Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Bầu cử ở Mỹ 2022/2024: Kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ và tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào?

    0 Phút
    Cập nhật 12/06/2023 07:07
    Nhóm Mitrade

    Các sự kiện chính trị tại các quốc gia lớn, đặc biệt là Mỹ luôn có những tác động nhất định đến kinh tế thị trường. 


    Ngày 08/11/2022 tới đây sẽ diễn ra bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ, hoạt động đáng chú ý nhất sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vì nó sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng thống Mỹ sau nửa nhiệm kỳ, đồng thời cũng quyết định thành viên Hạ viện và Thượng Viện.


    Vậy kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào năm 2024 sẽ có những ảnh hưởng thế nào tới thị trường? Bài viết hôm nay sẽ xem xét chi tiết những nội dung liên quan.


    1. Cấu thành quan trọng của bầu cử ở Mỹ

    Bầu cử tổng thống tại Mỹ được diễn ra 04 năm một lần và thường vào tháng 11 của một năm chẵn (2012, 2016, 2020…) và sắp tới là năm 2024. 


    Điều này cũng có nghĩa là một tổng thống sẽ có nhiệm kỳ 04 năm. Đồng thời, phó tổng thống Mỹ cũng được lựa chọn trong cuộc bầu cử này. Thay vì bầu cử trực tiếp bởi công dân Mỹ thì bầu cử tổng thống Mỹ sẽ được thực hiện thông qua các thành viên của Đại cử tri Đoàn. 


    Cụ thể, cấu thành quan trọng trong bầu cử ở Mỹ, bao gồm:


    STT

    Thành phần

    Mô tả

    1

    Tổng thống

    + Điều kiện:

    -        Là công dân Mỹ được sinh ra tại Mỹ.

    -        Từ 35 tuổi trở lên.

    -        Thường trú tại Mỹ ít nhất 14 năm.


    + Nhiệm kỳ: 04 năm


    + Trách nhiệm & quyền lực: Đối nội, đối ngoại, lập pháp & hành pháp.

     

    2

    Phó tổng thống

    + Điều kiện:

    -        Là công dân Mỹ được sinh ra tại Mỹ.

    -        Từ 35 tuổi trở lên.

    -        Thường trú tại Mỹ ít nhất 14 năm.


    + Nhiệm kỳ: 04 năm


    + Trách nhiệm & quyền lực: Chủ tịch thượng viện Mỹ & đảm nhiệm vị trí Tổng thống tạm thời trong trường hợp tổng thống Mỹ không có khả năng thực hiện vị trí.

     

    3

    Đại cử tri Đoàn

    + Số lượng: 538 thuộc 50 tiểu bang của Mỹ và đặc khu Columbia (số lượng đại cử tri phụ thuộc vào số người được phân chia trong Quốc Hội Mỹ thuộc bang đó).


    + Thời gian: chỉ được lập trong thời gian bầu cử (4 năm 1 lần)


    + Chức năng: bỏ phiếu bầu cử tổng thống & phó tổng thống Mỹ.

    4

    Thượng Viện

    + Thượng viện gồm khoảng 100 thượng nghị sĩ tại 50 bang.


    + Nhiệm kỳ: 6 năm


    + Nhiệm vụ trong bầu cử: Khi không có ứng cử viên nào đạt trên ½ số phiếu để trở thành phó tổng thống thì Thượng viện sẽ đưa ra lựa chọn.

    5

    Hạ Viện

    + Hạ viện gồm khoảng 435 hạ nghị sĩ có quyền biểu quyết.


    + Nhiệm kỳ: 2 năm


    + Nhiệm vụ trong bầu cử: Khi không có ứng cử viên nào đạt trên ½ số phiếu để trở thành tổng thống thì Hạ viện sẽ đưa ra lựa chọn.

    6

    Công dân có quyền bỏ phiếu

    + Điều kiện:

    -        Trên 18 tuổi trước ngày bầu cử

    -        Là công dân của Mỹ.

    -        Đáp ứng yêu cầu cư trú của bang.


    + Trách nhiệm và chức năng: công dân có quyền bỏ phiếu phổ thông để bầu chọn ra đại cử tri tại bang của mình. Và thông thường các đại cử tri cũng sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên giành đại đa số phiếu phổ thông tại tiểu bang của mình.


    2. Quy trình bầu cử Hoa Kỳ

    Quy trình bầu cử: 


    Minh họa quy trình bầu cử tổng thống Mỹ

    Minh họa quy trình bầu cử tổng thống Mỹ (Nguồn: kids.usa.gov)


    Giai đoạn 1: Ứng cử tổng thống (khoảng một năm trước ngày bầu cử)

    Những ứng viên đủ điều kiện và mong muốn trở thành tổng thống (thường là từ 02 đảng chính là Đảng Cộng HòaĐảng Dân Chủ) sẽ lập ra một Uỷ ban. 


    Uỷ ban này sẽ đi khắp nước Mỹ để tập hợp sự ủng hộ và gây quỹ cho chiến dịch vận động của mình.


    Giai đoạn 2: Chiến dịch vận động ứng cử

    Các ứng viên từ cả hai Đảng sẽ tham gia các cuộc tranh luận trên truyền hình. Mỗi ứng viên sẽ trả lời những câu hỏi về chính sách cũng như bảo vệ lập trường của mình về chính sách trước ứng viên còn lại.


    Giai đoạn 3: Bầu cử sơ bộ và cử tri

    Khoảng bắt đầu từ tháng 2 của năm diễn ra bầu cử, các sự kiện bầu cử sơ bộ - các thành viên Đảng sẽ bầu ra ứng viên đại diện trong cuộc tổng tuyển cử và họp cử tri (Caucus – lựa chọn thành viên thông qua các cuộc thảo luận và bỏ phiếu).


    Giai đoạn 4: Hội nghị quốc gia

    Mỗi Đảng sẽ tổ chức một hội nghị quốc gia để lựa chọn ra ứng cử viên tổng thống cuối cùng.


    Giai đoạn 5: Tổng tuyển cử

    Người dân ở các bang sẽ bỏ phiếu cho một tổng thống và một phó tổng thống. Và thực chất là lựa chọn ra một nhóm đại cử tri để tham gia bầu cử trực tiếp.


    Giai đoạn 6: Đại cử tri đoàn

    Đại cử tri đoàn sẽ tiến thành bỏ phiếu và quyết định người trở thành tổng thống. Hiện tại có 538 đại cử tri và ứng cử viên nào nhận được hơn ½ số phiếu hay từ 270 phiếu trở lên sẽ đắc cử. 


    Ngoài cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra 04 năm một lần thì tại Mỹ còn diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, sau 02 năm diễn ra bầu cử. 


    Đây cũng là một sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng lớn cả về mặt chính trị lẫn kinh tế tại Mỹ. Phần tiếp theo của bài viết chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về sự kiện này.


    3. Tìm hiểu về bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ 2022

    Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ là cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào thời điểm giữa nhiệm kỳ 04 năm của tổng thống đương nhiệm, diễn ra vào ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 và rơi vào ngày 8/11/2022 năm nay.


    Trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 này thì sẽ lựa chọn ra 453 ghế trong Hạ viện và 35/100 ghế trong Thượng viện. Ngoài ra, thống đốc của 39 bang và vùng lãnh thổ cũng như các bang và địa phương khác cũng sẽ diễn ra cùng thời gian này. Kết quả sẽ được quyết định vào Quốc hội Mỹ lần thứ 118.


    Chức năng của Quốc hội Mỹ:


    Hai thành phần của Quốc hội Mỹ, Thượng viện và Hạ viện, có chức năng và trách nhiệm bình đẳng trong việc lập pháp và tư pháp; tuyên bố chiến tranh; điều hành thương mại; chính sách tiền tệ (thuế, in tiền, vay tiền…). 


    Tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt:

    Hạ Viện

    Thượng Viện



    435 thành viên: 220 thành viên Đảng Dân chủ + 212 thành viên Đảng Cộng hoà + 3 ghế trống.

    100 thành viên: 48 thành viên Đảng Dân chủ + 2 thành viên chính khách độc lập + 50 thành viên Đảng Cộng hòa.

    Trong Hạ viện, đảng chiếm đa số sẽ giữ quyền lực chính trong viện dự bảo luật, kế hoạch cho việc thảo luận và bỏ phiếu. 


    Trong phần lớn trường hợp, nguyên tắc của Hạ viện sẽ giới hạn tranh luận để những pháp chế/luật quan trọng được thông qua trong ngày lập pháp.

    Tại Thượng viện, đang chiếm đa số nắm quyền lực lên kế hoạch khi các dự thảo luật đưa ra Quốc hội cho việc bỏ phiếu nhưng một Thượng nghị sĩ có thể trì hoãn thời gian đưa một pháp chế ra Quốc hội cho việc bỏ phiếu. 


    Vì tranh luận tại Thượng viện không được kết thúc cho đến khi 60 Thượng nghị sĩ biểu quyết thông qua.


    Quy trình bầu cử giữa nhiệm kỳ:


    Quy trình bầu cử giữa nhiệm kỳ


    Giai đoạn 1: Vận động bầu cử

    Tại giai đoạn này, các Đảng có thể thực hiện các chiến dịch để hỗ trợ ứng viên của Đảng mình nhằm mục đích chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử chính thức hoặc các mục đích chính trị khác.


    Giai đoạn 2: Bầu cử liên bang

    Thực hiện bầu cử các thành viên Thượng viện và Hạ viện. Ngoài ra còn các cuộc bầu cử đặc biệt trong đó có 02 cuộc bầu cử đặc biệt tại Thượng viện và 08 cuộc bầu cử đặc biệt tại Hạ viện để chọn ra ứng viên thay thế cho những người miễn nhiệm hoặc mất trong đợt Quốc hội 117.


    Ngoài ra, các bang và địa phương cũng tổ chức các cuộc bầu chọn riêng nhằm lựa chọn ra các ứng viên trong chính quyền của mình như bầu cử tại tiểu bang để chọn ra Thống đốc bang, Thư ký bang, Bộ trưởng tư pháp… hay bầu cử tại các địa phương để chọn ra thị trưởng… 


    Kết quả sẽ được quyết định vào Quốc hội Mỹ lần thứ 118, dự tính là ngày 3/01/2023. Kết quả bầu cử quyết định ưu thế của Đảng Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa trong việc lập và thực thi các chính sách sau này. Cụ thể ảnh hưởng và dự đoán kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo của bài viết.

    4. Dự đoán kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ 2022


    Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ 2022 chỉ tập trung vào việc tranh ghế tại Hạ viện và Thượng viện mà không ảnh hưởng đến vị trí của tổng thống đương nhiệm, Joe Biden. 


    Tuy nhiên, kết quả bầu cử cũng sẽ đưa ra một gợi ý về cơ hội của một Đảng nhận được phiếu bầu trong những kỳ bầu cử tiếp theo và thể hiện suy nghĩ của người Mỹ đối với tổng thống đương nhiệm sau nửa nhiệm kỳ.


    Trong trường hợp, Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế ở cả hai viện thì họ sẽ có nhiều quyền lực hơn trong việc gây trở ngại cho các kế hoạch của ông Biden.


    Tình hình hiện tại:


     Hiện tại thì Đảng Dân chủ đang kiểm soát cả 02 viện, nhưng với ưu thế khá mỏng, cụ thể:


    • Tại Hạ viện: Đảng Dân chủ giữ 220/438 ghế.

    • Tại Thượng viện: Đảng dân chủ giữ 48/100 ghế (với 02 ghế là chính khách độc lập, cũng là những người ủng hộ ông Biden).

     

    #3.1 Dự đoán kết quả bầu cử Hạ viện


    Theo thống kê từ Đại học California Santa Barbara, trong 22 kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ từ 1934 – 2018 thì Đảng của tổng thống đương nhiệm mất trung bình 28 ghế trong Hạ viện. Và cũng trong những năm này Đảng của tổng thống đạt được số ghế ưu thế chỉ có 03 lần.


    Đảng Dân chủ đang hơn 9 ghế trong số 435 ghế ở Hạ viện và những cuộc bỏ phiếu gần đây đưa ra chỉ báo về việc Đảng này sẽ mất quyền lực sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.


    Đảng Cộng hoà được dự báo sẽ nhận thêm 13 ghế trong đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ, có nghĩa họ sẽ có 225 thành viên so với 210 thành viên của Đảng Dân chủ và nắm quyền lực. 


    Cơ hội kiểm soát quyền lực tại Hạ Viện


    Cơ hội kiểm soát quyền lực tại Hạ Viện (Nguồn: Fivethirtyeight.com)


    3.2 Dự đoán kết quả bầu cử tại Thượng viện


    Tại Thượng viện, cuộc đua kiểm soát quyền lực có phần sít sao hơn so với Hạ viện. Từ năm 2021, Đảng Dân chủ đã kéo gần khoảng cách về số thành viên so với Đảng Cộng hòa tại Thượng viện. Hiện tại tỷ lệ chia đều 50/50, và chỉ cần 01 ghế nghiêng về Đảng nào thì Đảng đó sẽ nắm ưu thế.


    Cơ hội kiểm soát quyền lực tại Thượng Viện

    Cơ hội kiểm soát quyền lực tại Thượng Viện (Nguồn: Fivethirtyeight.com)


    Cơ hội dường như đang nghiêng về phía Đảng Dân chủ cho đến hiện tại. 


    #3.3 Tác động của bầu cử giữa nhiệm kỳ đến thị trường


    Những chính sách khác nhau giữa 02 Đảng chính của Mỹ chính là điểm khác biệt có thể dự đoán về tác động sau bầu cử giữa nhiệm kỳ:


    • Nếu Đảng Dân chủ giành ưu thế, tổng thống Biden có khả năng sẽ tiếp tục các kế hoạch liên quan đến thay đổi khí hậu, mở rộng những chương trình y tế do chính phủ điều hành, bảo vệ quyền phá thai và kiểm soát quyền sử dụng súng. 


    Đối với kinh tế, Đảng Dân chủ ủng hộ cấu trúc tăng thuế để cung cấp nhiều dịch vụ cũng như giảm mất cân bằng thu nhập. 


    Đảng này cũng thường ủng hộ việc phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư năng lượng sạch để phát triển kinh tế và tạo việc làm. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ chỉ đôi khi ủng hộ việc cải tổ kinh tế, cắt giảm chi tiêu chính phủ và quy định thị trường.


    • Nếu Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát ở hai viện thì họ có thể sẽ kiểm soát cả uỷ ban điều tra. Đảng có thể bắt đầu những cuộc điều tra mới liên quan nhiều đến chủ đề như các thương vụ kinh doanh của con trai ông Biden ở Trung Quốc hay việc quân đội Mỹ đột ngột rút khỏi Afghanistan.


    Đối với kinh tế, Đảng Cộng hoà gắn liền với tư tưởng bảo thủ tài chính từ thập niên 1920s, tin tưởng vào thị trường tự do và thành tựu cá nhân là những yếu tố chính tạo ra sự thịnh vượng cho nền kinh tế. Hỗ trợ giảm thuế, tự do thị trường, giảm tiêu dùng chính phủ, giảm các chương trình trợ cấp…


    Như vậy, có thể thấy rằng chính sách kinh tế của Đảng Cộng hòa dường như có lợi hơn cho việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng số liệu thống kê cho thấy thị trường thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự phân chia quyền lực của 02 Đảng sau các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. 


    Thay đổi của chỉ số S&P 500 qua các kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ

    Thay đổi của chỉ số S&P 500 qua các kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ  (Nguồn: JPMorgan)


    Theo nhà chiến lược thị trường toàn cầu Meera Pandit của J.P. Morgan thì nhà đầu tư không nên để cảm nhận về chính trị của mình ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư. 


    Lưu ý: Mặc dù tác động của đợt bầu cử giữa nhiệm không có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến thị trường như đợt bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng vẫn tồn tại những ảnh hưởng tâm lý nhất định đến thị trường, đặc biệt tuần trước và sau ngày bầu cử diễn ra. 


    Trader vẫn nên thận trọng theo dõi diễn biến phản ứng của thị trường để quản lý rủi ro vị thế đầu tư của mình.


    5. Những sự kiện quan trọng sẽ ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ cần lưu ý

    Phân tích những sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ sẽ chúng ta có được những dự đoán sát hơn kết quả cuối cùng.


    • Kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ: Nếu Đảng của tổng thống đương nhiệm nắm quyền kiểm soát 02 viện sẽ phần nào phản ánh đánh giá tích cực từ phía người Mỹ với tổng thống và những kế hoạch của tổng thống cũng sẽ được thuận lợi hơn trong nửa nhiệm kỳ sau, tạo tiền đề cho việc tái ứng cử nhiệm kỳ kế tiếp hoặc ứng cử viên từ Đảng của tổng thống.


    • Chiến tranh Nga – Ukraine: Những phản ứng và đối sách của tổng thống Mỹ đương nhiệm với các vấn đề chính trị thế giới sẽ tác động đến danh tiếng và niềm tin của người dân với tổng thống.


    • Tăng trưởng kinh tế: Một trong những vấn đề quan trọng đối với đời sống người dân Mỹ chính là kinh tế.


      Hiện nay các đối sách cấp thiết cho việc cải thiện tình trạng lạm phát, suy giảm GDP hay hồi phục kinh tế sau dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng đang trở nên cấp thiết. Sự kiện này cũng tác động đến tâm lý người dân lên cuộc bầu cử kế tiếp.


    • Truyền thông: Các cuộc vận động bầu cử hay những tác động to lớn từ truyền thông luôn có một vai trò quan trọng đối với kết quả bầu cử.


    Ngoài các sự kiện hiện hữu đang cần giải quyết hiện tại đối với tổng thống Mỹ đương nhiệm thì các chính sách, chiến dịch vận động bầu cử cho kỳ tiếp theo hay những thành tựu đã đạt được từ các ứng viên sẽ quyết định lá phiếu của người dân Mỹ cũng như đại cử tri đoàn.


    6. Nhận định bầu cử tổng thống Mỹ 2024

    Có thể còn khá sớm để đưa ra những nhận định về cuộc bầu cử của tổng thống Mỹ 2024 khi có khá nhiều ứng viên tiềm năng và ứng viên thể hiện mong muốn ứng cử tại thời điểm hiện tại. Cuộc bầu cử sơ bộ cho vị trí tổng thống Mỹ vào năm 2024 sẽ diễn ra vào mùa đông và mùa xuân năm 2024.


    Tuy nhiên, một số tạp chí vẫn đưa ra những xác suất cho việc ứng cử viên tổng thống năm 2024 dựa trên những dữ liệu hiện tại. 


    Xác suất ứng cử viên cho vị trí tổng thống Mỹ 2024

    Xác suất ứng cử viên cho vị trí tổng thống Mỹ 2024 (Nguồn: Empirestakes)


    Từ các thống kê trước đây, thì ứng viên thuộc Đảng Dân chủ giữ vị trí tổng thống thường có lợi hơn đối với tăng trưởng kinh tế và thị trường so với ứng cử viên thuộc Đảng Cộng Hòa.


    Tăng trưởng GDP giữa thời kỳ tổng thống Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ

    Tăng trưởng GDP giữa thời kỳ tổng thống Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ (Nguồn: FRED)


    Hiệu suất thị trường chứng khoán giữa thời kỳ tổng thống Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ

    Hiệu suất thị trường chứng khoán giữa thời kỳ tổng thống Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ(Nguồn: FRED)


    Như vậy, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024 cũng sẽ cho chúng ta những dự đoán về tác động đến thị trường. 


    Tuy nhiên, những diễn biến khó lường từ các hoạt động chính trị cũng như thị trường luôn yêu cầu trader cần thận trọng và có những phân tích khách quan, theo sát với diễn biến thực tế hơn là dựa hoàn toàn vào dữ liệu quá khứ.


    7. Những câu hỏi hay gặp về bầu cử giữa nhiệm kỳ và bầu cử tổng thống Mỹ

    #7.1  Kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ có ảnh hưởng đến thị trường tài chính không?


    Có thể. Mặc dù những biến động thị trường phụ thuộc nhiều vào những chính sách của Fed, lạm phát, tăng trưởng kinh tế… hơn là bức tranh chính trị, nhưng những chính sách khác biệt về điều tiết kinh tế hay hoạt động thị trường từ 02 Đảng sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định với thị trường tài chính.


    #7.2 Có nên thay đổi chiến lược đầu tư sau khi kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ được công bố?


    Trader nên điều chỉnh chiến lược đầu tư theo diễn biến từ thị trường cũng như vị thế đầu tư cá nhân thay vì phụ thuộc quá nhiều vào những thay đổi trong hoạt động chính trị.


    #7.3 Donald Trump có ứng cử vị trí tổng thống 2024 không?


    Ông Trump vẫn thể hiện mong muốn tham gia ứng cử vào nhiệm kỳ kế tiếp, tuy nhiên điều này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.


    #7.4 Ai sẽ tham gia ứng cử vị trí tổng thống Mỹ 2024?


    Một số tên tuổi đáng chú ý trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 gồm Joe Biden, Donald Trump, Ron DeSantis, Kamala Harris, Gavin Newsom… 


    #7.5 Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 không?


    Kinh tế luôn là một trong những vấn đề hàng đầu được người dân Mỹ quan tâm trong các cuộc vận động tranh cử và chính sách của ứng cử viên tổng thống. 


    8. Lời kết

    Sự kiện chính trị là một trong những yếu tố không thể tách rời trong việc phân tích xu hướng thị trường, đặc biệt là tại những quốc gia có nền kinh tế mạnh như Mỹ. 


    Các tác động có thể khác nhau theo từng thời điểm và quy mô sự kiện nhưng trader không nên bỏ qua. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức cơ bản về bầu cử tại Mỹ và những tác động đến thị trường. 


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad