CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    AMM là gì và trong Crypto hoạt động như thế nào?

    9 Phút
    Cập nhật 15/03/2024 01:55
    Nhóm Mitrade


    Automated market makers (AMM) là một mô hình giao dịch tiền điện tử phi tập trung sử dụng các hợp đồng thông minh để cho phép hoán đổi mã thông báo. Nó sử dụng một công thức toán học để xác định giá dựa trên đường cung và cầu của tài sản. Không giống như mô hình order book, AMM dễ tiếp cận, ít tốn kém và hiệu quả hơn nhiều so với các nền tảng tiền điện tử truyền thống. Vậy AMM là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

    1.Tổng quan về mô hình AMM (Automated Market Maker)


    AMM là viết tắt của cụm từ Automated Market Maker. Trước khi đi sâu hơn vào khái niệm về AMM, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thế nào được gọi là Market Maker (MM) nhé.

    Market Maker (MM) là gì?

    MM là một công ty, tổ chức hoặc thậm chí là cá nhân, hoạt động như một giải pháp tạm thời để mua và bán một tài sản. MM có nhiệm vụ cung cấp tính thanh khoản cho một tài sản hay nói một cách dễ hiểu hơn, tức là họ tạo ra “sân chơi” với những luật chơi riêng dành cho những người tham gia. 

    Ví dụ, khi bạn muốn đổi một loại tài sản A sang một loại tài sản B thì các MM sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp để làm được điều đó. Đương nhiên, họ sẽ là người đặt ra giá thầu và giá chào bán liên quan đến loại tài sản đó. Đổi lại, các nhà tạo lập thị trường sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Họ cũng kiếm được thu nhập từ các khoản phí nhờ vào việc cung cấp thanh khoản và thực hiện các lệnh thị trường này.

     

    Ví dụ về cách thức hoạt động của Market Maker

    Ví dụ về cách thức hoạt động của Market Maker. Nguồn: Bitpanda


     Vậy AMM là gì?


    Dựa trên khái niệm về Market Maker thì AMM là một nhà tạo lập thị trường tự động. Điều này có nghĩa là nó là một loại nhà tạo lập thị trường nhưng dựa trên hợp đồng thông minh. Do đó, mọi thứ được diễn ra một cách tự động theo một kịch bản đã được thiết kế trước đó và tích hợp vào hợp đồng thông minh. Các hợp đồng này tự thực hiện các lệnh mua và bán dựa trên các lệnh đặt trước mà không yêu cầu sự hiện diện của bên thứ ba.

    Trong bài viết về sàn DEX BakerySwap mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó, chúng tôi đã có nhắc đến khái niệm về AMM này. Do đó, mô hình này khá phổ biến và được áp dụng trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hoặc các ứng dụng phi tập trung ngang hàng (P2P) khác chạy trên blockchain. Kết hợp với tính phi tập trung và không kiểm soát của các nền tảng này, mô hình AMM làm cho chúng dễ dàng tiếp cận hơn, khiến bất kỳ ai cũng có thể mua và bán tiền điện tử mà không cần trung gian.

    Các thành phần cấu thành nên AMM

    Một mô hình AMM thông thường sẽ bao gồm một số thành phần chính sau đây:

    ֎ Thứ nhất là các nhóm thanh khoản (liquidity pool)

    Về cơ bản thì chúng ta có thể hiểu liquidity pool là các quỹ huy động từ cộng đồng cho mỗi cặp giao dịch, ví dụ như pool ETH-USDT chẳng hạn. Những pool này cho phép cung cấp thanh khoản cho hai phía của thị trường, bao gồm cả bên mua và bên bán. Ví dụ, khi bạn muốn bán ETH để lấy USDT bạn cũng có thể tìm đến pool này. Ngược lại, nếu trong tay bạn có USDT và muốn mua ETH, bạn cũng có thể sử dụng nó.

    Khi tài sản được mua và bán, hợp đồng thông minh sẽ tự động điều chỉnh tỷ lệ tài sản trong pool đó để duy trì trạng thái cân bằng giá. Bằng cách này, tài sản trong mỗi pool sẽ luôn có sẵn để phục vụ mọi nhu cầu, qua đó cho phép các giao dịch được thực hiện liên tục trên giao thức AMM.

     

    Cách thức hoạt động của liquidity pool

    Cách thức hoạt động của liquidity pool. Nguồn: Cryptorobin


    ֎ Thứ hai là các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider - LP)

    Để các pool thanh khoản tồn tại được, mô hình AMM sẽ cần đến những người cung cấp thanh khoản cho pool đó. Họ được gọi là các liquidity provider hay LP. Hiểu nôm na là họ có những loại tiền điện tử nhàn rỗi, sau đó sẽ thực hiện gửi các cặp tiền nhất định theo thiết kế của từng pool vào hợp đồng thông minh.

    Để khuyến khích các LP gửi tài sản tiền điện tử của họ vào giao thức, AMM thưởng cho họ một phần phí được tạo trên AMM, thường được phân phối dưới dạng LP token. Việc LP ký gửi tài sản để kiếm phần thưởng được gọi là .canh tác năng suất (yield farming).

    ֎ Ba là thuật toán định giá

    Vì là một nhà tạo lập thị trường tự động nên nó sẽ không cần có sự can thiệp của một bên trung gian thứ ba. AMM dựa trên các thuật toán toán học để xác định giá của tài sản. Bằng cách này, giá cho mỗi tài sản được tính theo công thức đặt trước. Công thức phổ biến nhất là x * y = k.


    Công thức này là phổ biến nhất nhưng không phải là công thức duy nhất được sử dụng bởi các nhà tạo lập thị trường tự động. Giai đoạn sau này, khi mô hình sàn DEX ngày một phát triển thì một số giao thức như Curve Finance hay Balancer dã triển khai sử dụng các công thức có phần phức tạp hơn. Nhưng suy cho cùng thì mục đích chính của chúng vẫn là xác định mức giá ổn định cho từng tài sản trong pool thanh khoản bằng thuật toán hợp đồng thông minh.


    2.AMM hoạt động như thế nào?


    AMM hoạt động nhờ ba thành phần chính được chia sẻ ở phần trên. Các cặp giao dịch tạo nên các pool thanh khoản. Nếu bạn muốn đổi Ethereum để lấy Tether, bạn sẽ cần tìm nhóm thanh khoản ETH-USDT. Bất kỳ ai cũng có thể cung cấp tính thanh khoản cho các nhóm này bằng cách ký gửi cả hai tài sản được đại diện trong nhóm.

    Khi một người dùng đổi ETH lấy USDT, điều này có nghĩa là lượng ETH trong pool dư thừa hơn và USDT thiếu hụt hơn so với trước đó. Để đảm bảo tỷ lệ tài sản trong pool thanh khoản vẫn cân bằng nhất có thể và loại bỏ sự khác biệt trong việc định giá tài sản gộp, AMM sử dụng các phương trình toán học đặt trước. Khi lượng ETH trong pool tăng lên làm cho giá ETH giảm lên để thực hiện hiệu ứng cân bằng của công thức x*y=k. Ngược lại, vì USDT đã được rút ra khỏi poool khiến giá USDT tăng. 

    AMM tính một khoản phí nhỏ cho mỗi giao dịch, thường là một phần nhỏ của giao dịch đó. Số tiền được tạo ra sau đó được chia sẻ giữa tất cả các nhà cung cấp thanh khoản trong pool đó dựa theo tỷ lệ mà họ đóng góp. Một phần nhỏ phí đó sẽ được giữ lại cho mục đích phát triển và duy trì hoạt động của giao thức.

     

    Mô hình hoạt động của AMM

    Mô hình hoạt động của AMM. Nguồn: MoonPay


    3.Các đặc điểm của một AMM


    AMM là một mô hình được áp dụng và hướng đến sự phi tập trung. Trong các phần tiếp theo của bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và so sánh giữa AMM với một mô hình tập trung khác là order book. Tuy nhiên, để giúp bạn hiểu rõ hơn về cả hai mô hình này, hãy cùng điểm qua một số đặc điểm chính của AMM nhé.

    ☼ Phi tập trung: AMM hoạt động theo một cách phi tập trung (decentralized) và không cần cấp phép (permissionless). Người dùng không phải tương tác với bất kỳ bên thứ ba nào trước khi giao dịch được thực hiện. Thay vào đó, họ tương tác với mã máy tính hoặc hợp đồng thông minh thông qua pool thanh khoản.

    ☼ Sử dụng hợp đồng thông minh: AMM chủ yếu dựa vào hợp đồng thông minh để hoạt động. Thậm chí, hợp đồng thông minh là yếu tố chủ chốt tạo giúp AMM hoạt động. Chúng được thiết kế với những điều kiện nhất định. Sau khi các điều kiện được đáp ứng, hợp đồng thông minh sẽ tự động thực thi mà không có sự can thiệp nào từ nguồn bên ngoài.


    ☼ Không lưu ký: Với AMM, người dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn cho tiền của họ. Đó là lý do tại sao mà các sàn DEX như BakerySwap hay Uniswap không yêu cầu người dùng tạo tài khoản mà chỉ cần họ kết nối một địa chỉ ví không lưu ký là đã có thể thực hiện được giao dịch.

    ☼ Hạn chế khả năng thao túng giá: Mọi thứ với AMM được diễn ra tự động. Với một thuật toán định giá cứng nhắc được áp dụng, rất khó để người ngoài có thể tác động đến việc tăng hoặc giảm giá của một tài sản trong pool thanh khoản. Đương nhiên, sẽ vẫn có các trường hợp ngoại lệ khi mà bản thân các MM cố tình tạo các các “cửa hậu” để trục lợi bất chính từ người dùng.


    Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

    4.So sánh mô hình AMM và order book


    Như chúng ta đã trao đổi ở phần trên, AMM không phải là mô hình duy nhất trợ giúp cho quá trình giao dịch tiền điện tử của các nhà đầu tư. Một mô hình khác đó là order book vốn được sử dụng nhiều hơn trên các sàn giao dịch tập trung (CEX), ở một góc độ nào đó cũng mang đến những tính ưu việt nhất định. Hãy cùng xem xét sự giống và khác nhau giữa hai mô hình này như thế nào trong bảng dưới đây nhé.

    Tiêu chí

    AMM

    Order book

    Giống nhau

    - Đều là các mô hình giao dịch được sử dụng trên thị trường tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng.

    - Là các công cụ tạo điều kiện và hỗ trợ cho quá trình giao dịch của các nhà đầu tư.

    Khác nhau

    Sự can thiệp của bên trung gian

    Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch tài sản tiền điện tử mà không cần có sự can thiệp của một bên trung gian thứ ba.

    Được biết đến với sự can thiệp trung gian và quản lý luồng đặt lệnh. Sự can thiệp này có thể đến từ chính các sàn giao dịch áp dụng mô hình đó.

    Cơ chế hoạt động

    Khuyến khích các nhà đầu tư trở thành nhà cung cấp thanh khoản (LP).

    Các nhà đầu tư tự giao dịch với nhau thông qua cơ chế bid giá thầu.

    Cơ chế hình thành giá

    Giá được hình thành và điều chỉnh dựa trên thuật toán và tỷ lệ phân bổ tài sản trong liquidity pool.

    Giá được hình thành dựa trên cơ chế bid và ask giá thầu. Người mua đặt giá mua và người bán đặt giá bán. Khi hai mức giá này trùng nhau thì lệnh được khớp và mức giá tại thời điểm khớp đó là giá thị trường.

    Nền tảng áp dụng

    AMM thường được triển khai trên các sàn DEX.

    Tuy nhiên, một số sàn DEX cũng đã sử dụng mô hình order book cho hoạt động của mình. Serum trên Solana là một ví dụ điển hình. Nó sử dụng sổ lệnh giới hạn trung tâm (CLOB) thay vì AMM để cung cấp năng lượng cho cơ sở hạ tầng giao dịch của mình.

    Order book chúng ta sẽ gặp nhiều trên các sàn CEX.


    5.Ưu, nhược điểm của mô hình AMM


    AMM được xem như là bước đệm để tiến tới nền kinh tế phi tập trung. Mặc dù có những ưu điểm nhưng công nghệ non trẻ này cũng có những điểm yếu nhất định. Cụ thể như sau:

    Ưu điểm

    ✔️ Cung cấp giải pháp thay thế hiệu quả hơn cho các trao đổi sổ lệnh truyền thống và cho phép người dùng giao dịch tài sản kỹ thuật số mà không cần trung gian. Điều này phù hợp với một nền kinh tế phi tập trung mà DeFi đã và đang hướng đến.

    ✔️ AMM được tự động hóa cao. Điều này có nghĩa là người dùng không cần phải lo lắng về việc quản lý sổ đặt lệnh thủ công giống như vẫn làm trên các sàn CEX. Mọi giao dịch được thực hiện tự động nhờ hợp đồng thông minh.

    ✔️ Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản và kiếm thu nhập thụ động từ tiền điện tử nhàn rỗi của mình.

    ✔️ Thường mức phí sử dụng AMM sẽ thấp hơn do tối ưu chi phí hoạt động và vận hành của hệ thống.

    Nhược điểm

    ⭕ Các AMM có thể bị trượt giá (slippage) và thua lỗ tạm thời (impermanent loss). Điều này có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho người dùng. Chi tiết về impermanent loss chúng ta sẽ cùng trao đổi kỹ hơn ở mục những vấn đề đối với AMM ở phần sau của bài viết này.

    ⭕ Tính thanh khoản của các đồng coin mới ra mắt thường kém. Đối với những đồng coin mới ra mắt, ít người đầu tư, sẽ khó để có thể đảm bảo hoặc tìm kiếm những pool thanh khoản với đồng coin đó.

    ⭕ Khó để sử dụng cho những người mới. Không phải ai cũng có thể dễ dàng làm quen với AMM. Để bắt đầu, bạn sẽ cần phải hiểu về việc tạo ví không lưu ký, lựa chọn pool… So với việc tạo tài khoản và giao dịch trên CEX thì mô hình này có phần phức tạp hơn đôi chút.

    ⭕ Việc AMM được thực hiện thông qua các hợp đồng thông minh phần nào giúp gia tăng sự minh bạch. Nhưng mặt trái của điều này là nó có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng hơn. Ngoài ra, bản thân AMM vẫn đang tương đối mới. Điều đó càng làm gia tăng nguy cơ xảy ra lỗi hoặc lỗ hổng trong mã nguồn của chúng. Chưa kể bản thân MM cũng có thể tạo ra các “backdoor” để trục lợi.


    6.Một số vấn đề thường gặp của phần lớn các mô hình AMM


    Một số mô hình AMM, đặc biệt là là các mô hình AMM giai đoạn mới ra mắt, bị hạn chế bởi 2 vấn đề chính là impermanent loss và hiệu quả sử dụng vốn thấp. Điều này vô hình chung ảnh hưởng đến cả nhà cung cấp thanh khoản và nhà giao dịch.


    Thứ nhất, impermanent loss. Đây là khái niệm chỉ sự khác biệt về giá trị theo thời gian giữa việc gửi mã thông báo trong AMM so với việc chỉ giữ các mã thông báo đó trong ví. Vì các AMM không tự động điều chỉnh tỷ giá hối đoái, nên chúng yêu cầu một nhà kinh doanh chênh lệch giá mua các tài sản bị định giá thấp hoặc bán các tài sản được định giá quá cao cho đến khi giá do AMM đưa ra khớp với giá trên toàn thị trường của các thị trường bên ngoài. Lợi nhuận thu được từ các nhà kinh doanh chênh lệch giá này thực tế đến từ các LP. Như thế nó khiến cho các LP bị lỗ và không có đủ động lực để tiếp tục cung cấp thanh khoản nữa.

    Một số giao thức như Uniswap, việc xảy ra tình trạng impermanent loss không còn quá xa lạ. Để giải quyết vấn đề này, các giao thức thường chia một phần lớn phí dịch vụ cho LP. Cộng thêm với việc thưởng cho LP liquidity mining token (ví dụ trường hợp của Uniswap là UNI token) sẽ giúp cho lợi nhuận của các LP được giữ vững bất chấp việc họ phải chịu thiệt vì impermanent loss. Hay một số giải pháp như DODO đã sử dụng Chainlink để cập nhật giá nhằm giải quyết phần nào vấn nạn này.


    Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Các thiết kế AMM truyền thống yêu cầu lượng thanh khoản lớn đã dẫn đến việc các LP không kiểm soát được mức giá nào đang được cung cấp cho các nhà giao dịch. Trong khi đó, các nhà tạo lập thị trường trên các sàn giao dịch sử dụng order book có thể kiểm soát chính xác mức giá mà họ muốn mua và bán mã thông báo.

    Một số giao thức cũng đã có những phương pháp để giải quyết vấn đề này. Lấy ví dụ, Uniswap cho phép người dùng tạo pool thanh khoản với bất kỳ cặp mã thông báo ERC-20 nào với tỷ lệ 50-50. Hay Curve Finance chuyên tạo ra các pôl thanh khoản của các tài sản tương tự như stablecoin, do đó, cung cấp một tỷ lệ thấp nhất và giao dịch hiệu quả nhất trong ngành đồng thời giải quyết vấn đề thanh khoản hạn chế kể trên.

    7.Lời kết


    AMM là một bước chuyển lớn của thị trường DeFi. Nhờ nó mà các nhà giao dịch tiền điện tử có thể dễ dàng tiếp cận thanh khoản và thậm chí là kiếm tiền một cách thụ động. Điều quan trọng là nhờ có AMM mà đặc tính phi tập trung càng được chú trọng hơn, đúng với những gì mà thị trường tiền điện tử đang hướng đến.

    Mặc dù đã có những sự thay đổi nhưng trên thực tế thì AMM vẫn còn khá sơ khai. Có khả năng sẽ có nhiều thiết kế AMM sáng tạo hơn trong tương lai với việc tập trung vào giảm phí giao dịch cũng như gia tăng tính thanh khoản cho người dùng DeFi.


    Câu hỏi thường gặp
    Các loại mô hình AMM thường thấy là gì?
    AMM được phát triển với nhiều hình thức để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Một số hình thức phổ biến nhất bao gồm Constant function market makers - CFMM, ví dụ Uniswap; Constant product market maker - CPMM; Constant sum market maker - CSMM hay Constant mean market maker - CMMM, ví dụ Balancer.
    Yield farming trong AMM là gì?
    Yield farming là việc các LP gửi tiền điện tử của họ vào AMM và nhận về LP token. Trong một số trường hợp, để gia tăng tính thanh khoản cho các LP token này, người dùng có thể gửi hoặc đem các LP token này đi đặt cược (stake) vào một giao thức cho vay riêng biệt và kiếm thêm tiền lãi.
    AMM và order book, đâu sẽ là giải pháp tối ưu trong tương lai?
    Khi ở giai đoạn sơ khởi của DeFi, thị trường cần một sản phẩm giao dịch mở và đơn giản. AMM do đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu này. Nhưng khi các chức năng DeFi cơ bản hoàn thiện, người dùng có nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ đa dạng hơn. Và điều này có thể sẽ thu hút cơ chế sổ đặt hàng (order book).

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    Dex là gì? Top 10 sàn DEX (sàn phi tập trung) và Sàn CEX phổ biến Nếu đam mê tiền điện tử, chắc hẵn bạn đã nghe nhắc nhiều đến sàn DEX. Với đặc tính bảo mật thông tin cá nhân, chi phí giao dịch cạnh tranh, cung cấp nhiều mã thông báo và đặc biệt là cho phép giao dịch cả những token chưa được niêm yết trên các sàn tập trung, các sàn giao dịch phi tập trung ngày càng được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, khi giao dịch sàn DEX, nhà đầu tư mới nên chú ý gì? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ sàn DEX là gì? So sánh cụ thể sàn DEX và CEX - sàn nào có ưu thế hơn cho nhà đầu tư tiền điện tử mới? Đồng thời, bài viết cũng gợi ý top các sàn DEX và sàn CEX hot nhất hiện nay.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Nếu đam mê tiền điện tử, chắc hẵn bạn đã nghe nhắc nhiều đến sàn DEX. Với đặc tính bảo mật thông tin cá nhân, chi phí giao dịch cạnh tranh, cung cấp nhiều mã thông báo và đặc biệt là cho phép giao dịch cả những token chưa được niêm yết trên các sàn tập trung, các sàn giao dịch phi tập trung ngày càng được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, khi giao dịch sàn DEX, nhà đầu tư mới nên chú ý gì? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ sàn DEX là gì? So sánh cụ thể sàn DEX và CEX - sàn nào có ưu thế hơn cho nhà đầu tư tiền điện tử mới? Đồng thời, bài viết cũng gợi ý top các sàn DEX và sàn CEX hot nhất hiện nay.
    placeholder
    Algorand (ALGO) là gì? ALGO có phải là tiền điện tử tốt để nắm giữ dài hạn?Sau sự thành công của Ethereum trong việc phát triển nền tảng blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh cho các ứng dụng phi tập trung, các blockchain Layer-1 khác đã liên tiếp xuất hiện nhằm cạnh tranh và giải quyết được những vấn đề mà Ethereum đang gặp phải.
    Tác giả  Đặng Tuấn VũInsights
    Sau sự thành công của Ethereum trong việc phát triển nền tảng blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh cho các ứng dụng phi tập trung, các blockchain Layer-1 khác đã liên tiếp xuất hiện nhằm cạnh tranh và giải quyết được những vấn đề mà Ethereum đang gặp phải.
    placeholder
    Compound là gì?Triển vọng của comp như thế nào có nên đầu tư vào không? Compound là một dự án về nền tảng vay và cho vay trong lĩnh vực tài chính phi tập trung – DeFi (Decentralization Finance. Dự án được Compound Finance team giới thiệu vào 09/2018 để kết nối người cho vay (lenders) và người đi vay (borrowers) thông qua sử dụng các hợp đồng thông minh (smart contracts) trên nền tảng Ethereum.
    Tác giả  Đậu TiếnInsights
    Compound là một dự án về nền tảng vay và cho vay trong lĩnh vực tài chính phi tập trung – DeFi (Decentralization Finance. Dự án được Compound Finance team giới thiệu vào 09/2018 để kết nối người cho vay (lenders) và người đi vay (borrowers) thông qua sử dụng các hợp đồng thông minh (smart contracts) trên nền tảng Ethereum.
    placeholder
    Curve Finance (CRV) là gì Và Triển Vọng Của Token CRV Như Thế Nào?UniSwap và SushiSwap đã rất nổi tiếng trên thị trường về dự án thuộc AMM. Trong lĩnh vực này cũng có một cái tên rất đáng lưu ý là Curve Finance. Curve Finance ra đời sau 2 nền tảng trên tuy nhiên cũng đã có chỗ đứng nhất định. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vị tân binh này có điểm gì mà có thể cạnh tranh mạnh mẽ như vậy trên thị trường, kể cả với các cựu binh lớn như UniSwap và SushiSwap nhé.
    Tác giả  Đậu TiếnInsights
    UniSwap và SushiSwap đã rất nổi tiếng trên thị trường về dự án thuộc AMM. Trong lĩnh vực này cũng có một cái tên rất đáng lưu ý là Curve Finance. Curve Finance ra đời sau 2 nền tảng trên tuy nhiên cũng đã có chỗ đứng nhất định. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vị tân binh này có điểm gì mà có thể cạnh tranh mạnh mẽ như vậy trên thị trường, kể cả với các cựu binh lớn như UniSwap và SushiSwap nhé.
    placeholder
    GameFi là gì? Đây Có Phải Là Kênh Đầu Tư Không?GameFi đã có sự bùng nổ rất lớn trên thị trường Crypto vào khoảng năm 2021 đến giữa năm 2022. Sau khi ra đời GameFi gần như định nghĩa lại cách chơi game mà trò chơi điện tử truyền thống đã thực hiện cả hơn một thập kỷ nay. Vậy nó là gì và chuyện gì đã xảy ra với GameFi trong thời gian qua?
    Tác giả  Đậu TiếnInsights
    GameFi đã có sự bùng nổ rất lớn trên thị trường Crypto vào khoảng năm 2021 đến giữa năm 2022. Sau khi ra đời GameFi gần như định nghĩa lại cách chơi game mà trò chơi điện tử truyền thống đã thực hiện cả hơn một thập kỷ nay. Vậy nó là gì và chuyện gì đã xảy ra với GameFi trong thời gian qua?
    Ad