Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Chỉ số EPS là gì? Cách tính EPS & Ý nghĩa trong đầu tư chứng khoán

    15 Phút
    Cập nhật 29/05/2023 10:02
    Nguyen Hoang Phu

    Phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính doanh nghiệp là một kỹ năng cần thiết đối với tất cả những người tham gia đầu tư chứng khoán. Một trong những chỉ số được quan tâm nhiều nhất là EPS.


    Vậy EPS là gì? Cách tính EPS thế nào và EPS cao hay thấp thì tốt? Tất cả những thông tin cần thiết về EPS sẽ được thảo luận chi tiết trong bài viết hôm nay.


    1. EPS là gì trong chứng khoán

    EPS (Earning Per Share) là chỉ số thể hiện thu nhập trên mỗi cổ phần hay cổ phiếu của doanh nghiệp và là chỉ báo để xem xét về khả năng sinh lời của một công ty. 


    EPS cũng được sử dụng để các nhà đầu tư xem xét lợi nhuận mà một công ty có thể tạo ra trên mỗi cổ phiếu. Nếu một nhà đầu tư sẵn lòng trả một mức giá cao hơn cho cổ phiếu, điều đó có thể phản ánh mức lợi nhuận hoặc kỳ vọng lợi nhuận cao đối với doanh nghiệp.


    Ví dụ:

    Chỉ số EPS có thể dễ dàng được tìm thấy trong báo cáo tài chính hoặc thông tin công bố trên các trang web thống kê dữ liệu doanh nghiệp. 


    16538894722338


    Lưu ý:

    Tại Việt Nam, nếu muốn giao dịch cổ phiếu nước ngoài, trader có thể tham gia chứng khoán phái sinh thông qua các sàn giao dịch quốc tế CFD ví dụ như Mitrade để kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá mà không nắm giữ cổ phiếu cơ sở nhằm hưởng cổ tức. 


    Mitrade - Do ASIC/CySEC/CIMA/FSC quy định  ✔️ Chi phí giao dịch cực thấp
     ✔️ Đòn bẩy linh hoạt 1:1~1:200
     ✔️ Nền tảng giao dịch dễ sử dụng
     ✔️ Các công cụ hỗ trợ giao dịch miễn phí
     ✔️ Giao dịch demo với 50.000 USD vốn ảo
     
       
    Mở Tài Khoản Demo Ngay>>
    illustration


    Dù đầu tư theo hình thức nào thì chỉ số EPS của doanh nghiệp vẫn là yếu tố quan trọng để trader đánh giá giá trị doanh nghiệp và cổ phiếu nhằm lựa chọn ra những mã đầu tư tốt.


    Cụ thể về cách đánh giá và tính toán EPS sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.


    2. Những thông tin quan trọng lấy được từ EPS

    EPS là một trong những chỉ số có thể giúp trader có được một số thông tin quan trọng về doanh nghiệp đang xem xét:


    • Hiệu suất kinh doanh: EPS là lợi nhuận ròng của công ty chia cho số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.EPS cho thấy mức độ lợi nhuận mà công ty kiếm được trên mỗi cổ phiếu và giúp đánh giá hiệu suất kinh doanh của công ty. Một EPS cao cho thấy rằng công ty đang có lợi nhuận tốt hơn.


    • Sự tăng trưởng: Sự thay đổi của EPS qua các năm cho thấy sự tăng trưởng hoặc suy giảm của lợi nhuận của công ty.


    • So sánh giá trị: EPS thể hiện số tiền mà công ty có thể tạo ra cho mỗi cổ phần của nó và được sử dụng rộng rãi trong việc ước lượng giá trị doanh nghiệp. Vì thế, EPS cũng được sử dụng để so sánh giá trị của các công ty trong cùng ngành hoặc so sánh giá trị của cổ phiếu của một công ty với giá trị của cổ phiếu của các công ty khác trong cùng ngành trong một khoảng thời gian nhất định.EPS càng cao thể hiện giá trị càng lớn vì nhà đầu tư sẽ trả nhiều hơn cho cổ phiếu công ty vì cho rằng công ty có lợi nhuận cao hơn so với giá cổ phiếu.


    • Đưa ra quyết định đầu tư: EPS là một chỉ số quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư. Một EPS cao và tăng trưởng cho thấy rằng công ty đang có lợi nhuận tốt hơn và có khả năng tăng giá cổ phiếu trong tương lai.

    • EPS có thể được tính toán dưới nhiều dạng, như việc không bao gồm những loại hàng hoá đặc biệt hoặc hoạt động không liên tục của doanh nghiệp.



    3. Phân loại và cách tính của chỉ số EPS

    Hiện nay có rất nhiều các phân loại chỉ số EPS khác nhau, trong đó thông dụng nhất là 02 loại: EPS cơ bản và EPS pha loãng. Một nhà đầu tư cần phải hiểu rõ những gì mà mỗi chỉ số EPS thể hiện để đưa ra đánh giá về cổ phiếu.


    • EPS cơ bản (Basic EPS): Chỉ số này được tính toán bởi việc chia tổng thu nhập ròng (sau thuế và giảm trừ đi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi) chia cho bình quân lượng cổ phiếu đang lưu hành.


    Công thức: 


    16538896924910


    • EPS pha loãng (Diluted EPS): Khi cấu trúc vốn của công ty bao gồm các loại quyền chọn cổ phiếu, đơn vị cổ phiếu hạn chế (Restricted stock units – RSU) hay trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông lưu hành thì sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, EPS pha loãng thường thấp hơn EPS cơ bản. 


      Để minh hoạ ảnh hưởng của lượng phiếu bổ sung này đến chỉ số EPS, công ty sẽ báo cáo chỉ số EPS pha loãng.


    Công thức: 


    16538897019208


    Ngoài ra, còn một cách phân loại EPS khác nhau mà các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng trong báo cáo tài chính hay thông cáo báo chí của mình. 


    Vì những phân loại khác nhau của EPS nên chỉ số EPS được thông báo bởi một công ty có thể khác đáng kể so với những gì được thể hiện trong báo cáo tài chính và tin tức doanh nghiệp. Phụ thuộc vào loại EPS được sử dụng mà một cổ phiếu có thể được xem như đang được định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực.


    05 loại EPS thông dụng khác hiện nay bạn đọc có thể tham khảo, bao gồm:


    • GAAP EPS (General accepted accounting principles EPS – EPS theo những nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận). Đây cũng là loại EPS thường được báo cáo trong tài liệu tài chính gửi cho Uỷ ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC).


    • EPS điều chỉnh (Adjusted EPS hay pro forma EPS), không bao gồm lãi lỗ của các hoạt động bất thường hay không cốt lõi của doanh nghiệp. Đây là loại EPS thường được doanh nghiệp sử dụng để thông cáo báo chí.  


    • EPS giá trị sổ sách (Book value EPS) được tính bằng cách chia giá trị sổ sách của công ty cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. EPS giá trị sổ sách cho biết giá trị tiền thực của mỗi cổ phiếu doanh nghiệp.


    • EPS giữ lại (Retained EPS) là lượng thu nhập được giữ lại bởi công ty thay vì chia cổ tức.


    • EPS tiền mặt (Cash EPS) , được tính bằng cách chia tổng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh cho số cổ phiếu đang lưu hành. EPS tiền mặt thường cao hơn EPS thông thường vì nó không bị ảnh hưởng bởi các khoản khấu hao và trích lập dự phòng..


    Như vậy, khi xem xét chỉ số EPS của một công ty, nhà đầu tư cần phải đọc kỹ những số liệu được sử dụng để tính toán EPS để đánh giá những gì mà nó thể hiện cho giá trị doanh nghiệp hay cổ phiếu.


    4. EPS bao nhiêu là tốt?

    Mặc dù theo lý thuyết, chỉ số EPS càng cao thì thể hiện lợi nhuận công ty có thể càng lớn. Nhưng để đánh giá chỉ số EPS của một công ty bao nhiêu là tốt thì cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo tính khách quan vì nó có thể thay đổi giữa các ngành nghề và xu hướng kinh tế. Cách tốt nhất tận dụng EPS khi đánh giá công ty là:


    • So sánh chỉ số này giữa các công ty trong cùng một ngành. Ví dụ, nếu có 2 công ty có mô hình kinh doanh tương tự nhau, bạn có thể xem xét EPS của mỗi công ty theo thời gian. Nếu công ty nào có hiệu suất vượt trội theo thời gian so với công ty kia, bạn có thể sử dụng EPS của nó như một mốc xác định EPS tốt.  


    • Xu hướng lịch sử EPS của công ty. Một công ty có báo cáo EPS tăng theo thời gian (theo quý hoặc theo năm) có thể là tín hiệu cho xu hướng lợi nhuận và giá cổ phiếu tiếp tục tăng.


    • Đánh giá tình trạng kinh tế và thị trường tại thời điểm xem xét chỉ số EPS của một công ty. Khi thị trường trong xu hướng giảm hoặc suy thoái, sẽ có tác động khác nhau đến các ngành nghề kinh tế, mà từ đó ảnh hưởng đến báo cáo EPS.


    Như vậy, sẽ không có câu trả lời cụ thể về giá trị EPS bao nhiêu là tốt mà cần đánh giá trong từng ngành nghề và xu hướng thị trường cụ thể. Ngoài ra, EPS cao có thể thể hiện sự tăng trưởng và giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên, nó cũng sẽ không đảm bảo chắc chắn nếu không có sự đồng thuận trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.


    5. Quan hệ giữa chỉ số EPS và P/E

    EPS cần được xem xét cùng với các chỉ số tài chính khác, chẳng hạn như P/E (Price-to-Earnings Ratio - Tỷ lệ giá trị thị trường trên EPS) để đưa ra quyết định đầu tư.


    P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng phổ biến bởi các nhà đầu tư cho việc định giá cổ phiếu và đưa ra quyết định mua bán và EPS là chỉ số được sử dụng để tính toán giá trị P/E theo công thức:


    P/E = Thị giá cổ phiếu / EPS


     Như vậy, EPS cũng là chỉ số quyết định đến việc tính toán P/E. Đôi khi chỉ số EPS có thể âm do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và khi đó không thể sử dụng để tính chỉ số P/E.


    6. Những hạn chế của chỉ số EPS

    Mặc dù EPS được xem như một công cụ tài chính quan trọng trong việc đánh giá giá trị cổ phiếu nhưng nó cũng tồn tại những hạn chế mà trader cần phải nắm được:


    • Dễ bị lạm dụng: EPS có thể bị lạm dụng để tạo ra một hình ảnh tốt hơn về tình hình kinh doanh của công ty, chẳng hạn như thông qua việc tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành bởi các hoạt động sáp nhập hay mua bán mà không tăng lợi nhuận tương ứng.


      Ví dụ , EPS sẽ bị bóp méo khi một công ty tổ chức mua lại cổ phiếu của chính nó vì hành động đó sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và EPS tự động tăng lên.Hầu hết các doanh nghiệp có xu hướng thao túng chỉ số EPS nhằm làm đẹp lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, những điều này chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của công ty cũng như lợi nhuận trong dài hạn.


    • Không phản ánh tác động của các yếu tố bên ngoài:EPS không tính đến các yếu tố nợ và đòn bẩy tài chính của một công ty, điều mà các nhà đầu tư cần phải lưu ý. EPS không phản ánh các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như thay đổi thuế suất hoặc biến động giá cả nguyên liệu, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.


    • Không cân nhắc tình hình nợ và vốn: EPS không phản ánh tình hình nợ và vốn của công ty. Một công ty có EPS cao nhưng nợ vay quá mức có thể đang đối mặt với rủi ro tài chính.Dòng tiền không tham gia trong việc tính toán chỉ số EPS, điều này có nghĩa chỉ số EPS cao không đảm bảo chính xác về sức khỏe tài chính của công ty.


    • EPS có thể âm, : khi đó việc sử dụng EPS để tính toán chỉ số P/E hay định giá cổ phiếu theo P/E sẽ vô nghĩa.


    7. Các số liệu EPS, P/E có thể làm giả không?

    Như đề cập ở trên , một trong những hạn chế của chỉ số EPS là chúng có thể bị lạm dụng và làm giả. Báo cáo chỉ số EPS của một công ty thường thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư vì nó cung cấp các kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của công ty và là chỉ số chính trong việc đo lường hiệu suất của công ty theo quý và theo năm. Chính vì điều này mà nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những tiểu xảo để thao tùng EPS theo ý mình.


    EPS có thể bị làm giả bằng cách điều chỉnh thu nhập ròng hoặc số lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp, một số cách thức phổ biến bao gồm:


    • Điều chỉnh số lượng cổ phiếu lưu hành thông qua hoạt động mua lại cổ phiếu công ty, làm giảm số lượng trên thị trường, từ đó tăng giá trị EPS.


    • Vốn hoá chi phí và khấu hao theo thời gian. Quá trình vốn hoá đẩy chi phí phát sinh sang phần tài sản trên bảng cân đối kế toán và tài sản này sau đó được khấu hao trong thời gian dài hơn. Điều này có thể đẩy thu nhập ròng lên và tăng EPS.


    Do EPS là chỉ số để tính toán P/E nên nếu EPS bị làm giả thì chỉ số P/E cũng không còn phản ảnh chính xác giá trị của nó.


    Vì vậy, nhà đầu tư cần phải có đủ hiểu biết về những gì chỉ số EPS thể hiện và cách phân tích nó để đánh giá được chất lượng EPS. Khi đánh giá một công ty, cần xem xét thêm nhiều chỉ số tài chính khác nhau để đưa ra quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả.



    ▌ Các bài liên quan đến [Chỉ số EPS]


         Kiến thức liên quan đến định giá cổ phiếu

     ------------------------------------------------------------------------------

        ▌ Một số cổ phiếu hàng đầu thế giới

     ------------------------------------------------------------------------------


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad