Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Top 10 App quản lý chi tiêu & Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

    13 Phút
    Cập nhật 12/06/2023 07:46
    Nhóm Mitrade

    Bạn đã từng lên kế hoạch quản lý tài chính hay chi tiêu cá nhân và gia đình chưa? Nếu đã thực hiện thì bạn đã và đang thực hiện chúng ra sao? Bạn sẽ tự mình thực hiện hay tìm giải pháp từ các nguồn hỗ trợ khác? Sau khi quyết định quản lý tốt chi tiêu cá nhân hoặc đầu tư tài chính để tăng thu nhập thụ động, nhiều người thích làm theo “các chuyên gia” online hoặc mất tiền để có sự giúp đỡ từ các tư vấn tài chính.


    Tại sao bạn không tự mình nghiên cứu bằng các App quản lý chi tiêu miễn phí và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình quản lý tài chính cá nhân? Để giúp bạn bước đầu thực hiện điều này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết 10 App quản lý chi tiêu & Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân được đánh giá cao trong bài viết hôm nay.


    1. Kinh nghiệm & chiến lược cá nhân trên các APP quản lý chi tiêu

    Hiện nay có rất nhiều App tài chính được phát triển để phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Trước khi sử dụng bất cứ một App nào, bạn nên xác định được mục đích sử dụng cũng như xem xét nếu App đó đáp ứng được nhu cầu của mình hay không. Dưới đây là một số kinh nghiệm và chiến lược cá nhân trên các App quản lý chi tiêu để bạn tham khảo:

    một số kinh nghiệm và chiến lược cá nhân trên các App quản lý chi tiêu

    #1.1 Thống kê và lên kế hoạch các khoản chi tiêu cá nhân: Sử dụng App quản lý chi tiêu

    - Lập ngân sách chi tiêu theo thời gian như theo ngày, tuần, hoặc tháng.

    - Lập ngân sách chi tiêu theo các khoản mục như tiêu dùng cá nhân, giải trí, tiết kiệm, đầu tư…

    - Ghi chép chi tiết các khoản chi tiêu hằng ngày và phân bổ vào các mục đã định.

    - Cân nhắc về mức độ cần thiết cho các khoản chi tiêu.

    - Xây dựng nguyên tắc chi tiêu và tuân thủ nguyên tắc đã đề ra: ví dụ không vượt quá giới hạn ngân sách khi không cần thiết.


    #1.2 Làm tăng thu nhập thụ động: Sử dụng App đầu tư tài chính

    - Xác định các kênh đầu tư tài chính như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư chứng khoán…

    - Xem xét về cách thức thực hiện cũng như mức độ lợi nhuận & rủi ro của từng kênh đầu tư.

    - Xem xét về vốn đầu tư cho từng kênh đầu tư.

    - Xem xét về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm đầu tư của bản thân.

    - Có nguyên tắc đầu tư và tuân thủ kỷ luật.


    Nhằm quản lý tốt chi tiêu cá nhân và gia tăng thu nhập để luôn chủ động và độc lập tài chính, thì bạn nên sử dụng cả 02 loại App được nêu trên.


    Nội dung

    Money Lover

    MiTrade

    Sản phẩm & Dịch vụ

    Ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân.

    Ứng dụng đầu tư các sản phẩm tài chính bao gồm Forex, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, hàng hóa, tiền ảo.

    Số tiền nạp tối thiểu

    N/A

    50 USD

    Tài khoản

    Miễn phí & Thu phí

    Demo & Tài khoản thật

    Phí sử dụng App

    19,99 USD/năm

    Miễn phí

    Tính năng nổi bật

    - Có thể sử dụng đồng thời cùng lúc trên nhiều thiết bị.

    - Chế độ nhắc nhở tự động các khoản thu chi định kỳ trước ngày đến hạn.

    - Hỗ trợ chuyển đổi tất cả các loại ngoại tệ với tỷ giá được cập nhật liên tục.

    - Chế độ ghi nhớ các khoản vay và tiến độ thanh toán.

    - Tự động cập nhật và phân loại hóa đơn được quét vào ứng dụng.

    - Có phiên bản Demo với 50.000 USD để thực hành giao dịch với các dữ liệu cập nhật theo thời gian thực.

