CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Mã OTP là gì? Cách xác thực giao dịch bằng smart OTP

    11 Phút
    Cập nhật 12/06/2023 08:46

    Ngày nay, khi các hoạt động đánh cắp thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng càng gia tăng thì các hình thức xác thực giao dịch bằng OTP đang được đánh giá cao hơn bao giờ hết. 


    Nhiều người hiện đang sử dụng mã OTP để xác thực các giao dịch, tuy nhiên vẫn chưa hiểu thực sự mã OTP là gì? Chỉ có mã OTP qua tin nhắn hay còn hình thức nào khác? Liệu rằng sử dụng mã OTP có rủi ro gì không?


    Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ dành cho bạn. 

    1. Mã OTP là gì? Đặc điểm của OTP

    OTP (One Time Password) cũng dùng để chỉ các loại mật khẩu nhưng chỉ sử dụng một lần. Đây là một chuỗi ký tự hoặc/và chữ số được tạo tự động, được gửi về cho khách hàng để xác thực người dùng cho một giao dịch hoặc phiên đăng nhập duy nhất. 


    Mã OTP thường được sử dụng kết hợp với mật khẩu thông thường như một cơ chế xác thực bổ sung để đảm bảo thêm tính bảo mật cho người dùng. 


    Thông thường, mã OTP được các doanh nghiệp đang tìm cách bảo mật dữ liệu trước các cuộc tấn công từ xa như ngân hàng và tài chính, dịch vụ công, thương mại bán lẻ, mạng xã hội… sử dụng để bảo vệ khách hàng của họ. 


    Dưới đây là các đặc điểm của mã OTP: 

    • Hiệu lực ngắn: Thời gian sử dụng mã OTP thường chỉ trong khoảng 30 giây đến 2 phút, sau thời gian giới hạn này, mã OTP không còn hiệu lực và bạn cần phải yêu cầu một mã OTP mới. 


    • Dễ sử dụng: Chỉ cần kết nối tài khoản với email, số điện thoại, bạn có thể dễ dàng nhận được mã OTP mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, không cần có điện thoại, bạn vẫn có thể nhận OTP qua email. 


    • Hoàn toàn miễn phí: Người dùng không phải trả bất cứ chi phí nào khi sử dụng các mã OTP. 

    2. Những hình thức về mã OTP

    Mã OTP có rất nhiều hình thức:


    ● Mật khẩu một lần dưới dạng tin nhắn SMS (SMS OTP)

    Đây là hình thức OTP được hầu hết các đơn vị đang cung cấp hiện nay. Khi người dùng bắt đầu đăng nhập, một SMS OTP sẽ được gửi đến số điện thoại di động mà họ đã đăng ký kết nối với tài khoản của họ. Người dùng chỉ cần nhập mã này để hoàn tất quá trình xác thực.


    SMS OTP

    ● Mật khẩu dùng một lần dưới dạng tin nhắn thoại (Voice OTP)

    Một giải pháp thay thế cho SMS OTP là voice OTP. Khi đó, mật khẩu cần thiết sẽ được nhận dưới dạng cuộc gọi trên thiết bị của người dùng. Ưu điểm của hình thức này là mã OTP sẽ không lưu trữ trên điện thoại của người dùng. 


    ● Mật khẩu một lần qua email (Email OTP)

    Một số ứng dụng còn cho phép người dùng nhận mã OTP qua email mà họ đã kết nối với tài khoản của mình. Hình thức này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp người dùng không mang theo điện thoại hoặc ở nước ngoài.


    Email OTP


    ● Mật khẩu một lần dưới dạng thông báo đẩy

    Thay vì gửi qua SMS, người dùng cũng có thể nhận được mã OTP qua thông báo đẩy tới ứng dụng trên điện thoại.


    ● OTP Token

    Token là thiết bị điện tử nhỏ, thường cho phép tự cung cấp mã OTP mà không cần kết nối mạng. Tuy nhiên, với hình thức này, người dùng phải trả thêm phí làm máy token. Hình thức này đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như HSBS, ACB, Sacombank. Điểm bất tiện là bạn phải mất công giữ thêm 1 thiết bị bên người.


    ● Smart OTP

    Đây là ứng dụng tạo mã OTP, thường được cung cấp bởi ngân hàng số. Các ứng dụng này có liên kết trực tiếp với ứng dụng ngân hàng số, cho phép bạn dễ dàng xác thực OTP mà không cần thao tác nhập. 


    3. Những trường hợp cần có mã OTP và cách sử dụng

    Nếu bạn chưa biết về OTP, dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng mã OTP thường gặp: 


    1️⃣ Sử dụng OTP khi chuyển tiền:

    Ví dụ, bạn đang sử dụng app đầu tư online Mitrade (Úc), khi sử dụng app để thực hiện các giao dịch chuyển tiền, bạn thường sẽ nhận được yêu cầu xác thực 2 yếu tố bằng OTP.



    Mitrade logo


    SÀN MITRADE - DO CIMA&ASIC&FSC QUY ĐỊNH


    Giao dịch Đòn bẩy cổ phiếu phái sinh Mỹ, Bitcoin, Vàng, Forex, Dầu thô V.V.                


        Đăng Ký Tài Khoản Giao Dịch ngay>>


    *Luyện tập với 50.000$ ảo, nghiên cứu thị trường với các công cụ miễn phí



    ● Chuyển tiền vào Mitrade bằng thẻ ATM

    Đầu tiên, bạn vào tài khoản giao dịch của bạn tại Mitrade. Sau đó, vào mục gửi tiền, chọn gửi tiền bằng thẻ ATM. 


    Sau đó, chọn ngân hàng mà bạn đang có tài khoản. Hiện tại, Mitrade có liên kết với hầu hết các ngân hàng nội địa Việt Nam nên bạn chọn ngân hàng tùy ý, tiện nhất cho mình. 


    Chuyển tiền vào Mitrade bằng thẻ ATM


    Sau khi nhập số tiền cần thanh toán, trang sẽ chuyển bạn đến trang liên kết với ngân hàng. Ở đây, bạn cần nhập số thẻ và tên họ. Hệ thống sẽ tự động liên kết với ngân hàng để tiếp tục giao dịch. 


     trang liên kết với ngân hàng.


    Sau khi kết nối thẻ thành công, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mã OTP để xác nhận thanh toán. Tùy vào ngân hàng, bạn sẽ nhận được OTP qua tin nhắn, hoặc bạn phải tự nhập mã OTP được lấy từ ứng dụng smart OTP. Ví dụ, với ngân hàng TPBank, bạn cần vào ứng dụng eToken+ để lấy mã OTP và nhập vào theo yêu cầu. 


    lấy mã OTP


    Sau bước này, giao dịch của bạn sẽ được chuyển tới ngân hàng. Bạn chỉ cần đợi chưa tới 15 phút là tiền sẽ vào tài khoản Mitrade của bạn. 


    ● Chuyển tiền vào Mitrade bằng MOMO

    Tương tự như bước chuyển tiền bằng thẻ ATM trên Mitrade, bạn vào phần nộp quỹ, sau đó chọn phương pháp chuyển tiền bằng ví và chọn ví MOMO. 


    chọn ví MOMO


    Sau khi nhập số tiền cần nạp, hệ thống cung cấp bạn mã QRCode để bạn truy cập thanh toán bằng MOMO. Ví MOMO cũng sẽ yêu cầu bạn thanh toán và nhập mã OTP khi thanh toán, bạn cần làm theo hướng dẫn của ví để tiếp tục thực hiện nạp tiền. 


    nhập mã OTP


    Với phương thức này, tiền cũng sẽ nhanh chóng được nạp vào tài khoản Mitrade của bạn và không mất phí. 


    2️⃣ Sử dụng OTP khi đổi/lấy lại mật khẩu


    Ví dụ, khi bạn muốn lấy lại mật khẩu đăng nhập app ngân hàng TPBank. 


    Đầu tiên, bạn cần truy cập vào app, bấm vào nút quên mật khẩu. Sau đó, app sẽ yêu cầu bạn cung cấp Số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu. 


    Sau khi nhập đúng dữ liệu cá nhân, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp số thẻ và mã pin, hoặc email đã đăng ký tài khoản để lấy mã OTP. 


    Sử dụng OTP khi đổi/lấy lại mật khẩu


    Ví dụ, bạn chọn lấy OTP qua email, sau khi nhập đúng địa chỉ email, bạn sẽ nhận được email thông báo mã OTP của ngân hàng. 


    thông báo mã OTP

    Sau khi nhập OTP mới, bạn chỉ cần nhập mật khẩu mới và xác nhận với hệ thống là xong.

    4. Tại sao nên sử dụng mã OTP? Những tiện ích của OTP

    Mục tiêu của mật khẩu một lần OTP là để thêm lớp xác thực bổ sung, bảo vệ an toàn thông tin cho người dùng và cho tổ chức doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Dưới đây là những lợi ích khi sử dụng mã OTP:


    • Bảo mật cao hơn cho người dùng: Do tính chất sử dụng có tính duy nhất, mã thông báo OTP có khả năng bảo mật cao hơn cho người sử dụng khi truy cập vào tài khoản. Ngoài mật khẩu tài khoản của bạn, mã OTP cũng được yêu cầu, chỉ sau khi nhập OTP tài khoản mới có thể được đăng nhập.


    • Khó bẻ khóa trong các cuộc tấn công của hacker: Khi người dùng bị rơi vào các trò lừa đảo trực tuyến hoặc phần mềm độc hại – khiến các tài khoản cá nhân bị chiếm dụng, các hacker vẫn không thể sử dụng tài khoản đó trừ khi họ có mã OTP.


    • Lấy lại mật khẩu khi quên: Một lợi ích khác là mã OTP có thể được sử dụng để khôi phục tài khoản nếu bạn quên mật khẩu. Bạn có thể sử dụng tùy chọn Quên mật khẩu mà OTP sẽ được gửi đến số điện thoại di động đã đăng ký của bạn, từ đó bạn có thể đăng ký lại mật khẩu mới cho mình.


    • Biết được tài khoản của mình đang gặp rủi ro tấn công: Khi kẻ khác cố tình đăng nhập sử dụng tài khoản Ngân hàng Trực tuyến, mạng xã hội, email… mã OTP sẽ xuất hiện trên điện thoại của bạn.Nếu bạn không thực hiện đăng nhập, mã OTP này như một cảnh báo cho bạn biết rằng các tài khoản của mình có thể đang là mục tiêu tấn công. Bạn có thể báo cáo với doanh nghiệp hoặc tìm cách để bảo mật thêm cho tài khoản của mình.

    5. Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng mã OTP

    Mặc dù phương pháp xác thực mã OTP có thể giảm thiểu khả năng tấn công của tội phạm mạng, tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn khi bạn sử dụng mã OTP mà bạn cần lưu ý:


    +Tài khoản của bạn có thể bị khóa

    Thông thường, các nhà cung cấp sẽ giới hạn số lần đăng nhập của người dùng. Khi kẻ xấu cố tình tấn công đăng nhập tài khoản của bạn nhiều lần mà không có mã OTP đúng, tài khoản của bạn có thể bị khóa tạm thời hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Trường hợp này, bạn cần phải liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ để lấy lại tài khoản.


    +Bị tấn công OTP qua SMS

    Ngày nay, sự phát triển công nghệ cao đến mức các hacker thậm chí có thể theo dõi nhật ký bàn phím điện thoại của bạn, từ đó có thể xâm nhập vào tin nhắn có mã OTP trên màn hình điện thoại.


    Ngoài ra, tội phạm mạng cũng có thể đánh cắp sim điện thoại của bạn nếu có các tài liệu hồ sơ cá nhân của bạn, từ đó lấy được tin nhắn với mã OTP và giành quyền truy cập vào tài khoản.


    Bên cạnh đó, tin tặc cũng có thể thực hiện tấn công trên các thiết bị di động có lỗ hổng cao để chặn tin nhắn SMS về máy của bạn.


    Như vậy, người dùng khi bị tấn công OTP SMS vẫn có thể dùng cách đặt lại mật khẩu và truy cập vào tài khoản của bạn.


    +Bị tấn công OTP qua email

    Khi người dùng sử dụng xác thực hai yếu tố qua email, hoặc dùng tài khoản email liên kết với các dịch vụ để khôi phục mật khẩu, tin tặc có thể truy cập vào hàng chục trang web và dịch vụ mà bạn đăng ký cùng một lúc.

     

    Tóm lại, phương pháp xác thực 2 yếu tố OTP có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, không chỉ OTP mà các phương pháp xác thực khác đều có khả năng bị hack bởi tin tặc công nghệ cao. 


    Do đó, người dùng cần cẩn trọng thêm trong việc sử dụng và đăng ký các tài khoản online, và có thể bổ sung thêm các phương pháp bảo mật khác như Google Authenticator, xác thực dấu vân tay…


    6. Những câu hỏi hay gặp về mã OTP

    # Khi nào bạn phải cung cấp mã OTP?

    Khi bạn thực hiện các giao dịch quan trọng có liên quan đến thông tin người dùng trên một tài khoản có đăng ký xác thực 2 yếu tố bằng mã OTP, bạn cần cung cấp mã OTP.


    #Khi nào thì mã OTP được gửi đến điện thoại?

    Mã OTP sẽ được gửi đến điện thoại dựa trên một hành động cụ thể của bạn như đăng nhập vào tài khoản trực tuyến, lấy lại mật khẩu hoặc bắt đầu thực hiện giao dịch liên quan tới tiền. Thông thường, mã OTP sẽ được gửi ngay lập tức hoặc trong vòng dưới 1 phút.


    # Tôi có thể cung cấp mã OTP cho người khác?

    Bạn nên thận trọng thông tin về mã OTP và không chia sẻ mã này với bất cứ ai, đặc biệt là đối với kẻ gian đang cố gắng liên hệ với bạn và giả mạo là nhân viên nhà mạng hoặc nhân viên ngân hàng. 


    Khi nhận được các mã OTP qua bất cứ hình thức nào, thông thường, bạn sẽ nhận được cảnh báo đi kèm “không chia sẻ mã OTP này với bất cứ ai”.


    # Điều gì xảy ra khi tiết lộ mã OTP

    Việc tiết lộ mã OTP có thể dẫn đến tài khoản đăng ký dịch vụ của bạn bị đánh cắp, sẽ dẫn đến các nguy cơ khác như bị mất thông tin cá nhân, mất các dữ liệu nhạy cảm (hoặc quan trọng), và còn có thể mất tiền trong tài khoản.


    # Tôi có thể lấy lại số tiền sau khi mã OTP bị tiết lộ?

    Thông thường, nếu tiết lộ OTP dẫn đến mất tiền trong tài khoản, người dùng không thể lấy lại được tài sản của mình.


    # Đối với các dịch vụ nào tôi nên sử dụng mã OTP?

    Bạn không cần dùng mật khẩu dùng một lần cho mọi trang web. Tuy nhiên, mã OTP được khuyến nghị cho tất cả các dịch vụ trực tuyến và các trang web có liên quan đến dữ liệu quan trọng và nhạy cảm như ngân hàng số, app đầu tư tài chính, tài khoản mạng xã hội, tài khoản nội bộ công ty… 

    ▌ Các bài liên quan đến [Mã OTP]


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    Ad