoán đổi sang loại tiền mình muốn, cộng thêm một khoản phí phải trả.


    Ngoài ra, thời điểm ra mắt SushiSwap cũng có một số tính năng khác đáng chú ý như:


    • Trở thành liquidity provider (LP): Mô hình của SushiSwap là tạo ra các pool thanh khoản trong đó chứa các cặp tiền để người dùng có thể thưc hiện hoán đổi. Do đó, nó kêu gọi người dùng trở thành các LP để cung cấp thanh khoản cho pool. Đổi lại họ sẽ nhận được phần thưởng.


    • Stake SUSHI trên SushiBar: Người dùng có thể thực hiện đặt cược (stake) SUSHI token trên SushiBar. Đổi lại, họ sẽ được cấp xSUSHI tương ứng với lượng SUSHI đã stake. xSUSHI sau đó có thể dùng để biểu quyết hoặc quyền truy cập vào các phần thưởng. Điều này làm tăng thêm tính thanh khoản cho SUSHI token.


    • Vay và cho vay Crypto với Kashi: Thông qua Kashi, người dùng có thể thực hiện vay các loại tiền điện tử khác. Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng tiền nhàn rỗi của mình để cho vay lấy lãi.


    3. Thông số kỹ thuật về SUSHI token

    SUSHI là token gốc của SushiSwap với tổng cung tối đa là 250 triệu token. Nó bắt đầu được phát hành ra thị trường vào năm 2020 và được thiết lập để phát hành đầy đủ theo kiểu phân cấp cho đến tháng 11 năm nay. Tại thời điểm mình viết bài này, theo CoinGecko, tổng lượng SUSHI token đang lưu hành trên thị trường vào khoảng 193 triệu token.


    Thông tin về SUSHI token

    Thông tin về SUSHI token. Nguồn: CoinGecko


    Hiện tại, hơn 90% trong tổng cung của SUSHI dành cho cơ chế liquidity mining. Khoảng hơn 9% còn lại dành cho quỹ phát triển hệ sinh thái. 


    Phân bổ token SUSHI

    Phân bổ token SUSHI. Nguồn: TokenUnlocks


    SUSHI ban đầu là một mã thông báo dựa trên mạng Ethereum dựa trên tiêu chuẩn ERC-20. Do đó, nó có thể được sử dụng trong một số trường hợp sau đây: 


    Nó được sử dụng trong việc quản trị hệ sinh thái Sushi. Những người nắm giữ SUSHI token có thể tham gia vào việc bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng trên nền tảng. 


    Nó được sử dụng như là phần thưởng cho các LP trên SushiSwap.


    SUSHI cũng được dùng để đặt cược và người đặt cược nhận về xSUSHI, qua đó làm tăng tính thanh khoản của đồng coin này. Điều này cho phép chủ sở hữu nhận được một phần nhỏ phí giao dịch, ngay cả khi họ không cung cấp tính thanh khoản.


    Vào tháng 12/2022, Jared Grey đã đề xuất thiết kế lại hệ thống mã thông báo của SUSHI, bao gồm thêm các tính năng như khóa thời gian đặt cược xSUSHI, phát hành mã thông báo vĩnh viễn (tức là tạo mã thông báo mới) ở mức 1.5% - 3% và đốt tỷ lệ phí hoán đổi.


    4. Cách đầu tư vào SUSHI coin

    Để đầu tư và sở hữu SUSHI coin, có hai cách đơn giản nhất để bạn có thể bắt đầu. Cụ thể:


    • Một là trở thành LP trên SushiSwap. Điều này có nghĩa là bạn đang sở hữu một số loại tiền điện tử khác (ví dụ như ETH hay USDT…) bạn có thể gửi nó vào hợp đồng thông minh trên SushiSwap dưới hình thức đóng góp thanh khoản cho pool. Đổi lại, bạn sẽ được phân chia một phần phí khi người dùng thực hiện swap. Với mỗi giao dịch swap, người dùng sẽ phải trả 0.3% phí giao dịch. Trong đó, 0.25% sẽ được chia lại cho những LP trong pool đó.


    • Hai là mua/bán SUSHI token trên các sàn giao dịch. Hiện nay có nhiều sàn (bao gồm cả CEX và DEX) niêm yết SUSHI token. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn lựa chọn mình một sàn phù hợp. 


    Đối với việc lưu trữ SUSHI token, có một số gợi ý sau đây để bạn có thể tham khảo:


    • Thứ nhất, bạn có thể lưu trữ trực tiếp SUSHI token trên các sàn CEX mà nó được niêm yết, ví dụ như Binance, Coinbase… như bảng trên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc lưu trữ trên các sàn tập trung thường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn khi sàn gặp các vấn đề về mất thanh khoản hay phá sản…


    • Thứ hai, ví SUSHI được xây dựng theo chuẩn ERC-20 do đó bạn có thể lữu trữ SUSHI trên một số ví nóng không lưu ký như MetaMask, MyEtherWallet hoặc Trust Wallet…


    • Thứ ba, cách an toàn nhất là bạn có thể lựa chọn các loại ví lạnh như Ledger hay Trezor… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc lưu trữ trên ví lạnh sẽ bất tiện hơn nếu như bạn muốn thường xuyên mua đi bán lại đồng coin này.


    5. Năm 2023 dự án SushiSwap đã hạ nhiệt?

    Đúng là năm 2023 dự án SushiSwap đã thực sự hạ nhiệt. Bằng chứng là:


    TVL của nó đã giảm từ mức cao nhất (ATH hơn 8 tỷ USD) vào tháng 11/2021 xuống chỉ còn hơn 370 triệu USD ở thời điểm hiện tại. 


    Giá của SUSHI token theo đó cũng sụt giảm mạnh khi chứng kiến mức giảm 96.97% so với mức ATH được thiết lập hồi tháng 11/2021 (23.38 USD, theo CoinGecko).


    Hiện tại, giá SUSHI đang dao động ở mức 0.7 USD, vẫn cao hơn 48% so với mức giá thấp nhất hồi tháng 11/2020. Động thái sụt giảm này có thể là do một số nguyên nhân sau đây:


    • Thứ nhất, sự thu hẹp của toàn thị trường tiền điện tử. Thời kỳ đỉnh cao, vốn hóa của toàn thị trường tiền điện tử ở mức 3,000 tỷ USD. So với mức hiện tại chỉ hơn 1,000 tỷ USD thì không tránh khỏi thị phần của các phân khúc bị thu hẹp lại.


    • Thứ hai, sự xuất hiện của các giao thức mới. Với mỗi blockchain đều có một sàn DEX riêng của nó, ví dụ như Uniswap của Ethereum, Pancakeswap của Binance Smart Chain… Điều này cũng khiến cho thị phần của SushiSwap bị thu hẹp.


    • Thứ ba, các yếu tố kinh tế vĩ mô, sự thắt chặt của Chính phủ các nước, sự sụp đổ của Terra/Luna và FTX cùng thời điểm “mùa đông tiền điện tử” cũng là những yếu tố góp phần hạn chế sự phát triển của SushiSwap.


    Tuy nhiên, xét về dài hạn, SushiSwap vẫn là một trong những dự án được đánh giá cao vì một số lý do sau:


    Một là sự thắt chặt của các cơ quan quản lý có thể là tín hiệu tốt cho các sàn DEX. Tại Hoa Kỳ, SEC ra mặt kiện hàng loạt các sàn CEX như Binance, Coinbase hay Kraken… trong thời gian vừa qua. Điều này khiến cho các sàn này buộc phải thu hẹp phạm vi, thậm chí là rời Hoa Kỳ để tìm kiếm các quốc gia thân thiện hơn với tiền điện tử. Đổi lại, người dùng khi đó sẽ tìm kiếm các sàn DEX thay thế.


    Khối lượng giao dịch của các sàn DEX

    Khối lượng giao dịch của các sàn DEX. Nguồn: Dune


    Hai là SushiSwap vẫn có vị thế của những người tiên phong khi mà nó hiện đang là sàn DEX lớn thứ 8 nếu xét về khối lượng giao dịch trong 7 ngày qua. Nếu như có một chiến lược đúng đắn để giữ chân người dùng, nó có thể sẵn sàng cho những sự bùng nổ sắp tới.


    6. Lời kết

    Từ một bản fork của Uniswap, SushiSwap đã thêm các tính năng mới vào giao thức của họ. Điều này giúp nó nhanh chóng vượt qua nhiều dự án DeFi khác về TVL và nó có thể tiếp tục gia tăng độ phổ cũng như sức hút với người dùng. 


    Tuy nhiên, nó sẽ cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa nếu như không muốn mất thị phần trong phân khúc DeFi này.

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    Ad