CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Chỉ số BCI là gì? Cách sử dụng chỉ số BCI để ra quyết định đầu tư

    8 Phút
    Cập nhật 04/01/2024 10:00
    Nhóm Mitrade


    Khi tìm hiểu về thị trường, một trong những điểm trọng yếu cần tìm hiểu đó chính là quan điểm của các tổ chức về hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng trong tương lai. Chính vì vậy, chỉ số BCI đã ra đời nhưng một cách đo lường tương đối yếu tố này và mang tới người đọc bức tranh rõ ràng về diễn biến kinh doanh trong nền kinh tế.

    Khi bước vào thế giới đầu tư đầy phức tạp, việc hiểu BCI và cách sử dụng nó để ra quyết định thông minh là điều cần thiết. Qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ nhìn nhận kỹ hơn về bản chất của BCI, đồng thời làm rõ cách nó sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư trong lập kế hoạch giao dịch và đưa ra phản ứng với thị trường hiệu quả hơn.


    1. Chỉ số BCI là gì?


    • Giới thiệu chung về chỉ số BCI

    Chỉ số niềm tin kinh doanh (Business Confidence Index - BCI) là công cụ được sử dụng để đo lường niềm tin của các doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh tại một vùng cụ thể hoặc trên toàn cầu. Nó được tính toán từ kết quả khảo sát về quan điểm của doanh nghiệp đối với diễn biến hiện tại và kỳ vọng kinh doanh ở tương lai.

    BCI phản ánh tầm nhìn và sự tự tin của doanh nghiệp đối với các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận, và thị trường lao động. Chỉ số BCI có thể được dùng để đánh giá sự thay đổi và định hình xu hướng kinh tế. Khi BCI tăng, nó thường mô tả sự tăng cường niềm tin trong doanh nghiệp và có thể đồng nghĩa với triển vọng kinh doanh tốt hơn. Ngược lại, giảm BCI có thể chỉ ra sự không chắc chắn hoặc suy thoái trong nền kinh tế.

    • Sự phổ biến của BCI trên thế giới

    BCI là một công cụ yêu thích của những nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà làm chính sách để nhìn nhận và dự báo viễn cảnh kinh tế, giúp họ ra quyết định và thay đổi chế tài một cách thông minh và hiệu quả. Số liệu này thường được ghi nhận và tính toán bởi rất nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau.  

    ☀️ Ngân hàng Trung ương và chính phủ: Tại nhiều quốc gia, các tổ chức chính phủ có thể là đơn vị đóng vai trò thu thập dữ liệu và tính toán BCI. Nó được coi là thông tin tham khảo cần thiết về triển vọng kinh tế và có tác động đến chính sách lãi suất hoặc nhiều quy định tài khóa khác.

    ☀️ Tổ chức nghiên cứu kinh tế: Nhiều cơ quan nghiên cứu uy tín như Viện nghiên cứu kinh tế Ifo tại Đức, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Viện quản lý cung ứng Mỹ (ISM) cũng thường xuyên thống kê và công bố BCI để trình bày triển vọng phát triển kinh tế tương lai.

    ☀️ Hiệp hội doanh nghiệp và ngành kinh doanh: Các ngành kinh tế và hiệp hội doanh nghiệp thường tự tính toán và công bố BCI để theo dõi tâm lý  và triển vọng kinh doanh trong ngành của họ. Ví dụ, Hiệp hội Bất động sản Mỹ (National Association of Realtors) thường theo dõi chỉ số niềm tin trong ngành bất động sản tại quốc gia này.


    2. Chỉ số BCI của Việt Nam và trên thế giới ở thời điểm hiện tại


    • Việt Nam

    Ở Việt Nam, chỉ số BCI không được thống kê thường xuyên bởi cơ quan nhà nước. Ngoài ra, cũng có rất ít tổ chức nghiên cứu quốc tế làm điều này với Việt Nam. Hiện, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) là cơ quan duy nhất thường xuyên thống kê và công bố thường xuyên chỉ số BCI với những người tham gia lấy ý kiến là nhiều doanh nghiệp châu Âu có kinh doanh ở thị trường Việt Nam.

     

    chỉ số BCI

    (Nguồn: Eurocham)


    Số liệu của Eurocham đang được ghi nhận đến hết quý 2/2023. Theo đó, BCI của Việt Nam đã giảm trong vòng 4 quý liên tiếp, từ mức 73 xuống còn 43,5 vào quý 2/2023. Chỉ số này từng chạm đáy vào Q2/2021 trước khi đảo chiều tăng hồi Q4/2021. 


    Lý do làm BCI của Việt Nam đi xuống đó là do hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, trong khi tình trạng suy thoái của kinh tế toàn cầu đã làm doanh số đặt hàng hàng giảm sút. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ tới thu nhập và năng lực duy trì hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.


    • Một số quốc gia trên thế giới

    Theo OECD, chỉ số BCI của Mỹ ở mức 98,85 vào tháng 7/2023. Đây là mức giảm nhẹ so với tháng trước và nối tiếp tình trạng giảm bắt đầu từ cuối năm 2021. BCI của Mỹ tập trung vào thể hiện niềm tin của doanh nghiệp về tình trạng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thành phẩm. Giá trị BCI trên 100 cho thấy niềm tin kinh doanh tăng lên và tiềm năng tăng trưởng trong hoạt động kinh tế. Giá trị dưới 100 cho thấy hiệu suất kinh doanh có khả năng giảm trong tương lai.

     

    Chỉ số BCI của Mỹ thường được lấy mốc 100 làm chuẩn

    Chỉ số BCI của Mỹ thường được lấy mốc 100 làm chuẩn. Nguồn: Statista


    Tại Úc, số liệu BCI được Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) thu thập thông tin và tính toán là chỉ số được nhiều người tin tưởng nhất. Giá trị của BCI được quyết định nhờ các cuộc phỏng vấn và lấy ý kiến khảo sát đối với 350 công ty trên khắp đất nước. Giá trị dương cho thấy niềm tin kinh doanh tích cực, trong khi giá trị âm biểu thị sự tiêu cực. Khi chỉ số được công bố, nếu số liệu thực tế cao hơn mức kỳ vọng thì đây nên được coi là điều tích cực, có tác động tốt với đồng AUD và ngược lại.

     

    Chỉ số BCI của Úc được đo lường bởi NAB

    Chỉ số BCI của Úc được đo lường bởi NAB. Nguồn: Investing


    3. Cách đo lường và tính toán chỉ số BCI


    • Phương pháp thu thập dữ liệu

    Phương pháp thu thập dữ liệu cho chỉ số BCI thường là thông qua cuộc khảo sát với lãnh đạo và những đối tượng có quyền ra quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Hoạt động thu thập dữ liệu sẽ được tiến thực hiện với 2 công việc chính là thiết lập bảng hỏi và chọn mẫu thực hiện khảo sát. 

    ⭐️ Xây dựng bảng khảo sát: Do đây là chỉ số được đo lường bởi nhiều tổ chức nên về cơ bản, các bảng khảo sát này là khác nhau giữa những đơn vị tiến hành tính toán BCI. Tuy nhiên, các câu hỏi trong đó sẽ chủ yếu xoay quanh niềm tin và triển vọng về sản xuất, đầu tư, tuyển dụng, và dự báo kinh doanh.

    ⭐️ Chọn mẫu khảo sát: Số lượng công ty hoặc tổ chức tham gia đo lường BCI có thể thay đổi tùy theo tổ chức làm khảo sát và mục tiêu cụ thể. Quy mô của cuộc khảo sát BCI có thể rất đa dạng, từ một vài trăm đến hàng nghìn doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia. Tổ chức nghiên cứu BCI thường cố gắng để có một mẫu đại diện phong phú về quy mô, ngành nghề và vị trí địa lý. Số lượng tham gia cần phải đủ lớn để có một cái nhìn uy tín về niềm tin và triển vọng kinh doanh trong khu vực hoặc ngành cụ thể.

    • Cách tính toán và đọc hiểu dữ liệu

    Nếu theo dõi chỉ số BCI trên thế giới, chúng ta sẽ thấy rất nhiều tiêu chuẩn giá trị khác nhau, phụ thuộc vào cách ghi nhận và quy đổi số liệu của mỗi đơn vị thực hiện khảo sát. 

    Ví dụ: Giá trị BCI mà Eurocham đo lường của Việt Nam sẽ có giá trị từ 0 đến 100. Việc tính toán được tiến hành qua phép tính cộng trung bình kết quả các câu hỏi trả lời theo thang điểm này và ra kết quả cuối cùng. Trong khi đó, chỉ số BCI mà tổ chức OECD đo lường cho nhiều quốc gia trên thế giới lại lấy mốc 100 làm chuẩn, qua đó, kết quả trên 100 thể hiện niềm tin tích cực của doanh nghiệp, trong khi dưới 100 cho thấy nhiều doanh nghiệp có thái độ tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

    Trái lại, chỉ số BCI được đo lường bởi Ngân hàng quốc gia Úc (NAB) lại lấy tổng các kết quả trả lời tích cực và trừ đi các kết quả trả lời tiêu cực, theo đó, nó sẽ có giá trị âm hoặc dương. Nếu BCI < 0, điều này có nghĩa là nhiều người có quan điểm tiêu cực hơn là tích cực và nếu BCI > 0, nó biểu thị rằng nhiều công ty đang cảm thấy tích cực hơn là tiêu cực về hoạt động kinh doanh.

    Chính vì sự không đồng nhất này, người đọc BCI nên tìm hiểu rõ về cách thức đo lường trước khi cố gắng hiểu được ý nghĩa của nó.


    4. Những yếu tố tác động đến chỉ số BCI


    BCI mô tả niềm tin của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của mình, do đó, về bản chất, bất kỳ điều gì gây ra ảnh hưởng đến năng lực sinh lời của các công ty sẽ làm thay đổi chỉ số BCI.

    ֎ Môi trường chính trị: 

    Diễn biến chính trị có thể gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến chỉ số BCI vì nó giúp định hình hoạt động kinh doanh và thiết lập sự ổn định. Các lãnh đạo chính trị sẽ đề ra nhiều chính sách điều hành về thuế, chi tiêu và đầu tư công. Sự thay đổi về chính trị dễ làm biến động những chính sách này, từ đó tác động tới tình hình kinh doanh và triển vọng kinh tế.

    Môi trường chính trị thân thiện với các chính sách nhất quán tạo ra niềm tin lớn cho của doanh nghiệp. Việc thay đổi bộ máy cầm quyền liên tục với những quan điểm điều hành kinh tế khác nhau có thể tạo ra nhiều thách thức và từ đó làm niềm tin của doanh nghiệp trở nên tiêu cực hơn.

    ֎ Xu hướng thị trường

    Thị trường luôn thay đổi theo nhiều yếu tố như khẩu vị người tiêu dùng, cải tiến công nghệ hoặc biến đổi về xã hội. Chúng tạo ra nhiều khó khăn nhưng đi kèm là cơ hội cho những công ty biết tận dụng tình hình. Khi một công ty nắm bắt hoặc thậm chí đón đầu được xu hướng thị trường, lợi nhuận của họ có thể tăng lên nhanh chóng và niềm tin vào triển vọng tương lai cũng vì thế mà lớn hơn.  

    ֎ Lãi suất 

    Lãi suất là điều có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh buôn bán. Thông thường, mức lãi suất cao sẽ khiến các công ty phải chịu chi phí vốn cao, từ đó họ phải thu hẹp thay vì mở rộng hoạt động. Tình trạng đó chắc hẳn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin doanh nghiệp, thậm chí gây nhiều khó khăn bất lợi.


     

    17041847194153

    Chỉ số BCI của Hà Lan xuống mức thấp vào thời kỳ dịch Covid-19 mới bùng phát và có chiều hướng đi xuống khi lãi suất ở châu Âu tăng dần từ cuối năm 2021 đến nay (Nguồn MKB-Nederland)

    ֎ Nguồn cung đầu vào


    Các công ty có hoạt động sản xuất thường rất quan tâm đến yếu tố này. Nguyên liệu đầu vào luôn chịu sự tác động bởi diễn biến chính trị, kinh tế, thiên tai, dịch bệnh …. Nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tình hình kinh doanh có thể chịu hậu quả, năng suất giảm xuống và giá bán tăng cao hơn. Những điều này thường mang lại tâm lý tiêu cực và làm giảm chỉ số BCI.

    ֎ Diễn biến thị trường lao động


    Yếu tố thiết yếu hàng đầu với mọi doanh nghiệp đó chính là nhân sự. Nếu quá trình tuyển dụng diễn ra thuận lợi, họ sẽ có xu hướng tin tưởng hơn vào triển vọng kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tình hình nhận sự không đạt được kỳ vọng, hiệu suất kinh doanh có thể giảm, từ đó làm mục tiêu lợi nhuận đặt ra trong tương lai trở nên mù mịt hơn.

    ֎ Mức độ chi tiêu của người tiêu dùng


    Khi sức mua của người tiêu dùng tốt hơn, doanh số của công ty sẽ có cơ hội tăng lên và làm tăng niềm tin và triển vọng tương lai. Nếu có dấu hiệu cho thấy thu nhập và chi tiêu người tiêu dùng suy giảm, thông tin này sẽ tác động ngay tới kỳ vọng phát triển của những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ.


    ֎ Khả năng đáp ứng nhu cầu

    Đây là điều xuất phát từ nội tại các công ty. Nếu họ có đủ sức khỏe về tài chính và khả năng hấp thụ nhu cầu lớn trên thị trường, đó sẽ điều cực kỳ tích cực và làm tăng chỉ số BCI. Ngược lại, nếu thiếu khả năng phục vụ nhu cầu thì ngay cả ở trong thị trường phát triển, công ty cũng không thể nắm bắt lấy cơ hội này.


    Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

    5. Tác động của chỉ số BCI đến thị trường đầu tư và nền kinh tế


    • Thị trường đầu tư


    BCI có thể tạo ra những biến động với với thị trường tài chính, nhất là các sản phẩm chứng khoán. Khi BCI tăng, đây có thể được nhìn nhận là điểm tốt với thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể thấy lạc quan về tiềm năng kinh doanh và thường sẵn sàng bỏ thêm nhiều vốn hơn vào chứng khoán. Ngược lại, khi BCI giảm, nhà đầu tư có thể cảm thấy lo ngại về tình hình kinh tế, dẫn đến việc hạn chế hoặc rút vốn đầu tư khỏi thị trường.

    • Nền kinh tế

    Các cơ quan làm chính sách và nhiều tổ chức chính phủ khác thường sử dụng BCI để định hình chính sách kinh tế. Nếu BCI giảm mạnh, chính phủ có thể cân nhắc các biện pháp khuyến khích để tạo động lực cho kinh doanh và hỗ trợ phát triển kinh tế. Trái lại, nếu BCI tăng, chính phủ có thể tính đến các biện pháp quản lý để đảm bảo sự tăng trưởng là phù hợp, hạn chế rơi vào tình trạng lạm phát vượt mức kiểm soát. 


    6. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số BCI


    • Ưu điểm của BCI

    ✔️ Tính phản ánh thời gian thực


    BCI được cập nhật thường xuyên, có thể là định kỳ theo tháng hoặc quý, và phản ánh theo thời gian thực tình hình niềm tin và triển vọng kinh doanh. Điều đó khiến BCI đóng vai trò như một chỉ số hữu dụng để theo dõi sự thay đổi trong tâm lý kinh doanh. Nhờ tính phản ánh thời gian thực này, các nhà quản lý kinh tế và nhà đầu tư sẽ có bức tranh rõ ràng hơn về diễn biến kinh doanh và đưa ra hành động dựa trên thông tin mới nhất.

    ✔️ Định hình chính sách

    BCI mang tới thông tin có ích cho chính phủ và tổ chức chính trị để định hình chính sách kinh tế. Nếu BCI giảm mạnh, chính phủ có thể cân nhắc các biện pháp khuyến khích để tạo động lực cho kinh doanh và hỗ trợ phát triển kinh tế. Đổi lại, nếu BCI cao, chính phủ có thể xem xét nhiều hành động nhằm đảo bảo sự phát triển theo đúng hướng. Như vậy, có thể nói, BCI là chỉ số có tác dụng thiết yếu trong việc định hình các chính sách quản lý kinh tế.

    ✔️ Khả năng dự báo

    BCI thường có thể là tín hiệu dự báo khá tốt về tình hình kinh tế tương lai. Doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể nhìn vào BCI để phác họa viễn cảnh kinh doanh tương lai. Nếu BCI giảm mạnh, nó có thể là tín hiệu chứng minh nền kinh tế suy yếu hoặc kỳ vọng của doanh nghiệp đang giảm xuống. Ngược lại, BCI tăng có thể cho thấy một triển vọng kinh tế tốt hơn.

    ✔️ Tạo tín hiệu đầu tư

    BCI mang tới dữ liệu quý báu cho những người tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Nếu BCI tăng, đây là tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán, vì nó chứng minh niềm tin và kỳ vọng tốt vào tương lai. Ngược lại, BCI giảm mạnh có thể khiến thị trường biến động tiêu cực do nhiều người nhận định đó một thông tin xấu. Nắm bắt được điều này, những người đầu tư theo tin tức có thể dựa vào chỉ số BCI để có những hành động mua bán kiếm lời.

    • Nhược điểm của chỉ số BCI

    ⭕ Chịu tác động của tâm lý cá nhân

    BCI phản ánh niềm tin và triển vọng của doanh nghiệp, nhưng nó thường có xu hướng phụ thuộc vào quan điểm riêng của những người tham gia khảo sát. Điều này có nghĩa là BCI có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý và không phản ánh hoàn toàn tình hình kinh tế thực tế. Sự lạc quan quá mức có thể dẫn đến việc đánh giá quá cao triển vọng tương lai, trong khi sự bi quan quá mức có thể làm giảm niềm tin kinh doanh một cách không cần thiết.

    ⭕ Thiếu đi mối quan hệ với những yếu tố cụ thể

    BCI trên thực tế bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nhưng kết quả của nó lại không thể hiện nguyên nhân cụ thể gây ra sự thay đổi với niềm tin kinh doanh. Điều này làm cho việc hiểu rõ tại sao BCI thay đổi trở nên phức tạp và khó khăn. 

    ⭕ Phụ thuộc vào phương pháp khảo sát

    Như đã đề cập, BCI được thực hiện bởi rất nhiều tổ chức với câu khỏi khảo sát và mẫu điều tra khác nhau. Điều này gây ra sự chênh lệch và khó xác định được đâu mới là dữ liệu chính xác và đáng tin cậy. Để hiểu rõ được BCI, có lẽ người đọc cần phải tìm hiểu thêm ngành nghề, vị trí địa lý và nhiều thông tin khác của những công ty tham gia khảo sát. Tuy nhiên, đây không phải dữ liệu dễ tiếp cận và hay được công bố rộng rãi.


    Mở Tài Khoản Demo Mở Tài Khoản Thật 


    7. Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số BCI


    ֎ Hiểu rõ phạm vi đo lường

    BCI phản ánh niềm tin và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho thấy quan điểm về nền kinh tế từ điểm nhìn của một doanh nghiệp, đối tượng thường chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng họ. Bản chất nền kinh tế cần được xem xét từ nhiều góc độ hơn, ví dụ như quan điểm của người tiêu dùng, nhà làm chính sách … 


    ֎ Kết hợp các dữ liệu khác

    Như đã đề cập, bản chất BCI cũng có rất nhiều hạn chế. Chúng ta thậm chí không thể biết được lý do cụ thể khiến BCI tăng hoặc giảm. Do đó, nó nên chỉ được coi là một chỉ số tham khảo bên cạnh nhiều yếu tố khác trong quá trình lựa chọn quyết định kinh doanh.

    Ngoài BCI, người sử dụng cần tìm hiểu thêm các dữ liệu khác như tin tức kinh tế, báo cáo tài chính cùng nhiều chỉ số liên quan …. Nó sẽ hỗ trợ xác định xem BCI có mô tả chính xác tình hình hay không và có thể giúp nhận diện rõ ràng các rủi ro và cơ hội.

    ֎ Theo dõi sự thay đổi theo thời gian

    BCI không phải là chỉ số tĩnh, mà nó sẽ thay đổi qua thời gian. Người sử dụng cần nắm bắt sự thay đổi của BCI để nhận diện được xu hướng phát triển. Sự biến động của nó tác động không nhỏ đến lựa chọn đầu tư và kinh doanh. Việc theo dõi sự thay đổi này và tìm hiểu lý do đằng sau sẽ hỗ trợ nhà đầu tư có lựa chọn chuẩn xác hơn.

    Như đã nhìn giải thích về cách đọc hiểu BCI, số liệu tốt không chỉ đơn giản là nó cao hơn mức cơ sở (0 hoặc 100 tùy theo phương pháp tính toán), mà người sử dụng cần phải so sánh thêm chỉ số với cùng kỳ năm trước hoặc tháng trước để biết được rằng, nó đang biến chuyển tốt hơn hay xấu đi. Trong nhiều trường hợp, chỉ số được công bố có giá trị khả quan hơn dự đoán cũng được coi là điều tích cực và tạo ra tâm lý tốt với thị trường chung.


    8. Kết Luận


    Tóm lại, chỉ số niềm tin kinh doanh là một số liệu hữu hiệu để theo dõi do nó mang tới các thông tin có giá trị về thị trường, từ đó hỗ trợ quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư, trong khi chính phủ cũng có thể dựa vào đó để điều chỉnh chính sách của mình. Hãy nhớ rằng, BCI cao thường thể hiện một triển vọng kinh doanh tích cực ở tương lai, trong khi chỉ số này thấp cho thấy sự thiếu tự tin vào môi trường kinh doanh. 

    Ngoài ra, BCI cũng có hạn chế là không thể hiện yếu tố chính xác ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp hay thiếu đi sự đồng nhất giữa các tổ chức làm khảo sát. Tất cả những điều này khiến nó không thể là một chỉ số duy nhất được tin cậy để nhận định về thị trường mà cần phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác.


    Mitrade-Do ASIC/CySEC/CIMA/FSC quy định ✔️ 50000USD vốn trải nghiệm ✔️ 0 phí hoa hồng, spread thấp ✔️ Đòn bẩy linh hoạt 1:1~1:200 ✔️ Vô vàn tài nguyên đào tạo

    9. FAQs


    • Có bao nhiêu loại BCI đang được sử dụng?

    Có rất nhiều loại BCI được tính toán hiện nay phụ thuộc vào yêu cầu và phạm vi của nghiên cứu. BCI thường được nhìn thấy nhiều nhất là đo lường niềm tin các doanh nghiệp trên toàn một quốc gia. Ngoài ra, một số tổ chức có thể cũng đo lường theo ngành hoặc từng phân khúc thị trường.


    • BCI có diễn biến theo mùa hoặc chu kỳ kinh tế không?

    Có, bản chất nhiều ngành kinh doanh hiện nay vận hành theo mùa vụ hoặc chu kỳ. Chính vì vậy, chỉ số BCI cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.


    • BCI có dự báo biến đổi kinh tế không?

    Có, BCI có dự báo được phần nào những biến đổi kinh tế do chỉ số này bao gồm nhiều câu hỏi liên quan đến niềm tin của doanh nghiệp đối với triển vọng trong tương lai. 


    • Chỉ số BCI sẽ tốt lên khi nào?

    Có rất nhiều điều có thể làm thay đổi giá trị của BCI, tuy nhiên, về cơ bản, nó sẽ có giá trị lớn hơn khi nền kinh tế thịnh vượng, lãi suất và tình hình chính trị ổn định.


    • Tôi có thể theo dõi chỉ số BCI ở đâu?

    Chỉ số BCI hay được tìm thấy ở những nguồn tin tức đại chúng hoặc trang web của những tổ chức thực hiện việc khảo sát này. 


    • BCI có thể dự đoán được tình hình kinh tế dài hạn không?

    BCI chủ yếu dự đoán tình hình kinh tế trong một phạm vi ngắn hoặc trung hạn, thường là vài tháng đến một năm. Thời gian càng dài, chỉ số sẽ càng thiếu chính xác.


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad