CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Breakdown là gì và cách vận dụng trong thị trường tài chính

    14 Phút
    Cập nhật 31/05/2023 07:32
    Nhóm Mitrade

    Trên thị trường tài chính sôi động, không thiếu những thuật ngữ đầy khó hiểu và phức tạp. Một trong số đó là "breakdown". Từ này đã trở thành một khái niệm quan trọng, được nhắc đến nhiều trong cộng đồng giao dịch và đầu tư. 


    Nhưng vậy, breakdown là gì và làm thế nào chúng ta có thể áp dụng nó trong thực tế? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa, cách nhận biết và cách vận dụng breakdown trong thị trường tài chính.


    1. Breakdown là gì?

    Trước hết, chúng ta cần biết rằng trong thị trường tài chính có hai khái niệm Breakdown và Breakout được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, có nghĩa là sự phá vỡ về ngưỡng giá mạnh mẽ của một  thị trường tài chính. Sự khác biệt giữa hai khái niệm sẽ được đề cập ở phần dưới của bài viết.


    Khái niệm Breakdown được định nghĩa là hiện tượng xảy ra khi một tín hiệu quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng mạnh đẩy giá cả xuống dưới một mức hỗ trợ quan trọng . Nó thường đi kèm với một sự suy yếu mạnh mẽ của xu hướng hiện tại và có thể tạo ra cơ hội đối với nhà giao dịch tùy theo tình huống cụ thể.


    Vận dụng hiệu quả breakdown trong thị trường tài chính đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đầu tiên, việc xác định các mức hỗ trợ quan trọng là cần thiết. Các nhà giao dịch thường sử dụng các công cụ kỹ thuật như biểu đồ giá, các chỉ báo kỹ thuật và các mô hình giá để xác định các mức này. 


    Khi một mức hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ, đó có thể là một dấu hiệu cho sự suy yếu của thị trường và một cơ hội để bán. Breakdown có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định giao dịch như bán khống, đặt lệnh dừng lỗ hoặc thoát khỏi các vị thế mua. 


    2.Các loại breakdown trong chứng khoán

    Trên thị trường tài chính nói chung, chúng ta có thể phân loại “Breakdown “ theo 2 loại cơ bản : 


    • Breakdown kỹ thuật (Technical Breakdown) : Điều này xảy ra khi giá tài sản giảm xuống dưới mức hỗ trợ chính. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy xu hướng đang thay đổi và cổ phiếu có khả năng tiếp tục giảm. 


    • Breakdown cơ bản (Fundamental Breakdown) : Điều này xảy ra khi có sự thay đổi tiêu cực trong các nguyên tắc cơ bản của một công ty, chẳng hạn như giảm thu nhập hoặc thay đổi quản lý. Điều này cũng có thể dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu. 


    Breakdown kỹ thuật  thường dễ xác định hơn so với Breakdown cơ bản. Điều này là do phân tích kỹ thuật dựa trên dữ liệu giá lịch sử có sẵn. Mặt khác, phân tích cơ bản đòi hỏi sự hiểu biết về báo cáo tài chính của công ty và các yếu tố khác, điều này có thể khó đạt được hơn.


    Ngoài ta, trong thị trường chứng khoán, có thể phân loại breakdown phổ biến mà nhà giao dịch thường quan tâm và theo dõi. Dưới đây là một số ví dụ về các loại breakdown phổ biến: 


    • Breakdown của mức hỗ trợ: Một loại breakdown phổ biến là khi giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán phá vỡ một mức hỗ trợ quan trọng. Điều này có thể đưa ra tín hiệu cho sự suy yếu tiếp tục và có thể là dấu hiệu cho việc giá cổ phiếu hay chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm. 


    • Breakdown của mô hình kỹ thuật: Các mô hình kỹ thuật như tam giác, cờ, mô hình vai đầu vai (head and shoulders), hoặc hình chữ nhật có thể phá vỡ khi giá cổ phiếu hay chỉ số chứng khoán đi qua đường kích hoạt, đánh dấu sự thay đổi trong xu hướng giá. 


    Ví dụ minh họa breakdown theo mô hình tam giác

    Hình: Ví dụ minh họa breakdown theo mô hình tam giác 


    • Breakdown của đường trend: Khi giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán phá vỡ đường trend giảm, điều này có thể tạo ra tín hiệu cho sự thay đổi trong xu hướng chung của thị trường. 