    - Đa dạng sản phẩm.

    - Hỗ trợ đòn bẩy tài chính linh hoạt 1:1 ~ 1:200.

    - Nhiều nguồn và công cụ hỗ trợ giao dịch như biểu đồ giá, chỉ báo và công cụ vẽ phân tích kỹ thuật, lịch kinh tế, tin tức…

    - Phương thức nạp, rút tiền đa dạng như thẻ ATM, internetbanking, chuyển khoản ngân hàng, ví MOMO…

    - Miễn phí hoa hồng, nạp & rút tiền.


    Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về các App quản lý chi tiêu. Việc chọn App cũng rất quan trọng đối với việc thực hiện hiệu quả mục đích đề ra. Phần tiếp theo của bạn viết, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các tiêu chí để chọn App chi tiêu uy tín.


    2. Những tiêu chí chọn App quản lý chi tiêu


    Với sự phát triển của công nghệ tài chính, ngày càng có nhiều các App quản lý chi tiêu ra đời với đa dạng tính năng. Để hỗ trợ bạn nhanh chóng tìm ra App phù hợp và uy tín, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí lựa chọn sau đây:


    - Tương thích với thiết bị mà bạn sử dụng, ví dụ như điện thoại Android hoặc iOS…


    - Bảo mật cao: các App quản lý chi tiêu thường liên kết với tài khoản ngân hàng của người dùng nên việc bảo mật thông tin tài khoản hay khách hàng là điều rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho tiền của bạn.


    - Giao diện dễ sử dụng, báo cáo chi tiêu trực quan, đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tốt nhất có hỗ trợ tiếng Việt.


    - Có phiên bản miễn phí hoặc dùng thử: hầu hết các App chi tiêu đều có phiên bản thu phí với các tính năng nâng cao. Với bản miễn phí hoặc dùng thử, bạn có thể thử nghiệm trước xem mức độ tiện ích hay phù hợp với nhu cầu của bạn hay không.


    - Cho phép bạn điều chỉnh các loại tiêu dùng: các App chi tiêu cơ bản thường phân loại tiêu dùng vào những mục đã thiết lập trước như nhà cửa, đồ ăn, giao thông… Trong khi đó phân loại tiêu dùng có thể đa dạng hơn ở những nhóm khách hàng khác nhau.


    - Nhập dữ liệu thủ công và tự động: người dùng có thể tự nhập dữ liệu tiêu dùng hoặc dễ dàng sử dụng app quét các hóa đơn và phân loại tự động.


    Sau khi đã có các tiêu chí về chọn App, bạn sẽ cần một danh sách các App hiện có để lựa chọn, đây cũng là nội dung của phần tiếp theo.


    3. Top 10 các App quản lý chi tiêu & Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

    Dưới đây là top 10 App quản lý chi tiêu & ứng dụng quản lý tài chính cá nhân:


    #3.1 Money Lover

    Money Lover

    Thông tin:

    Ứng dụng

    Money Lover

    Công ty phát triển

    Finsify Co., Ltd

    Tài khoản

    Miễn phí & Thu phí

    Phí bản Premium

    218.000 VNĐ/năm (~9.99 USD/năm)

    Nền tảng

    PC & di động (Android & iOS)


    Ưu điểm:


    - Giao diện trực quan với biểu đồ dễ dàng theo dõi với hỗ trợ tiếng Việt.


    - Đa dạng các loại ví tiền như ví tín dụng, ví tiền mã hóa…


    - Nhiều tính năng nổi bật hỗ trợ khách hàng (tham khảo mục 01 bài viết).


    Nhược điểm:


    - Từng bị ngân hàng cảnh báo về chế độ bảo mật thông tin khách hàng khi liên kết tài khoản ngân hàng với tài khoản ứng dụng.


    - Phiên bản web hay bị lỗi truy cập, chậm.


    #3.2 Sổ thu chi Misa


    Sổ thu chi Misa

    Thông tin:

    Ứng dụng

    Sổ thu chi Misa

    Website

    sothuchi.misa.vn

    Công ty phát triển

    Công ty cổ phần MISA

    Tài khoản

    Miễn phí & Thu phí

    Phí bản Premium

    89.000 VNĐ/năm (~ 4 USD/năm)

    Nền tảng

    Di động (Android & iOS)


    Ưu điểm:

    - Tính bảo mật cao, phát triển bởi công ty lớn chuyên về phần mềm kế toán.

    - Giao diện trực quan, dễ sử dụng với hỗ trợ tiếng Việt.

    - Có khả năng đồng bộ dữ liệu trên các thiết bị khá.

    - Tính năng lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây Cloud giúp bảo vệ dữ liệu khi người dùng mất thiết bị sử dụng.

    - Đa dạng danh mục chi tiêu với +100 khoản mục.


    Nhược điểm:

    - Không thể chỉnh sửa danh mục thu chi theo ý người dùng.

    - Chưa phát triển ứng dụng trên nền tảng website.


    #3.3 Spendee

    Spendee

    Thông tin:

    Ứng dụng

    Spendee

    Website

    spendee.com

    Công ty phát triển

    Công ty Spendee

    Tài khoản

    Miễn phí & Thu phí

    Phí tài khoản

    + Spendee Plus: 14,99 USD/ năm

    + Spendee Premium: 22,99 USD/ năm

    Nền tảng

    PC & Di động (Android & iOS)


    Ưu điểm:

    - Liên kết với số lượng lớn ngân hàng trên toàn cầu.

    - Tính bảo mật cao với dữ liệu lưu trữ trên nền tảng đám mây Cloud.

    - Không giới hạn số lượng ví và có thể chia sẻ ví với người khác đối với phiên tài khoản tính phí.

    - Không giới hạn số lượng ngân sách và có thể điều chỉnh khoản mục theo ý người dùng với tài khoản tính phí.


    Nhược điểm:

    - Hạn chế tính năng với phiên bản miễn phí.

    - Chèn quảng cáo đối với bản miễn phí.

    - Không hỗ trợ tiếng Việt.


    #3.4 YNAB

    Thông tin:

    Ứng dụng

    YNAB (You Need A Budget)

    Website

    youneedabudget.com

    Công ty phát triển

    Công ty YNAB

    Tài khoản

    Dùng thử (dùng thử 34 ngày) & Thu phí

    Phí tài khoản

    98,99 USD/năm (chưa bao gồm thuế)

    Nền tảng

    PC & Di động (Android & iOS)


    Ưu điểm:

    - Có khả năng chuyển đổi giữa các loại ngân sách mà không cần khởi động lại.

    - Đồng bộ dữ liệu với trên 12.000 ngân hàng trên toàn cầu.

    - Có thể điều chỉnh các khoản mục chi tiêu theo ý người dùng.


    Nhược điểm:

    - Phí sử dụng cao.

    - Không có bản miễn phí, chỉ có bản dùng thử 34 ngày.

    - Dịch vụ khách hàng chỉ thông qua email.

    - Không có tính năng theo dõi và thanh toán hóa đơn.

    - Không hỗ trợ tiếng Việt.


    #3.5 Mint

    Mint

    Thông tin:

    Ứng dụng

    Mint

    Website

    mint.intuit.com

    Công ty phát triển

    Intuit, Inc.

    Tài khoản

    Miễn phí

    Nền tảng

    PC & Di động (Android & iOS)

    Ưu điểm:

    - Miễn phí sử dụng.

    - Số lượng người sử dụng lớn (+25 triệu người).

    - Thông báo về hoạt động tài khoản quan email và tin nhắn SMS.


    Nhược điểm:

    - Không hỗ trợ nhiều loại tiền tệ.

    - Thiếu tính năng thanh toán hóa đơn.

    - Không thể phân chia nhiều mục tiêu tiết kiệm vào một tài khoản.


    #3.6 Pocket Guard 

    Thông tin:

    Ứng dụng

    Pocket Gurad

    Website

    pocketguard.com

    Phát triển bởi

    Igor Kuznetsov

    Tài khoản

    Miễn phí & Thu phí

    Phí tài khoản

    79,99 USD/năm hoặc 99,99 USD/ trọn đời

    Nền tảng

    PC & Di động (Android & iOS)


    Ưu điểm:

    - Áp dụng phí mức phí sử dụng trọn đời tiết kiệm.

    - Có khả năng liên kết với một lượng lớn ngân hàng trên toàn cầu.


    Nhược điểm:

    - Hạn chế tính năng với bản miễn phí.

    - Không hỗ trợ tiếng Việt.


    #3.7 Simplifi by Quicken


    Thông tin:

    Ứng dụng

    Simplify by Quicken

    Website

    quicken.com/simplifi/

    Công ty phát triển

    Quicken Inc.

    Tài khoản

    Dùng thử (30 ngày) & Thu phí

    Phí tài khoản

    47,99 USD/năm

    Nền tảng

    PC & Di động (Android & iOS)


    Ưu điểm:

    - Tính bảo mật cao.

    - Nền tảng thông minh, trực quan, dễ sử dụng. 


    Nhược điểm:

    - Đôi khi gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng.

    - Không hỗ trợ tiếng Việt.


    #3.8 Fast Budget


    Thông tin:

    Ứng dụng

    Fast Budget

    Website

    fastbudget.app

    Công ty phát triển

    AppFer SRL

    Tài khoản

    Thu phí

    Phí tài khoản

    + Fast Budget Pro: 4,99 USD/ năm

    + Advanced Plan: 15,99 USD/ năm

    + Premium Plan: 22,99 USD/ năm

    + Ultra Plan: 8,99 USD/ 3 tháng

    Nền tảng

    PC & Di động (Android & iOS)


    Ưu điểm:

    - Có hỗ trợ tiếng Việt với nền tảng web.

    - Giao diện trực quan, báo cáo thu chi thông qua biểu đồ dễ hiểu.

    - Hỗ trợ các tính năng sao lưu dữ liệu vào thẻ nhớ, hoặc Dropbox…

    - Chi phí sử dụng khá thấp.

    - Có hỗ trợ tiếng Việt.


    Nhược điểm:

    - Không có bản miễn phí hay dùng thử.

    #3.9 Everydollar

    Thông tin:

    Ứng dụng

    Everydollar

    Phát triển bởi

    Dave Ramsey

    Tài khoản

    Miễn phí & Thu phí

    Phí tài khoản

    129,99 USD/ năm

    Nền tảng

    PC & Di động (Android & iOS)

    Ưu điểm:

    - Dễ dàng cài đặt và sử dụng với giao diện trực quan, đơn giản.

    - Có thể tạo ra một ngân sách riêng biệt cho từng tháng.

    - Có thể điều chỉnh thêm và bớt các mục chi tiêu theo ý người sử dụng.

    Nhược điểm:

    - Giới hạn tính năng đối với bản miễn phí.

    - Không hỗ trợ tiếng Việt.

    - Phí sử dụng khá cao so với nhiều app khác.


    #3.10 Moneyoi

    Thông tin:

    Ứng dụng

    Moneyoi

    Phát triển bởi

    N/A

    Tài khoản

    Miễn phí

    Nền tảng

    Di động (Android & iOS)


    Ưu điểm:

    - Miễn phí sử dụng.

    - Giao diện trực quan, dễ sử dụng.

    - Hỗ trợ tiếng Việt


    Nhược điểm:

    - Không có phiên bản dành cho nền tảng PC.

    - Không thể điều chỉnh tỷ lệ phân bổ hay khoản mục tài chính theo ý mình do thiết kế sẵn theo nguyên tắc 6 hũ của App.

    4. Tại sao nên bắt đầu quản lý chi tiêu càng sớm càng tốt

    Tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, việc giáo dục trẻ nhỏ về kỹ năng tài chính như quản lý chi tiêu được cha mẹ đặc biệt quan tâm và thực hiện như các nước Do Thái, Mỹ, Đức, Singapore, Nhật…Điều này cũng bắt đầu được cha mẹ Việt áp dụng vì nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu càng sớm càng tốt. Một số lý do tiêu biểu cho việc này, gồm có:


    - Hiểu và kiểm soát tiền của bạn tốt hơn: Biết được chi tiết nguồn thu nhập, chi tiêu có thể giúp bạn kiểm soát được tiền và tình trạng tài chính của mình theo một cách tốt hơn. Hầu hết mọi người gặp phải vướng mắc, thậm chí khủng hoảng tài chính vì họ để tiền kiểm soát mình thay vì làm điều ngược lại.


    - Có thể phân bổ hợp lý giữa tiêu dùng & tiết kiệm: Khi bạn biết rõ được tiền mình được tiêu dùng vào những thứ gì thì có thể cắt bỏ những thứ không cần thiết để dành nhiều hơn cho tiết kiệm.  


    - Thiết lập được mục tiêu tài chính rõ ràng: Nếu bạn hướng tới độc lập tài chính thì nên ưu tiên thiết lập một mục tiêu tài chính. Nếu mục tiêu là giới hạn tiêu dùng để tiết kiệm và đầu tư thì việc theo dõi chi tiêu hàng ngày là một cách để đạt được mục tiêu đó.


    - Tạo ra một thu nhập thụ động: Một trong những lợi ích của việc quản lý chi tiêu hay tài chính chính là có khả năng thúc đẩy mong muốn kiếm nhiều tiền hơn để tự do lựa chọn tiêu dùng hơn. Một trong những xu hướng chính hiện nay chính là đầu tư tài chính với hiệu suất lợi nhuận cao hơn việc gửi tiết kiệm trong ngân hàng.


    - Nâng cao chất lượng cuộc sống: Với những người có thể quản lý chi tiêu hiệu quả thì sẽ có thể giảm bớt gánh nặng tài chính, khiến cho họ có nhiều thời gian rảnh làm việc mà mình yêu thích.


    5. Mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả

    Để quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn cũng cần phải có những mẹo riêng phù hợp với thu nhập cũng như cuộc sống của mình. Dưới đây là cách được nhiều người sử dụng trong quá trình quản lý chi tiêu của mình:


    - Thiết lập một mục tiêu tài chính rõ ràng: có thể là mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn với các khoản mục cụ thể như tiêu dùng cá nhân, gia đình, giáo dục, tiết kiệm, đầu tư, giải trí…


    - Phân bổ tỷ trọng cho các khoản chi tiêu hợp lý: bạn có thể phân chia tỷ trọng nhu cầu sống hoặc theo từng thời gian trong kế hoạch tài chính của mình. Có một số quy tắc được nghiên cứu về các phân bổ khoa học và hợp lý bạn có thể tham khảo như 


    #1 Quy tắc quản lý tài chính theo 06 lọ

    #1 Quy tắc quản lý tài chính theo 06 lọ 


    Nguyên tắc quản lý tài chính Kakeibo Nhật Bản

    Nguyên tắc quản lý tài chính Kakeibo Nhật Bản

    Nguyên tắc 50/30/20

    Nguyên tắc 50/30/20


    - Theo dõi quá trình thực hiện thu chi: Đây là cách giúp bạn hiểu rõ về dòng tiền của mình để có thể điều chỉnh một cách hợp lý theo các kế hoạch hay nguyên tắc tiêu dùng đã đề ra. Bạn có thể sử dụng các App chi tiêu để thực hiện nhanh chóng quá trình này.


    - Cân nhắc về các khoản chi tiêu, đặc biệt là khoản chi lớn: Với mỗi sản phẩm và dịch vụ mà bạn mong muốn, hay tự hỏi nếu bạn thật sự cần nó hay không? Liệu có lựa chọn khác với chi phí và tính năng tốt hơn không? Đây là cách bạn có thể cắt giảm các chi phí không cần thiết hay mua sắm quá độ.


    - Tham gia vào một hoặc một số kênh đầu tư tài chính: Đây là một trong lợi ích thiết thực cho việc chi tiết hiệu quả đối với nhiều người. Đầu tư tài chính vừa giúp bạn có được kiến thức thị trường và tiền tệ nhiều hơn, lại giúp gia tăng thu nhập giúp hoàn thành nhanh hơn các mục tiêu tài chính.

    6. Lời kết

    Quản lý chi tiêu và tạo ra một nguồn thu nhập thụ động thông qua đầu tư tài chính là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất giúp bạn đạt được tự do tài chính cũng như chất lượng cuộc sống cao hơn. 


    Thông qua các App được phát triển từ đội ngũ chuyên nghiệp, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và thực hiện những công việc này một cách khoa học hơn. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn cách thức và App phù hợp. 



    ▌ Các bài liên quan đến [Đầu tư ]



    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    Ad