CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Cán cân thương mại xuất nhập khẩu là gì? Làm sao để giữ cán cân thương mại luôn cân bằng?

    8 Phút
    Cập nhật 13/03/2024 01:46
    Nhóm Mitrade


    Việc toàn cầu hóa đã khiến dòng chảy thương mại diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. Một vài nước sẽ có được sự thặng dư về thương mại, trong khi một nó khác phải chịu sự thâm hụt do nhu cầu nhập sản phẩm từ quốc gia khác thường cao hơn mức xuất khẩu. Sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất và nhập khẩu được gọi cán cân thương mại xuất nhập khẩu của một quốc gia. 

    Bài viết sau đây sẽ đào sâu vào khái niệm cán cân thương mại, giải thích tầm quan trọng và tìm ra những nhân tố tác động, cũng như cách mà các quốc gia đang áp dụng để cải thiện nó qua thời gian.


    1. Cán cân thương mại xuất nhập khẩu là gì?


    Cán cân thương mại xuất nhập khẩu, hay có thế gọi tắt là cán cân thương mại, là một khái niệm kinh tế nhằm mục đích tính toán hiệu số của tổng giá trị xuất và nhập khẩu trong một giai đoạn cụ thể. Cán cân này thường được sử dụng để nhìn nhận tổng thể tình trạng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đối với các quốc gia khác.

    Cán cân thương mại mô tả được nhiều thông tin về nền kinh tế. Một cán cân giá trị dương cho thấy quốc gia đó có nhiều mặt hàng được thế giới ưa chuộng, đồng thời đủ khả năng cung cấp hàng hóa để thu lại nguồn lợi tài chính. Ngược lại, cán cân giá trị âm chứng minh sản phẩm của quốc gia đó đang không được ưa chuộng hoặc cần phải nhập khẩu hàng hóa từ những nước khác để phục vụ được nhu cầu nội địa.

    Tuy nhiên, cán cân thương mại không thể mô tả mọi thứ về sức khỏe kinh tế. Ở một số tình huống, cán cân thương mại dương lớn nhờ việc bán được ra nước ngoài nhiều mặt hàng giá trị cao như dầu mỏ hoặc kim loại quý. Ngược lại, cán cân này sẽ chịu con số âm vì thị trường nội địa phải mua từ những quốc gia khác nhiều nhu yếu phẩm như dầu mỏ hoặc lương thực.

    • Công thức tính cán cân thương mại


    Để tính cán cân thương mại xuất nhập khẩu, ta cần so sánh tổng giá trị hàng xuất khẩu với tổng lượng hàng hóa được nhập khẩu. Cán cân có giá trị dương khi con số xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, trái lại, cán cân này có giá trị âm nếu lượng xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu.

    Cán cân thương mại xuất nhập khẩu = Giá trị hàng hóa xuất khẩu – Giá trị của hàng hóa nhập khẩu


    2. Cán cân thương mại có vai trò như thế nào?


    Cán cân thương mại có thể nói lên rất nhiều điều về nội tại nền kinh tế. Nhìn vào yếu tố này, nhà phân tích sẽ dự đoán được một số khía cạnh quan trọng sau:

    ☀️ Đo lường sức khỏe kinh tế: Cán cân thương mại là công cụ hiệu quả để đánh giá sức khỏe nền kinh tế. Tình trạng thặng dư thường cho thấy sự mạnh mẽ và khả năng cạnh tranh, chứng minh sản phẩm của quốc gia này đang nhận được sự ưa chuộng và thu về lượng ngoại hối lớn cho nhà xuất khẩu.

    ☀️ Phản ánh năng lực sản xuất: Cán cân dương là biểu hiện cho thấy năng lực sản xuất đủ sức đáp ứng đơn hàng từ nước ngoài. Khả năng sản xuất ở đây có thể bao gồm công nghệ tiên tiến, mức độ lành nghề của nhân công và tiềm lực tài chính.

    ☀️ Sự cạnh tranh: Cân thương mại cũng giúp xác định năng lực cạnh tranh của quốc gia đó. Một mặt hàng có thể được tạo ra ở nhiều nước khác nhau nhưng thường sẽ chỉ có một vài nơi được ưa chuộng để xuất khẩu ra khắp thế giới nhờ chứa tố chất cạnh tranh tốt. Năng lực này có thể xuất phát từ chất lượng, giá thành hoặc nhiều yếu tố khác.

    ☀️ Dự trữ ngoại hối: Cán cân thương mại dương sẽ gia tăng nguồn ngoại tệ cho nhà xuất khẩu, giúp dự trữ được nhiều đồng tiền mạnh như USD hoặc EUR hơn. Khi cán cân có giá trị dương trong thời gian dài, ta có thể hiểu rằng, nhà xuất khẩu đã tích trữ được một lượng ngoại tệ rất lớn nhờ việc bán sản phẩm ra nhiều quốc gia khác.

    ☀️ Định hình chính sách kinh tế: Nhìn vào những nước phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng xuất nhập khẩu, việc can thiệp vào cán cân thương mại là cực kỳ quan trọng do nó tác động mạnh tới giá cả nội địa và nhiều phương diện khác của nền kinh tế. Chính vì thế, chính phủ những quốc gia này luôn chủ động thay đổi chính sách nhằm giúp cán cân thương mại dịch chuyển theo hướng có lợi nhất.


    3. Các yếu tố tác động tới cán cân thương mại


    ֎ Quy mô xuất nhập khẩu


    Tình hình cung cầu nội địa và thị trường quốc tế luôn có ảnh hưởng to lớn tới cán cân thương mại. Ví dụ, nếu lượng cầu đối với những sản phẩm không thể sản xuất nội địa tăng lên, nước đó sẽ có xu hướng nhập khẩu từ quốc gia khác nhiều hơn, khiến lượng hàng nhập khẩu tăng lên và làm cán cân thương mại giảm.

    Ngược lại, nếu nhiều mặt hàng sản xuất nội địa được yêu thích hơn tại thị trường quốc tế, nhu cầu cho nó ngày một lớn, dẫn đến giá trị lượng hàng xuất khẩu nhiều lên, từ đó khiến thặng dư xuất khẩu ngày một lớn. 

    ֎ Tỷ giá 

    Sự lên xuống của tỷ giá tác động ngay lập tức đến giá trị của cả hàng xuất và nhập khẩu. Nếu đồng nội tệ mạnh lên so với USD hoặc ngoại tệ khác, các mặt hàng xuất khẩu từ nước đó sẽ có giá trị lớn hơn, dẫn tới giảm cơ hội xuất khẩu và thúc đẩy nhập khẩu nhiều hơn, tức là giảm cán cân thương mại. 

    Đồng tiền mà cả thế giới cần phải theo dõi đó là USD. Mặc dù là đồng tiền pháp định của Mỹ nhưng USD lại đang là loại tiền tệ ngang giá cho phần lớn sản phẩm giao thương trên toàn cầu.

    ֎ Quy định thương mại và chính sách tiền tệ

    Quy định từ nhà quản lý sẽ tác động đến thuế quan, tỷ giá và dòng tiền trong nền kinh tế, làm kích hoạt sự biến chuyển về cán cân thương mại, cụ thể như:

    - Biện pháp bảo trợ: Chính phủ thường triển khai những quy định bảo hộ như tăng thuế hoặc tạo rào cản nhập khẩu để giúp đỡ các côg ty nội địa trước những đối thủ hùng mạnh từ nước ngoài. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm lượng hàng nhập khẩu và làm thặng dư thương mại. Mặc dù vậy, biện pháp này dễ làm bùng phát sự phản đối từ những nước hợp tác và gây ra chiến tranh thương mại.

    - Tác động tới thị trường tiền tệ: Cơ quan quản lý có đầy đủ công cụ để tác động tới thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh tỷ giá quy đổi của đồng nội tệ. Điều chỉnh tỷ giá giúp tạo ra lợi thế cho hàng hoá xuất khẩu và rào cản cho hàng hoá nhập khẩu, từ đó tác động tích cực tới cán cân thương mại.

