Truy cập vào MitradeNền tảng MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

Cách bộ lọc cổ phiếu đáng đầu tư theo TOP 10 chỉ số như P/E, EPS, P/B, DPR v.v

Tác giả
|Cập nhật 13/12/2022 03:04
22409
Chuyên gia duyệt bài


Thị trường chứng khoán luôn rất sôi động với hàng nghìn lựa chọn cổ phiếu và bất kỳ một nhà đầu tư nào muốn thành công đều phải tạo cho mình một  bộ lọc cổ phiếu tốt. 


Bộ lọc cổ phiếu sẽ giúp bạn lựa chọn ra những cổ phiếu tốt nhất để đầu tư dựa vào những chỉ số có sức ảnh hưởng thể hiện giá trị của nó. 


Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những điều gì quyết định đến sự tăng giảm của giá cổ phiếu và những cách đầu tư cổ phiếu phổ biến nhất.



  • Tăng&Giảm
  • Ngoại hối
  • Hàng hóa
  • Chỉ số
  • Chứng khoán
  • Tên
  • Mua
  • Bán
  • Thay đổi

    1. Những tiêu chí để lọc một cổ phiếu tốt

    Khi quyết định đầu tư vào một cổ phiếu, trader cần phải thực hiện nghiên cứu và phân tích một cách cẩn thận để đảm bảo chọn được cổ phiếu tốt và giảm thiểuthiếu các rủi ro có thể xảy ra. Tùyuỳ thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi người mà có những tiêu chí lựa chọn khác nhau như lựa chọn theo yếu tố cơ bản hoặc yếu tố kỹ thuật.


    Yếu tố cơ bản:


    Các tiêu chí lựa chọn một của cổ phiếu theo yếu tố cơ bản thường là các chỉ số tài chính như P/E, EPS, P/B, DPR… ngoài ra còn có các yếu tố liên quan trực tiếp đến giá cổ phiếu như ngành nghề doanh nghiệp, lãnh đạo, vị thế cạnh tranh…


    Yếu tố kỹ thuật:


    Trader cũng có thể lựa chọn một cổ phiếu dựa vào các phân tích kỹ thuật như thanh khoản, xu hướng tăng giá (biểu đồ giá), các chỉ báo kỹ thuật…


    Thông thường, những nhà đầu tư trung và dài hạn sẽ ưu tiên với việc phân tích yếu tố cơ bản của cổ phiếu, với các trader giao dịch ngắn hạn như mua bán trong ngày hay trong tuần thì ưu tiên phân tích kỹ thuật giá cổ phiếu. 


    Tuy nhiên, nếu có thể kết hợp cả hai dạng phân tích này trader có thể chọn ra được danh sách những cổ phiếu đáng tin cậy nhất và tăng cơ hội kiếm lời.


    Phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về các tiêu chí lựa chọn phổ biến nhất và đánh giá một cổ phiếu tốt.


    2. Bộ lọc cổ phiếu theo các chỉ số như P/E, EPS, P/B, DPR

    15907230976821


    1. Chỉ số P/E

    ● Giải nghĩa: Price to Earning Ratio, Chỉ số P/E (Tỷ lệ giá trên thu nhập) là chỉ số đo lường mối quan hệ giữa giá bán cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty. 


    Công thức tính:

    P/E=  (Giá cổ phiếu hiện tại)/(Thu nhập trên mỗi cổ phần)


    Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu hiện tại của công ty đang là 300.000 VNĐ và thu nhập trên mỗi cổ phần là 1500 VNĐ thì:


     P/E (Tỷ lệ giá trên thu nhập) =300000/1500=2000


    Công dụng: Tỷ lệ P/E giúp các nhà đầu tư xác định xem một cổ phiếu bị định giá thấp hoặc định giá quá cao so với các cổ phiếu khác trong cùng ngành. 


    Vì tỷ lệ P/E cho thấy thị trường sẵn sàng trả gì cho một cổ phiếu dựa trên thu nhập trong quá khứ hoặc tương lai của nó, nên các nhà đầu tư chỉ cần so sánh tỷ lệ P / E của cổ phiếu với các đối thủ và tiêu chuẩn ngành. 


