Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Kháng Cự & Hỗ Trợ Là Gì? Cách Vẽ Đường Hỗ Trợ Và Kháng Cự

    8 Phút
    Cập nhật 25/07/2023 08:02
    Le Ngoc Anh Khoa
    Lei Xie

    Mức kháng cự và hỗ trợ là hai kiến thức cơ bản trong phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến để giúp trader đưa ra quyết định mua bán. 


    Vậy, kháng cự và hỗ trợ là gì? Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về cách xác định vùng kháng cự, hỗ trợ và làm thế nào để giao dịch hiệu quả với chúng.


    1. Vùng kháng cự và hỗ trợ là gì?

    Kháng cự là mức giá mà tại đó một xu hướng tăng có thể bị đảo chiều vì nhu cầu hoặc áp lực bán ra. Khi giá sản phẩm tăng, nhu cầu chốt lời (bán ra) xuất hiện và hình thành một đường hoặc một vùng kháng cự.


    Ngược lại, hỗ trợ là mức giá mà một xu hướng giảm có thể bị đảo chiều vì cầu mua tăng lên. Khi giá sản phẩm giảm đến một mức giá nào đó, cầu mua bắt đầu xuất hiện với kỳ vọng giá tăng lên sau đó vì vậy hình thanh một đường hoặc vùng hỗ trợ.


    Những điểm lưu ý chính:


    • Sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự để xác định mức giá trên biểu đồ mà khả năng đảo chiều xu hướng có thể diễn ra.


    • Tâm lý thị trường đóng vai trong quan trọng vì trader hay nhà đầu tư sẽ ghi nhớ diễn biến lịch sử biến động giá và phản ứng với những điều kiện thay đổi, từ đó dự đoán chuyển biến của thị trường trong tương lai.


    • Hỗ trợ và kháng cự có thể là một vùng giá trên biểu đồ được xác định bằng các đường xu hướng hay trung bình động.


    • Kháng cự có thể thành hỗ trợ khi giá sản phẩm tạo đỉnh mới và hỗ trợ có thể trở thành kháng cự khi giá sản phẩm tạo đáy mới.


    Cách xác định hỗ trợ và kháng cự


    • Để xác định mức hay vùng kháng cự, trader chỉ cần tìm các đỉnh giá của sản phẩm thiết lập trong một xu hướng tăng sau đó đảo chiều giảm, kẻ một đường ngang để xem mức giá tại đó.


    • Ngược lại, để xác định mức hay vùng hỗ trợ, trader chỉ cần tìm đáy giá của sản phẩm thiết lập trong xu hướng giảm sau đó đảo chiều tăng, kẻ một đường ngang để xem mức giá tại đó.


    Ví dụ: 


    kháng cự và hỗ trợ trên biểu đồ dầu brent

    Biểu đồ dầu Brent trực tuyến

    2. Cách giao dịch và vẽ đường hỗ trợ và kháng cự

    Để giao dịch theo hỗ trợ và kháng cự thì trước tiên, trader phải xác định được mức kháng cự và hỗ trợ của sản phẩm. Đối với những trader giao dịch theo phương pháp này có thể sử dụng biểu đồ đường – Line chart để xác định dễ dàng hơn.


    Trong một biểu đồ giá sẽ có rất nhiều các điểm kháng cự và hỗ trợ và thay đổi theo xu hướng tăng giảm của sản phẩm.


    • Trong xu hướng GIẢM, trader có thể thực hiện mở lệnh bán khi giá thủng vùng hỗ trợ và đóng lệnh này với lệnh mua tại mức hỗ trợ tiếp theo, hoặc


    • Trong xu hướng TĂNG, trader có thể thực hiện mở lệnh mua khi giá vượt (break) vùng kháng cự và đóng lệnh với lệnh bán tại mức kháng cự tiếp theo.


    Ví dụ: 


    16588069645133

    Biểu đồ khi tự nhiên trực tuyến


    Trong biểu đồ giá “Khí gas”, với xu hướng giảm từ vùng đỉnh thì:


    • Vùng kháng cự trên (đỉnh thiết lập được) là quanh mức 9,3 ~ 9,5 USD, tại đây giá đảo chiều giảm.

    • Mức hỗ trợ gần thứ nhất là quanh mức 9,0 USD.

    • Mức hỗ trợ thứ hai quanh mốc 8,3 USD.

    • Mức hỗ trợ thứ ba quanh mốc 6,5 ~ 6,7 USD.


    Khi đó trader có thể mở lệnh bán ở quanh mốc 9,0 USD và chốt lời tại mức 8,3 USD.


    Khi giá tạo đáy quanh mốc 5,5 USD thì đảo chiều tăng, khi đó mốc 5,5 sẽ trở thành một vùng hỗ trợ. Và các mức hỗ trợ trong xu hướng tăng trước sẽ trở thành các mức kháng cự khi giá đảo chiều tăng. 


    Trong xu hướng này trader có thể mở lệnh mua khi giá vượt vùng 6,5 USD và đặt lệnh bán tại vùng kháng cự tiếp theo là 8,3 USD.


    3. Lời kết

    Lịch sử thường có tính lặp lại, vì thế việc giao dịch theo kháng cự và hỗ trợ có thể là một chiến lược giao dịch hiệu quả. Tuy nhiên, trader cần theo dõi xu hướng giá và quản trị rủi ro cẩn thận vì thị trường có thể thay đổi khó lường.



    ▌ Xem thêm các bài khác 

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad