CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Bộ tiêu chuẩn ESG là gì? Liệu đây có phải là xu thế bền vững trong tương lai? Xu hướng đầu tư ESG trên thế giới và ở Việt Nam

    8 Phút
    Cập nhật 20/03/2024 06:13
    Nhóm Mitrade


    ESG là một từ khóa “hot” trên toàn cầu trong nhiều năm gần đây, đặc biệt từ sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra đặt ra nhiều yêu cầu chuyển đổi cho các công ty theo hướng bền vững hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Mitrade tìm hiểu về khái niệm ESG, những xu thế đầu tư ESG trên thế giới và tại Việt Nam.

    1. Tổng quan về ESG và bộ tiêu chuẩn ESG


    - ESG là viết tắt của cụm từ Environmental, Social, and Governance (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Đây là một bộ tiêu chí được xây dựng nhằm đánh giá tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính rất quan tâm để đánh giá mức độ rủi ro và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Thuật ngữ ESG được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 2004 trong một báo cáo “Who cares wins” của Liên hợp Quốc. Sau gần 2 thập kỷ, ESG đã trở nên phổ biến với các doanh nghiệp trên toàn cầu. Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia mà doanh nghiệp có thể bắt buộc hoặc lựa chọn công bố báo cáo ESG hằng năm. Tại Việt Nam, việc công bố báo cáo ESG hằng năm là yêu cầu bắt buộc đối với các công ty đại chúng và niêm yết trên sàn chứng khoán.

    - Bộ tiêu chuẩn ESG bao gồm: 

    ֎ Môi trường (Environmental): Đánh giá tác động của doanh nghiệp đối với môi trường, bao gồm việc sử dụng năng lượng, quản lý khí thải và chất thải gây ô nhiễm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các tác động khác lên môi trường sống. 

    ֎ Xã hội (Social): Đánh giá về mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, cộng đồng, và các vấn đề liên quan đến quyền lao động, an toàn lao động, đa dạng và bình đẳng, an ninh và bảo mật dữ liệu,... 

    ֎ Quản trị (Governance): Đánh giá về cách thức quản trị và điều hành doanh nghiệp, bao gồm minh bạch tài chính, tuân thủ pháp luật, việc thực thi các chính sách phòng chống tham nhũng.

    - Lịch sử hình thành của ESG:

    ESG có lịch sử hình thành từ khá lâu khi nhiều nhà khoa học môi trường đã lên tiếng do nhận thấy Trái Đất chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển của các hoạt động công nghiệp hóa. Tuy nhiên, phải tới những năm 70s, 80s thì nhận thức của thế giới về ESG mới được chú ý mạnh mẽ với truyền thông của Liên Hợp Quốc. Dưới đây là một số cột mốc về lịch sử hình thành của ESG:

     

    Năm

    Sự kiện

    1800

    Nhà khoa học người Đức Alexander von Humboldt nhận thấy một số hồ nước ở Venezuela đã bắt đầu khô cạn khi những khu rừng gần đó bị chặt phá để lấy đất canh tác.

    1928

    Ra mắt Quỹ Tiên phong Hoa Kỳ - Quỹ đầu tư có trách nhiệm đầu tiên được ghi nhận khi từ chối đầu tư vào các ngành công nghiệp ảnh hưởng sức khỏe đối với con người (rượu, thuốc lá…)

    1968

    Thành lập CLB Rome, xuất bản“Những giới hạn để tăng trưởng”

    1972

    Hội nghị của Liên Hợp Quốc tại Stockholm về môi trường con người thảo luận về sự đánh đổi và thách thức của tính bền vững, tăng trưởng và phát triển kinh tế.

    1980

    Hai cơ quan của Liên Hợp Quốc xuất bản bài báo do Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đồng tác giả với tựa đề“Bảo tồn tài nguyên sống vì sự phát triển bền vững”

    1990

    Chỉ số MSCI KLD 400 trở thành chỉ số chứng khoán“có trách nhiệm xã hội”đầu tiên trên thế giới, nhằm giúp các nhà đầu tư cân nhắc thêm các yếu tố xã hội và môi trường khi quyết định đầu tư

    2004

    Cụm từ ESG lần đầu tiên được sử dụng trong báo cáo“WhoCaresWin”do Liên Hợp Quốc công bố

    2006

    Liên Hợp Quốc ra mắt“Các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm”được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư lớn nhất thế giới

    2015

    Thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của 193 quốc gia thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

    Thỏa thuận Paris thiết lập một khuôn khổ mới để giảm thiểu khí nhà kính.