    Ví dụ minh họa breakdown theo đường xu hướng

    Hình: Ví dụ minh họa breakdown theo đường xu hướng 


    • Breakdown của quá trình tích lũy: Trong một số trường hợp, giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán có thể phá vỡ khỏi quá trình tích lũy trong thời gian dài, đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong xu hướng giá. 


    Ví dụ minh họa breakdown tích lũy

    Hình: Ví dụ minh họa breakdown tích lũy (nguồn : Tradingview.com)


    Những loại breakdown này có thể cung cấp cho nhà giao dịch các tín hiệu quan trọng để đưa ra quyết định mua hoặc bán trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, như với bất kỳ công cụ và phân tích nào, cần thận trọng và kết hợp với các phương pháp và chỉ báo khác để đưa ra quyết định giao dịch chính xác.


    3. Chiến lược breakdown được vận dụng như thế nào

    Chiến lược breakdown là một chiến lược giao dịch dựa trên việc tận dụng sự phá vỡ của giá khi nó chuyển động trên thị trường. Khi giá phá vỡ một mức hỗ trợ quan trọng, nó thường tạo ra một xu hướng mới và có thể kéo dài trong một khoảng thời gian dài.


    Trader sử dụng chiến lược breakdown sẽ bán khi giá phá vỡ hỗ trợ, với mong muốn giá sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng của sự phá vỡ. Chiến lược breakdown được vận dụng trong nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau, như chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa, tiền điện tử,... Chúng ta có thể tham khảo một số bước cơ bản dưới đây trong chiến lược breakdown. 


    Bước 1: Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng

    Nhà giao dịch cần xác định các mức hỗ trợ quan trọng dựa trên phân tích kỹ thuật. Các mức này có thể là mức giá quan trọng đã được thử nghiệm và giữ vững trong quá khứ hoặc các đường trend quan trọng.


    Bước 2: Quan sát tín hiệu phá vỡ

    Nhà giao dịch theo dõi biểu đồ giá để xác định khi nào giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán phá vỡ mức hỗ trợ. Sự phá vỡ này có thể xảy ra khi giá vượt qua mức giá quan trọng và tiếp tục di chuyển trong hướng mới. 


    Bước 3: Xác định điểm vào và ra khỏi thị trường

    Khi sự phá vỡ xảy ra, nhà giao dịch xác định điểm vào và ra khỏi thị trường dựa trên chiến lược của mình. Điểm vào có thể là khi giá phá vỡ mức hỗ trợ, xác nhận xu hướng giảm và cho phép mua hoặc bán ngắn. Điểm ra có thể được xác định dựa trên các mức lợi nhuận mong đợi hoặc mức lỗ dừng. 


    Bước 4: Quản lý rủi ro

    Quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng trong chiến lược breakdown. Nhà giao dịch nên đặt mức lỗ dừng để giới hạn tổn thất trong trường hợp giá quay đầu và không theo xu hướng mong đợi. Mức lỗ dừng nên được đặt dựa trên mức hỗ trợ gần nhất và phân tích kỹ thuật.


    Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những rủi ro và thách thức, đặc biệt là khi gặp phải hiện tượng false breakout, tức là giá chỉ phá vỡ một cách tạm thời và sau đó quay lại khu vực tích lũy ban đầu. Để giảm thiểu rủi ro này, trader cần phải xác định được các điểm vào lệnh và thoát lệnh hợp lý, áp dụng quản lý vốn và ngừng lỗ, cũng như theo dõi các yếu tố kỹ thuật và cơ bản ảnh hưởng đến giá.


    4. So sánh Breakdown với Breakout

    Như đề cập ở phần 1, trong đầu tư tài chính, chúng ta có hai khái niệm Breakdown với Breakout khá giống nhau về cách hoạt động trong phân tích. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt cơ bản mà nhà đầu tư cần lưu ý. Trong phần này, chúng ta cùng so sánh hai khái niệm này.


    Điểm giống nhau: Có thể áp dụng trong các thị trường tài chính khác nhau như chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa,...Việc sử dụng cả hai đều phụ thuộc vào phân tích kỹ thuật và xác nhận từ các chỉ báo khác.


    Minh họa sự khác nhau giữa Breakdown và Breakout

    Hình : Minh họa sự khác nhau giữa Breakdown và Breakout (Nguồn: Nasdaq)


    Điểm khác nhau: Bảng dưới đây điểm qua sự khác nhau giữa hai khái niệm Breakdown với Breakout:



    Breakdown

    Breakout

    Khái niệm

    Breakdown là sự phá vỡ của mức hỗ trợ quan trọng

    Breakout là sự phá vỡ của mức kháng cự quan trọng

    Dấu hiệu

    Xảy ra khi giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán vượt qua mức hỗ trợ và tiếp tục giảm

    Xảy ra khi giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán vượt qua mức kháng cự và tiếp tục tăng

    Cung cấp thông tin

    • Đánh dấu sự suy yếu và tiếp tục của xu hướng giảm

    • Thường được xem là tín hiệu bán trong chiến lược giao dịch

    • Có thể đưa ra cơ hội bán ngắn hoặc cắt giảm vị thế dài hạn

    • Đánh dấu sự mạnh mẽ và tiếp tục của xu hướng tăng

    • Thường được xem là tín hiệu mua trong chiến lược giao dịch

    • Có thể đưa ra cơ hội mua hoặc gia tăng vị thế dài hạn

    Cách xác định

    Cần xác định mức lỗ dừng và lợi nhuận mong đợi để quản lý rủi ro

    Cần xác định mức lỗ dừng và lợi nhuận mong đợi để quản lý rủi ro



    5. Những điều cần chú ý về Breakdown

    Khi sử dụng điểm Breakdown trong đầu tư tài chính, nhà đầu tư cần chú ý đến những điều sau: 


    - Điểm Breakdown phải được xác nhận bởi khối lượng giao dịch cao hơn bình thường, để chứng minh sự tham gia của đa số nhà đầu tư và giảm thiểu khả năng bị lừa bởi những biến động giá ngắn hạn. 


    - Điểm Breakdown phải được kiểm tra bởi một quá trình tái kiểm tra (retest), trong đó thị trường sẽ quay lại gần mức giá Breakdown để kiểm tra sức cầu và cung của nhà đầu tư. Nếu quá trình tái kiểm tra thành công, thị trường sẽ tiếp tục theo xu hướng mới. Nếu không, điểm Breakdown có thể bị phá vỡ và xu hướng cũ sẽ được duy trì. 


    ví dụ về các điểm phá vỡ giả

    Hình : ví dụ về các điểm phá vỡ giả ( False-Break) 


    - Điểm Breakdown phải được kết hợp với các yếu tố khác như ngữ cảnh thị trường, tin tức, phân tích cơ bản... để có một cái nhìn toàn diện và tránh bị sai lệch do các yếu tố ngoại lai. 


    Tóm lại, điểm Breakdown là một công cụ hữu ích trong đầu tư tài chính, nhưng cũng cần được sử dụng một cách cẩn thận và có chiến lược. Nhà đầu tư nên xác định rõ mục tiêu, ngưỡng chấp nhận rủi ro và điểm ra vào của mình khi giao dịch dựa trên phương pháp điểm Breakdown.


    6. Lời kết

    Breakdown là một trong những khái niệm quan trọng và phổ biến trong đầu tư tài chính. Bằng cách nhìn vào sự phá vỡ của mức hỗ trợ, chiến lược này cung cấp cho nhà đầu tư một cơ hội để tham gia vào xu hướng giá mới và tận dụng tiềm năng lợi nhuận. 


    Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp Breakdown đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về phân tích kỹ thuật và quản lý rủi ro. Việc xác nhận tín hiệu Breakdown từ nhiều nguồn tín hiệu khác nhau, xác định mức lỗ dừng và lợi nhuận mong đợi, cùng việc theo dõi và quản lý giao dịch là các yếu tố quan trọng để đạt được kết quả tốt trong giao dịch.


    Cuối cùng, để trở thành một nhà đầu tư thành công, quá trình học tập liên tục, thử nghiệm và điều chỉnh chiến lược là điều không thể thiếu. Bằng cách kết hợp sự hiểu biết và kỹ năng về phương pháp Breakdown với kinh nghiệm thực tế, bạn có thể tăng cường khả năng quản lý rủi ro và đạt được kết quả đáng kể trong đầu tư tài chính.


    Các bài liên quan đến [Breakdown]


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad