CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Cổ phiếu Zoom: tiềm năng, cơ hội và rủi ro, thách thức song hành khi đầu tư. Vị thế Zoom ở đâu trên bản đồ thị trường chứng khoán?

    8 Phút
    Cập nhật 30/11/2023 04:00
    Nhóm Mitrade


    Công ty Zoom là gương mặt tiêu biểu trong ngành công nghệ tiên phong trong lĩnh vực phần mềm giao tiếp trực tuyến (online). Khi nhắc đến Zoom, đa số mọi người sẽ liên tưởng đến nền tảng gọi video trò chuyện dành cho nhóm từ ba người trở lên.

    Vậy Zoom là công ty thế nào, thực lực ra sao,…? Thông qua bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh và vị thế của Zoom trên thị trường chứng khoán. Hy vọng bài viết sau đây sẽ có ích đối với nhà đầu tư đang muốn bổ sung vào danh mục đầu tư cổ phiếu tiềm năng.



    Xem biểu đồ giá cổ phiếu Zoom trực tuyến mới nhất trên Mitrade
    Giao Dịch Ngay  > >

    1.Giới thiệu về Zoom


    Zoom là một công ty công nghệ giao tiếp Hoa Kỳ có trụ sở tại San Jose, California, được sáng lập bới Eric Yuan vào nằm 2011. Công ty cung cấp các dịch vụ gọi video và trò chuyện trực tuyến thông qua một nền tảng phần mềm mạng ngang hàng đám mây và được sử dụng cho hội nghị từ xa, làm việc từ xa, giáo dục từ xa, và quan hệ xã hội.

    Zoom ra mắt phần mềm của công ty năm 2013. Chiến lược tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ, cùng với sự tiện lợi và đáng tin cậy của phần mềm của công ty đã giúp Zoom được định giá 1 tỷ đô la Mỹ năm 2017, biến nó trở thành một công ty "kỳ lân". Công ty bắt đầu thu lợi nhuận từ năm 2019, khi đại dịch COVID nổ ra có khoảng 10 triệu người sử dụng phần mềm Zoom trực tuyến tăng đột biến, và sau khi đại dịch COVID-19, Zoom đã có thêm 2,22 triệu người dùng trong hai tháng đầu năm 2020 – nhiều hơn số người dùng trong toàn bộ năm 2019 và cổ phiếu của công ty tăng đến 35% mặc cho suy thoái thị trường chứng khoán chung.

    Cổ phiếu Zoom được niêm yết lần đầu tiên lên thị trường chứng khoán vào năm 2020, trên sàn NASDAQ. Công ty Zoom cũng là thành viên của chỉ số NASDAQ 100 (là chỉ số thị trường chứng khoán của các công ty nổi bật niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ).

    Thông tin cổ phiếu Zoom

    - Mã cổ phiếu: ZM

    - Sàn giao dịch: NASDAQ

    - Thị giá (ngày 03/11/2023): 62.99 USD

    - Khối lượng giao dịch: 3.14 triệu

    - Vốn hóa thị trường: 18.74 tỷ USD


    2.Đánh giá tình trạng cổ phiếu ZM


    a. Tình trạng từ lúc niêm yết đến hiện tại

    - Zoom tiến hành IPO vào năm 2019, sau khi định giá ở 36 USD/cổ phiếu, giá cổ phiếu tăng hơn 72% trong ngày đầu tiên giao dịch. Công ty được định giá 16 tỷ USD đến cuối ngày giao dịch đầu tiên. Trước khi IPO, Dropbox đã đầu tư 5 triệu USD vào Zoom.

    - Giá cổ phiếu Zoom tăng đến mức cao nhất từ khi niêm yết đến nay vào ngày 19/10/2020 với giá đóng cửa là 568.34 USD, tăng gấp 8 lần sau 18 tháng lên sàn; và mức thấp nhất tại giá đóng cửa ngày 27/10/2023 là 59.29 USD, giảm xuống gần bằng lúc đầu sau 3 năm. Cổ phiếu ZM tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2020 – 2021 là giai đoạn bùng nổ Đại dịch Covid-19, trái ngược hoàn toàn so với đa số cổ phiếu khác.

    - Báo cáo tài chính quý thời điểm gần nhất của Zoom tại ngày 31/07/2023, Zoom đạt Doanh thu ở mức 1,1 tỷ USD, Lợi nhuận gộp là 0,8 tỷ USD với Biên lợi nhuận gộp khoảng 76%. Trong 5 quý vừa qua, Zoom vẫn duy trì các chỉ số trên một cách ổn định. Tuy nhiên Lợi nhuận sau thuế của Zoom lại có sự tăng trưởng vượt bậc, chứng tỏ Zoom đã kiểm soát lại các chi phí hoạt động của công ty hiệu quả hơn.

    b. Tiềm năng và cơ hội

    Sau giai đoạn thế giới phải thay đổi thói quen giao tiếp vì đại dịch Covid-19, những công nghệ giúp con người giảm thiểu tiếp xúc trực diện như ứng dụng giao hàng, sàn thương mại điện tử, và đặc biệt là ứng dụng liên lạc trực tuyến như TeamViewer, G Suite, Skype,... Trong đó thị phần của Zoom đứng thứ hai chỉ sau G Suite.

    Zoom đã phát triển dịch vụ phần mềm hội nghị truyền hình với phần cứng của bên thứ ba như DTEN, Neat, Poly và Yealink, được chạy trên nền tảng ServiceNow. Cùng với đó là dịch vụ Zoom Rooms và Zoom Phone, khách hàng có thể mua phần cứng từ Zoom và trả chi phí cố định hàng tháng. Tiếp theo là Zoom for Home, một dòng sản phẩm sử dụng tại nhà, được thiết kế dành cho những người làm việc ở xa, bao gồm phần mềm của Zoom và phần cứng của DTEN.

    Zoom đang siết chặt chi phí với kế hoạch cắt giảm 15% lượng lao động, tương đương khoảng 1.300 nhân viên, với lý do tốc độ tăng trưởng không bền vững sau khi mở rộng quy mô nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của đại dịch. Zoom kỳ vọng đảm bảo thu về tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Điều này có thể nhận thấy với báo cáo tài chính 2 quý gần nhất, Lợi nhuận gộp đã tăng trưởng trở lại sau báo cáo ngày 31/01/2023.


    c. Thách thức và nguy cơ

    Bị chỉ trích vì vấn đề lỗi bảo mật kém và vi phạm quyền riêng tư. Do Zoom thiếu minh bạch và thực hành mã hóa kém; chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook, Google và Linkedln; không ngăn chặn tin tặc thâm nhập vào các cuộc họp trực tuyến. Nghiêm trọng nhất là Zoom đã duy trì các phương thức khóa mật mã giúp Zoom vẫn có thể truy cập vào nội dung cuộc họp của khách hàng.

    Vì các lỗi nghiêm trọng như trên Zoom đã vướng vào nhiều rắc rối liên quan đến kiện tụng, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Zoom trên thương trường và thị trường chứng khoán. Dù rằng Zoom liên tục sáng tạo những sản phẩm giảm thiểu việc tương tác vật lý nhưng không đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Như vậy sẽ khiến khách hàng hướng đến sử dụng sản phẩm của những thương hiệu khác.

    Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là G Suite chiếm phần lớn thị phần, và những thương hiệu khác có thị phần nhỏ hơn không ngừng mở rộng và phát triển dịch vụ. Do đó, nếu Zoom không thay đổi chất lượng sản phẩm như hiện tại, chắc chắn thị phần và doanh thu sẽ giảm xuống trầm trọng.

    Cổ phiếu ZM đang trên đà sụt giảm từ đầu năm 2023, và đã trôi về vùng giá tương đương với giai đoạn vừa niêm yết vào năm 2019. Đây là tín hiệu không lạc quan đối với 1 cổ phiếu trong lĩnh vực phát triển ứng dụng liên lạc trực tuyến, tại thời kỳ bùng nổ công nghệ như hiện nay.


    3.Phân tích cổ phiếu ZM


    a. Phân tích cơ bản


     

    Báo cáo tài chính của ZM

    (Báo cáo tài chính của ZM, số liệu tại ngày 31/01/2023, nguồn: wsj.com)


    Tình hình tài chính ZM (năm tài chính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12)

    Doanh thu của Zoom liên tục tăng trưởng từ năm 2019 đến năm 2023, trong đó Doanh thu cao nhất là 4.3 tỷ USD được chốt vào ngày 31/01/2023, tăng trưởng gấp 12 lần so với số liệu chốt ngày 31/01/2019. Còn nếu so sánh với kỳ trước thì năm 2020 tức là báo cáo chốt số liệu tại ngày 31/01/2021, Doanh thu tăng trưởng mạnh nhất trong các kỳ, tăng gấp 3 lần so với số liệu tại ngày 31/01/2020.


    Lợi nhuận gộp cũng tương đồng tăng trưởng thuận theo Doanh thu và năm tăng trưởng mạnh nhất so với kỳ trước là năm 2020, số liệu chốt ngày 31/01/2021. Tuy nhiên Lợi nhuận gộp tại ngày 31/01/2023 có dấu hiệu chững lại dù rằng Doanh thu vẫn tăng đều. Chứng tỏ giai đoạn này Zoom quản lý chi phí không tốt khiến Lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng xấu.

    Về vấn đề quản lý chi phí, chúng ta có thể nhìn thêm vào tỷ trọng Giá vốn hàng bán/Doanh thu. Tỷ trọng này tồn tại ở mức 20 – 35% tùy theo từng năm, thời điểm Zoom quản lý Giá vốn hàng bán tốt nhất là năm 2021 và 2019. Báo cáo tại kỳ gần nhất tỷ trọng này vẫn còn giữ ở mức ổn định là 30%.

    Báo cáo tài chính của ZM

    (Bảng tổng hợp Mitrade, số liệu tại ngày 31/01/2023, nguồn wsj.com)


    Nhằm đánh giá tình hình kinh doanh của Zoom, chúng ta hãy cùng đánh giá chỉ số kỳ thu tiền bình quân qua các kỳ. Năm 2018 – 2019, chỉ số này lần lượt là 35 và 54, nghĩa là bình quân trên 1 tháng Zoom mới nhận được khoản tiền phát sinh từ doanh thu. Giai đoạn năm 2020 và 2021, chỉ số này gói gọn trong vòng 30 ngày, thể hiện nhu cầu sử dụng ứng dụng của Zoom và tình hình kinh doanh rất tốt trong giai đoạn này. Còn năm 2022, báo cáo chốt ngày 31/01/2023, kỳ thu tiền bình quân tăng lên trên 30 ngày. Qua chỉ số này chúng ta có thể thấy thị trường ứng dụng liên lạc trực tuyến của Zoom thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, từ đó cũng thay đổi chính sách bán hàng thu tiền của Zoom tương thích với từng thời điểm..

    Báo cáo tài chính của ZM

    (Bảng tồng hợp Mitrade, số liệu tại ngày 31/01/2023, nguồn: wsj.com)


    Phân tích các chỉ số đầu tư theo số liệu Báo cáo tài chính tại ngày 31/01/2023

    Chỉ số P/E của Zoom là 234.38, còn mức bình quân của ngành 22.17. Chỉ số P/E của Zoom thể hiện nhà đầu tư sẵn sàng trả 234 USD cho mỗi USD thu nhập mà công ty tạo ra, và chỉ số này cũng cao hơn rất nhiều so với chỉ số ngành. 

    Chỉ số P/B của Zoom là 3.55, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành 32.69. Chỉ số P/B này dùng để so sánh giá trị của cổ phiếu ZM trên thị trường so với giá trị sổ sách của cổ phiếu ZM ghi sổ tại quý gần nhất.

    Khi so sánh chỉ số P/E và P/B của Zoom, chúng ta có thể nhận ra rằng kỳ vọng của nhà đầu tư đối với Zoom cao hơn rất nhiều so với giá trị sổ sách và giá trị thị trường. Đặc biệt là những năm kinh tế suy thoái như 2020 và 2022, là những năm xảy ra nhiều biến động từ Đại dịch Covid-19 và xung đội Nga – Ukraine. Năm 2022 (số liệu tại ngày 31/01/2023), tuy cổ phiếu ZM tụt dốc nhưng niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn khá lớn.


    Chỉ số EPS (Earnings Per Share) là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu thông trên thị trường. Chỉ số EPS của Zoom từ thời điểm niêm yết đến 31/01/2023 có sự chuyển biến khá phức tạp. Năm 2021 – 2022, EPS tăng trưởng ổn định nhưng đến năm 2023 thì sụt giảm cực mạnh (từ 4.5 USD xuống còn 0.34 USD); và so với EPS của ngành thì Zoom tồn tại một khoảng cách rất xa. Có thể hiểu được Zoom là công ty trẻ, có được niềm tin của nhiều nhà đầu tư nhưng giá trị công ty cũng như tình hình kinh doanh chưa có sự phát triển bền vững.


    Thêm vào đó chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản) phản ảnh một phần hiệu quả kinh doanh của Zoom. Một lần nữa chúng ta thấy rằng giai đoạn năm 2020 – 2021 là thời điểm Zoom hoạt động hiệu quả nhất cả về thị trường chứng khoán và kinh doanh. ROE và ROA tăng trưởng đều, so với ngành thì ROE kém xa còn ROA lại đạt mức cao hơn, Zoom sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản vào kinh doanh khá tốt.

    Báo cáo tài chính của ZM

    (Bảng tổng hợp Mitrade, số liệu tại ngày 31/01/2023, nguồn: macrotrends.net)


    b. Phân tích kỹ thuật bằng Investing platform


    Trong khung thời gian tuần (weekly), chúng ta có thể thấy rõ ràng cổ phiếu ZM hiện đã quay trở về mức bằng với thời điểm niêm yết 3 năm phát triển. Do cổ phiếu ZM có lịch sử hoạt động ngắn nên chúng ta không có cơ sở phân tích dựa trên dữ liệu lịch sử. Biểu đồ chỉ cho chúng ta thấy giai đoạn tăng trưởng của ZM rất nhanh, còn giai đoạn suy giảm lâu hơn. Vì vậy giá trị hiện tại của cổ phiếu ZM đang trong thời kỳ tích lũy, cũng có nghĩa là nhà đầu tư đang lặng lẽ theo dõi thị trường và số liệu tài chính mà Zoom sẽ công bố.


    Thời kỳ này có thể xem như lò xo đang nén, lực nén càng mạnh thì lực bung càng lớn, đồng nghĩa với việc khi ZM dao động mạnh thì giá trị sẽ tăng lên nhiều lần hoặc giá trị sẽ giảm xuống nhiều lần. Đương nhiên nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ZM hy vọng giá cổ phiếu sẽ “bung” ra theo chiều hướng đi lên chứ không phải ngược lại.

     

    Biểu đồ theo khung thời gian tuần cổ phiếu ZM

    (Biểu đồ theo khung thời gian tuần cổ phiếu ZM, nguồn: Investing)


    Trong khung thời gian ngày (D1), sau 12 tháng cổ phiếu ZM đã tạo thành 4 vùng giá rõ rệt đó là vùng 1 (80 – 85 USD), vùng 2 (74 – 80 USD), vùng 3 (64 – 74 USD) và vùng 4 (59 – 64 USD). Các vùng giá này cùng với đường xu hướng sẽ giúp nhà đầu tư phân tích xu thế trong ngắn hạn của ZM.

    Vùng 1: là vùng mà giá cổ phiếu ZM hoạt động rất bất ổn, lực mua bán giằng co và không theo xu hướng cụ thể, nhiều khoảng GAP được tạo ra và nhanh chóng lấp đầy. Đồ thị nến cho thấy thị trường lực mua vào rất lớn nhưng sau đó nhanh chóng bán ra vừa đúng lượng mua vào. Chứng tỏ đây là vùng hỗn loạn về giá, nhà đầu tư không có niềm tin tại mức giá này, do đó vùng 1 không phải là vùng đáng tin cậy.

    Vùng 2: tương tự vùng 1 là vùng không đáng tin cậy. Giá cổ phiếu dao động hỗn loạn, các cây nến có bóng nến rất dài thể hiện lực mua bán cân bằng, không bên nào chiếm ưu thế. Đây chỉ là vùng điều chỉnh giá của thị trường sau khoảng thời gian tăng hoặc giảm mạnh, không đủ cơ sở để ra quyết định mua bán tại vùng 2 này.

    Vùng 3: đây là vùng quan trọng trong ngắn hạn. Cổ phiếu ZM biến động có trật tự và theo xu thế ổn định. Mặc dù cũng liên tục có những khoảng GAP nhưng những khoảng này không đi ngược xu thế hay tạo thành điểm đảo chiều. Vì vậy đây là vùng đáng tin cậy, là cơ sở phân tích cho các mục tiêu tiếp theo của nhà đầu tư.


    Vùng 4: vùng hỗ trợ mạnh hay cũng có thể xem là vùng cảnh báo. Lý do: đây là vùng giá bằng với vùng giá tại thời điểm niêm yết của ZM, và ngay tại vùng này ZM đã tạo thành hai lần đảo chiều trong năm 2023. Tuy nhiên với lý do trên, chúng ta cũng có thể hiểu khi cổ phiếu ZM thoát ra nhưng tiến vào vùng 4 một lần nữa sẽ mang ý nghĩa cảnh báo rằng ZM sẽ sụt giảm nghiêm trọng qua vùng này.

    Đường xu thế xuât phát từ tháng 11/2022 cũng cho thấy đà suy giảm của cổ phiếu ZM rất mạnh trong ngắn hạn. Cổ phiếu ZM có thể sẽ đi vào ngưỡng tích lũy và sau đó sẽ phá ngưỡng vượt lên vùng 3 hoặc rớt qua khỏi vùng 4. Đây là tín hiệu không lạc quan đối với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ZM.

     

    Biểu đồ theo khung thời gian ngày cổ phiếu ZM

    (Biểu đồ theo khung thời gian ngày cổ phiếu ZM, nguồn: Investing)


    c. Nhận định về cổ phiếu ZM


    Mặc dù cổ phiếu ZM có tiềm năng rất lớn nhưng đi kèm với đó cũng là rủi ro rất lớn. Đây cũng là lý do giá cổ phiếu ZM đang dao động ngang với biên độ hẹp dần, nhà đầu tư cũng đang yên lặng quan sát ZM. Do đó chúng ta sẽ nhận định về cổ phiếu ZM với việc tiềm năng và rủi ro song hành.

    Mục tiêu ngắn hạn: như đã phân tích, ZM đang chuyển động thu hẹp dần vì vậy trong thời gian ngắn, khả năng là cổ phiếu ZM sẽ tiến về mức 64 USD và dao động quanh mức này. Dù cho ZM sẽ công bố báo cáo tài chính chốt tại ngày 31/10/2023 trong thời gian tới, nhưng việc đó chỉ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong biên độ cộng trừ 3% tương tự với thời điểm công bố báo cáo tài chính chốt ngày 31/07/2023.

    Chiến lược dài hạn: nhìn về lâu dài, giá trị những công ty trong ngành công nghệ sẽ tăng dần. Vấn đề khó khăn với họ là từ kinh nghiệm quản lý và kinh doanh, từ sự cạnh tranh lẫn nhau, cuối cùng là độ tin cậy mà họ gây dựng với nhà đầu tư. Đối với Zoom, họ đã có giai đoạn bùng nổ chỉ sau 1 năm thành lập và niêm yết. Nguyên nhân đến từ ứng dụng công nghệ tiện lợi với công việc của doanh nghiệp và thời điểm đó xảy ra dịch khiến mọi người hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Cũng vì nguyên nhân này nên sau khi tình hình xã hội trở lại bình thường thì ZM cũng theo đó trở về đúng với giá trị công ty, đồng thời xuất hiện những thách thức khác khiến ZM tiếp tục giảm.

    Theo tình hình hiện tại, nhà đầu tư có nhu cầu mua hoặc đang nắm giữ cổ phiếu ZM có thể trông chờ mức giá tăng lại vùng 90 – 100 USD (là vùng xuất hiện khoảng GAP lớn chưa được lấp đầy) trong 1-3 năm tiếp theo. Sau đó 3 năm, kỳ vọng ZM tăng đến giá 120 – 125 USD, cũng là thời điểm từ tháng 2 đến tháng 8/2022 mà kinh tế tạm ổn, không bị tác động tiêu cực bởi tác động kinh tế - chính trị - xã hội. Trong trường hợp ZM có thể đạt được ngưỡng 125 USD, nhà đầu tư sẽ tiếp tục đánh giá thị trường vào thời điểm đó để đặt mục tiêu giá cho cổ phiếu ZM.


    4. Các phương án đầu tư và phòng ngừa rủi ro cho cổ phiếu ZM


    Cổ phiếu ZM hiện đang khó đoán và ở vị thế không tốt, tiềm năng và rủi ro của ZM tương đương nhau cho nên nhà đầu tư cần có phương án cụ thể với từng trường hợp được giả định. Sau đây là một số phương án các nhà đầu tư có thể tham khảo.

    ☀️ Nhà đầu tư quan tâm và muốn mua tích lũy cổ phiếu ZM tại giá thấp: quyết định này rất mạo hiểm nhưng nếu thành công thì lợi nhuận rất lớn. Vì Zoom đang tồn tại nhiều bất ổn về sản phẩm (lỗi công nghệ, vi phạm quyền riêng tư và cạnh tranh với các đối thủ), cổ phiếu phụ thuộc vào các số liệu tài chính của công ty nghĩa là Zoom chưa cải thiện sản phẩm thì giá cổ phiếu vẫn sẽ ở mức hiện tại hoặc xuống thấp hơn. Ngược lại nghĩa là nhà đầu tư đã đón đầu xu thế tăng trưởng, khiến tỷ suất lợi nhuận đầu tư nhiều lần.

    ☀️ Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu ZM: phương án này khá phức tạp vì tùy thuộc vào giá ngay thời điểm mua, lợi nhuận các nhà đầu tư này đang lời hoặc đang lỗ. 

    + Trường hợp đang lời, khả năng chỉ có những nhà đầu tư nắm giữ ZM từ thời điểm họ niêm yết, tuy nhiên Zoom không chia cổ tức nên thời điểm ZM cao họ cũng đã bán ra thu lợi nhuận, vì vậy trường hợp này hầu như không có. 

    + Trường hợp đang lỗ, dĩ nhiên tâm lý nhà đầu tư sẽ không muốn cắt lỗ lúc này mà sẽ nắm giữ cho đến khi có lời. Nhưng các bạn cũng cần lưu ý, với suy nghĩ này các bạn hoặc phải đầu tư dài hạn hoặc chấp nhận lời ít. Vì hiện tại chưa có dấu hiệu ZM sẽ tăng trưởng mạnh về giá cao trong thời gian ngắn cho nên chỉ cần thu hồi vốn và lời ít các bạn nên bán ngay, tránh rủi ro tiềm tàng hoặc tiếp tục trông đợi vào tương lai xa giá sẽ tăng mạnh.

    ☀️ Nhà đầu tư “lướt sóng” cổ phiếu ZM trong ngắn hạn: chiến thuật này có lợi thế là cổ phiếu ZM đang đi ngang và tạo ra biên độ khá rõ, nhưng bất lợi là biên độ đang hẹp dần theo thời gian. Khi nhà đầu tư mua và bán chỉ trong thời gian ngắn, không kỳ vọng vào xu thế mà chỉ dựa theo lực mua bán thị trường nghĩa là họ chỉ trông đợi 1 khoản lợi nhuận nhỏ, mà trong khi rủi ro “ôm hàng” với giá xuống thấp cao. Đây không phải chiến thuật tiềm năng với nhà đầu tư.

    ☀️ Nhà đầu tư phái sinh: hình thức phái sinh giúp nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận theo cả 2 xu hướng tăng và giảm, bỏ ra số vốn ít và đạt được số lượng nhiều với đòn bẩy. Tuy vậy, việc sử dụng đòn bẩy cũng là rủi ro lớn với nhà đầu tư nếu thị trường biến động nhanh và mạnh. Chiến thuật này đòi hỏi nhà đầu tư phải có kỹ năng phân tích tốt và nhạy với thị trường, các bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư.

    5. Kết luận


    Công ty Zoom là thương hiệu quen thuộc trong 5 năm trở lại đây, sản phẩm của Zoom đáp ứng nhu cầu về giao tiếp trong công việc, phù hợp với tình trạng xã hội vận động với cường độ cao nhưng hạn chế gặp trực tiếp như bây giờ. Mặc dù sản phẩm của Zoom còn nhiều bất cập, chưa nhiều tính năng và chưa được sử dụng rộng rãi khi so với các thương hiệu khác nhưng kế hoạch và chính sách công ty đang dần hoàn thiện theo yêu cầu thị trường.

    Cổ phiếu ZM là điển hành cho việc tăng trưởng nhanh nhưng không có cơ sở vững chắc nên cũng nhanh chóng suy giảm về lại giá trị ban đầu. Điều này càng khẳng định yếu tố cốt lõi của Zoom là giá trị nội tại (kinh doanh và tài chính) và tạo niềm tin với nhà đầu tư trên thị trường. Với nền tảng công nghệ, chúng ta mong rằng Zoom sẽ phát triển thành thương hiệu uy tín trên cả thị trường kinh doanh và chứng khoán.

    Lưu ý: bài viết này là ý kiến khách quan xuất phát từ việc phân tích những thông tin từ nguồn uy tín, không phải khuyến nghị đảm bảo lợi nhuận/thua lỗ chắc chắn của cổ phiếu ZM. Các bạn nên nghiên cứu, phân tích trước khi đầu tư.


    Mitrade-Do ASIC/CySEC/CIMA/FSC quy định ✔️ 50000USD vốn trải nghiệm ✔️ 0 phí hoa hồng, spread thấp ✔️ Đòn bẩy linh hoạt 1:1~1:200 ✔️ Vô vàn tài nguyên đào tạo
    Câu hỏi thường gặp
    Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cổ phiếu ZM?
    Có nhiều yếu tố tác động đến giá cổ phiếu ZM, trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là sản phẩm và tâm lý nhà đầu tư. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, số liệu tài chính của Zoom; còn tâm lý nhà đầu tư phản ảnh thông qua lực mua bán và giá ZM trên thị trường chứng khoán.
    Tại sao đa số nhà đầu tư thua lỗ?
    Có 2 nguyên nhân cơ bản là kiến thức cùng kỹ năng không vững và tâm lý háo thắng hoặc thiếu tự tin. Kiến thức và kỹ năng có thể trui rèn bằng thực tiễn nhưng tâm lý rất khó rèn luyện. Nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi tham gia thị trường chứng khoán.
    Thời điểm thích hợp mua cổ phiếu ZM?
    Với tình hình hiện nay, có 2 thời điểm thích hợp các bạn có thể xem xét mua ZM là sau khi công bố báo cáo tài chính số liệu chốt tại ngày 31/12/2023 và 31/01/2023.

    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    Cổ phiếu blue chip là gì? Danh sách & Cách chơi cổ phiếu bluechip 2024Cổ phiếu Blue chip luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối vời những nhà đầu tư chứng khoán khi bộ lọc cổ phiếu để đầu tư vào bởi nó được coi là kênh đầu tư an toàn mang lại lợi nhuận ổn định. Vậy Cổ phiếu blue chip là gì và những cổ phiếu nào tại việt nam hiện đang nằm trong danh sách cổ phiếu blue chip?
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Cổ phiếu Blue chip luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối vời những nhà đầu tư chứng khoán khi bộ lọc cổ phiếu để đầu tư vào bởi nó được coi là kênh đầu tư an toàn mang lại lợi nhuận ổn định. Vậy Cổ phiếu blue chip là gì và những cổ phiếu nào tại việt nam hiện đang nằm trong danh sách cổ phiếu blue chip?
    placeholder
    Giá cổ phiếu Apple (AAPL) bao nhiêu? Cách mua cổ phiếu Apple? Hướng dẫn mua cổ phiếu Apple (AAPL) onlineCổ phiếu Apple đã bật trở lại sau khi giảm xuống mức thấp nhất 227 USD vào tháng 3 đỉnh điểm của đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, trong tháng 4 vừa qua, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 23% và tại thời điểm viết bài, nó đang giao dịch ở mức 335 USD/ cổ phiếu (11/06, 2020 4:00 PM. ET). Điều này mang lại cho Apple mức vốn hóa thị trường hơn 1,2 nghìn tỷ USD, khiến nó trở thành công ty lớn thứ hai trên thế giới sau cổ phiếu Microsoft (MSFT). Xu hướng giá cổ phiếu Apple cũng rất mạnh vì hiệu suất mạnh của công ty trong quý đầu tiên. Doanh thu của công ty đã tăng 1% lên 58,3 tỷ USD trong quý I/2020, cao hơn 3,67 tỷ USD so với dự đoán của các nhà phân tích.
    Tác giả  Jane PhạmInsights
    Cổ phiếu Apple đã bật trở lại sau khi giảm xuống mức thấp nhất 227 USD vào tháng 3 đỉnh điểm của đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, trong tháng 4 vừa qua, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 23% và tại thời điểm viết bài, nó đang giao dịch ở mức 335 USD/ cổ phiếu (11/06, 2020 4:00 PM. ET). Điều này mang lại cho Apple mức vốn hóa thị trường hơn 1,2 nghìn tỷ USD, khiến nó trở thành công ty lớn thứ hai trên thế giới sau cổ phiếu Microsoft (MSFT). Xu hướng giá cổ phiếu Apple cũng rất mạnh vì hiệu suất mạnh của công ty trong quý đầu tiên. Doanh thu của công ty đã tăng 1% lên 58,3 tỷ USD trong quý I/2020, cao hơn 3,67 tỷ USD so với dự đoán của các nhà phân tích.
    placeholder
    Năm 2024 cách chơi chứng khoán Mỹ hiệu quả ra sao? Đầu tư chứng khoán cổ phiếu Mỹ tại Việt Nam Minh bạch và uy tín, chuyên nghiệp, lợi nhuận tốt, thời gian giao dịch dài – đó là những lý do cuốn hút nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Mỹ. Tại Mỹ, các sàn giao dịch như NYSE và Nasdaq đều là điểm đến của các cổ phiếu danh tiếng như Google, Facebook hay Apple. Hiện nay, đầu tư chứng khoán Mỹ tại việt nam rất là đơn giản, chỉ cần tải về một APP hoặc giao dịch trên máy tính thì có thể nắm bắt cơ hội kiếm tiền mọi lúc mọi nơi.
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Minh bạch và uy tín, chuyên nghiệp, lợi nhuận tốt, thời gian giao dịch dài – đó là những lý do cuốn hút nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Mỹ. Tại Mỹ, các sàn giao dịch như NYSE và Nasdaq đều là điểm đến của các cổ phiếu danh tiếng như Google, Facebook hay Apple. Hiện nay, đầu tư chứng khoán Mỹ tại việt nam rất là đơn giản, chỉ cần tải về một APP hoặc giao dịch trên máy tính thì có thể nắm bắt cơ hội kiếm tiền mọi lúc mọi nơi.
    placeholder
    Nên mua cổ phiếu nào? Top 50 những cổ phiếu giá rẻ tiềm năng 2024Thị trường cổ phiếu vô cùng rộng lớn với hàng ngàn các mã cổ phiếu khác nhau. Trong số đó có rất nhiều cổ phiếu đáng đầu tư ở thời điểm hiện tại khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Một số ông lớn của thị trường chứng khoán đã có mức tăng trưởng/giảm cuống hấp dẫn đối với những nhà đầu cơ giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu muốn có lợi nhuận ổn định hơn, loại cổ phiếu nào đáng đầu tư nhất trong năm 2021?
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Thị trường cổ phiếu vô cùng rộng lớn với hàng ngàn các mã cổ phiếu khác nhau. Trong số đó có rất nhiều cổ phiếu đáng đầu tư ở thời điểm hiện tại khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Một số ông lớn của thị trường chứng khoán đã có mức tăng trưởng/giảm cuống hấp dẫn đối với những nhà đầu cơ giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu muốn có lợi nhuận ổn định hơn, loại cổ phiếu nào đáng đầu tư nhất trong năm 2021?
    placeholder
    Giá cổ phiếu Tesla bao nhiêu 2023? Hướng dẫn mua cổ phiếu Tesla(Tesla stock) cho người mới bắt đầu Chỉ trong vòng 1 năm qua, dù thị trường cổ phiếu đang chật vật lấy lại chỗ đứng sau đợt giảm điểm sốc do dịch bệnh, giá cổ phiếu của Tesla lại có thể tăng hơn 730%. Nhờ vậy, mã cổ phiếu Tesla đã đưa Elon Musk trở thành vị tỷ phú giàu nhất thế giới. Cũng nhờ cổ phiếu của công ty Elon Musk, nhiều nhà đầu tư bỗng chốc trở nên giàu có. Nếu bạn là nhà đầu tư mới đang quan tâm tới cổ phiếu của giới triệu phú, tỷ phú trên sàn chứng khoán Mỹ này, mình sẽ hướng dẫn bạn: ■ Mã cổ phiếu Tesla đã tăng trưởng thế nào trong năm 2021? ■ Năm 2022 có nên mua cổ phiếu Tesla? ■ Hướng dẫn chi tiết cách mua cổ phiếu Tesla
    Tác giả  Nhóm MitradeInsights
    Chỉ trong vòng 1 năm qua, dù thị trường cổ phiếu đang chật vật lấy lại chỗ đứng sau đợt giảm điểm sốc do dịch bệnh, giá cổ phiếu của Tesla lại có thể tăng hơn 730%. Nhờ vậy, mã cổ phiếu Tesla đã đưa Elon Musk trở thành vị tỷ phú giàu nhất thế giới. Cũng nhờ cổ phiếu của công ty Elon Musk, nhiều nhà đầu tư bỗng chốc trở nên giàu có. Nếu bạn là nhà đầu tư mới đang quan tâm tới cổ phiếu của giới triệu phú, tỷ phú trên sàn chứng khoán Mỹ này, mình sẽ hướng dẫn bạn: ■ Mã cổ phiếu Tesla đã tăng trưởng thế nào trong năm 2021? ■ Năm 2022 có nên mua cổ phiếu Tesla? ■ Hướng dẫn chi tiết cách mua cổ phiếu Tesla
    Ad