    Tỷ lệ P/E thấp hơn có nghĩa là giá cổ phiếu hiện tại đang bị định giá thấp và điều này có lợi cho  các nhà đầu tư .


    # 2.Chỉ số EPS

    Giải nghĩa: Earnings Per Share, EPS hay Thu nhập trên mỗi cổ phần là số tiền mà mỗi cổ phần sẽ nhận được nếu công ty trả hết số tiền lãi cho các cổ đông của mình.

    Công thức tính: 

    EPS=(Tổng lợi nhuận thu được)/(Tổng số cổ phiếu đang lưu hành)


    Ví Dụ: Nếu công ty có lợi nhuận là 3 tỷ và số lượng cổ phiếu đang lưu hành là  1 triệu cổ phiếu thì EPS=3.000.000.000/1.000.000=3000


    Công dụng: Chỉ số EPS được coi là tốt nếu như nó cao hơn hầu hết các công ty cùng ngành, đồng thời nếu chỉ số EPS của một công ty có tốc độ tăng ổn định sẽ cho thấy công ty đang phát triển tốt 


    # 3.Chỉ số P/B

    Giải nghĩa: Price-to-book ratio, Tỷ lệ giá trên sổ sách (P / B) là chỉ số so sánh giá trị sổ sách của một cổ phiếu với giá trị thị trường của nó.


    Giá trị sổ sách là vốn chủ sở hữu hiện tại của một công ty, như được liệt kê trong báo cáo hàng năm và chỉ số này giúp nhà đầu tư xác định xem một cổ phiếu đang được định giá thấp hay cao.


    Công dụng: Thông thường P / B của một cổ phiếu khi so sánh với các cổ phiếu khác cùng ngành càng thấp thì càng tốt. Đó là bởi vì bạn đang trả ít hơn cho giá trị sổ sách nhiều hơn.



    # 4.DPR-TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC 

    Giải nghĩa: Tỷ lệ chi trả cổ tức(DPR)Chỉ số đo lường giá trị cổ tức của một công ty chi trả cho các nhà đầu tư so với những gì mà mỗi cổ phiếu đang kiếm được.


    Công thức: 

    DPR=(Giá trị cổ tức)/EPS  x 100%


    Ví dụ: 1 công ty chi trả 1500 VNĐ cho mỗi cổ tức và có EPS là 3000 VNĐ thì  DPR=1500/3000  x 100% = 50% .

    Công dụng: Tỷ lệ DPR càng cao cho thấy công ty phát triển mạnh và có lợi nhuận rất tốt, với các công ty đang phát triển có thể có ít hoặc không có thu nhập để trả cổ tức, lúc này DPR của họ sẽ có xu hướng thấp hoặc bằng không.


    # 5. Market Cap-Vốn hóa thị trường

    Giải nghĩa: Market Capitalization, Vốn hóa thị trường là chỉ số rất quan trọng dùng để đánh giá độ lớn mạnh của một công ty. 


    Chỉ số này được tính bằng cách đem giá trị cổ phiếu hiện tại của công ty nhân với tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Vốn hóa thị trường càng cao thì càng chứng tỏ công ty đó có tiềm lực lớn mạnh và ngược lại.


    # 6. Chỉ số PEG

    Giải nghĩa: Price/earnings to growth ratio, PEGchỉ số đo lường tăng trưởng thu nhập dự kiến. tỷ lệ PEG là một phiên bản mở rộng hơn cho chỉ số P/E với mục đích giúp nhà đầu tư có thể đánh giá một cổ phiếu đang được định giá cao/ thấp một các kĩ càng hơn nhờ vào việc kết hợp với tốc độ tăng trưởng trong tương lai 1 năm tới của công ty.


    Công thức tính:

    PEG=(P/E)/(Tỷ lệ tăng trưởng tương lai*)


    Lưu ý: Loại bỏ tỷ lệ phần trăm trong tỷ lệ tăng trưởng tương lai trước khi đưa vào tính toán

    Ví dụ: Một cổ phiếu có P/E là 200 và tỷ lệ tăng trưởng tương lai trong năm tới được dự đoán là 50% thì PEG=200/50 = 4

      

    Công dụng: Thông thường chỉ số PEG nếu lớn hơn 1 cho thấy cổ phiểu đang được định giá quá cao, ngược lại nếu PEG nhỏ hơn 1 nó được coi là bị định giá thấp( tốt cho nhà đầu tư).



    # 7. FCF-DÒNG TIỀN MIỄN PHÍ

    FCF là viết tắt của Free Cash Flow tức là số tiền còn lại sau khi một công ty đã trả cho chi phí hoạt động và chi phí vốn của mình. Dòng tiền mặt tư do này rất quan trọng đối với việc duy trì và cải thiện doanh nghiệp. FCF cao có thể giúp công ty cải thiện giá trị cổ đông, đổi mới quỹ và sống sót sau thời kỳ suy thoái rất tốt


    Cách tính FCF

    FCF được tính là Dòng tiền hoạt động trừ Chi phí vốn (CAPEX) như được ghi trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nó cũng có thể được suy ra từ báo cáo Thu nhập dưới dạng Lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế (NOPAT) cộng với khấu hao, trừ đi vốn lưu động và chi tiêu vốn (CAPEX).


    # 8. Chỉ Số ROE-LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE)


    Giải nghĩa: Return on equity, ROEtỷ lệ sinh lời biểu thị cho tỷ lệ hoàn vốn mà một cổ đông nhận được cho phần đầu tư của họ vào công ty đó. Nói một cách đơn giản nó là phần lợi nhuận kiếm được của công ty bằng số vốn cổ đông của họ. Đây là một chỉ số giúp đánh giá sức khỏe tài chính của một công ty và giá trị hợp lý của cổ phiếu.


    Cách tính: Chỉ số ROE được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho vốn chủ sở hữu của cổ đông trung bình.


    # 9. TỶ LỆ NỢ TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (D/E)

    Khái niệm: Debt-to-equity, Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữuchỉ số đo lường mối quan hệ giữa vốn vay của một công ty và vốn do các cổ đông của công ty cung cấp. 


    Tỷ lệ D/E giúp các nhà đầu tư đánh giá đòn bẩy tài chính của một công ty, báo hiệu mức độ vốn chủ sở hữu của cổ đông có thể thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính.


    Công thức: 

    D/E =(Tổng Số Nợ Phải Trả)/(Tổng Số Vốn Cổ Đông)


    # 10. TỶ LỆ LỢI NHUẬN CỔ TỨC

    Giải nghĩa: Tỷ lệ lợi nhuận cổ tức là một ước tính về lợi nhuận chỉ cổ tức của một khoản đầu tư chứng khoán. Điều này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư bởi vì nó cho họ biết họ nhận lại được bao nhiêu từ mỗi đô la họ đã đầu tư vào cổ phiếu của công ty.


    Cách tính: Tỷ lệ lợi nhuận cổ tức được tính bằng cách chia cổ tức hàng năm trên mỗi cổ phiếu cho giá cổ phiếu hiện tại và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.


    Ví dụ: 2 công ty (A và B) trả cổ tức hàng năm là 3 đô la cho mỗi cổ phiếu. Cổ phiếu của Công ty A giao dịch ở mức 60 đô la một cổ phiếu, trong khi cổ phiếu của Công ty B giao dịch ở mức 30 đô la một cổ phiếu. 


    Điều này có nghĩa là tỷ lệ cổ tức của Công ty A là 5% (3/60 x 100) và tỷ lệ cổ tức của Công ty B là 10% (3/30 x 100). Với những nhà đầu tư, họ thường sẽ thích cổ phiếu của công ty B hơn công ty vì nó có tỷ suất cổ tức cao hơn.


    Lưu ý: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp/ cổ phiếu thì cần phải thực hiện trong khoảng thời gian ít nhất từ 3 – 5 năm để có được nhận định khách quan và hiệu quả nhất. 


    Ngoài ra, cần xét đến những yếu tố kinh tế thị trường chung để đánh giá những biến động bất thường của tài chính công ty và so sánh các công ty cùng ngành để thấy được vị thế cạnh tranh của cổ phiếu. 


    #11 Thanh khoản

    Thanh khoản cao là một yếu tố cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư với cổ phiếu và tín hiệu về một cổ phiếu tốt. Thanh khoản cao này cần phải được duy trì ổn định trong một khoảng thời gian dài chứ không phải những biến động bất thường một vài phiên giao dịch.


    #12 Xu hướng giá

    Các cổ phiếu tốt thường tăng giá theo thời gian. Các biến động giá trong khoảng thời gian ngắn hạn là điều khó tránh khỏi nhưng trong dài hạn giá sẽ theo xu hướng tăng. 


    Biểu đồ giá cổ phiếu Apple

    Biểu đồ giá cổ phiếu Apple (Nguồn: Mitrade)

    3. Phân tích cơ bản VS phân tích kỹ thuật khi chơi cổ phiếu


    Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều có những đặc điểm riêng và phù hợp với từng mục đích giao dịch của nhà đầu tư. Bảng phân biệt dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về cả hai phương pháp phân tích này.


    Phương pháp

    Phân Tích Cơ Bản

    Phân Tích Kỹ Thuật

     

    Định nghĩa

    Là phương pháp dự đoán giá cổ phiếu dựa vào việc phân tích và tìm hiểu mô hình hoạt động tài chính của công ty

    Là phương pháp dự đoán giá cổ phiếu dựa vào việc phân tích các biểu đồ giá cổ phiếu của công ty

     

     

     

    Công cụ hỗ   trợ

    Các báo cáo tài chính hàng năm, hàng quý và báo cáo thường niên của công ty trong đó chứa thông tin về quản trị doanh nghiệp, thảo luận và phân tích quản lý (MD&A),các thông tin khác về các hoạt động của công ty trong năm

    Các biểu đồ giá cổ phiếu với những dữ liệu liên quan đến giá lịch sử và khối lượng thị trường của cổ phiếu. Ngoài ra còn có các phần mềm máy   tính phức tạp để hỗ trợ phân tích thống kê giá cả

     

    Phụ Thuộc

    Phụ thuộc vào báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý của công ty, các thông tin phân tích môi giới và báo cáo tin tức

    Chủ yếu phụ thuộc vào biểu đồ giá cổ phiếu và Volume(khối lượng giao dịch) của thị trường

    Hình thức đầu tư phù hợp

    Phù hợp với đầu tư dài hạn

    Phù hợp với đầu tư ngắn hạn, lướt sóng


    4. Các trang tin tức khác để theo dõi thị trường chứng khoán


    •Google Finance: là một trang web được thành lập từ năm 2006 bởi google. Dịch vụ này bao gồm các chỉ số chứng khoán và  tin tức chính về các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp và tập đoàn.


    •Yahoo Finance: ra mắt năm 2007 và là một tài sản truyền thông của mạng lưới Yahoo!. Trang web này cung cấp tin tức tài chính, dữ liệu bao gồm báo giá cổ phiếu, báo cáo tài chính ,thông cáo báo chí và nội dung gốc.


    •Morningstar: là công ty nghiên cứu độc lập hàng đầu của ngành tài chính cho các quỹ tương hỗ và quỹ giao dịch trao đổi (ETF ). Morningstar cung cấp các báo cáo nghiên cứu cho cổ phiếu, trái phiếu, và dữ liệu về 621.370 dịch vụ đầu tư(theo wiki).


    •MarketWatch: là một trang web cung cấp thông tin tài chính, tin tức kinh doanh, phân tích và dữ liệu thị trường chứng khoán. Cùng với Tạp chí Phố Wall và Barron's, nó là công ty con của Dow Jones & Company, một tài sản của News Corp.


    5. Cách đầu tư cổ phiếu phổ biến


    Từ hai phương pháp phân tích cổ phiếu như đã nói ở trên các nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình hình thức đầu tư cổ phiếu phù hợp nhất. Đó có thể là đầu tư dài hạn thông qua hình thức mua cổ phiếu tiềm năng hoặc các ETF cổ phiếu hoặc đầu tư ngắn hạn thông qua các chỉ số  tương lai cổ phiếu và đặc biệt là chứng khoán phái sinh- CFD.


     ۞ Mua cổ phiếu tiềm năng

    Đây là hình thức đầu tư dài hạn khá phổ biến. Với hình thức này bạn sẽ sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để tìm cho mình những cổ phiếu có tiềm năng lớn hoặc đang bị định giá thấp. Mua chúng và chờ đợi thời điểm giá tăng trong tương lai để bán ra và thu về lợi nhuận. 


     ۞ Đầu tư thông qua các ETF

    Đây là hình thức đầu tư thụ động được áp dụng trong trường hợp bạn không đủ tự tin đánh giá khả năng của cổ phiếu. Lúc này các cổ phiếu quỹ(ETF) với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu sẽ thay bạn làm việc đó và công việc của bạn chỉ là mua chứng chỉ ETF và chờ đợi lợi nhuận trong tương lai(nếu có).


     ۞ Đầu tư thông qua các chỉ số tương lai cổ phiếu

    Đây là hình thức đầu tư chứng khoán sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn . Thay vì mua hoặc bán cổ phiếu như ở thị trường chứng khoán cơ sở thì với các hợp đồng này bạn sẽ thực hiện các giao dịch mua bán liên quan tới chỉ số tương lai của cổ phiếu trên các thị trường được chuẩn hóa.  


     ۞ Đầu tư thông qua chứng khoán phái sinh- CFD

    Với hợp đồng chênh lệch(CFD, bạn sẽ có cơ hội kiếm lợi nhuận linh hoạt ở cả hai chiều của thị trường, tức là ngoài việc kiếm lời khi cổ phiếu tăng giá thì với khả năng bán khống bạn cũng sẽ thu về lợi nhuận khi cổ phiếu giảm giá- một điều mà không có hình thức đầu tư nào khác có thể đem lại. 


    Một đặc tính nổi bật nữa của CFD chứng khoán là cung cấp cho bạn khả năng kiếm lợi nhuận theo cấp số nhân nhờ công cụ đòn bẩy tài chính. Với cùng một khối lượng hợp đồng bạn sẽ chỉ phải chi trả một phần trăm rất nhỏ trong tổng chi phí hợp đồng để bắt đầu giao dich.

     

    Ví Dụ: Chỉ số SPX500 đang có giá hiện tại là 3036 đô la. Nếu như đầu tư bằng cách hình thức khác bạn sẽ phải trả 100% số tiền(3036 đô la)  để bắt đầu giao dịch 1 lô  NHƯNG tại sàn giao dịch CFD uy tín Mitrade, với tỷ lệ ký quỹ ban đầu chỉ 0,5% tương đương với đòn bẩy tài chính 1:200 thì chỉ cần 15,18 đô la là bạn đã có thể bắt đầu giao dịch được rồi. 


    Với số vốn bỏ ra ban đầu hấp dẫn này, những nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn ít hoàn toàn có thể tham gia giao dịch. Ngoài ra Mitrade cũng đang mở rộng dịch vụ giao dịch cổ phiếu Mỹ vì vậy nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu riêng và cũng có thể mua những chỉ số phổ biến.


    6. Điều gì quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm?


    Có rất nhiều yếu tố về cả chủ quan lẫn khách quan có thể tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu. Nhưng nhìn chung lại thì có 5 yếu tố chính sau:


    ◎ Sự phát triển của nền kinh tế trong và ngoài nước

    Trong giai đoạn phát triển hưng thịnh của nền kinh thế trong và ngoài nước, thu nhập mọi người tăng kéo theo nhu cầu đầu tư tăng theo và vì là một loại tài sản để đầu tư nên giá cổ phiếu cũng sẽ tăng. 


    Ngược lại trong thời kỳ nền kinh tế phát triển chậm hoặc gặp khủng hoảng, thay vì đầu tư thì mọi người sẽ có xu hướng thanh lý các danh mục tài sản đầu tư để chuyển sang tích trữ các loại tài sản an toàn( như vàng) và khiến giá cổ phiếu giảm.


     Sức mạnh và Uy tín của doanh nghiệp

    Điều này là hiển nhiên, giá cổ phiếu luôn song hành với tình hình hoạt động của công ty. Một công ty lớn mạnh với hoạt động làm ăn tốt, lợi nhuận cao và tăng trưởng đều đặn sẽ giúp giá cổ phiếu của nó tăng. Ngược lại nếu công ty đang thua lỗ và gặp nhiều khó khăn sẽ khiến giá cổ phiếu giảm.


    Ngoài ra uy tín của doanh nghiệp cũng là một yếu tố tác động rất lớn tới giá cổ phiếu bởi khi doanh nghiệp dính phải những bê bối như lừa đảo hoặc pháp luật khiến niềm tin của giới đầu tư bị dao động thì giá cổ phiếu của nó sẽ tụt rất nhanh.


     Quy luật Cung-Cầu

    Không riêng gì cổ phiếu mà bất kỳ thị trường nào đều chịu tác động của quy luật cung-cầu. Khi nhiêu người có nhu cầu sở hữu một loại cổ phiếu nào đó mà nguồn cung của nó không đủ sẽ khiến giá cổ phiếu bị đẩy lên rất cao và ngược lại nếu nguồn cung dư thừa so với sức mua của thị trường thì giá cổ phiếu sẽ giảm.


     Tâm lý của nhà đầu tư bị tác động bởi những thông tin nhiễu loạn trên thị trường

    Sự phát triển của internet đã giúp cho nhà đầu tư giờ đây có thể tiếp cận với hàng vạn các thông tin từ báo cáo tài chính, phân tích chiến lược hay những tin đồn về tình hình hoạt động của công ty. 


    Tuy vậy những thông tin này luôn có tác động hai mặt tới giá cổ phiếu, nếu nó là những thông tin tích cực và tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư  thì giá cổ phiếu có thể sẽ tăng và tất nhiên nếu là thông tin tiêu cực thì rất có thể giá cổ phiếu sẽ giảm.


     Niềm tin của nhà đầu tư đối với cổ phiếu

    Lòng tin ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung-cầu cổ phiếu của thị trường theo quy luật: những người tin vào giá trị cổ phiếu sẽ cố gắng nắm giữ thật nhiều trong khi người không tin sẽ chỉ giao dịch lướt sóng và điều này sẽ tác động đến giá trị cổ phiếu.

    7. Lời kết


    Như vậy trong bài viết này chúng ta đã học được cách để xây dựng bộ lọc cổ phiếu cho riêng mình từ những chỉ số phản ánh sức mạnh của cổ phiếu, hy vọng rằng với những chia sẻ về các cách đầu tư nói trên sẽ giúp các bạn tìm ra được phương pháp giao dịch thành công và hiệu quả.



    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộvốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Nhóm Mitrade
    Nhóm Mitrade là một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tin cậy và tâm huyết. Nhóm này được hình thành bởi nhiều người tốt nghiệp chuyên môn tài chính hoặc kinh tế kể từ năm 2019.
    Các bài viết nóng
    Được đọc nhiều nhất
    Mới nhất
    • Nguyên bản
    • Chiến lược giao dịch
    • Được đọc nhiều nhất
      Mới nhất
    Không tìm thấy dữ liệu
    Mitrade Logo
    Chuyên sâu
    Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

    Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

    Mở rộng
    Nếu độc giả muốn gửi ý kiến phản hồi về trang web của chúng tôi, bất cứ là về nội dung, giao diện hay là trải nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Chúng tôi sẵn sàng cải thiện chất lượng nội dung và tối ưu hóa website Mitrade.