Chúng ta thường nhắc đến chứng khoán Mỹ vì đây là một thị trường chứng khoán lớn và vô cùng sôi động. Tuy nhiên có một thị trường khổng lồ khác đó là chứng khoán Châu Âu.
Nếu kinh tế Mỹ chủ yếu tập trung các công ty công nghệ thì kinh tế Châu Âu lại là nơi quy tụ của các công ty dịch vụ và công nghiệp.
Vì vậy hãy cùng mình vào bài viết lần này để tìm hiểu xem:
■ Chứng khoán Châu Âu là gì và Hiệu suất?
■ Các chỉ số chứng khoán Châu Âu chính là gì?
■ Sàn chứng khoán Châu Âu nào là lớn nhất
Châu Âu là một khu vực rộng lớn với nhiều nền kinh tế đang dẫn đầu thế giới như Pháp, Đức, Anh, v.v.. Vì thế mà tại đây có rất nhiều sàn chứng khoán lớn. Trong đó có 5 sàn chính với vốn hóa trên 1000 tỷ USD gồm:
Danh sách các sàn chứng khoán châu âu dẫn đầu vốn hóa thị trường năm 2022 (Nguồn: 6/2022, Statista)
Tên sàn | Trụ sở | Vốn hóa |
Euronext N.V. | Pháp và Hà Lan | 6,42 nghìn tỷ USD |
London Stock Exchange (LSE) | Luân Đôn, Vương quốc Anh | 3,07nghìn tỷ USD |
Deutsche Börse (Frankfurt) | Frankfurt am Main, Đức | 1,752 nghìn tỷ USD |
SIX Swiss Exchange | Zurich | 1,8 nghìn tỷ USD |
Nasdaq Nordic and Baltic Exchanges | Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ | 1,746 nghìn tỷ USD |
Nguồn: Statista
Và tại thị trường rộng lớn này, các nhà đầu tư cũng chủ yếu tập trung vào 4 chỉ số lớn đó là:
CAC 40:
CAC40 là tên viết tắt của Cotation Assistée en Continu. Chỉ số này được tính như số trung bình của tổng giá trị 40 công ty lớn nhất nước Pháp.
Cổ phiếu của các công ty này được giao dịch tự do trên sàn Euronext N.V.. Trong CAC40 có các công ty lớn như Renault, BNP Paribs, Alcatel-Lucent, L'Oréal, ArcelorMittal, AXA, Crédit Agricole, France Télécom..v.v
DAX:
DAX hay DAX30 là chỉ số chứng khoán Đức. Chỉ số được tính dựa vào hoạt động của 30 tập đoàn lớn nhất nước Đức.
Các tập đoàn lớn sẽ được tính dựa theo khối lượng và vốn hóa thị trường từ sở giao dịch chứng khoán Deutsche Börse (Frankfurt). Chỉ số DAX tập hợp nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như sản xuất, ngân hàng, bảo hiểm, thời trang, dược phẩm.v.v. Một số công ty lớn có trong DAX30 như Adidas, BMW, Allianz, Basf, Bayer..v.v
FTSE là viết tắt của Financial Time và Stock Exchange. Chỉ số FTSE 100 là chỉ số đại diện cho 100 công ty có vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên London Stock Exchange (LSE). Trong đó 100 công ty lớn này chiến đến 81% thị trường chứng khoán Anh. Các công ty trong FTSE 100 đa số là các công ty đa quốc gia.
Ngoài ra để được lựa chọn vào trong FTSE 100 các công ty này phải có cổ phiếu đã niêm yết trên LSE và phải vượt qua các đợt kiểm tra nghiêm ngặt như về quốc tịch, mức độ biến động giá tự do, tính thanh khoản. Một số công ty lớn có trong FTSE 100 như Royal Dutch Shell, HSBC, Tobacco, Unilever..v.v
Eurostoxx 50:
Eurostoxx 50 là chỉ số chứng khoán châu Âu đại điện cho 50 công ty lớn nhất trong khu vực Euro. Những công ty này hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Eurostoxx 50 được cấu thành từ phần lớn các công ty Pháp và Đức như Carrefour, Deutsche Bank, BMW, Volkswagen Group, Daimler AG, Orange S.A..v.v. Ngoài ra chỉ số cũng tính giá cổ phiếu của các tập đoàn lớn như Nokia, Philips, Eni..v.v
Eurostoxx 50 được nhiều nhà đầu tư coi là có tính thanh khoản tốt nhất trên thị trường tài chính toàn cầu.
Vì thế mà khi nhắc đến hiệu suất thị trường Châu Âu người ta sẽ xem các chỉ số này. Cùng mình điểm qua hiệu suất của 4 chỉ số trên trong năm 2021.
Chỉ số | Hiệu suất năm 2021 |
CAC 40 | 28.85% |
DAX 30 | 15,79% |
FTSE 100 | 18.44% |
Eurostoxx 50 | 20.99% |
Số liệu của chứng khoán châu Âu được tham khảo từ trang macrotrends.net ngày 20/10/2022.
Có thể thấy rằng cả 4 chỉ số đều có mức tăng trưởng khá tốt trong năm 2021 .
Ngoài ra kinh tế Châu Âu vốn được biết đến là một nền kinh tế không phụ thuộc vào doanh nghiệp công nghệ như Mỹ. Thay vào đó, Châu Âu chủ yếu là nền kinh tế dịch vụ và công nghiệp. Điều này cũng minh chứng cho vì sao, trong đại dịch hồi năm 2020 rất nhiều cổ phiếu lớn hay cổ phiếu chu kỳ của Châu Âu bị rớt thê thảm.
Nền kinh tế Châu Âu luôn là một thị trường lớn của kinh tế toàn cầu, vì thế sẽ luôn nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thế giới. Điều này sẽ khiến cho thanh khoản của các chỉ số chứng khoán Châu Âu sẽ luôn cao hơn khi so với từng cổ phiếu riêng lẻ.
Vì thế, các chỉ số này sẽ còn hấp dẫn hơn nữa trong tương lai. Vậy câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư tại Việt Nam có thể đầu tư chứng khoán Châu Âu hay không? Cùng mình giải đáp ở phần sau.
Chứng khoán Châu Âu cũng tương tự như chứng khoán Mỹ, cả hai đều là chứng khoán quốc tế. Vì thế, nhà đầu tư tại Việt Nam sẽ không thể trực tiếp đầu tư hay nắm giữ các chỉ số, cổ phiếu nước ngoài.
Tuy nhiên, vẫn còn một cách gián tiếp khác để tham gia đầu tư chứng khoán châu Âu đó là các sàn giao dịch ký quỹ. Cách này cũng có một cái tên khác đó là đầu tư chứng khoán phái sinh. Giao dịch chứng khoán phái sinh trên các sàn giao dịch ký quỹ dựa vào hợp đồng chênh lệch CFD.
Hợp đồng này cho phép bạn đầu tư sản phẩm dựa trên giá trị của nó mà không cần sở hữu nó. Điều này đó giúp nhà đầu tư Việt tiếp cận được rất nhiều sản phẩm tài chính khác chưa được phép đầu tư tại Việt Nam như: Chứng khoán Mỹ, chứng khoán Châu Âu, Forex, Tiền điện tử..v.v.
Còn giờ hãy cùng mình đến phần tiếp theo để tìm hiểu thêm về thị trường chứng khoán Châu Âu.
❗️❗️ Khi bạn chọn một sàn giao dịch ký quỹ để tham gia vào thị trường châu Âu, châu Á và Mỹ, hãy quan tâm đến chi phí giao dịch của sàn đó. Dù phí giao dịch tại các sàn ký quỹ là tương đối ít, tuy nhiên số lượng giao dịch hàng ngày nhiều nên khoản phí nhỏ cũng sẽ trở nên đáng kể |
Chứng khoán Châu Âu sẽ được giao dịch ở các sàn chứng khoán Châu Âu. Một thị trường lớn gồm nhiều quốc gia như vậy nên cũng sẽ có rất nhiều sàn giao dịch chứng khoán.
Tuy nhiên các nhà đầu tư thường chọn các sàn giao dịch chứng khoán lớn và phổ biến đến tham gia. Như mình đã nêu ở trên, có 5 sàn giao dịch chứng khoán lớn đó là Euronext N.V., London Stock Exchange Group, Deutsche Börse, SIX Swiss Exchange và Nasdaq Nordic.
Euronext N.V. :
Euronext (viết tắt của tên tiếng Anh: European New Exchange Technology) là sàn giao dịch chứng khoán được thành lập từ năm 2000 dưới sự sáp nhập của 3 thị trường lớn nhất ở châu Âu đó là Amsterdam, Brussels và Paris.
Và đến năm 2002 Euronext tiếp tục sáp nhập với thị trường chứng khoán phái sinh London và thị trường chứng khoán Bồ Đào Nha. Vì thế mà Euronex hiện đã trở thành thị trường chứng khoán xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới.
Hiện tại sàn này có gần 1.500 công ty phát hành niêm yết .
Một số yêu cầu của Euronext dành cho cá công ty khi lên sàn
•Tối thiểu có 25% cổ phiếu phát hành ra công chúng
•Trình báo kết quả hoạt động trong ít nhất 3 năm
•Đạt các chuẩn mực kế toán quốc tế
London Stock Exchange Group
London Stock Exchange Group hay sở giao dịch chứng khoán London là một trong những sở giao dịch lâu đời nhất trên thế giới. London Stock Exchange Group (LSE) được thành lập từ năm 1801 với nhiều công ty trong Liên Hiệp Anh và nước ngoài niêm yết.
Chỉ số FTSE 100 cũng chính là chỉ số chứa 100 công ty blue-chip hàng đầu tại LSE. Hiện tại LSE đã có chi nhánh tại Bỉ, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh.
LSE cung cấp thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh. Ngoài ra LSE cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ và dịch vụ thông tin
Deutsche Börse
Deutsche Börse hay còn được gọi là sở giao dịch Frankfurt. Deutsche Börse cũng là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt chiếm 90% tổng doanh số của thị trường Đức, và cũng chiếm tỷ lệ lớn của thị trường chứng khoán Châu Âu.
Có một điểm đáng chú ý là năm 2020 sàn Frankfurt đã công bố sản phẩm giao dịch hoán đổi mới là Bitcoin Exchange Traded Crypto. Đây cũng là sản phẩm phái sinh tiền điện tử được thanh toán bù trừ trung tâm đầu tiên trên thế giới.
SIX Swiss Exchange
SIX Swiss Exchange tiền thân là SWX Swiss Exchange có trụ sở tại Thụy Điển. Sàn được thành lập vào năm 1993 nhờ sự kết hợp của Sở giao dịch chứng khoán Geneva, các sở giao dịch chứng khoán Basel và Hiệp hối giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ.
Đây cũng là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới kết hợp hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ và thanh toán hoàn toàn tự động.
SIX Swiss Exchange duy trì một số chỉ số chính và chỉ số được biết đến nhiều nhất đó là SMI. Sàn cung cấp một số dịch vụ gồm thanh toán bù trừ, đối tác trung tâm, dịch vụ lưu ký, dữ liệu thị trường..v.v
Nasdaq Nordic
Nasdaq Nordic là tên gọi công ty con của NASDAQ.INC chuyên cung cấp thị trường chứng khoán ở khu vực Bắc Âu và Baltic của Châu Âu. Trước đó sàn được biết đến với cái tên OMX AB được thành lập vào năm 2003 sau sự hợp nhất giữa OM AB và HEX pic. Đến năm 2021 thì sàn đổi tên thành Nasdaq AB. Các chỉ số lớn trên sàn Nasdaq Nordic gồm ABB, AMBU, ASSA B...v.v
Còn giờ cùng mình đến phần tiếp theo để xem giờ giao dịch chứng khoán Châu Âu.
Về giờ giao dịch chứng khoán cùng điểm qua giờ của các sàn lớn kể trên:
Sàn | Giờ mở cửa | Giờ đóng cửa | Ngày hoạt động |
Euronext | 14h chiều | 20h30 tối | Thứ 2 đến Thứ 6 |
London Stock Exchange Group | 15h10 chiều | 23h25 tối | Thứ 2 đến Thứ 6 |
Deutsche Börse | 13h chiều | 3h sáng | Từ Thứ 2 đến Thứ 7 |
SIX Swiss Exchange | 15h30 chiều | 20h30 tối | Thứ 2 đến Thứ 6 |
Giờ giao dịch của các sàn trên đều đã được quy đổi sang giờ Việt Nam. Có thể thấy khung giờ như vậy tương đối không phù hợp với nhà đầu tư Việt.
Tại sàn hiện có các chỉ số chứng khoán Châu Âu lớn như: GER30, FR40, EU50. Thông số giao dịch 3 chỉ số trên tại Mitrade như sau:
Ký hiệu | Tên | Lô tối đa | Spread |
GER50 | GER50 | 100 | 3.0 |
FR40 | FR40 | 50 | 1.6 |
EU50 | EU50 | 50 | 2.0 |
Mình cũng có thể dễ dàng xem giờ giao dịch của từng chỉ số trên Mitrade, hoặc các tài sản khác ví dụ
GER50:
Cổ phiếu AAL - American Airlines
Giờ giao dịch Vàng:
Nắm bắt được giờ giao dịch là rất quan trọng. Bởi lẽ các thời điểm đầu phiên hay cuối phiên sẽ thường là thời điểm sôi động. Và đây là cơ hội cho các trader, các nhà đầu tư ký quý kiếm lợi nhuận dựa vào biến động giá.
Là một thị trường lớn vì thế mà có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự tăng giảm của chứng khoán Châu Âu. Tuy nhiên chúng ta có thể điểm lại một số yếu tố sau:
Dịch bệnh
Mặc dù Châu Âu đang kiểm soát tốt được đại dịch Covid. Tuy nhiên nếu lớp phòng vệ bị vỡ, đại dịch quay trở lại với những chủng mới, thì chứng khoán Châu Âu sẽ một lần nữa chìm trong biển đỏ.
Cuộc họp G20
G20 là diễn đàn quốc tế dành cho các nguyên thủ và thống đốc ngân hàng trung ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với liên minh Châu Âu.
Vì thế các thông tin, phát ngôn từ cuộc họp này cũng rất đáng chú ý. Đặc biệt là các nội dung được bàn bạc, đây là yếu tố ảnh hưởng đến chứng khoán Châu Âu.
Khủng hoảng năng lượng
Các chuyên gia đang lo ngại “lĩnh vực công nghiệp sụp đổ” khi giá năng lượng (dầu mỏ, khí đốt) tăng cao liên tục trong thời gian qua.
Vì vậy, các chính phủ đang kêu gọi để chống lại ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có tiền lệ, EU đã triển khai một loạt kế hoạch gồm giảm tiêu thụ khí đốt và hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng khỏi áp lực từ giá điện tăng vọt.
Cuộc chiến Nga-Ukraine
Đây là sự kiện bất ngờ diễn ra đầu năm 2022, khiến cho kinh tế toàn cầu chao đảo, các chỉ số chứng khoán đều bị ảnh hưởng.
Cuộc chiến “chưa hồi kết” đã khiến có nền kinh tế toàn cầu nguy cơ suy thoái, nền kinh tế khu vực châu Âu lại chịu ảnh hưởng rất lớn, vì nó cũng khiến có giá năng lượng tăng cao thời gian qua. Đặc biệt là những tháng cuối năm 2022, tức mùa đông đang đến gần.
Lạm phát và Chính sách thắt chặt tiền tệ
Cơn đau từ chính sách thắt chặt tiền tệ chỉ mới bắt đầu, lạm phát tăng vọt - đã lên tới hai con số ở Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh - đã thúc đẩy Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh cần thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Lãi suất luôn là “kẻ thù” của thị trường chứng khoán. Vì thế, các nhà đầu tư cần phải theo dõi sát các động thái trong chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh để có thể đưa ra quyết định hợp lý.
▌ Các bài liên quan đến [Chứng khoán Châu Âu] |
▌Tổng quan về chứng khoán
------------------------------
10 cách học đầu tư chứng khoán và tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu
Top 10 sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến uy tín tại Việt Nam
Hướng dẫn cách đặt lệnh mua bán chứng khoán(CHI TIẾT&TOÀN TẬP)
Cổ phiếu blue chip là gì? Danh sách cổ phiếu bluechip Việt Nam và trên thế giới năm 2023
▌Tìm hiểu về chứng khoán Mỹ& Châu Á
----------------------------------------------
TOP 15 chỉ số chứng khoán Mỹ và cổ phiếu Mỹ trên thị trường chứng khoán Mỹ
Năm 2023 cách chơi chứng khoán Mỹ hiệu quả ra sao? Đầu tư chứng khoán cổ phiếu Mỹ tại Việt Nam
Cách mua cổ phiếu nước ngoài? Top 10 sàn chứng khoán Mỹ nước ngoài để đầu tư chứng khoán nước ngoài
Top 10 cổ phiếu công nghệ đáng đầu tư nhất trên chứng khoán Mỹ&Việt Nam
Năm 2023 cách chơi chứng khoán Mỹ hiệu quả ra sao? Đầu tư chứng khoán cổ phiếu Mỹ tại Việt Nam
Cách đầu tư chứng khoán châu Á và các chỉ số chứng khoán Châu Á
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.