    2018

    Tổng vốn đầu tư dựa trên nguyên tắc ESG đạt khoảng 31 nghìn tỷ USD trên 5 thị trường lớn trên thế giới

    2020

    Các bên ký kết Nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc hiện có hơn 3 nghìn chủ sở hữu tài sản, với hơn 100 nghìn tỷ USD tài sản được quản lý


    2. Đầu tư vào ESG là gì? Vì sao nên đầu tư vào ESG?


    - Tổng quan về đầu tư vào ESG

    Đầu tư vào ESG có nghĩa là các nhà đầu tư xem xét các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị bên cạnh các yếu tố tài chính truyền thống. Nó thể hiện một cách tiếp cận toàn diện hơn trong đầu tư. Một số khái niệm có liên quan đển ESG khác như “đầu tư có đạo đức”, “đầu tư có trách nhiệm với xã hội”, “đầu tư xanh”, “đầu tư bền vững” và “đầu tư tác động”. Tất cả những thuật ngữ này mô tả ý tưởng rằng tài chính nên hỗ trợ các mục tiêu dài hạn rộng lớn của xã hội thay vì chỉ đơn giản là cố gắng kiếm lợi nhuận.

    Yếu tố phi tài chính ESG ngày càng trở nên quan trọng trong thị trường tài chính. Doanh nghiệp thực hiện tốt các nguyên tắc ESG thường được nhìn nhận với hình ảnh tích cực, từ đó cải thiện uy tín và thương hiệu trong mắt các đối tác và khách hàng. Chỉ số và báo cáo về ESG là một cơ sở cho quyết định đầu tư của nhiều nhà đầu tư vào các doanh nghiệp. 


    Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về ba tiêu chí được sử dụng để đánh giá các công ty đầu tư vào ESG:


    ☀️ Môi trường (E): Một công ty có tác động như thế nào đến môi trường? Điều này có thể bao gồm tính toán lượng khí thải carbon của công ty, giảm thiểu các hóa chất độc hại liên quan đến quá trình sản xuất hoặc theo đuổi sự bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty.

    ☀️ Xã hội (S): Công ty làm cách nào để cải thiện tác động xã hội của mình, cả trong nội bộ công ty và mạng lưới bên ngoài rộng lớn hơn? Các yếu tố xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực từ bình đẳng LGBT+ đến đa chủng tộc trong cả ban điều hành và nhân viên nói chung, cũng như các chương trình hòa nhập và phương thức tuyển dụng. 

    ☀️ Quản trị (G): Hội đồng quản trị và ban điều hành công ty thúc đẩy sự thay đổi tích cực như thế nào? Quản trị bao gồm mọi thứ, từ các vấn đề xung quanh việc trả lương cho giám đốc điều hành đến sự đa dạng trong lãnh đạo, mức độ lãnh đạo đó phản ứng và tương tác với các cổ đông.

    - Vì sao nên đầu tư vào ESG?

    Đầu tư vào ESG có thể có rất nhiều lợi ích, chẳng hạn nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty ESG mang lại lợi nhuận cao hơn trong dài hạn. Ví dụ, một nghiên cứu của MSCI vào năm 2021 cho thấy các quỹ ESG có hiệu suất vượt trội so với các quỹ truyền thống trong khoảng thời gian 5 năm liên tiếp.

    Có thể lấy ví dụ về Vanguard ESG US Stock ETF (ESGV) – một quỹ đầu tư nổi tiếng với tổng tài sản ròng hơn 7 tỷ USD. Tính đến ngày 4/12/2023, ESGV đã có hiệu suất vượt trội so với thị trường chứng khoán chung của Mỹ (đại diện bằng chỉ số S&P 500) trong 5 năm.

     

    Năm

    Quỹ ESGV (Vanguard ESG US Stock ETF)

    Chỉ số S&P 500

    2019

    33,4%

    31,5%

    2020

    25,7%

    18,4%

    2021

    26,4%

    28,7%

    2022

    -24,0%

    -18,1%

    2023

    24,8%

    21,4%

    Nguồn: Morningstar Direct


    Ngoài ra, đầu tư vào ESG có thể giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư do bao gồm các lĩnh vực mới, đang phát triển như năng lượng tái tạo, công nghệ xanh và giáo dục. Các công ty ESG thường có truyền thống quản trị rủi ro tốt, ít rủi ro vi phạm về pháp luật, đạo đức; do đó, đầu tư vào ESG có thể giúp giảm thiểu rủi ro cho danh mục.

    Bên cạnh đó, nhà đầu tư ESG cũng có thể góp phần đem lại sự phát triển bền vững cho xã hội thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống, tạo xã hội và công bằng bình đẳng cho mọi người.

    Cũng giống như các loại hình đầu tư truyền thống khác, các nhà đầu tư vào ESG có thể tìm đến nhiều kênh như cổ phiếu, trái phiếu, các quỹ tương hỗ, ETF… Các hình thức cụ thể phổ biến bao gồm:
    (i) Đầu tư vào các quỹ đầu tư có các tiêu chí cụ thể về ESG;
    (ii) Lựa chọn các cổ phiếu riêng lẻ có tích hợp yếu tố ESG trong hoạt động; 

    (iii) Sử dụng tư cách cổ đông để khuyến khích các công ty cải thiện thực hành ESG. 

    Một cách trực quan hơn, nhà đầu tư có thể sàng lọc các công ty không đạt tiêu chí về ESG (chẳng hạn kinh doanh thuốc lá, nhiên liệu hóa thạch, sản xuất vũ khí…) hoặc lọc ra các tiêu chí thể hiện cam kết mạnh mẽ với ESG như năng lượng tái tạo, năng lượng gió, thực hành các tiêu chí đảm bảo công bằng giữa người lao động. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu các tiêu chí này thông qua báo cáo thường niên công ty, công bố dữ liệu của bên thứ ba hay các báo cáo của Chính phủ.  

    Điều quan trọng là nhà đầu tư cần xác định rõ giá trị và mục tiêu khi tham gia đầu tư vào ESG, từ đó sàng lọc ra các công ty phù hợp tiêu chí đầu tư. 


    3. Xu hướng đầu tư ESG trên thế giới


    Thị trường ESG trên toàn cầu đang tăng trưởng nhanh chóng. Theo dữ liệu từ Liên minh Đầu tư Bền vững Toàn cầu, tính đến năm 2020, có khoảng 35,3 nghìn tỷ USD tài sản đã được đầu tư theo các nguyên tắc ESG trên 5 thị trường lớn trên thế giới gồm Úc & New Zealand, Canada, Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đánh dấu mức tăng trưởng 15% so với cách đây hai năm. Ngoài ra, theo Bloomberg Intelligence, thị trường ESG toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 41 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Châu Á-Thái Bình Dương có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất trong ESG AUM, với con số này dự kiến sẽ tăng hơn gấp ba lần, đạt 3,3 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Tổng cộng 65% nhà đầu tư tổ chức ở Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) có kế hoạch tăng phân bổ cho các sản phẩm ESG ở theo báo cáo, trong hai năm tới. 

    Hiện ESG đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư cá nhân, các quỹ, tổ chức lớn như BlackRock, Vanguard, State Street Global Advisors với cam kết đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào quỹ ESG. Điều quan trọng là xu hướng đầu tư vào ESG ngày càng được tăng lên qua thời gian cùng với nhận thức về biến đổi khí hậu, môi trường bền vững và đầu tư có trách nhiệm. 

    Một số xu hướng đầu tư vào ESG phổ biến thịnh hành hiện nay bao gồm:

    ֎ Chống biến đổi khí hậu: Các khoản đầu tư gia tăng vào lĩnh vực này kể từ khi thỏa thuận Paris được kí kết (năm 2015), đặc biệt là các công ty cam kết giảm tỷ lệ phát khí thải carbon và hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các quốc gia đang chung tay giảm thiểu sử dụng các tài nguyên kém thân thiện với môi trường như dầu, than và thay thế bằng việc sử dụng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, năng lượng hạt nhân. Các công ty về năng lượng tái tạo là một trong những loại hình công ty được ưa chuộng nhất đối với các nhà đầu tư ESG trong nhiều năm gần đây.


    ֎ Khôi phục đa dạng sinh học: Đầu tư vào các công ty công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp hoặc bất động sản có cam kết về phục hồi đa dạng sinh học để giảm thiểu tổn thất do biến đổi khí hậu.

    ֎ Quan tâm đến sức khỏe tinh thần: Tiêu chí lựa chọn các công ty khuyến khích sự lựa chọn công việc một cách linh hoạt, có các giải pháp cải thiện đời sống tinh thần của nhân viên, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 khiến sức khỏe tinh thần của người lao động giảm sút đáng kể. 

    ֎ Bình đẳng thu nhập: Một báo cáo về tiền lương toàn cầu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dựa trên dữ liệu từ 70 quốc gia trong năm 2018-2019 cho biết thu nhập trung bình của phụ nữ chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới khi làm những công việc giống nhau. Do đó, những nhà đầu tư ESG tin rằng các công ty tích cực cải thiện tình trạng bình đằng giới, thu hẹp khoảng cách các tiền lương sẽ là các khoản đầu tư hấp dẫn.

    ֎ Bồi thường cho người điều hành công ty: Bồi thường điều hành cũng là mối quan tâm lớn đối với nhiều nhà đầu tư ESG. Vào những thập niên trước, những người điều hành, CEO của các công ty có mức thu nhập rất lớn so với nhân viên của chính họ, ngay cả khi tình hình công ty kinh doanh không khả quan. Việc cắt giảm mức bồi thường cho những nhà lãnh đạo xuống mức hợp lý hơn là yêu cầu đặt ra để tạo bình đẳng thu nhập hơn khi tiêu chuẩn ESG được đặt ra.  


    4. Đầu tư ESG tại Việt Nam


    Việt Nam có cơ hội lớn để thu hút đầu tư ESG khi Chính phủ Việt Nam cũng đang thúc đẩy tăng trưởng xanh để đáp ứng cam kết về lượng phát khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050 (theo cam kết tại COP26).

    Theo báo cáo năm 2022 về “Sự sẵn sàng về ESG tại Việt Nam” của PwC, các công ty Việt Nam đang ngày càng áp dụng các biện pháp thực hành ESG. Phần lớn các công ty được khảo sát (80%) đã cam kết hoặc có kế hoạch cam kết ESG trong vòng 2-4 năm tới. Nhiều công ty đánh giá ESG ngày càng cần thiết vì những lý do như:
    (i) Tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý;
    (ii) Đáp ứng các tiêu chuẩn tốt hơn khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu;
    (iii) Nâng cao danh tiếng và thương hiệu;
    (iv) Đáp ứng mong đợi, kỳ vọng của khách hàng và nhà đầu tư.

    Chẳng hạn, tập đoàn Lego của Đan Mạch đã xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại khu công nghiệp VSIP III, Bình Dương và một trong những tiêu chí quan trọng để Lego chọn Việt Nam là cam kết về ESG. 

    Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các biện pháp quản lý. Thông tư số 96/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành yêu cầu báo cáo ESG đối với các công ty đại chúng và niêm yết tại Việt Nam. Yêu cầu báo cáo này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như phát thải khí nhà kính, quản lý tài nguyên, tiêu thụ năng lượng và nước, tuân thủ môi trường, chính sách liên quan đến nhân viên, trách nhiệm của cộng đồng địa phương và hoạt động thị trường vốn xanh.

    Việt Nam cũng đã xây dựng Chỉ số phát triển bền vững Việt Nam (VNSI) vào năm 2017. Đây là bộ chỉ số theo vốn hóa thị trường điều chỉnh free-float, bao gồm các công ty niêm yết có điểm số cao về tính bền vững dựa trên các tiêu chí của ESG. Trong danh sách này hiện nay có các cái tên quen thuộc như VCB, FPT, MWG, VPB, MBB, VNM. Dưới đây là một số hoạt động triển khai ESG tại các công ty niêm yết ở Việt Nam.

     

    Công ty

    Lĩnh vực

    Môi trường (E)

    Xã hội (S)

    Quản trị (G)

    Vinamilk (VNM)

    Sản phẩm từ sữa, nước trái cây

    Đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy chăn nuôi bền vững (Vinamilk Green Farm), quản lý thức ăn và nguồn nguyên liệu

    Hỗ trợ giáo dục, y tế, kinh tế địa phương. Ưu tiên phúc lợi nhân viên và thúc đẩy điều kiện làm việc an toàn. Nâng cao chuỗi giá trị cho người nông dân

    Duy trì một ban giám đốc có cơ cấu tốt, tuần thủ các quy định và thúc đẩy hành vi đạo đức, tính minh bạch

    Vingroup (VIC)

    Bất động sản, bán lẻ và dịch vụ, ô tô, bệnh viện

    Kinh doanh bền vững, có giá trị lâu dài, sản phẩm xanh, sạch, giao thông xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải bền vững

    Văn hóa doanh nghiệp, nguyên tắc ứng xử xã hội (giáo dục, y tế), bảo vệ môi trường, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao nhận thức người tiêu dùng

    Tuân thủ các biện pháp, quy định, minh bạch báo cáo

    VPBank (VPB)

    Dịch vụ ngân hàng tài chính

    Thúc đẩy hiệu quả năng lượng, tài chính xanh và quản lý rủi ro môi trường

    Hoạt động phát triển cộng động và thực hiện cho vay có trách nhiệm

    Tính minh bạch, quản lý rủi ro và tuân thủ

    Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

    Chế tạo sản phẩm kim loại

    Tối đa hóa giá trị, vòng đời sử dụng của sản phẩm, sử dụng tài nguyên có trách nhiệm và giảm thiểu chất thải, phát thải nhà kính

    Thúc đẩy môi trường làm việc đa dạng, công bằng và hòa nhập, ưu tiên các chương trình phúc lợi cho nhân viên, tích hợp vẻ đẹp và tính nhân văn vào hoạt động kinh doanh

    Nhấn mạnh tính minh bạch, chính trực và hành vi có đạo đức. Nâng cao hiệu quả của hội đồng   quản trị, đảm bảo tuần thủ và tương tác hiệu quả với các bên liên quan

    Vietinbank (CTG)

    Dịch vụ ngân hàng tài chính

    Nhiều sáng kiến khác nhau như tài trợ xanh, tiết kiệm năng lượng

    Hỗ trợ cộng đồng và phúc lợi nhân viên

    Thực tiễn quản trị doanh nghiệp mạnh mẽ, tập trung vào tính minh bạch, tuân thủ và quản lý rủi   ro

    Coteccons (CTD)

    Thi công xây dựng

    Thực hành công trình xanh, quản lý chất thải

    Thực hành lao động và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng

    Minh bạch, quản lý rủi ro, tuân thủ quy định

    FPT

    Công nghệ

    Giải pháp thân thiện với môi trường, công nghệ tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo

    Hỗ trợ đào tạo, giáo dục công nghệ, thúc đẩy hòa nhập kỹ thuật số và tham gia vào các sáng kiến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    Giám sát hoạt động, báo cáo tài chính minh bạch, tuân thủ yêu cầu pháp lý và khuôn khổ đạo đức

     Nguồn: Innolab


    Top 20 công ty thuộc chỉ số VNSI do HOSE chấm điểm bình chọn

    Số thứ tự

    Công ty

    Mã chứng khoán

    1

    Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh

    AAA

    2

    Tập đoàn Bảo Việt

    BVH

    3

    Công ty Cổ phần Xây dựng COTECCONS

    CTD

    4

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

    CTG

    5

    Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí -   Công ty Cổ phần

    DPM

    6

    Công ty Cổ phần FPT

    FPT

    7

    Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

    HDB

    8

    Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

    HSG

    9

    Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm

    IMP

    10

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

    MBB

    11

    Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động

    MWG

    12

    Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN

    PAN

    13

    Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

    PNJ

    14

    Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa

    SBT

    15

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

    TPB

    16

    Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

    VCB

    17

    Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần

    VIC

    18

    Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

    VNM

    19

    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

    VPB

    20

    Công ty Cổ phần Vincom Retail

    VRE

    Nguồn: HOSE – Cập nhật tháng 3/2023


    5. Những điểm cần lưu ý khi đầu tư ESG


    Đầu tư ESG vẫn là một chiến lược để xây dựng sự thịnh vượng một cách lâu dài và bền vững. Do đó, các nhà đầu tư nên xem xét kết hợp ESG cùng với các chiến lược đầu tư truyền thống, đồng nghĩa với việc xếp hạng ESG như một thước đo cùng với tỷ số tài chính khi phân tích cơ bản cổ phiếu. 

    ⭐️ Xác định các tiêu chí chọn lựa ESG phù hợp: Đầu tiên, nhà đầu tư cần xác định vấn đề ESG nào là quan trọng nhất đối với bản thân. Nhà đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn công cụ khác nhau để đánh giá các ưu tiên ESG của mình, chẳng hạn như khung 17 Mục tiêu phát triển Bền vững của Liên hợp quốc bao gồm tổng hợp nhiều chủ đề xã hội và môi trường.

    ⭐️ Đánh giá mức độ lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro đi kèm: Đây là điều kiện tiên quyết trước khi đưa ra bất kỳ khoản đầu tư nào, bao gồm cả đầu tư ESG. Nhà đầu tư có thể sử dụng nhiều công cụ như tính toán mô phỏng, lập kế hoạch để đưa ra mức lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khoản đầu tư.

    ⭐️ Lựa chọn phương pháp tiếp cận tích hợp các khoản đầu tư ESG: Nhà đầu tư cần xác định cách thức kết hợp các yếu tố ESG vào danh mục đầu tư, chẳng hạn việc mua cổ phiếu, ETF của các quỹ ESG vào một danh mục trái phiếu có thể giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư. 

    ⭐️ Thường xuyên theo dõi, xem xét điều chỉnh danh mục ESG: Đây là bước cuối cùng nhưng rất cần thiết để bảo vệ lợi nhuận tài khoản trước những rủi ro biến động của thị trường. 


    6. Kết luận


    ESG là một bộ tiêu chuẩn đánh giá đối với doanh nghiệp để thúc đẩy tính bền vững và trách nhiệm xã hội, quản trị. Nhà đầu tư có thể đầu tư vào ESG để tận dụng làn sóng chuyển đổi bền vững, thể hiện giá trị cam kết với xã hội cũng như có thể kiếm được lợi nhuận khi hiệu suất đầu tư của các quỹ ESG thế hiện rất tốt trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam, nhà đầu tư có thể tìm đến các cổ phiếu trong chỉ số VNSI do HOSE công bố để tìm kiếm các doanh nghiệp thực hiện tốt ESG.

    Khi đầu tư vào ESG, nhà đầu tư cũng cần lưu ý những tiêu chí lựa chọn ESG phù hợp, thiết lập lợi nhuận và rủi ro kì vọng cũng như thường xuyên đánh giá, xem xét, quản lý danh mục đầu tư như các khoản đầu tư thông thường khác. 

    Câu hỏi thường gặp
    Các công ty ESG là gì?
    Các công ty ESG là những công ty đáp ứng tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được chấp nhận rộng rãi theo những phương pháp chấm điểm, xếp hạng nhất định. Nhà đầu tư cần xem xét uy tín của tổ chức cấp phép theo dõi ESG cũng như đào sâu theo dõi để tránh việc quảng cáo xanh (Greenwashing) của công ty (truyền đạt sai lệch, phóng đại sự thật về việc sử dụng thuật ngữ “xanh”).
    Nhà đầu tư có thể đầu tư ESG qua đâu?
    Trên thế giới, nhà đầu tư có thể tìm đến nhiều quỹ ESG như Pax World Funds, Calvert Group, SPDR MSCI USA, iShares ESG Aware MSCI USA ETF… tùy theo tiêu chí chọn lựa, khẩu vị rủi ro. Ở Việt Nam, nhà đầu tư có thể đầu tư vào chứng chỉ quỹ ESG thông qua hình thức quỹ mở như Quỹ đầu tư cổ phiếu United ESG (UVEEF), hoặc đầu tư trực tiếp vào các cổ phiếu trong rổ VNSI.
    Đầu tư ESG có phải chỉ là một hình thức nhất thời?
    Không, đầu tư vào ESG là một hình thức đầu tư bền vững và dự kiến sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai khi thế giới vẫn đang phải đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội hay những bê bối về quản trị doanh nghiệp.
    Rào cản đối với đầu tư ESG là gì?
    Thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư ESG là việc tích hợp các tiêu chí ESG, vốn là thứ phi tài chính vào một danh mục đầu tư cụ thể. Theo đó, việc sử dụng sự tham gia của một bên thứ ba uy tín là điều hết sức quan trọng để cụ thể hóa các yếu tố ESG phù hợp với giá trị của nhà đầu tư.

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    Cổ phiếu blue chip là gì? Danh sách cổ phiếu bluechip Việt Nam và trên thế giới năm 2023Cổ phiếu Blue chip luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối vời những nhà đầu tư chứng khoán khi bộ lọc cổ phiếu để đầu tư vào bởi nó được coi là kênh đầu tư an toàn mang lại lợi nhuận ổn định. Vậy Cổ phiếu blue chip là gì và những cổ phiếu nào tại việt nam hiện đang nằm trong danh sách cổ phiếu blue chip?
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Cổ phiếu Blue chip luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối vời những nhà đầu tư chứng khoán khi bộ lọc cổ phiếu để đầu tư vào bởi nó được coi là kênh đầu tư an toàn mang lại lợi nhuận ổn định. Vậy Cổ phiếu blue chip là gì và những cổ phiếu nào tại việt nam hiện đang nằm trong danh sách cổ phiếu blue chip?
    placeholder
    Cách mua cổ phiếu nước ngoài? Top 10 sàn chứng khoán Mỹ nước ngoài để đầu tư chứng khoán nước ngoài Gần đây nhu cầu mua cổ phiếu nước ngoài tại Việt Nam tăng mạnh do sự phục hồi của thị trường chứng khoán thế giới, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ cách thức và quy định khi đầu tư bằng hình thức này. Vì trên thực tế nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn đầu tư chứng khoán nước ngoài nhất là chứng khoán Mỹ như cổ phiếu Apple, Tesla hay Facebook. Vậy có cách mua cổ phiếu nước ngoài nào đơn giản và phổ biến hay không? Hãy cùng mình vào bài viết lần này để làm rõ hơn. Cùng với đó là danh sách các sàn mua cổ phiếu nước ngoài uy tín tại Việt Nam.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Gần đây nhu cầu mua cổ phiếu nước ngoài tại Việt Nam tăng mạnh do sự phục hồi của thị trường chứng khoán thế giới, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ cách thức và quy định khi đầu tư bằng hình thức này. Vì trên thực tế nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn đầu tư chứng khoán nước ngoài nhất là chứng khoán Mỹ như cổ phiếu Apple, Tesla hay Facebook. Vậy có cách mua cổ phiếu nước ngoài nào đơn giản và phổ biến hay không? Hãy cùng mình vào bài viết lần này để làm rõ hơn. Cùng với đó là danh sách các sàn mua cổ phiếu nước ngoài uy tín tại Việt Nam.
    placeholder
    Hướng dẫn cách chơi chứng khoán phái sinh và xem bảng giá chứng khoán phái sinh Thị trường chứng khoán phái sinh là một thị trường giao dịch mới được cho phép triển khai tại Việt Nam từ năm 2017, tuy nhiên với ưu điểm vốn đầu tư ít cùng tỉ lệ đòn bẩy cao và đặc biệt là có thể kiếm lời trong cả hai chiều lên xuống của thị trường khiến nó đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn về cách chơi chứng khoán phái sinh và cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh. Và mình cũng sẽ hướng dẫn cách giao dịch chứng khoán phái sinh online và giải thích chi tiết với một ví dụ về chứng khoán phái sinh.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Thị trường chứng khoán phái sinh là một thị trường giao dịch mới được cho phép triển khai tại Việt Nam từ năm 2017, tuy nhiên với ưu điểm vốn đầu tư ít cùng tỉ lệ đòn bẩy cao và đặc biệt là có thể kiếm lời trong cả hai chiều lên xuống của thị trường khiến nó đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn về cách chơi chứng khoán phái sinh và cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh. Và mình cũng sẽ hướng dẫn cách giao dịch chứng khoán phái sinh online và giải thích chi tiết với một ví dụ về chứng khoán phái sinh.
    placeholder
    Giá cổ phiếu Apple (AAPL) bao nhiêu? Cách mua cổ phiếu Apple? Hướng dẫn mua cổ phiếu Apple (AAPL) onlineCổ phiếu Apple đã bật trở lại sau khi giảm xuống mức thấp nhất 227 USD vào tháng 3 đỉnh điểm của đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, trong tháng 4 vừa qua, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 23% và tại thời điểm viết bài, nó đang giao dịch ở mức 335 USD/ cổ phiếu (11/06, 2020 4:00 PM. ET). Điều này mang lại cho Apple mức vốn hóa thị trường hơn 1,2 nghìn tỷ USD, khiến nó trở thành công ty lớn thứ hai trên thế giới sau cổ phiếu Microsoft (MSFT). Xu hướng giá cổ phiếu Apple cũng rất mạnh vì hiệu suất mạnh của công ty trong quý đầu tiên. Doanh thu của công ty đã tăng 1% lên 58,3 tỷ USD trong quý I/2020, cao hơn 3,67 tỷ USD so với dự đoán của các nhà phân tích.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Cổ phiếu Apple đã bật trở lại sau khi giảm xuống mức thấp nhất 227 USD vào tháng 3 đỉnh điểm của đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, trong tháng 4 vừa qua, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 23% và tại thời điểm viết bài, nó đang giao dịch ở mức 335 USD/ cổ phiếu (11/06, 2020 4:00 PM. ET). Điều này mang lại cho Apple mức vốn hóa thị trường hơn 1,2 nghìn tỷ USD, khiến nó trở thành công ty lớn thứ hai trên thế giới sau cổ phiếu Microsoft (MSFT). Xu hướng giá cổ phiếu Apple cũng rất mạnh vì hiệu suất mạnh của công ty trong quý đầu tiên. Doanh thu của công ty đã tăng 1% lên 58,3 tỷ USD trong quý I/2020, cao hơn 3,67 tỷ USD so với dự đoán của các nhà phân tích.
    placeholder
    Top 06 App&sàn chứng khoán ảo cho người tập chơi chứng khoán ảo Thị trường chứng khoán từ lâu đã trở thành kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của mọi nhà đầu tư tại Việt Nam, là kênh đầu tư quen thuộc bên cạnh bất động sản và vàng. Để bắt đầu, các nhà đầu tư mới thường tìm hiểu về cách chơi chứng khoán ảo để tích lũy kinh nghiệm. Chơi chứng khoán ảo là gì? Cách chơi chứng khoán ra sao? Chơi chứng khoán ảo có mất tiền không? Đâu là những sàn chứng khoán ảo phổ biến? Kiếm tiền thật như thế nào sau khi chơi chứng khoán ảo? Liệu đây có phải là con đường hiệu quả để bắt đầu tham gia thị trường cho nhà đầu tư mới?
    Tác giả  Linh BuiInsights
    Thị trường chứng khoán từ lâu đã trở thành kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của mọi nhà đầu tư tại Việt Nam, là kênh đầu tư quen thuộc bên cạnh bất động sản và vàng. Để bắt đầu, các nhà đầu tư mới thường tìm hiểu về cách chơi chứng khoán ảo để tích lũy kinh nghiệm. Chơi chứng khoán ảo là gì? Cách chơi chứng khoán ra sao? Chơi chứng khoán ảo có mất tiền không? Đâu là những sàn chứng khoán ảo phổ biến? Kiếm tiền thật như thế nào sau khi chơi chứng khoán ảo? Liệu đây có phải là con đường hiệu quả để bắt đầu tham gia thị trường cho nhà đầu tư mới?
    Ad