CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Giao dịch đậu tương là gì?Có nên mua đậu tương từ giờ đến cuối năm 2024? Giá đậu tương trong thời gian tới sẽ thay đổi như thế nào?

    8 Phút
    Cập nhật 02/10/2023 10:00
    Nhóm Mitrade


    Giá đậu tương đang gặp tương đối nhiều biến động trong kể từ đầu năm 2023. Trong bài viết này, hãy cùng Mitrade tìm hiểu mặt hàng đậu tương, các yếu tố quan trọng thúc đẩy xu hướng giá đậu tương, các thức giao dịch và dự báo trong thời gian tới.

    1. Giới thiệu về đậu tương


    ☀️ Đậu tương là gì?

    Đậu tương hay còn gọi là đậu nành/ đỗ tương là một loài cây họ Đậu, với hàm lượng chất đạm protein cao và có nguồn gốc từ Châu Á, cụ thể là Trung Quốc. Nó đã được thuần hóa sử dụng làm thức ăn từ khoảng năm 1100 trước Công nguyên và là một trong những thực phẩm quan trọng gắn liền với những nền văn hóa trên khắp thế giới. Vào những năm 1920s, công ty sản xuất AE Staley (Mỹ) đã tiến hành cho ra đời hai loại sản phẩm mới là dầu đậu tương và bột đậu tương, sau đó lần lượt trở thành những thành phần quan trọng trong bơ thực vật và thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, đậu tương cũng được sử dụng trong nhiều chế phẩm khác như vật liệu xây dựng composite sinh học, ván dăm & sản phẩm gỗ, thảm, dung môi, dầu bôi trơn…

    ☀️ Giao dịch đậu tương

    Đậu tương là một trong những hàng hóa nông sản phổ biến nhất được giao dịch trên các sàn thương mại hàng hóa như sàn CBOT của Mỹ. Mã giao dịch của đậu tương là ZSE/XB, trong khi dầu đậu tương là ZLE và khô đậu tương là ZME. Như đề cập ở trên, công dụng của dầu đậu tương là thành phần sử dụng trong bơ thực vật, mayonnaise, nhiên liệu sinh học pha chế; trong khi khô đậu tương chủ yếu được tinh chế để làm thức ăn cho gia súc gia cầm. 


    2. Tìm hiểu thị trường giao dịch đậu tương


    ֎ Tổng quan về thị trường đậu tương

    Thị trường đậu tương đang phát triển rất nhanh. Một vài nghiên cứu thị trường cho rằng giá trị của thị trường đậu tương toàn cầu sẽ tăng từ 146 tỷ USD lên mức 216 tỷ USD từ năm 2017 đến năm 2025. Khi các nền kinh tế phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn, nhu cầu tiêu thụ thịt và chuyển sang các thực phẩm lành mạnh hơn sẽ gia tăng. Thị trường đậu tương sẽ hưởng lợi từ cả hai xu hướng này khi vừa là đầu vào thức ăn cho chăn nuôi lẫn đầu ra để tiêu thụ.

    ֎ Các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu quan trọng

    Trong quá khứ, Mỹ từng là quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất với hơn 1/3 lượng đậu tương toàn cầu được sản xuất tại đây. Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm gần đây, Brazil đã vươn lên trở thành quốc gia sản xuất đậu tương hàng đầu với tỷ lệ khoảng 34%, cao hơn 1 chút so với Mỹ. Xếp thứ 3 là Argentina với khoảng 13% tổng sản lượng. Như vậy, tổng sản lượng 3 quốc gia sản xuất đậu tương hàng đầu là Brazil, Mỹ và Argentina đã chiếm tới gần 80% sản lượng trên toàn thế giới. 

    Đối với chiều cầu, với dân số hơn 1,4 tỷ người và là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, không ngạc nhiên khi Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu đậu tương hàng đầu khi chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu toàn cầu. Xếp theo sau lần lượt là Mexico (khoảng 3%), Nhật Bản (khoảng 3%), Đức (khoảng 2,5%). 


     

    Sản lượng đậu tương trên toàn cầu

    Sản lượng đậu tương trên toàn cầu – Nguồn: Our World in Data


    ֎ Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá đậu tương


    + Tình hình sản xuất tại Mỹ và Brazil


    Như đã đề cập ở trên, Mỹ và Brazil là hai cường quốc xuất khẩu đậu tương do những điều kiện phát triển thuận lợi như chất lượng đất, điều kiện thời tiết và nguồn nước sẵn có. Ngoài ra, nơi đây cũng là mảnh đất màu mỡ để tiêu thụ đậu tương bởi nhận thức ngày càng gia tăng về hiệu quả của ăn chay. Sản xuất đậu tương tại Mỹ tập trung nhiều ở các bang như Iowa, Illinois hay Nebraska. Mỹ cũng là cường quốc về đậu tương nhờ các hiệp định thương mại như NAFTA hay thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). 

    Trong giai đoạn sản lượng trồng trọt hay thu hoạch tại Mỹ và Brazil tăng cao, giá đậu tương sẽ có xu hướng giảm khi nguồn cung dư thừa và ngược lại, giá sẽ tăng nếu có một cú sốc về gián đoạn nguồn cung.  

    + Nhu cầu tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi 


    Trung Quốc là nước nhập khẩu các sản phẩm từ đậu tương lớn nhất thế giới với khối lượng khoảng 100 triệu tấn trong năm 2021. Sự phụ thuộc mạnh mẽ của Trung Quốc vào thị trường quốc tế trong bối cảnh tỷ lệ tự cung cấp đậu tương của nước này chỉ là 16%. Điều này được thúc đẩy từ nhiều yếu tố như thay đổi chế độ ăn uống của người dân, năng suất sản xuất thấp, nguồn tài nguyên đất canh tác có giới hạn do ưu tiên phân bổ cho cây trồng có năng suất cao hơn là lúa và ngô. 

    + Yếu tố liên quan đến mùa nông vụ 

    Cây đậu tương là loại cây dễ trồng, phát triển ở mọi vùng khí hậu với mùa sinh trưởng ấm áp, nhiều nước và cần nhiều ánh nắng mặt trời. Mùa trồng trọt ở Mỹ là từ tháng 5 đến tháng 7 và thường sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 9 khi cây trồng đã trưởng thành hoàn toàn. Đậu tương tuân theo một quy trình nghiêm ngặt từ việc trồng, tạo vỏ và thu hoạch hàng năm. Do đó, các dữ liệu về trồng trọt, diện tích đất canh tác sẽ dự đoán tốt về nguồn cung năm đó như thế nào. Ngoài ra, công cuộc thu hoạch cũng sẽ ảnh hưởng đến giá đầu tương nếu việc thu hoạch bị chậm trễ, cây trồng bị bệnh hay năng suất thấp hơn.

    Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến giá đậu tương là tình hình thời tiết. Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Food, sản lượng đậu tương có thể giảm hơn 5% trên toàn cầu trong khoảng thời gian từ 2050 đến 2100 do khí hậu khô hơn và nóng hơn kết hợp với nhau. Trong quá khứ, hạn hán vào mùa hè ở vùng MidWest đã ảnh hưởng làm giảm năng suất đậu tương, gây nên đợt tăng mạnh của giá đậu tương vào giai đoạn 2003-2004. Hay một ví dụ khác là năm 2012-2014, giá đậu tương cũng tăng rất mạnh do điều kiện thời tiết xấu khô và nóng tại Mỹ. 

    + Giá các mặt hàng thay thế liên quan


    Giá ngô và giá đậu tương có mối tương quan thuận chiều rất mạnh mẽ bởi đây đều là đầu vào cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và là những mặt hàng có thể thay thế cho nhau. Trong quá khứ, đã từng có nhiều trường hợp giá ngô tăng mạnh do nhu cầu cho lĩnh vực ethanol tăng, kéo theo giá đậu tương và bột đậu tương tăng theo.


    + Lãi suất cơ bản của Fed và đồng USD

    Đồng USD là đồng tiền thanh toán chính trong các giao dịch đậu tương, do đó xu hướng của đồng USD sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá đậu tương. Trong giai đoạn Fed tăng lãi suất mạnh mẽ, giá trị của đồng USD thường là môi trường không thuận lợi cho giá đậu tương do các nhà nhập khẩu từ nước ngoài sẽ cảm thấy đắt đỏ hơn khi mua đậu tương, làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa này. Ngược lại, khi Fed tiến hành giảm lãi suất, giá trị đồng USD giảm sẽ là điều kiện lý tưởng cho giá đậu tương tăng mạnh, chẳng hạn những gì đã diễn ra trong năm 2020-2021. 

    + Rủi ro địa chính trị

    Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã khiến chuỗi cung ứng đậu tương thay đổi đáng kể, khi sản lượng đậu tương xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh và thay thế thị trường là Brazil. Trong năm 2018-2019, Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật về thuế ngăn cản xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh và chuỗi cung ứng bị đảo lộn. Hệ quả là giá đậu tương đã giảm tới hơn 20% kể từ mức đỉnh 1067 USD/Bu vào tháng 4/2018.


    Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

    3. Phân tích giao dịch đậu tương trong thời gian qua và dự báo xu hướng


    ⭐️ Phân tích cơ bản

    Kể từ đầu năm 2023, giá đậu tương có mức độ biến động tương đối lớn với nhịp giảm khoảng 20% trong 6 tháng đầu năm về mức đáy 1220 USD/Bu trước khi hồi phục trở lại quanh vùng 1300-1450 USD/Bu trong Quý 3. Nhìn chung, xu hướng giảm của giá đậu tương vẫn là chủ đạo kể từ đầu năm.  

     

    Biểu đồ giá đậu tương

    Biểu đồ giá đậu tương – Nguồn: Tradingview


    Yếu tố dẫn dắt giá giảm của giá đậu nành kể từ đầu năm là sự chênh lệch về nguồn cung và cầu trên thị trường. Báo cáo WASDE vào tháng 5 của USDA cho biết tồn kho đậu nành dự kiến ở Mỹ sẽ đạt tổng cộng 335 triệu giạ trong niên vụ 2024, cao hơn nhiều so với mức ước tính 215 triệu giạ của năm 2022/23. Sản lượng đậu tương của Mỹ dự báo sẽ đạt 4,51 tỷ giạ trong năm 2024, cao hơn khoảng 230 triệu giạ so với niên vụ trước. Ngoài ra, cơ quan này cũng đã dự báo sản lượng đậu tương toàn cầu sẽ tăng gần 11% so với cùng kỳ năm trước lên mức 410 triệu tấn, với nguồn cung cao hơn tại Argentina, Brazil, Mỹ và Paragoay. Nhu cầu cũng được dự báo ở mức tốt khi tăng 6% so với năm trước, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Argentina và Brazil. 


    Giá đậu tương cũng chứng kiến nhịp tăng mạnh vào giữa năm nay với thông tin lo ngại về thời tiết khô hạn có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng tại Mỹ. Tuy nhiên, thông tin này chỉ phản ứng trong ngắn hạn và giá đã nhanh chóng giảm trở lại sau đó khi nguồn cung vấn lấn át, cộng hưởng với các thông tin như đà tăng trở lại của đồng USD và các số liệu kinh tế tại Trung Quốc khá ảm đạm. 

    ⭐️ Phân tích kỹ thuật

     

    Biểu đồ phân tích kỹ thuật giá đậu tương 1D

    Biểu đồ phân tích kỹ thuật giá đậu tương 1D – Nguồn: Tradingview


    Trên biểu đồ ngày 1D, giá đậu tương đang vận động trong một hộp quanh khoảng 1300-1430 USD/giạ kể từ tháng 7 đến nay, mặc dù những phiên gần đây cho thấy giá đang có xu hướng phá vỡ cạnh dưới của hộp. Chỉ số động lượng Stochastic RSI đang ở vùng quá bán, tương đương với những đáy thiết lập lần lượt vào tháng 5 và tháng 8, cho thấy khả năng giảm thêm của giá đậu tương là thấp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, triển vọng tăng mạnh mẽ trở lại của giá đậu tương cũng không lớn khi ngưỡng kháng cự SMA 200 đang đóng vai trò kháng cự khá chắc chắn.

    ⭐️ Dự báo giá đậu tương trong thời gian tới

    Báo cáo gần nhất của WASDE trong tháng 9/2023 tiếp tục cho thấy triển vọng cung đậu tương cao hơn so với nhu cầu, với dự báo tổng sản lượng niên vụ 2023/24 đạt 401,3 triệu tấn so với nhu cầu là 382,6 triệu tấn. Mặc dù vậy, con số tổng sản lượng này thấp hơn mức 410 triệu tấn WASDE công bố vào tháng 5.

    Đối với Hoa Kỳ, USDA đã cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương niên vụ 2023/24 từ 4,205 tỷ giạ xuống 4,146 triệu giạ, trong khi diện tích phần lớn không thay đổi. Ước tính xuất khẩu giảm 35 triệu giạ, ước tính nhu cầu trong nước giảm 10 triệu giạ. Do đó, ước tính tồn kho cuối niên vụ 2023/24 của Hoa Kỳ đã giảm từ 245 triệu giạ xuống còn 220 triệu giạ. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn mức khoảng 213 triệu giạ mà thị trường mong đợi.

    Đối với số dư đậu tương toàn cầu, USDA đã điều chỉnh giảm nhẹ tồn kho cuối vụ toàn cầu niên vụ 2023/24 từ 119,4 triệu tấn xuống 119,3 triệu tấn. Thị trường đã mong đợi con số hơn 118 triệu tấn một chút.


    2024

    2024 (kỳ trước)

    Thay đổi

    2022/23

    Mỹ (triệu giạ)

    Diện tích trồng

    82,8

    82,7

    0,1

    86,3

    Sản lượng

    4146,0

    4205,0

    -59,0

    4276,0

    Nhập khẩu

    30,0

    30,0

    0,0

    30,0

    Tiêu thụ

    2416,0

    2426,0

    -10,0

    2340,0

    Xuất khẩu

    1790,0

    1825,0

    -35,0

    1990,0

    Tồn kho (thời điểm ban đầu)

    250,0

    260,0

    -10,0

    274,0

    Tồn kho (thời điểm cuối)

    220,0

    245,0

    -25,0

    250,0

    Thế giới (triệu tấn)

    Sản lượng

    401,3

    402,8

    -1,5

    370,1

    - Mỹ

    112,8

    114,5

    -1,6

    116,4

    - Brazil

    163,0

    163,0

    0,0

    156,0

    - Argentina

    48,0

    48,0

    0,0

    25,0

    Nhu cầu

    382,6

    383,9

    -1,3

    363,4

    -Trung Quốc

    119,0

    118,0

    1,0

    114,7

    - EU

    16,6

    16,7

    -0,1

    16,1

    Tồn kho (thời điểm ban đầu)

    103,0

    103,1

    -0,1

    99,09

    Tồn kho (thời điểm cuối)

    119,3

    119,4

    -0,2

    103,0

    Bảng – Cân bằng cung cầu đậu tương (Nguồn: USDA)


    Cơ quan CONAB của Brazil dự báo sản lượng thu hoạch trong niên vụ 2024 sẽ đạt mức kỷ lục 162,4 triệu tấn, tăng 5% so với niên vụ trước do diện tích canh tác được mở rộng, năng suất trồng tăng cao. 

    Nhìn chung, xu hướng chung của giá đậu tương trong năm nay vẫn là giảm do nguồn cung tích cực từ các thị trường lớn như Brazil hay Mỹ. Mặc dù vậy, tín hiệu kỹ thuật đang cho thấy trạng thái quá bán đang diễn ra nên nhiều khả năng giá đậu tương sẽ có nhịp điều chỉnh tăng lại trong ngắn hạn trước khi quay trở lại đà giảm từ giờ đến cuối năm. 

    4. Cách thức giao dịch đậu tương


    Giao dịch đậu tương có thể tiến hành dưới nhiều hình thức như hợp đồng tương lai, quyền chọn, ETFs, CFDs, cổ phiếu của các công ty đậu nành….

    Một trong những kênh phổ biến nhất để giao dịch đậu tương là giao dịch trên sàn CME (Chicago Mercantile Exchange). Hợp đồng tương lai đậu tương ở đây thanh toán gồm 5000 giạ (bushels), hoặc 136 tấn đậu tương trên nền tảng giao dịch điện tử CME Globex. Các tháng đáo hạn là tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 11. Chi tiết cụ thể như sau:


    Đậu nành

    Bột đậu nành

    Dầu đậu nành

    Đơn vị hợp đồng

    5.000 giạ

    100 tấn ngắn

    6.000 bảng

    Biến động giá tối thiểu

    1/8 của một xu mỗi giạ ($ 6,25 mỗi hợp đồng)

    10 xu mỗi tấn ngắn ($ 10,00 mỗi hợp đồng)

    1/100 của một xu ($ 0,0001) mỗi pound ($ 6,00 mỗ hợp đồng)

    Hợp đồng niêm yết

    Hợp đồng hàng tháng được liệt kê trong 3 tháng liên tiếp và 9 tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9 và 11 cộng với tháng 11 tiếp theo

    Tháng 1 (F), Tháng 3 (H), Tháng 5 (K), Tháng 7   (N), Tháng 8 (Q), Tháng 9 (U), Tháng 10 (V) & Tháng 12 (Z)

    Tháng 1 (F), Tháng 3 (H), Tháng 5 (K), Tháng 7 (N), Tháng 8 (Q), Tháng 9 (U), Tháng 10 (V) & Tháng 12 (Z)

    Phương thức giải quyết

    Có thể giao được

    Có thể giao được

    Có thể giao được

     Nguồn: CME 


    Ngoài ra, nhà giao dịch có thể tiến hành các hợp đồng quyền chọn như một công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro. Người mua quyền chọn phải trả một mức phí bảo hiểm cho người bán, đổi lại họ sẽ được quyền mua ở giá thấp hơn nếu giá đậu tương tăng cao hơn đủ bù đắp cho mức phí ban đầu bỏ ra. 

    ETF đậu tương cũng là một giải pháp nhà giao dịch có thể tìm đến, trong khi các cổ phiếu của công ty chuyên sản xuất đậu tương không thực sự nhiều. Tuy nhiên, nhà giao dịch có thể tìm đến các công ty chuyên sản xuất, phân phối các sản phẩm đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu và giống cho các nhà sản xuất đậu nành như CTVA, MON, POT & MOS.

    Các hợp đồng chênh lệch CFDs là hình thức phổ biến cho các nhà giao dịch có thể mua/ bán kiếm lợi nhuận. Nhà giao dịch cần mở tài khoản với các nhà môi giới được cấp phép và gửi tiền ký quỹ. Giao dịch CFD không yêu cầu các nhà giao dịch phải trả tiền cho việc lưu trữ đậu tương hoặc khi các hợp đồng tương lai đáo hạn. Nhà giao dịch có thể tìm hiểu các nền tảng môi giới uy tín để tiến hành giao dịch CFDs, chẳng hạn tại Mitrade


    16934541465054



    Giao dịch chỉ số chứng khoán với Mitrade ngay bây giờ,
    nhận thưởng 100 USD cho người dùng mới>>

    5. Những điểm lưu ý khi giao dịch đậu tương


    ۞ Một số dữ liệu kinh tế, báo cáo, thông tin cần theo dõi


    + Báo cáo mùa vụ của một số tổ chức lớn như USDA, CONAB là các cơ quan đưa ra dữ liệu, dự báo về sản lượng, diện tích trồng đậu tương, tồn kho… tại Mỹ và Brazil – những thị trường xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới. Chẳng hạn, báo cáo ước tính cung cầu các sản phẩm nông sản WASDE do USDA đưa ra rất nhiều dữ liệu ước tính về cung cầu trên thị trường. Các thời điểm báo cáo WASDE có thể khiến giá đậu tương biến động mạnh và định hình xu hướng cho các giai đoạn tiếp theo. 

    + Điều kiện thời tiết tại Brazil và Mỹ. Đây là một tiêu chí quan trọng cần lưu ý vì nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng đầu ra của đậu tương. Trong trường hợp lượng mưa nhiều, tạo điều kiện tốt để trồng đậu tương, giá đậu tương có thể giảm mạnh và ngược lại trong điều kiện khô hạn, thời tiết cực đoan có thể khiến giá tăng mạnh. Do đó, nhà đầu tư cần để ý đến các bản tin dự báo thời tiết tại các quốc gia trên.

    + Chính sách thương mại: Các điều khoản thay đổi về thương mại có thể ảnh hưởng lớn đến giá đậu tương. Chẳng hạn, các chính sách trừng phạt thông qua hạn mức thuế quan, giới hạn xuất nhập khẩu có thể tạo ra tác động lớn đến chuỗi cung ứng đậu tương toàn cầu, giống như những gì xảy ra giai đoạn 2018-2019 khi chiến tranh thương mại leo thang.

    + Vấn đề về tỷ giá: Đặc biệt liên quan đến đồng USD và tỷ giá USD/BRL do tỷ giá biến động có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu đậu tương tại Mỹ và Brazil.

    ۞ Chú trọng quản trị rủi ro

    Giống như bất kỳ loại tài sản nào khác, công tác quản trị rủi ro, quản lý vốn luôn là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi tiến hành giao dịch. Đối với đặc thù tài sản đậu tương, vốn là một tài sản biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó đoán trước như thời tiết, địa chính trị, việc quản lý rủi ro để bảo toàn vốn rất nên được xem trọng. Để quản trị rủi ro tốt, nhà giao dịch cần tiến hành đa dạng hóa danh mục đầu tư, có hệ thống giao dịch phù hợp (cắt lỗ/ chốt lời/ hạn mức giao dịch/ vị thế…), đồng thời thường xuyên tiến hành đánh giá lại danh mục.


    6. Tổng kết


    Đậu tương là một trong những hàng hóa nông sản phổ biến nhất, có tính thanh khoản cao trên thị trường hàng hóa thế giới và còn rất nhiều dư địa tiềm năng để phát triển. Khi giao dịch đậu tương, các nhà giao dịch cần chú ý đến diễn biến thời tiết, triển vọng nguồn cung và nhu cầu tại các thị trường xuất nhập khẩu lớn như Mỹ, Brazil, Trung Quốc. Ngoài ra, những đợt ra báo cáo hàng tháng của các cơ quan nông nghiệp Mỹ, Brazil cũng rất đáng chú ý vì có thể cung cấp những thông tin hữu ích, mang tính định hình cho giá đậu tương trong dài hạn. 


    Trong thời gian tới, dự báo giá đậu tương có thể điều chỉnh tăng trở lại về mặt kỹ thuật, tuy nhiên nhìn chung xu hướng vẫn là giảm trong trung hạn do nguồn cung hiện tại đang rất dồi dào tại Brazil và Mỹ, trong khi nhu cầu được dự báo ở mức thấp hơn. 

    Các nhà đầu tư có thể xem xét kết hợp đậu tương làm tài sản để đa dạng hóa cho danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý về tính khó lường của giá đậu tương do phụ thuộc vào những biến số khó dự báo. Theo đó, một hệ thống giao dịch được quản trị rủi ro tốt là cần thiết để đạt hiệu quả giao dịch tối ưu.  

    Câu hỏi thường gặp
    Vì sao nhà giao dịch hay xem cả giá ngô khi giao dịch đậu tương?
    Đậu tương và ngô là hai loại cây trồng có điều kiện rất giống nhau, do đó nông dân thường trồng cả hai loại cây trồng trên cùng diện tích đất. Khi bắt đầu vụ trồng, họ sẽ đánh giá lợi ích kinh tế và so sánh giá tương lai của hai loại cây để bắt đầu mùa vụ mới. Do đó, ngô và đậu tương thường có tương quan giá giống nhau. Nếu có sự chênh lệch về giá giữa hai loại, nhà giao dịch có thể kiếm lời bằng cách mua loại hàng hóa ở giá thấp hơn.
    Tần suất và thời điểm báo cáo WASDE do USDA công bố?
    Báo cáo ước tính cung-cầu nông sản thế giới (WASDE) do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố định kỳ vào khoảng ngày mùng 8 đến ngày 12 hàng tháng. Báo cáo này rất quan trọng do nó cung cấp dự báo ước tính về cung cầu đậu tương trên toàn cầu, từ đó định hình mặt bằng giá cả đậu tương.
    Có quỹ ETF nào đầu tư vào đậu tương không?
    Nhà giao dịch có thể tìm đến Quỹ đậu tương Teucrium (SOYB) để theo dõi chỉ số hợp đồng tương lai đậu tương.

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    Dự báo giá bạc hiện nay:Giá bạc hôm nay tăng hay giảm? Trong những ngày gần đây giá của các kim loại quý đồng loạt tăng, trung bình là khoảng 2,5% so với tháng 1. Đặc biệt là Vàng và Bạc, 2 kim loại này đang rất hấp dẫn trước bối cảnh lạm phát gia tăng và căng thẳng địa chính trị leo thang.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Trong những ngày gần đây giá của các kim loại quý đồng loạt tăng, trung bình là khoảng 2,5% so với tháng 1. Đặc biệt là Vàng và Bạc, 2 kim loại này đang rất hấp dẫn trước bối cảnh lạm phát gia tăng và căng thẳng địa chính trị leo thang.
    placeholder
    Niken là gì? Giá Niken có còn tiếp tục giảm không? Vì sao Niken lại được coi là “hàng hóa của tương lai”?Niken đang trở thành một kim loại ngày càng phổ biến vì mức độ ảnh hưởng của nó đến ngành công nghiệp ô tô, sản xuất thép không gỉ hay hóa chất trong tương lai. Mặc dù vậy, giá Niken từ đầu năm 2023 đã giảm rất mạnh lên tới hơn 30%. Liệu xu hướng giảm đó có còn được tiếp tục? Hãy cùng Mitrade tìm hiểu thông qua bài viết sau.
    Tác giả  Tùng DoInsights
    Niken đang trở thành một kim loại ngày càng phổ biến vì mức độ ảnh hưởng của nó đến ngành công nghiệp ô tô, sản xuất thép không gỉ hay hóa chất trong tương lai. Mặc dù vậy, giá Niken từ đầu năm 2023 đã giảm rất mạnh lên tới hơn 30%. Liệu xu hướng giảm đó có còn được tiếp tục? Hãy cùng Mitrade tìm hiểu thông qua bài viết sau.
    placeholder
    Giao dịch cà phê là gì? Cách tốt nhất để nhà đầu tư Việt Nam giao dịch cà phêGiao dịch dựa vào biến động của giá cà phê là một hành động đầy thách thức nhưng cũng rất thú vị. Bên cạnh việc là đồ uống thịnh hành trên toàn thế giới, cà phê cũng giữ vai trò là một loại hàng hóa được trao đổi nhiều trên thị trường tài chính, trong đó biến động giá của nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiều khía cạnh như thời tiết, vụ mùa, sản lượng và sức tiêu thụ toàn cầu.
    Tác giả  Đặng Tuấn VũInsights
    Giao dịch dựa vào biến động của giá cà phê là một hành động đầy thách thức nhưng cũng rất thú vị. Bên cạnh việc là đồ uống thịnh hành trên toàn thế giới, cà phê cũng giữ vai trò là một loại hàng hóa được trao đổi nhiều trên thị trường tài chính, trong đó biến động giá của nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiều khía cạnh như thời tiết, vụ mùa, sản lượng và sức tiêu thụ toàn cầu.
    placeholder
    Giá vàng bùng nổ do chiến tranh Israel - Palestine! Tại sao tài sản trú ẩn an toàn đang là kênh đầu tư hấp dẫn? Giờ còn quá muộn để đầu tư?Trong giai đoạn vừa qua, các loại tài sản trú ẩn an toàn như vàng và USD đã nhận được sự chú ý đặc biệt từ giới đầu tư nhờ khả năng duy trì giá trị trong thời gian suy thoái kinh tế và chiến tranh khốc liệt. Liệu xu hướng này còn có thể kéo dài tới khi nào và hiện tại đã quá muộn để đầu tư vào chúng, các câu hỏi này sẽ được làm rõ qua bài viết sau đây.
    Tác giả  Đặng Tuấn VũInsights
    Trong giai đoạn vừa qua, các loại tài sản trú ẩn an toàn như vàng và USD đã nhận được sự chú ý đặc biệt từ giới đầu tư nhờ khả năng duy trì giá trị trong thời gian suy thoái kinh tế và chiến tranh khốc liệt. Liệu xu hướng này còn có thể kéo dài tới khi nào và hiện tại đã quá muộn để đầu tư vào chúng, các câu hỏi này sẽ được làm rõ qua bài viết sau đây.
    placeholder
    Nhôm(Aluminium ) là gì? Giao dịch nhôm như thế nào để kiếm được lợi nhuậnNhôm là nằm trong danh sách kim loại có tính ứng dụng và phổ biến cao nhất trên toàn cầu, khi nó xuất hiện ở vô số ngành công nghiệp hay đời sống thường nhật. Với tính năng nhẹ, dẻo và bền bỉ, nhôm được coi là vật liệu thích hợp để đưa vào chế tạo nhiều sản phẩm dùng cho xây dựng và chế tạo ô tô.
    Tác giả  Đặng Tuấn VũInsights
    Nhôm là nằm trong danh sách kim loại có tính ứng dụng và phổ biến cao nhất trên toàn cầu, khi nó xuất hiện ở vô số ngành công nghiệp hay đời sống thường nhật. Với tính năng nhẹ, dẻo và bền bỉ, nhôm được coi là vật liệu thích hợp để đưa vào chế tạo nhiều sản phẩm dùng cho xây dựng và chế tạo ô tô.
    Ad