CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Metaverse là gì? TOP 10 metaverse coin/token tiêu biểu nhất năm 2023

    17 Phút
    Cập nhật 01/06/2023 07:45
    Mitrade

    Từ cuối tháng 10/2021, khi Mark Zuckerberg - ông chủ Facebook đổi tên công ty thành Meta, ưu tiên hướng đi hướng đến vũ trụ ảo mang tên Metaverse thì khái niệm Metaverse bắt đầu nóng dần và trở thành xu hướng mới mẻ nhất hiện nay.


    Metaverse được nhắc đến liên tục trên nhiều mặt báo, diễn đàn, nhận được sự quan tâm đông đảo của giới đầu tư. Kéo theo đó, nhiều dự án coin liên quan đến Metaverse cũng được quan tâm mạnh mẽ, tăng trưởng bùng nổ, như SAND token (tăng trưởng 17.047% trong năm 2021), AXS token (tăng trưởng 17.930% trong năm 2021) và nhiều dự án thuộc xu hướng Metaverse khác có tốc độ tăng trưởng lên tới hàng trăm, hàng ngàn %.


    Vậy, Metaverse là gì? Đâu là những Metaverse token/coin tiêu biểu hiện nay? Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các vấn đề liên quan.


    Cảnh báo: Trước khi có bất kỳ quyết định đầu tư nào liên quan đến Metaverse, nhà đầu tư cần thật thận trọng. Các Metaverse Coin/Token còn quá mới mẻ, dù có nhiều dự án nổi tiếng nhưng cũng không loại trừ các coin rác/scam đang lợi dụng danh tiếng của Metaverse để trục lợi. Do đó, rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực Metaverse vẫn rất cao.


                   

    ❗️❗️ Cảnh báo: Trước khi có bất kỳ quyết định đầu tư nào liên quan đến Metaverse, nhà đầu tư cần thật thận trọng. Các Metaverse Coin/Token còn quá mới mẻ, dù có nhiều dự án nổi tiếng nhưng cũng không loại trừ các coin rác/scam đang lợi dụng danh tiếng của Metaverse để trục lợi. Do đó, rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực Metaverse vẫn rất cao.             


    1. Metaverse là gì? Nguồn gốc của Metaverse

    ♦ Metaverse là gì?

    Metaverse có thể hiểu đơn giản là một thế giới siêu vũ trụ. Trong đó, “Meta” có nghĩa là vượt lên, “verse” (Universe) là yếu tố mang tính vũ trụ.


    Ngày nay, các công ty, mà thường là công ty công nghệ sẽ sử dụng thuật ngữ Metaverse để mô tả thế giới ảo do Internet và công cụ như VR - thực tế ảo VR, AR - thực tế ảo tăng cường, hay thậm chí MR (kết hợp giữa VR và AR) cùng tạo nên.


    Các nhà sản xuất kỳ vọng thế giới vũ trụ ảo Metaverse sẽ mang đến sự đổi mới về công nghệ trong tương lai, sẽ làm thay đổi cách con người sống, làm việc, và công nghệ này sẽ được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.



    Metaverse là gì


    ♦  Nguồn gốc thuật ngữ Metaverse

    Dù mới được nhắc đến và bàn luận nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên Metaverse đã xuất hiện cách đây gần 30 năm trong tiểu thuyết Snow Crash năm 1992 của nhà văn người Mỹ Neal Stephenson. Trong tác phẩm này, Metaverse được nhắc đến là thế giới mới dựa trên công nghệ thực tế ảo cho Internet, tồn tại song song với cuộc sống vật chất. Đây là không gian – nơi mà các định luật vật lý không còn tồn tại, chỉ có những quy tắc và giới hạn do con người tưởng tượng ra.


    Đến nay, có khá nhiều quan điểm khi nhắc đến thuật ngữ Metaverse. Ví như Matthew Ball, tác giải cuốn sách Metaverse Primer và cũng là một nhà đầu tư mạo hiểm mô tả: Metaverse là siêu mạng lưới lớn về những hình ảnh 3D được xây dựng theo thời gian thực.


    Đồng thời, mạng lưới này cũng giả lập lại danh tính của người, các vật thể, trật tự xã hội...”.

    Còn theo CEO Meta (tiền thân là Facebook), người đã khởi xướng trào lưu về Metaverse trong năm 2021, “Metaverse sẽ là công nghệ nối tiếp của internet di động, giúp con người có thể cảm thấy như gặp nhau ở thế giới thực, bất kể khoảng cách giữa họ là bao xa”.

    ♦  Mục đích của Metaverse

    Vậy, mục đích của vũ trụ thế giới ảo - Metaverse là gì?


    Thế giới Metaverse sẽ mở ra những khả năng hoàn toàn mới, tạo ra không gian cần thiết để con người thực hiện bất cứ điều gì họ muốn: mua sắm, tụ tập, làm việc, vui chơi, sáng tạo, chơi game, giải trí,... hoặc tìm hiểu về các địa điểm và ý tưởng mới mà khó có thể thực hiện được trong thế giới thực, mở rộng khả năng sáng tạo không giới hạn của con người.


    Trong không gian Metaverse, mỗi người đều sẽ sống trong không gian của riêng họ và tương tác với những người khác bằng hình đại diện trực tuyến. Điều đặc biệt là hình đại diện trực tuyến này sẽ di chuyển, nói và hành động một cách tự do.


    Metaverses thường có nền kinh tế và đơn vị tiền tệ ảo riêng, nhờ đó người dùng có thể mua, bán và giao dịch bất cứ sản phẩm nào, như sở hữu bất động sản ảo. Thậm chí, bạn cũng có thể tạo ra tài sản trong không gian Metaverse, như tranh hoặc tòa nhà, rồi có thể bán nó cho người dùng Metaverse khác, đổi lấy các đơn vị tiền tệ trong Metaverse. 


    Người dùng cũng có thể trao đổi tiền điện tử Metaverse của họ với những người dùng khác, hoặc đầu tư tiền Metaverse của mình để kiếm lãi. Theo các chuyên gia trong ngành, đơn vị tiền tệ trong Metaverse sẽ là tiền điện tử hoặc các mã thông báo không thể thay thế (Non-Fungible Token, sau đây sử dụng từ viết tắt là NFT).


    2. Những đặc tính của Metaverse? Ai đang phát triển Metaverse?


    Dưới đây là những đặc tính của thế giới ảo Metaverse:


    ✔️ Phi tập trung: Trong siêu thế giới ảo Metaverse, thế giới quan ban đầu sẽ được sở hữu và kiểm soát bởi các công ty, tuy nhiên nền tảng tài chính tiền điện tử sẽ được phân cấp và xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain. Ngoài ra, một số hoặc tất cả các thành phần của trò chơi trong Metaverse được xây dựng trên công nghệ blockchain. Điều này tạo nên cấu trúc phi tập trung, bình đẳng cho những người tham gia Metaverse. Ngay cả trong trường hợp những người sáng tạo ra thế giới metaverse bỏ đi, bản thân thế giới ảo của Metaverse vẫn có thể tiếp tục tồn tại vĩnh viễn.


    ✔️ Quản trị người dùng: Trong thế giới ảo của Metaverse, các siêu thị tiền điện tử như Decentraland được xây dựng trên nền tảng tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) và mã thông báo quản trị sẽ giúp người dùng kiểm soát tương lai của trò chơi, cho phép người dùng thúc đẩy các thay đổi thông qua hoạt động bỏ phiếu.


    Với đặc tính này, Metaverses sẽ không còn là giới hạn trong 1 trò chơi nào, mà có thể phát triển thành toàn bộ xã hội có nền kinh tế và sự lãnh đạo dân chủ.


    ✔️ Nguồn gốc rõ ràng: Đơn vị tiền điện tử trong Metaverse có dạng mã thông báo tiền điện tử, chẳng hạn như mã thông báo không thể thay thế (NFT). Mỗi NFT đều có tính duy nhất nên các thẻ Metaverse và các vật phẩm được phát triển trong thế giới Metaverse đều có thể được mã hóa để chứng minh nguồn gốc rõ ràng của nó. Mỗi NFT sẽ được bảo mật bởi chuỗi khối Metaverse, bảo vệ tài sản kỹ thuật số của người dùng khỏi bị sao chép hoặc bị tấn công.


    ✔️ Giá trị kinh tế trong thế giới thực: Metaverse sử dụng mã thông báo tiền điện tử và cơ sở hạ tầng blockchain, cho phép người sở hữu thẻ Metaverse và các sản phẩm kỹ thuật số có thể giao dịch chúng trên các thị trường DEX và NFT. Và vì vậy, người sở hữu tài sản trong thế giới Metaverse có thể mang lại giá trị thực cho các khoản đầu tư song song với thế giới thực. Từ đó, có thể chuyển đổi tài sản giữa thế giới thực và ảo dễ dàng.


    Với những đặc tính này, Metaverse được các công ty kỳ vọng sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Trước khi CEO Facebook đưa khái niệm Metaverse ra với cộng đồng, đã có nhiều ông lớn dấn thân vào sân chơi thế giới ảo Metaverse.

    Có thể kể đến các công ty lớn đã và đang phát triển Metaverse như:

    Meta (Facebook)

    Tham vọng Facebook với Metaverse quá rõ ràng khi đã đổi tên công ty thành Meta ngay sau những tuyên bố liên quan đến thế giới ảo này. Gã khổng lồ công nghệ này đã đầu tư đáng kể vào lĩnh vực thực tế ảo, khi mua lại Oculus vào năm 2014 và gia nhập đường đua sản xuất kính VR phổ biến nhất thế giới này.


    Từ 2017, Mark Zuckerberg đã đầu tư 1 tỷ USD vào Oculus. Giữa năm 2021, Facebook công bố thành lập đội ngũ chuyên gia liên quan đến Metaverse. Hồi tháng 8/2021, công ty tung ra phiên bản beta Horizon Workroom - là không gian họp ảo, giúp người tham gia có thể tham gia cuộc họp VR bằng tai nghe Oculus Quest 2 VR. Mới đây, đơn vị này cũng tung ra một thiết bị gọi là “retina resolution” dành riêng cho kế hoạch Metaverse.

    Microsoft

    Microsoft cũng đang bước vào cuộc đua xây dựng “đế chế” Metaverse của Teams. Cụ thể, gã khổng lồ về phần mềm sẽ đưa nền tảng trải nghiệm ảo 3 chiều và hình đại diện ảo Microsoft Mesh vào Microsoft Teams vào năm tới.


    Ngoài ra, đơn vị này cũng đang có kế hoạch phát triển không gian kết nối ảo 3D cho các cơ sở bán lẻ và nơi làm việc trong năm 2022. Quân đội Hoa Kỳ cũng đang làm việc với Microsoft về việc phát triển tai nghe thực tế tăng cường Hololens 2 để ngành quân đội có thể ứng dụng trong huấn luyện, diễn tập và chiến đấu.

    Tencent Holdings

    Các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho xu hướng Metaverse mới. Cụ thể, Tencent, Baidu và Alibaba đã nộp khoảng 100 đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến Metaverse. Riêng ông lớn game Tencent đã đăng ký hai nhãn hiệu Kings Metaverse và Timi Metaverse, nhằm giúp phát triển dịch vụ nhắn tin QQ và nền tảng game trực tuyến Honor of Kings trong tương lai.

    Walt Disney

    Không đứng ngoài cuộc chơi, hãng phim hoạt hình nổi tiếng thế giới Walt Disney hồi tháng 11/2021 cũng cho biết đang chuẩn bị phát triển mảng công nghệ thế giới thực tế ảo trong lĩnh vực giải trí, được các nhà văn khoa học viễn tưởng sáng tạo nên. Người đứng đầu Walt Disney nhận định, Metaverse của tập đoàn này sẽ là phần mở rộng từ dịch vụ video trực tuyến của hãng, nhưng với một hình thức kể chuyện hoàn toàn mới được gọi là “tấm vải ba chiều”.

    Foxconn

    Trong lĩnh vực phần cứng, đơn vị gia công điện tử lớn nhất thế giới Foxconn đã khẳng định “chắc nịch” rằng sẽ trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của Metaverse toàn cầu. Chủ tịch Young Liu hứa hẹn, trong hai sự kiện ngành công nghệ kế tiếp của thế giới là xe điện và vũ trụ ảo, công ty này sẽ tham gia với các sản phẩm liên quan.

    Epic Games, Roblox

    Tim Sweeney, Giám đốc điều hành công ty trò chơi Epic Games cũng tuyên bố rằng: "Không có gì bí mật khi Epic được đầu tư xây dựng Metaverse”.  Trong khi đó, kho tựa game nổi tiếng Roblox cũng từng nhắc đến Metaverse trong một bài tweet cám ơn hồi tháng 3/2021 rằng: “cảm ơn tất cả những người đã giúp đưa nền tảng tiến gần hơn một bước để hoàn thành tầm nhìn của chúng tôi về #Metaverse”.

    Minecraft

    Minecraft là “vũ trụ ảo” được nhiều trẻ em yêu thích, thuộc tập đoàn Microsoft. Cơ cấu hoạt động của nền tảng này cũng tương tự hệ thống Metaverse, giúp người chơi có thể tạo nhân vật kỹ thuật số của riêng mình và xây dựng bất cứ thứ gì người chơi muốn. Ứng dụng này thu hút hơn 140 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.


    Ngoài các công ty nổi bật kể trên, mt số công ty khác cũng đã có ít nhiều những hoạt động liên quan đến Metaverse. Đầu năm nay, Sensorium Galaxy đã mở hai thế giới thiên hà đầu tiên, có thể khám phá bằng tai nghe VR. Nhà phát triển chip Nvidia cũng đã tung ra nền tảng Omniverse hồi tháng 4, nhằm tạo và mô phỏng thế giới ảo. Tại châu Á, Bytedance, ông lớn đứng sau TikTok đã gia nhập đường đua Metaverse với động thái mua lại Pico – một công ty khởi nghiệp tập trung vào VR…


    3. Vai trò của tiền điện tử trong Metaverse


    Đằng sau sự phát triển của Metaverse, nhu cầu cung cấp danh tính, nhu cầu về dịch vụ tài chính và thanh toán kỹ thuật số cũng phát triển. Dữ liệu trên Metaverse sẽ phải được lưu trữ và phục vụ cho hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ người.


    Như vậy, trong thế giới Metaverse, các mã thông báo không thể thay thế NFT, blockchain và tiền điện tử crypto chính là chìa khóa để tiếp cận thế giới thực tế ảo, cũng là động lực giúp phát triển một mô hình kinh tế trên nền tảng Metaverse, giúp con người có thể mua bán và trao đổi các tài sản số hóa với nhau.


    Khi kết nối với thị trường Crypto, Metaverse vẫn giữ nguyên công nghệ cốt lõi nhưng sẽ kết hợp với công nghệ Blockchain, giúp mở rộng khả năng kết nối với thế giới xung quanh, xóa bỏ quy củ về không gian thời gian, thoát khỏi các khoảng cách hàng rào địa lý giữa các khu vực trên thế giới.


    Tóm lại, các vai trò của tiền điện tử trong thế giới ảo Metaverse gồm:


    +Đơn vị tiền tệ - trung gian thanh toán, trao đổi: Dù không phải nhân tố duy nhất của Metaverse, nhưng crypto đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống này. Metaverse tồn tại như một xã hội ảo, và điều tất yếu là xã hội ảo cũng cần đến một nền kinh tế ảo của riêng họ. Và tất nhiên, tiền ảo sẽ là đơn vị tiền tệ hợp lý nhất trong hệ thống này



    +Công cụ tài chính phi tập trung: Nền kinh tế của Blockchain của Metaverse cần được vận hành một cách minh bạch, mọi khoảng cách ngôn ngữ địa lý, không gian thời gian đều được bỏ quan nên nền kinh tế ấy sẽ không bị thâu tóm hoặc kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Với nhu cầu  này, chỉ có tiền điện tử là công cụ tài chính phi tập trung phù hợp hợp nhất trong Metaverse.


    4. Cách sử dụng Metaverse coin để mua sắm trong Metaverse

    Với mã thông báo NTF và tiền điện tử, con người có thể truy cập các tài sản kỹ thuật số trên thế giới Metaverse, từ nhà ở ảo, doanh nghiệp ảo, quần áo kỹ thuật số cho hình đại diện, tranh ảnh kỹ thuật số hay các mặt hàng kỹ thuật số….


    Vậy, làm thế nào để sử dụng Metaverse coin để mua sắm trong thế giới Metaverse?

    Bước 1: Tạo ví tiền điện tử

    Đầu tiên, hãy tạo một ví tiền điện tử để có thể tiếp cận các nền tảng liên quan tới Metaverse. Một ví tiền phổ biến là MetaMask.

    Bước 2: Đổi tiền fiat lấy tiền điện tử Metaverse

    Sau khi đã tạo tài khoản ví điện tử, hãy đổi từ tài khoản tiền mặt sang tiền điện tử. Lưu ý, hiện bạn có thể mua/swap tiền điện tử Metaverse coin bằng USD, nên bạn có thể mua coin bằng cách sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của bạn.


    Bạn có thể mua Metaverse coin trên các sàn như Binance, Coinbase. Lưu ý, bạn nên mua ETH (coin phổ biến sử dụng để phát triển các ứng dụng phi tập trung và NFT), MANA, SAND, ATLAS, CEEK, hoặc một số đồng tiền điện tử Metaverse tiêu biểu khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu ngay trong phần kế tiếp.

    Bước 3: Thực hiện mua sắm

    Tất cả các vật thể ảo trong Metaverse đều được thể hiện dưới dạng NFT. Do đó, trong thế giới ảo Metaverse, bạn có thể dùng các NTF hoặc coin để mua sắm nhân vật, vật phẩm, địa ốc ảo…


    Ngoài ra, người dùng cũng có thể chơi trò chơi để kiếm tiền ảo - Play to earn, hoặc có thể đầu tư và giao dịch NTF để kiếm tiền từ chúng  - Trade to earn.


    Một số hoạt động kiếm tiền và mua sắm Metaverse coin trong thực tế như:



    · The Sandbox phát triển các trung tâm Casino ảo tích hợp tiền điện tử, giúp người chơi có thể kiếm tiền từ các trung tâm giải trí ảo của họ.


    ·Trong nền tảng Decentraland, một người chơi đã bán 259 lô đất ảo NFT với giá hơn 913.000 USD, tương đương số tiền ảo bỏ ra là 1.295.000 MANA. Trong nền tảng này, một nhà bán đấu giá từ Anh cũng mở một tòa nhà bán đấu giá ảo, trưng bày các tác phẩm NFT và thu hút đến 3.000 khách tham quan. 




    Đất ảo trong blockchain cũng sốt như bất động sản đời thực, giá cao ngất ngưỡng

    (Đất ảo trong blockchain cũng sốt như bất động sản đời thực, giá cao ngất ngưỡng)


    5.TOP 10 metaverse coin/token tiêu biểu nhất năm 2023

    Nếu bạn đang quan tâm đến Metaverse và các trải nghiệm liên quan đến thế giới ảo, tiền điện tử Metaverse coin, hãy tham khảo danh sách các metaverse coin/token hàng đầu đang được sử dụng cho Metaverse.


    Theo thống kê top đồng Metaverse coin dựa trên vốn hoá thị trường của trang Coinmarketcap cập nhật tháng 01/2023

    Theo thống kê top đồng Metaverse coin dựa trên vốn hoá thị trường của trang Coinmarketcap cập nhật tháng 01/2023.


    1/Apecoin - APE


    Apecoin - APE


    Ký hiệu: APE

    Vốn hóa thị trường: 2,12 tỷ USD

    Giá hiện tại: 5,74 USD

    ROI (tỷ lệ tăng trưởng) tính đến hiện tại: Chưa đánh giá


    Giới thiệu chung:

    ApeCoin là mã thông báo tiện ích và quản trị ERC-20 được sử dụng trong hệ sinh thái của APE để trao quyền và khuyến khích xây dựng cộng đồng phi tập trung đi đầu trong web3. 


    Những người nắm giữ ApeCoin tự quản lý thông qua khung quản trị phi tập trung kiểm soát ApeCoin DAO và bỏ phiếu về cách sử dụng Quỹ hệ sinh thái ApeCoin DAO.


    Ưu điểm:

    • Bảo mật tốt nhờ Ethereum Blockchain

    • Liên tục cập nhật, nâng cấp tính năng và tùy chọn mới cho người dùng

    • Mã thông báo của Apecoin có thể được sử dụng cho nhiều mục đích


    Nhược điểm:

    • Chạy trên chuỗi khối ETH nên phí gas cao

    2/Decentraland


    16756757993491


    • Ký hiệu: MANA

    • Vốn hóa thị trường: 1,376 tỷ USD

    • Giá hiện tại: 0,7418 USD

    • ROI tính đến hiện tại của MANA: 2.733%


    Giới thiệu chung:

    Decentraland là dự án thực tế ảo - được xem là thành phố thu nhỏ, dựa trên nền tảng ETH, cho phép người dùng có thể mua bán, xây dựng cơ sở hạ tầng để làm hội nghị, mua sắm, xem nhạc, nghỉ dưỡng… Trong đó, MANA là tiền điện tử gốc của nền tảng, được sử dụng để cung cấp quyền truy cập vào các ứng dụng tương tác, thanh toán, đầu tư vào nhiều tài sản trong “thành phố” này.  


    Đầu năm nay, giá MANNA chỉ có 1.913 đồng. Ngay khi Facebook thông báo đổi tên thành Meta, MANA đã chứng kiến mức tăng đột biến hơn 600% và đạt mức cao kỷ lục - ATH là 5.9$ vào ngày 25/11/2021.


    Ưu điểm:

    • Bảo mật tốt nhờ Ethereum blockchain

    • Liên tục cập nhật, nâng cấp tính năng và tùy chọn mới cho người dùng

    • Mã thông báo của Decentraland có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: có thể đấu giá cả LAND và NFT


    Nhược điểm:

    • Chạy trên chuỗi khối ETH nên phí gas cao

    • Địa hình trên MANA bị đánh giá tẻ nhạt, nội dung hạn chế

    • Số lượng người dùng còn ít, do đó thanh khoản trên Decentraland không cao


    3/Axie Infinity


    Axie Infinity

    • Ký hiệu: AXS

    • Vốn hóa thị trường: 910 triệu USD

    • Giá thị trường: 9,03 USD

    • ROI đến hiện tại: 10.616%


    Giới thiệu chung:

    Axie Infinity là game hấp dẫn, theo dữ liệu ghi nhận thời điểm cao điểm tựa game thu hút được khoảng 1/4 triệu người chơi mỗi ngày.


    Theo đó, khi tham gia nền tảng này, người chơi sở hữu mã thông báo NTF sẽ có thể xây dựng vương quốc, săn lùng kho báu, tìm kiếm tài nguyên quý và một loại quái vật tên là Axies. Theo ghi nhận, một người chơi từng bán một Axie với giá lên đến 300 ETH - một mức giá cao kỷ lục. AXS được phát triển dựa trên chuỗi khối Ethereum. 


    Giữa năm 2021 dự án này nóng sốt đến mức token được giao dịch ở mức đỉnh điểm khoảng 2,4 triệu đồng. Những nhà đầu tư tại thời điểm đó đã đầu tư AXS có thể sở hữu mức lợi nhuận lên đến hàng ngàn % trong thời gian ngắn. ROI đến hiện tại của dự án là 10.616%


    Ưu điểm:

    • An toàn, bảo mật của nền tảng cao. 

    • Có thể chuyển đổi AXS trực tiếp với Ether hoặc tiền tệ fiat.


    Nhược điểm:

    • Phí gas cao. 

    • Hoạt động kiếm AXS trên nền tảng đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, công sức. 

    • Trò chơi không miễn phí. Người chơi phải sở hữu từ 3 AXS token trở lên mới được tham gia chơi.  



    4/The Sandbox

    The Sandbox


    • Ký hiệu: SAND

    • Vốn hóa thị trường: 1,1 tỷ USD 

    • Giá hiện tại: 0,7348 USD 

    • ROI của SANDTăng trưởng YTD: 8.47617.047%


    Giới thiệu chung:

    Dự án The Sandbox là Metaverse và hệ sinh thái trò chơi, phát triển dựa trên nền tảng Ethereum blockchain với mục tiêu phá vỡ các rào cản của game truyền thống. The Sandbox giúp người dùng thể tạo, chia sẻ và kiếm tiền từ những nội dung do họ tạo ra mà không cần thông qua bất cứ nhà quản lý, phát hành game nào.


    Cụ thể, nền tảng cho phép bạn hoá thân thành nhân vật yêu thích, trao đổi mua bán các vật phẩm trong game hoặc đất ảo trên NFT LAND. 


    Đầu năm nay, SAND token chỉ có giá 846 đồng nhưng hiện nay, giá SAND đã tăng phi mã, vượt mức 146 ngàn đồng, đặc biệt sau tuyên bố về Metaverse của Facebook. Đầu năm có giá 883 đồng.


    Ưu điểm:

    • Phù hợp với những game thủ và những người đam mê tiền điện tử

    • Tính an toàn và bảo mật chất lượng do được chạy trên chuỗi khối ETH blockchain.

    • Là Metaverse coin phổ biến, có thể mua trên nhiều sàn giao dịch như Binance, Uniswap (v2), Gate.io, Digifinex, Crypto.com Exchange,…

    • Trình chỉnh sửa mạnh mẽ, cho phép tạo ra hình ảnh động và mô hình vô song để dễ dàng phát triển thế giới ảo theo ý người dùng. 


    Nhược điểm:

    • Phí gas cao

    5/THETA

    THETA

    • Ký hiệu: THETA

    • Vốn hóa thị trường: 927 triệu USD

    • Giá thị trường: 0,927$

    • ROI của dự án: 553.90%


    Giới thiệu chung:

    Theta Network là mạng lưới phân phối nội dung phi tập trung, nhằm thay đổi và cải thiện chất lượng cho các nền tảng streaming hiện tại gồm chất lượng video, hệ sinh thái kém hiệu quả và chi phí platform cao. Qua các dApp (ứng dụng phi tập trung) của Theta, các nhà cung cấp nội dung liên quan đến thể thao, thể thao điện tử, giải trí, giáo dục có thể phân phối nội dung hiệu quả và tối ưu nhất.


    Theta được xây dựng dựa trên cơ chế đồng thuận BFT và thuật toán có tên là Proof-of-Engagement. Trong hệ sinh thái của Theta, các hoạt động giao dịch chủ yếu thông qua Theta Fuel và Theta token. 


    Ưu điểm:

    • Dự án được hỗ trợ bởi nhiều ông lớn như SAMSUNG, SONY, Sierra Ventures, đài MBN

    • Theta được giao dịch nhiều sàn giao dịch lớn nhỏ gồm Binance, Houbi, Upbit, Gate.io, Okex... 


    Nhược điểm:

    • Token THETA không được phân phối ra công chúng

    • Giá token chưa ổn định vì nó chưa được tin tưởng bởi cộng đồng

    6/Enjin Coin

    Enjin Coin

    • Ký hiệu: ENJ

    • Vốn hóa thị trường: 56.235 đồng

    • Giá thị trường: 66.634 đồng

    • Tăng trưởng YTD: 2.039%


    Giới thiệu chung:

    Enjin coin là nền tảng Metaverse dành cho cộng đồng game thủ, cho phép người dùng phát triển hàng hóa ảo và cửa hàng để giao dịch bằng cách khóa mã thông báo ENJ, mã thông báo Metaverse vào một hợp đồng thông minh. Khi một mặt hàng được bán, người bán sẽ nhận được ENJ coin.


    Enjin cũng cho phép người dùng và doanh nghiệp mở rộng thị trường bằng cách sử dụng mã thông báo NFT và mã QR.



    Ưu điểm:

    • Nền tảng bảo mật và an toàn được cung cấp bởi mạng lưới Ethereum. 


    Nhược điểm:

    • Ví ENJ không phải là mã nguồn mở nên có thể khó kiểm tra. 

    • Dự án ra đời từ năm 2018 nhưng tính tới hiện tại, vẫn chưa thu hút được nhiều nhà phát phát triển game tham gia. 



    7/Alien World


    Alien World

    • Ký hiệu: TLM

    • Vốn hóa thị trường: 54 triệu USD

    • Giá thị trường: 0,01621 USD


    Giới thiệu chung:

    Alien Worlds là một nền tảng tài chính phi tập trung DeFi, là Metaverse game kết hợp giữa NFT và DeFi. Đây là trò chơi dựa trên nền tảng blockchain, trong đó các game thủ sẽ cạnh tranh nhau để giành lấy các nguồn tài nguyên khan hiếm và xây dựng các hành tinh ngoài thế giới. Người chơi Alien World có thể kiếm NFT hoặc dùng NTF để hoàn thành các nhiệm vụ trong trò chơi, hoặc khai thác TLM coin. TLM coin còn có thể được sử dụng để khai thác NFT, mua hoặc nâng cấp các vật phẩm trong game… 


    Theo thống kê từ Coinmarketcap, đầu tháng tư, sau khi được niêm yết, giá TLM ở mức 55.200 đồng, tăng mạnh ngày 11/4 lên 161.000 đồng, nhưng lại bất ngờ trượt xuống chỉ còn 15.800 sau đó vài ngày. Giá Alien Worlds coin cuối năm chỉ còn hơn 5 ngàn đồng. 


    Ưu điểm:

    • Coin TLM có thể được chuyển đổi với Ethereum, WAX và BSC

    • Được xây dựng trên 3 nền tảng Binance Smart Chain, Ethereum và Wax nên được tối ưu về bảo mật, chi phí và lưu trữ


    Nhược điểm:

    • Giá không ổn định, rủi ro giảm giá ngay từ ngày đầu ra mắt đến nay. 

     

    8/Illuvium

    Illuvium

    • Ký hiệu: ILV

    • Vốn hóa thị trường: 104 triệu USD

    • Giá thị trường: 52,83 USD


    Giới thiệu chung:

    Illuvium là một game nhập vai (RPG) thế giới mở, sở hữu một khung cảnh rộng lớn, tuyệt đẹp, game thủ có thể hoàn thành các nhiệm vụ, khám phá những sinh vật được gọi là Illuvials và điều tra bí ẩn bên trong thế giới Illuvium. Những vật phẩm bạn sưu tập được khi chơi game đều là NFT, có thể được giao dịch trong trò chơi, trên sàn giao dịch phi tập trung của Illuvium (IlluvDEX). 

     

    ILV được niêm yết hồi cuối tháng 3 với giá gần 1,7 triệu đồng. Từ tháng 7 – tháng 12 tăng trưởng phi mã, coin này đã đạt hơn 27 triệu đồng, trở thành món hời lớn cho những nhà đầu tư vào coin của game chiến thuật này. 


    Ưu điểm:

    • Illuvium chạy trên mạng Ethereum nên có độ bảo mật và an toàn cao

    • Một số khu vực cho phép người chơi đăng nhập và chơi miễn phí


    Nhược điểm:

    • Phí gas cao



    09/ Chromia - CHR


    Chromia - CHR


    • Ký hiệu: CHR

    • Vốn hóa thị trường: 163 triệu USD

    • Giá thị trường: 0,1632 USD


    Giới thiệu chung:

    Chromia-CHR là một blockchain công khai mã nguồn mở cho phép các lập trình viên xây dựng Dapp trên nền tảng của Chromia. Token CHR được ra mắt vào tháng 5/2019, công nghệ đằng sau chuỗi khối Chromia được điều chỉnh từ công nghệ trước đó có tên là 'Postchain', một giải pháp do Chromaway AB cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp.


    Chromia là một chuỗi khối Layer-1, Chromia là nền tảng kết hợp giữa blockchain và database nhằm mục đích nâng cao các tính năng còn hạn chế của các blockchain khác như ETH là: Tốc độ giao dịch cao, khả năng mở rộng, phí giao dịch thấp.


    Ưu điểm:

    • Chi phí giao dịch thấp, an toàn, bảo mật dựa trên mạng lưới BSC

    • Giá coin còn đang rất rẻ, dễ tiếp cận


    Nhược điểm:

    • Thời gian lên sàn ngắn, nhiều rủi ro về giá

    • Cộng đồng phát triển game còn hạn chế và chưa tạo được sức hút lớn như AXS


    10/Radio Caca


    Radio Caca

    • Ký hiệu: RACA

    • Vốn hóa thị trường: 71 triệu USD 

    • Giá thị trường: 0,0002158 USD


    Giới thiệu chung:

    Radio Caca là nền tảng GameFi, nhằm phục vụ cho dự án vũ trụ thực tế ảo mang tên The USM Metaverse. Đây là nền tảng NFT Marketplaces phi tập trung, phát triển trên mạng lưới Binance Smart Chain (BSC).


    Một dự án nhỏ của Radio Caca là vũ trụ thực tế ảo USM Metaverse, được các nhà phát triển của Tencent và Roblox phát triển trong 2 năm. Đây là game nhập vai trong không gian 3 chiều MMO 3D, cho phép người chơi tạo ra hoặc tham gia vào những game phù hợp nhất với sở thích của bản thân.


    Ưu điểm:

    • Chi phí giao dịch thấp, an toàn, bảo mật dựa trên mạng lưới BSC

    • Giá coin còn đang rất rẻ, dễ tiếp cận


    Nhược điểm:

    • Thời gian lên sàn ngắn, nhiều rủi ro về giá

    • Nếu muốn chơi game RACA, nhiều người cho biết phải cần đến 5.000 USD mới có thể tham gia


    6.Tương lai của Metaverse sẽ ra sao

    Với tiềm năng về tương lai của một thế giới ảo hậu internet, Metaverse đang trở thành miếng bánh được nhiều nhà đầu tư và các doanh nghiệp chú ý. Một báo cáo mới đây của hãng tin Bloomberg ước tính rằng, giá trị thị trường Metaverse sẽ có thể đạt mức 800 tỷ USD vào năm 2024. Còn theo hãng nghiên cứu IDC, trên toàn cầu, vào năm 2025, thị trường thiết bị thực tế ảo có thể đạt đến 28,7 triệu thiết bị.


    Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá rằng, thị trường Metaverse vẫn chưa được hoàn chỉnh. Ngoài ra, vẫn chưa có cơ sở hạ tầng công nghệ và ứng dụng công nghệ đủ tốt để thực sự hiện thực hóa nền tảng về metaverse ảo 100%.

    Đến nay, nhiều rào cản kỹ thuật về các thiết bị như kính VR vẫn còn, có thể kể đến như lỗi phân giải, độ cồng kềnh, thậm chí còn khiến người xem chóng mặt và có hiệu ứng buồn nôn khi sử dụng. Những phần mềm sáng tạo các mô hình 3D để phát triển nội dung cho Metaverse vẫn còn đắt đỏ, do đó các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực này vẫn khó có thể tiếp cận rộng rãi.


    Nhìn về xu hướng chung, nhiều công ty hiện đang chạy đua để bắt kịp trào lưu Metaverse, nhưng nhiều nhà phân tích lại tỏ ra e dè, thận trọng với siêu thế giới ảo Metaverse.


    Chuyên gia công nghệ Donnie Teng từ hãng Nomura Securities đã đưa ra cảnh báo về sự cường điệu của những người phát triển và nhắc đến Metaverse, bởi đây chỉ là công nghệ VR và AR đã có sẵn, và có thể cách này sẽ giúp họ đưa các công nghệ này vào đời sống một cách dễ dàng hơn. Donnie Teng chia sẻ: "Khái niệm này xuất hiện đã lâu. Mọi người vẫn đang khám phá các khả năng của Metaverse mà chưa có câu trả lời rõ ràng".


    Frances Haugen – cựu nhân viên từng lên tiếng cáo buộc Facebook (Meta bây giờ) từng chia sẻ rằng, metaverse yêu cầu con người đặt nhiều cảm biến hơn nữa ở môi trường xung quanh, trong nhà và nơi làm việc.


    Vì vậy, để xây dựng thế giới ảo mới, Haugen cho rằng các công ty nên có kế hoạch minh bạch, đề cao quyền riêng tư của người dùng.


    Giáo sư về AI và máy tính không gian thuộc Đại học Liverpool Hope - David Reid cũng e ngại về tính bảo mật, quyền riêng tư, an ninh dữ liệu trong vũ trụ ảo của Metaverse. “Bên cạnh lợi thế tuyệt vời, Metaverse sẽ là những mối nguy hiểm đáng sợ” – ông nhận định.


    Tóm lại, bên cạnh những dự báo về tiềm năng bùng nổ của Metaverse, vẫn có những dự báo và e ngại về nền tảng công nghệ cũng như tính bảo mật của hệ thống này trong tương lai.



    7. Lời kết

    Đến thời điểm hiện tại, Metaverse vẫn là xu hướng tạo được sự thu hút lớn với cộng đồng nhà đầu tư giai đoạn 2021-2022, và sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư yêu thích blockchain và tiền điện tử. Tuy nhiên, bản thân Metaverse vẫn đang phát triển và chưa định hình hoàn chỉnh. Mặc dù có rất nhiều đồn thổi về Metaverse, nhưng sự chắc chắn về nó là chưa được khẳng định. Do đó, để thực sự có được khoản đầu tư hiệu quả, bạn hãy nghiên cứu kỹ và cân nhắc rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực này.


    Theo mình, mình sẽ thiên về các khoản đầu tư tiền điện tử an toàn hơn, tức là đầu tư vào các đồng tiền lớn như Bitcoin, ETH, XRP, BCH, LTC… Những sàn giao dịch an toàn, nhiều người quan tâm để đầu tư vào các đồng tiền trên gồm có Mitrade (sàn có giấy phép, trụ sở tại Úc), hay Binance (sàn tiền điện tử lớn trên thế giới),…

    Các bài liên quan đến [Metaverse]


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    Ad