    - Chính sách tài khóa: Thay đổi cơ cấu tính thuế hoặc đẩy mạnh chi tiêu công cũng là một biện pháp tuyệt vời để tác động vào tình hình xuất nhập khẩu. Cơ quan quản lý có thể phân bổ ngân sách tài trợ những doanh nghiệp xuất khẩu qua việc tăng cường rót vốn cho các dự án mũi nhọn và hỗ trợ giảm thuế phí để tăng khả năng cạnh tranh đối với công ty nước ngoài khác.

    - Thỏa thuận thương mại: Chính phủ có thể ký kết nhiều giao kết thương mại song phương hoặc đa phương để gây dựng cơ chế thúc đẩy sản phẩm xuất khẩu và giảm rào cản cho các sản phẩm nhập khẩu. Đây được nhìn nhận là vấn đề hai chiều do nó một mặt làm quốc gia tăng cường xuất khẩu nhưng cũng mở cửa cho hàng hóa của quốc tế tự do phân phối ở thị trường trong nước.


    Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

    4. Các cách để cải thiện cán cân thương mại


    Thông thường, việc thặng dư thương mại khiến các quốc gia có nguồn thu tài chính, nâng cao lượng ngoại tệ dự trữ và nhiều lợi ích đa dạng khác. Những lý do trên khiến đa số quốc gia trên thế giới sẽ triển khai nhiều hành động để đạt được những lợi ích trên. Dưới đây là một vài chiến lược thường thấy:

    ⭐️ Tăng cường xuất khẩu: Biện pháp hiệu quả thường được áp dụng nhằm nâng cao cán cân thương mại là tăng cường xuất khẩu. Nhà điều hành có thể tăng cường xuất khẩu qua việc giúp đỡ và thúc đẩy cho các công ty đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời tạo cơ hội tốt để họ thâm nhập được thị trường toàn cầu.

    ⭐️ Kiểm soát nhập khẩu: Ở đa số tình huống, kiểm soát nhập khẩu là cách hữu hiệu để thu hẹp thâm hụt thương mại. Chính phủ thường sẽ triển khai các hành động như nâng thuế nhập khẩu, tăng cường thúc đẩy sản xuất công nghiệp nội địa để hạn chế nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài. 

    ⭐️ Nâng cao năng lực sản xuất: Cải thiện năng lực sản xuất là bí quyết để gia tăng xuất khẩu và làm trao đổi thương mại ngày càng thặng dư. Nhà điều hành có thể chọn cách tăng cường xây dựng hạ tầng kỹ thuật, huấn luyện lao động có tay nghề tốt và ứng dụng nhiều công nghệ tối tân để năng lực sản xuất ngày một tốt hơn.

    ⭐️ Kiểm soát tốt tỷ giá: Việc hạ giá trị đồng nội tệ là một cách giúp hàng hóa trong nước xuất ra thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Sản phẩm giá rẻ cũng được coi là một lợi thế cạnh tranh tốt để giúp thặng dư thương mại. 


    5. Tình hình cán cân thương mại trên thế giới


    Theo dõi các dữ liệu bên dưới, chúng ta có thể khá bất ngờ khi hai quốc gia phát triển hàng đầu là Mỹ và Nhật Bản lại có cán cân thương mại thâm hụt lớn nhất thế giới. 

    Mặc dù Mỹ có thể sản xuất mọi sản phẩm mà họ muốn nhưng lại với chi phí đắt đỏ. Trái lại, các nước kém phát triển hơn là Trung Quốc, Mexico hoặc những nước ở thị trường mới nổi đều có thể làm ra những mặt hàng tương đương bằng chi phí ít hơn nhiều. Điều này khiến người tiêu dùng Mỹ ưu tiên dùng sản phẩm của nước ngoài để tối ưu về chi phí hơn là lựa chọn các sản phẩm nội địa. Ở trường hợp của Nhật Bản, quốc gia này có khá ít tài nguyên thiên nhiên, do đó luôn phải nhập khẩu các nhu yếu phẩm như năng lượng hóa thạch, máy móc và thực phẩm, dẫn đến giá trị thương mại thường xuyên bị thâm hụt nặng lớn thứ hai chỉ sau Mỹ.

     

    Top 10 nước có trình trạng thâm hụt thương mại cao nhất vào năm 2022

    Top 10 nước có trình trạng thâm hụt thương mại cao nhất vào năm 2022 (Nguồn: The Global Economy)


    Ở chiều ngược lại, hai quốc gia có cán cân thương mại đạt giá trị dương lớn nhất là Trung Quốc và Nga. Trung Quốc luôn nổi tiếng là nước có thể làm ra nhiều mặt hàng giá rẻ, độ bền vừa phải và đáp ứng đa số nhu cầu tiêu dùng, vì thế, hàng hóa của Trung Quốc rất được ưa chuộng toàn thế giới. 

    Trong khi đó, Nga là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu năng lượng hàng đầu toàn cầu, thậm chí tỷ trọng năng lượng xuất khẩu đạt gần 90% tổng giá trị hàng hóa bán ra nước ngoài. Ngược lại, ở chiều nhập khẩu, Nga lại không phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Do đó, cán cân thương mại của Nga luôn có giá trị dương hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

     

    Top 10 quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất thế giới qua các năm

    Top 10 quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất thế giới qua các năm (Nguồn: MacroTrends)


    6. Nhìn vào cán cân thương mại của Việt Nam


    Theo dõi biểu đồ sau đây, ta thấy được Việt Nam từng là quốc gia nhập siêu lớn trước năm 2012, mặc dù vậy, sự thâm hụt đã dần thu hẹp kể từ năm 2012 tới thời điểm hiện nay. Việt Nam đã chứng kiến trên 10 năm liên tiếp đều có cán cân thương mại ở tình trạng dương. Con số thặng dư lên xuống thất thường, ví dụ như trong năm 2015 và 2021, thặng dư thương mại chỉ ở mức lần lượt 2,61 và 1,8 tỷ USD, nhưng có những năm mức thặng dư lại ở mức rất cao như 2019 và 2020 với con số là 19,14 và 20,42 tỷ USD.

     

    Biểu đồ cán cân thương mại của Việt Nam qua thời gian 2008 - 2022

    Biểu đồ cán cân thương mại của Việt Nam qua thời gian 2008 - 2022 (Nguồn: Statista)


    Năm 2023, Tổng Cục thống kê đã tiết lộ cán cân thương mại của Việt Nam ghi nhận thặng dư lớn chưa từng có là 28 tỷ USD. Tổng giá trị tính cả xuất và nhập khẩu đạt 683 tỷ USD, giảm khoảng 6,6% khi so sánh với 2022, cụ thể xuất khẩu ghi nhận 355,5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 327,5 USD.


    Tóm tắt hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023

     

    Tóm tắt hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 (Nguồn: Tổng cục thống kê)


    Nông nghiệp là lĩnh vực ghi nhận giá trị xuất khẩu hàng đầu với giá trị 53,01 tỷ USD trong năm 2023 với những mặt hàng chủ chốt như cà phê, trái cây, gạo và thức ăn chăn nuôi. Ngành xuất khẩu lâm sản và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt là 13,4 và 9,2 tỷ USD nhưng về cơ bản là ít hơn năm 2022.

    Ở chiều ngược lại, sản phẩm mà Việt Nam phải mua từ nước ngoài giá trị lớn nhất là đồ công nghệ như máy tính và điện thoại với tổng con số đạt khoảng 88,2 tỷ USD; kế đến là máy móc, phụ tùng và linh kiện, đạt 41,4 tỷ USD.

    Đối với yếu tố thị trường, quốc gia nhập khẩu hàng Việt Nam nhiều nhất là Mỹ với tổng giá trị là 98,6 tỷ USD, trong khi đó, quốc gia mua nhiều hàng Việt Nam nhất là Trung Quốc với giá trị 111,6 tỷ USD. Việt Nam đã ghi nhận cán cân thương mại dương với Mỹ là 83 tỷ USD và EU là 29,1 tỷ USD. 

    Tính riêng dịch vụ, Việt Nam vẫn là nước có cán cân âm về dịch vụ, khi con số này đạt 9,47 tỷ trong năm 2023, trong đó ngành vận tải có tỷ lệ lớn nhất, sau đó tới du lịch với giá trị lần lượt là 12,6 và 7,8 tỷ USD.


    6. Kết luận


    Tóm lại, cán cân thương mại là yếu tố thường được chú trọng hàng đầu do nó tác động mạnh mẽ đến nhiều phương diện của nền kinh tế như tiêu dùng, việc làm và khả năng lớn mạnh của các ngành công nghiệp nội địa. 

    Đa phần các nước sẽ luôn hướng tới việc có một cán cân thương mại dương nhằm có được nguồn thu tài chính và làm giàu nguồn dự trữ ngoại tệ. Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý rằng, thặng dư thương mại cũng có thể gây ra lạm phát, quá phụ thuộc vào xuất khẩu hoặc tác động chính trị khác. Do đó, điều cần thiết đó là điều chỉnh cán cân thương mại ở mức cân bằng phụ thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế để có được hiệu quả tốt nhất. Thông thường, chính phủ các nước có thể can thiệp đến cán cân thương mại qua nhiều chính sách xuất nhập khẩu, tiền tệ và tài khóa nhằm giúp cải thiện nó theo thời gian.  


    Mitrade-Do ASIC/CySEC/CIMA/FSC quy định ✔️ 50000USD vốn trải nghiệm ✔️ 0 phí hoa hồng, spread thấp ✔️ Đòn bẩy linh hoạt 1:1~1:200 ✔️ Vô vàn tài nguyên đào tạo

    8. Câu hỏi thường gặp


    Các lý do chính cho sự mất cân bằng cán cân thương mại là gì?

    Sự mất cân bằng thương mại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân đa dạng, có thể kể đến như sự khác biệt trong năng lực sản xuất, tỷ giá quy đổi, thuế quan, rào cản thương mại, lượng tiền tiết kiệm nội địa, tỷ lệ đầu tư và sở thích tiêu dùng. Những sự chênh lệch về nguồn lực và khả năng sản xuất giữa các quốc gia cũng là yếu tố trọng yếu hình nên cán cân thương mại mất cân bằng.

    Việc các quốc gia đều hướng tới cân bằng cán cân thương mại có phải là điều thực tế không?

    Mục tiêu hình thành cán cân thương mại cân bằng là hợp lý nhưng việc đạt được sự cân bằng hoàn hảo là điều khó thực hiện cho mọi quốc gia. Những yếu tố như sự phát triển và cơ cấu nền kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh tới tình hình thương mại. Bản chất nền kinh tế toàn cầu luôn giao động dựa theo nhiều biến số nên việc đạt được sự cân bằng cho mọi quốc gia là phi thực tế.

    Có sự liên hệ nào giữa việc phát triển kinh tế bền vững và cán cân thương mại không?

    Có mối liên hệ giữa cán cân thương mại và sự phát triển bền vững của nền kinh tế nhưng không phải có tính quyết định. Sự cân bằng về thương mại có thể góp phần vào sự ổn định, giảm thiểu khả năng đổ vỡ của kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững của nền kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đóng góp lớn hơn như nguồn lực tài chính mạnh mẽ, cơ cấu lao động tốt và năng lực quản trị của nhà điều hành…

    Sự thâm hụt cán cân thương mại có ảnh hưởng thế nào đến một quốc gia?

    Việc phải nhập khẩu hàng hoá quá nhiều sẽ dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt và suy giảm dự trữ ngoại hối. Mặc dù vậy, các quốc gia chịu sự thâm hụt này lại thường hấp dẫn được dòng vốn đầu tư từ nước ngoài cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất.


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad