Trong một số giai đoạn lãi suất huy động USD thấp, các nhà đầu tư tìm kiếm các kênh sinh lợi tốt hơn và Vàng là một kênh đầu tư được chọn lựa. Do đó, khi đồng USD tăng giá thì giá vàng giảm và ngược lại.
Điều đặc biệt xảy ra vào năm 2018, khi đó giá vàng và USD có tương quan gần nhau, cùng tăng hoặc cùng giảm. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn trên toàn thế giới tập trung vào cả USD và vàng.
Trong bài này, tôi sẽ phân tích giá vàng và giá USD gần đây và giới thiệu rõ về quan hệ giữa vàng và USD hiện tại để bạn biết nên đầu tư vàng hay mua USD. Hãy xem tiếp nhé!
Giá vàng (XAUUSD) trực tuyến
Từ đầu năm 2022 đến nay, chỉ số đồng USD (DXY) đã tăng liên tục từ 96 lên 114 (10/2022), tăng gần 28 % so với mốc thấp nhất từ tháng 1/2021 (89,1) - thời điểm đỉnh của dịch Covid-19.
Như đề cập ở trên, nền kinh tế Mỹ vẫn đang thể hiện tốt trong khi tình hình chung thế giới lại bất ổn, khiến cho giá trị đồng USD tăng mạnh liên tục.
Ngoài ra, lạm phát của Mỹ gia tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm qua, động thái tăng lãi suất nhanh và mạnh của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) để hạ nhiệt lạm phát là động lực hỗ trợ cho đồng USD.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang đặt ra câu hỏi rằng liệu chỉ là một phiên giảm điều chỉnh ngắn hạn hay đồng USD đã thực sự trở lại?
Đến thời điểm hiện tại, FED đã 3 trên 5 lần điều chỉnh lãi suất cho vay cơ bản tăng 0,75 điểm %.
Tuy nhiên, các chuyên gia như ông Frederik Ducrozet ( trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô của công ty quản lý gia sản Pictet Wealth Management) cho rằng FED chưa dừng lại ở đó và cho thấy những động thái tiếp tục nâng lãi suất lên 4,4% tới cuối năm 2022, tương đương với mức tăng 0,75 điểm phần trăm và 0,.5 điểm phần trăm trong 2 cuộc họp chính sách tiền tệ còn lại của năm.
Và điều đó sẽ khiến cho lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn trên 2 năm ghi nhận mức tăng trên 4%, một động khiến đồng USD tăng giá.
Mặt khác, đồng USD được đánh giá như một kênh trú ẩn an toàn so với đồng Euro bởi kỳ vọng kém tích cực về triển vọng kinh tế khu vực EU - nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột Nga - Ukraine.
Việc tăng giá USD cũng sẽ áp lực lên giá vàng.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, vàng vẫn đang nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư ngắn hạn khi bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng và cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế tiềm ẩn, ví dụ các sự kiện như Credit Suisse liệu có thành Lehman Brothers thứ hai, cũng đã khiến cho thị trường biến động những ngày qua.
Nitesh Shah, (bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại WisdomTree) cho rằng, “có rất nhiều yếu tố tác động, đến mức chỉ cần một chất xúc tác nhỏ để kích hoạt một "cuộc biểu tình" lớn hơn nhiều trên thị trường kim loại quý.”
Hầu hết chúng ta đều hiểu và nắm được rằng, vàng và USD có mối tương quan nghịch đảo với nhau do chúng là 02 kênh đầu tư thay thế cho nhau. Nếu bạn có một số tiền, nếu bạn mua vàng thì số tiền đó sẽ không được đổi sang USD hoặc ngược lại.
Hiện tại đồng USD đang duy trì ở mức cao và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ đang giảm ở mức thấp nhất mọi thời đại.
Biến động giá vàng và giá USD trong lịch sử-Nguồn: Macrotrends
Nhìn vào biểu đồ về biến thiên giá vàng và giá USD trong lịch sử đã chứng minh cho nhận định từ trước năm 2018, giá vàng và giá USD luôn biến động trái ngược nhau, nhưng từ mốc 2018, xu hướng nắm giữ cả 02 loại tài sản này đều tăng trong các nhà đầu tư.
Điều này rất hiếm khi xảy ra, trong quá khứ đã một vài lần giá USD và vàng cũng tăng vọt. Đặc biệt vào ngày 15 tháng 08 năm 1971, khi tổng thống Richard Nixon tuyên bố bỏ chế độ Bản vị vàng, qua đó Hoa Kỳ sẽ không còn chuyển đổi tự do đồng USD sang vàng ở một tỉ giá cố định nữa.
Nếu xem xét một cách cẩn trọng, các thời điểm tương tự như thế này không phải lúc nào cũng giống nhau. Về mặt cơ bản, vàng và giá trị đồng USD luôn giữ một mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.
Biến động giá vàng và giá USD gần đây. Nguồn : Tradingview
Trong tương lai, để đảm bảo nhu cầu về mặt thanh toán cũng như những hạn chế của việc sử dụng vàng và USD (hay các loại tiền tệ khác trên thế giới), việc nền kinh tế thế giới quay trở lại chế độ đồng tiền được đảm bảo bằng Vàng hay một loại tài sản tương tự khác là điều khó có thể xảy ra. Do đó, sự biến thiên của giá vàng và giá USD sẽ cho chúng ta biết được xu hướng nhu cầu phòng ngừa rủi ro trên thế giới.
Tất cả những nhân tố kinh tế trên toàn cầu tạo sức ép tăng giá rất lớn với Vàng, khi mà tất cả các loại tiền tệ đang trong cuộc đua "mất giá".
Vậy câu hỏi lớn nhất cần đặt ra là khi nào tất cả mọi người trên thế giới mất niềm tin vào đồng USD và xem đó là một mảnh giấy không có giá trị gì đặc biệt?
֎ Hệ thống Petrodollar :
Hệ thống petrodollar là sự trao đổi dầu lấy đôla Mỹ giữa những nước mua dầu và những nước sản xuất dầu, , hay nói cách khác Petrodollars là nguồn thu từ dầu bằng đôla Mỹ.
Chúng là nguồn doanh thu chính cho nhiều nước xuất khẩu dầu là thành viên của OPEC, cũng như những nhà xuất khẩu dầu khác ở Trung Đông. Thật không may cho chúng ta khi hệ thống Petrodollar đã hỗ trợ đồng USD kể từ khi Richard Nixon tuyên bố bỏ chế độ Bản vị vàng.
Hệ thống này bắt đầu bị xáo trộn, khi Trung Quốc và Nga đang thực hiện làm sáng tỏ những bí ẩn sau đó, nhưng cho đến thời điểm này, nó vẫn đứng vững.
Chúng ta đang trong giai đoạn chịu đựng hệ thống Petrodollar, sự yếu kém về chính sách của nền kinh tế Hoa Kỳ rõ ràng đang gây tổn hại giá trị của đồng USD nhưng không làm mất giá trị của nó.
֎ Suy thoái kinh tế Mỹ:
Hãy nhớ rằng, trong lịch sử của nền kinh tế toàn cầu, một sự suy thoái trong nền kinh tế Mỹ sẽ gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với mọi nền kinh tế khác trên toàn thế giới.
Giả sử các quốc gia còn lại đồng thời tiến hành phá giá đồng nội tệ của mình cùng một lúc, đồng USD vẫn được xem như ít rủi ro nhất trong rổ tiền tệ đang mất giá đó.
Giả sử ngày nào đó, đồng USD sẽ mất đi đặc tính giá trị cuối cùng. Khi đấy vàng và bạc sẽ được thu xếp trở thành tiền tệ.
֎ Các yếu tố địa chính trị:
Yếu tố này được thể hiện rõ rệt nhất ở thời điểm hiện tại, sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine khiến nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Vàng và USD đóng hai vai trò đối nghịch nhau khi Vàng được chọn làm tài sản trú ẩn và nhờ vậy giá được hỗ trợ tăng thì USD lại gặp nhiều khó khăn hơn bởi suy giảm kinh tế sẽ dẫn tới việc ngân hàng trung ương buộc phải tung các gói cứu trợ và điều này dễ dẫn đến lạm phát làm giảm giá trị.
Có thể nói ở thời điểm hiện tại, thật khó để xác định chính xác xu hướng giá của cả USD và vàng bởi: Mặc dù dịch bệnh vẫn đang tiếp tục cho thấy dấu hiệu khó kiểm soát nhưng chính quyền các quốc gia và đặc biệt là Mỹ cũng đang có những nỗ lực không ngừng nghỉ để vừa kiềm chế sự lây lan dịch bệnh nhưng cũng đồng thời đẩy mạnh tốc độ phục hồi sản xuất.
Những động thái tăng lãi suất của FED, sự ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine lên tình hình kinh tế khu vực EU và tình hình chung của kinh tế thế giới đang có nguy cơ suy thoái, là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn lên cho giá vàng và USD.
Chúng ta vẫn không dự đoán được khi nào FED sẽ ngừng tăng lãi suất, hay cuộc chiến giữa Nga-Ukraine hay sự khủng hoảng năng lượng sẽ kết thúc. Và một khi những yếu tố này còn bất ổn thì sẽ khiến cho thị trường tài chính trong thời gian tới có thể sẽ biến động rất mạnh theo cả hai hướng tăng hoặc giảm.
Trong bối cảnh như vậy, việc lựa chọn phương thức đầu tư dài hạn(mụa và nắm giữ) có vẻ như không phải là lựa chọn hợp lý. Bởi xu hướng giá hiện tại của vàng và USD có thể thay đổi bất cứ lúc nào và rất có thể giá Vàng mà bạn mua lúc này chính là đỉnh cao nhất của nó trong vài năm tới.
Vậy thì có nên mua vàng hay mua USD lúc này?
Câu trả lời là có, nhưng không phải bằng hình thức đầu tư dài hạn mà bằng hình thức đầu tư ngắn hạn.
Lý do là bởi đầu tư ngắn hạn với giao dịch Vàng online và giao dịch chỉ số USD thông qua các cặp ngoại hối như GBPUSD, EURUSD, USDJPY…v.v.. sẽ giúp bạn kiếm lợi nhuận ngay cả khi giá USD và Vàng giảm với hợp đồng chênh lệch CFD.
Giao dịch ký quỹ với hợp đồng chênh lệch CFD là hình thức đầu tư mà bạn không cần phải bỏ tiền ra để mua và sở hữu Vàng hay USD, thay vào đó bạn sẽ giao dịch dựa trên các chỉ số của chúng và dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà giao dịch ký quỹ cung cấp cho những trader ngắn hạn:
● Không cần số vốn lớn: Khác với đầu tư dài hạn, Giao dịch ngắn hạn với hợp đồng chênh lệch không yêu cầu bạn phải đáp ứng đủ 100% giá trị của khoản đầu tư. Thay vào đó bạn sẽ chỉ cần đáp ứng khoảng 1% với Vàng và 0,5% với các cặp ngoại tệ sử dụng đồng USD(Số liệu tham khảo sản Mitrade) là đã có thể bắt đầu giao dịch được rồi.
Điều này giúp bạn tiết kiệm được một số tiền lớn để đa dạng hóa danh mục đầu tư sang các lĩnh vực khác và đồng thời bạn cũng không phải chịu tổn thất quá lớn trong trường hợp không may thua lỗ.
● Lợi nhuận linh hoạt: Giao dịch ký quỹ ngắn hạn với hợp đồng chênh lệch cho phép bạn kiếm lợi nhuận trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm giá của tài sản bằng hai vị thế mua/bán.
Vị thế mua cho bạn lợi nhuận trong xu hướng tăng và vị thế bán(bán khống) mang lại lợi nhuận cho bạn trong xu hướng giảm. Điều duy nhất bạn cần làm để đạt được chúng là dự đoán đúng xu hướng giá thị trường trong tương lai.
Dù điều gì xảy ra, điều quan trọng đối với chúng ta là hãy lắng nghe những lời khuyên vô giá từ các chỉ dẫn sau trước khi quyết định đầu tư:
◆ Số lượng người trên khắp thế giới đang lo lắng và họ đang tìm cách chuyển tiền của họ thành các tài sản trú ẩn an toàn.
◆ Thực tế cho thấy không có tài sản nào là tăng trưởng mãi mãi cả. Chính vì vậy việc xác định đúng xu hướng giá là vô cùng quan trọng trước khi quyết định lựa chọn phương án đầu tư thích hợp
◆ Với việc giảm khả năng tăng lãi suất phía sau hậu trường Mỹ, chúng ta nhận thấy một giai đoạn suy yếu đáng kể của đồng USD, giống như những gì diễn ra vào khủng hoảng tài chính 2008. Điều này rất tốt cho đà tăng giá Vàng.
▌ Các bài liên quan đến [Vàng & Forex] |
---- Vàng
Năm 2022 nên mua vàng hay gửi tiết kiệm, giao dịch Dầu thô, Forex, Bitcoin?
Năm 2022 nên mua vàng gì? Phân biệt các loại vàng trên thị trường
Hướng dẫn xem biểu đồ giá vàng để theo dõi giá vàng suốt năm 2022
Top 10 APP mua vàng online Android&iOS và APP theo dõi giá vàng online mobile
Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch vàng và bạc trực tuyến cho người mới bắt đầu
---- Ngoại hối
Mua USD ở đâu thì an toàn? Mua bán USD theo dự đoán tỷ giá USD
Forex lừa đảo không? Có nên chơi Forex? Top 7 chiêu trò Forex lừa đảo phổ biến
Cách kiểm tra giấy phép sàn forex uy tín và 5 sàn với giấy phép kinh doanh Forex ASIC, FCA
Top 15 sàn Forex Bonus không ký quỹ 2022 và nhận ngay khuyến mãi từ các sàn Forex tặng tiền
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.