Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào? Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất

    13 Phút
    Cập nhật 12/06/2023 08:59

    Đừng gom hết trứng vào một giỏ” là một trong những quy tắc đầu tư được nhắc đến thường xuyên trong giới tài chính cũng như kinh doanh. Điều đó có nghĩa là thay vì dùng toàn bộ số tiền mà bạn có cho một loại hình đầu tư, thì bạn nên cân nhắc đến những kênh đầu tư tài chính khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro nếu xảy ra.


    Với sự phát triển của công nghệ tài chính hiện nay thì có rất nhiều kênh đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận như gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, forex, tiền điện tử… Trong đó loại hình đầu tư truyền thống là gửi tiết kiệm vẫn được ưa chuộng bởi phần đông nhà đầu tư do tính an toàn của nó (bảo toàn vốn và mức sinh lợi phù hợp). 


    Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào? Và lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất? Những điều cần chú ý khi gửi tiết kiệm là gì?


    1. Gửi tiết kiệm là gì? Có thể chống lạm phát không?

    Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư truyền thống. Những người có một khoản tiền nhàn rỗi, chưa cần tiêu dùng ngay trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ đem gửi tại các ngân hàng để hưởng lãi suất tiền gửi trong khoảng thời gian nhàn rỗi đó.


    Gửi tiền tiết kiệm có thể chống lạm phát không?

    Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần hiểu được tác động của lạm phát lên việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Khi lạm phát tăng cao thì đồng tiền sẽ bị mất giá, điều này dẫn đến lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng có thể bị âm.


    Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát


    Ví dụ: tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2022 dự báo dao động ở mức 4,8%, và lãi suất danh nghĩa ngân hàng (%/năm kỳ hạn 01 năm) khoảng 7,5%. => Lãi suất thực mà người gửi tiết kiệm nhận được là: 2,7%.


    Để giảm thiểu rủi ro lạm phát thì ngân hàng thường có sự điều chỉnh lãi suất theo từng thời kỳ. Chúng ta hãy nhìn vào bảng so sánh lạm phát và lãi suất tiền gửi (lãi suất 12 tháng) qua các năm dưới đây:


    Năm

    Lạm phát cơ bản

    Lãi suất Vietinbank

    Lãi suất ACB

    2015

    2,05 %

    5,8 %

    6,0 %

    2016

    1,83 %

    6,8 %

    6,2 %

    2017

    1,41 %

    7,1 %

    6,6 %

    2018

    1,48 %

    6,8 %

    7,0 %

    2019

    2,01 %

    6,8 %

    7,1 %

    2020

    2,31 %

    6,1 %

    6,0 %

    2021

    2,5 %

    5,6 %

    5,85 %

    2022

    4,8%

    7,5%

    8,5%



    Nhìn vào bảng so sánh này, ta có thể thấy rằng việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi so với lạm phát của các ngân hàng không có nhiều sự khác biệt. 


    Đặc biệt trong năm 2021, khi mà dự báo lạm phát ở mức 2,0% – 2,5% mà mức lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng điều chỉnh rất thấp do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nên mức lãi thực nhận, chỉ dao động trong khoảng 2,5 – 3,5%/ năm.


    Như vậy, thực chất việc gửi tiền tiết kiệm không đảm bảo được việc chống lại lạm phát, thậm chí nếu lạm phát cao, lãi suất thực nhận của người gửi sẽ là số âm. Điều này cũng lý giải cho xu hướng đầu tư hiện nay, khi tập trung vào tài sản tài chính có khả năng chống lạm phát như vàng, chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử…

    2. Gửi tiết kiệm ngân hàng kiếm được bao nhiêu tiền?

    Một trong những điều quan trọng nhất đối với người gửi tiết kiệm chính là việc họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền qua hình thức này. 


    Hiện nay lãi suất tiết kiệm ngân hàng được chia làm 02 loại: Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn. Theo đó, lãi suất mỗi ngân hàng sẽ có sự chênh lệch nhất định.


    Trước hết bạn cần biết các yếu tổ ảnh hưởng đến số tiền kiếm được từ tiết kiệm, bao gồm:


    • Số tiền gốc ban đầu

    • Kỳ hạn gửi

    • Lãi suất tiền gửi(tại thời điểm gửi)


    Dưới đây chúng ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể để tính toán số tiền nhận được:


    Gửi tiết kiệm không kỳ hạn


    Công thức tính:

    Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/365


    Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

    Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%/năm)/12 x số tháng gửi


    Như vậy, chúng ta sẽ có bảng tính như sau: Tiền gốc: 100 triệu VNĐ


    16729703058878


    Thời gian

    Lãi suất (%/năm)

    Tiền lãi

    Không kỳ hạn

    0,1 %

    5.753 VNĐ (21 ngày)

    Kỳ hạn 01 tháng

    5,5 %

    458.333 VNĐ

    Kỳ hạn 03 tháng

    5,7 %

    1.425.000 VNĐ

    Kỳ hạn 06 tháng

    7,0 %

    3.500.000VNĐ

    Kỳ hạn 09 tháng

    7,2 %

    5.400.000 VNĐ

    Kỳ hạn 12 tháng

    7,4 %

    7.400.000 VNĐ

    (Bảng lãi suất tham khảo và bảng tính minh hoạ theo mức lãi suất ngân hàng ACB tính theo lãi suất tiền gửi tại thời điểm tháng 12/2022)


    Chúng ta sẽ thử làm một phép so sánh đơn giản về lợi nhuận kiếm được từ việc gửi tiết kiệm với việc đầu tư vào tài sản tài chính khác, cụ thể ở đây là đầu tư vàng theo hình thức hợp đồng CFD trên Mitrade.


    Vốn đầu tư: 100 triện VND (~ 4.385 USD – tỷ giá: 1 USD = 22.800 VND) 


    giao dịch vàng trên Mitrade


    Bảng tính:

    Vị thế

    Mua

    Giá mua

    1.798,75 USD

    Đòn bẩy tài chính

    1:10

    Số lô

    0,1

    Tỷ lệ ký quỹ

    2.696,28 USD

    Tỷ lệ ký quỹ duy trì

    1.346,14 USD

    Vốn đầu tư ban đầu

    4.042,42 USD (~ 92 triệu VNĐ)

    Lãi

    3,1 % (lấy theo tỷ lệ lãi 01 tháng tại ngân hàng)

    Tiền lãi

    3,1% * 1798,75 * 10 = 557,6 USD ( ~ 12,7 triệu VNĐ)


    Như vậy, nếu cùng một mức lãi thì người đầu tư vàng ở Mitrade có thể kiếm được một khoản lợi nhuận gấp khoảng 50 lần so với gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư luôn luôn kèm theo rủi ro thua lỗ, đặc biệt yêu cầu người tham gia cần có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư để đánh giá xu hướng sản phẩm.  


    Đề xuất: Chúng ta nên có một kế hoạch quản lý tài chính tốt bao gồm việc phân chia thu nhập vào các mục đích tiêu dùng và đầu tư hợp lý để gia tăng tài sản. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren đề xuất quy tắc ngân sách 50/30/20 (trong đó: 50% thu nhập cho nhu cầu cần thiết, 30% cho hưởng thụ, 20% cho tiết kiệm và đầu tư). Để đa dạng danh mục, thông thường là bỏ ra 10~15%  cho gửi tiết kiệm và 5~10% để đầu tư tài chính.

    3. Tại sao vẫn nên gửi tiết kiệm ngân hàng?


    Mặc dù việc gửi tiết kiệm ngân hàng không thể chống được lạm phát và có mức lợi nhuận thấp hơn so với các hình thức đầu tư khác, nhưng vẫn có nhiều lý do để bạn cân nhắc hình thức này:


    Được bảo vệ về quyền lợi: Ngân hàng hoạt động theo những quy định chặt chẽ của pháp luật cùng với đó là việc tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) của các tổ chức ngân hàng sẽ giúp cho người sử dụng được bảo vệ về quyền lợi trong trường hợp ngân hàng phá sản.


    Được đảm bảo lãi suất: Trong các hình thức đầu tư thì việc gửi tiết kiệm ngân hàng và trái phiếu chính phủ là hai loại hình bạn có thể được đảm bảo chắc chắn về mức lợi nhuận nhận được. Các mức lãi suất sẽ khác nhau với các hình thức gửi tiết kiệm và có thông báo rõ ràng cho khách hàng.


    Tính thanh khoản cao: Bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng rút tiền để chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, việc rút trước kỳ hạn sẽ khiến bạn không nhận được lãi.


    An toàn: Với những người có số tiền nhàn rỗi lớn thì việc gửi tiết kiệm sẽ giúp cho họ phòng tránh được các chi phí cũng như rủi ro trong khi tự lưu trữ tiền của mình. Cùng với đó việc gửi tiết kiệm cũng giúp cho họ có được một mức lợi nhuận nhất định.


    Phù hợp với những người không có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư: So với các hình thức đầu tư khác như vàng, chứng khoán, forex, tiền điện tử thì người gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ không phải lo lắng về các khoản thua lỗ khi thị trường biến động.

    4. Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?


    Mỗi ngân hàng có quy định về mức lãi suất khác nhau để phù hợp với hoạt động kinh tế thị trường nói chung và của ngân hàng nói riêng. Các mức lãi suất này cũng sẽ thay đổi theo tháng, theo quý hoặc theo năm và sẽ được thông báo tới khách hàng cùng việc niêm yết trên website chính thức của ngân hàng. Chúng ta cùng xem mức lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng lớn tại Việt Nam trong tháng 12/2021: 

    Bảng lãi suất tiết kiệm tiền gửi VNĐ tại các ngân hàng

    Bảng lãi suất tiết kiệm tiền gửi VNĐ tại các ngân hàng (Nguồn: VnEconomy.vn)

    Cụ thể:


    Ngân hàng

    Kỳ hạn gửi tiết kiệm thường

    01 tháng

    03 tháng

    06 tháng12 tháng

    Tại quầy

    Online

    Tại quầy

    Online

    Tại quầy

    Online

    Tại quầy

    Online

    Vietcombank

    3,0 %

    3,1 %

    3,0 %

    3,5 %

    4,0 %

    4,1 %

    5,5 %

    5,6 %

    Vietinbank

    3,1 %

    3,4 %

    3,4 %

    3,7 %

    4,0 %

    4,3 %

    5,6 %

    6,0 %

    Agribank

    3,1 %

    3,1 %

    3,4 %

    3,5 %

    4,0 %

    4,5 %

    5,5 %

    5,8%

    BIDV

    3,1 %

    3,1 %

    3,4 %

    3,6 %

    4,0 %

    4,2 %

    5,5 %

    5,5 %

    Techcombank

    2,65 %

    2,9 %

    3,0 %

    3,2 %

    4,1 %

    4,5 %

    4,9%

    5,2 %

    Sacombank

    3,85 %

    4,0 %

    3,85 %

    4,0 %

    5,7 %

    6,45 %

    6,8 %

    6,8 %

    ACB

    3,3 %

    3,3 %

    3,5 %

    3,5 %

    4,8 %

    4,85 %

    5,75 %

    5,75 %

    MBbank

    2,7 %

    2,7 %

    3,4 %

    3,4%

    3,92 %

    4,55 %

    4,85 %

    5,3%


    Như vậy, lãi suất của ngân hàng Sacombank cao nhất* so với các ngân hàng khác cả về mức lãi suất tại quầy và online.


    *Lưu ý, kết luận này chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm viết bài. Lãi suất các ngân hàng sẽ có sự thay đổi theo thời gian.  


    5. Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

    Với khoảng 50 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay thì bạn có thể băn khoăn lựa chọn gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào là tốt nhất. Dưới đây là các tiêu chí tham khảo cho việc lựa chọn ngân hàng:


    ✔️ Uy tín và an toàn: Các ngân hàng đã hoạt động lâu năm với quy mô hệ thống phòng giao dịch nhiều, sẽ giúp cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận cũng như cho thấy độ uy tín của ngân hàng.


    ✔️ Lãi suất: Mức lãi suất càng cao thì người gửi tiết kiệm càng có lợi.


    ✔️ Đa dạng gói tiết kiệm: Việc cung cấp nhiều gói tiết kiệm khác nhau, giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu tài chính của mình.


    ✔️ Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Với dịch vụ chăm sóc nhanh chóng và nhiệt tình, khách hàng có thể thuận lợi trong việc mở dịch vụ và giải quyết các rắc rối phát sinh.


    Một số ngân hàng tham khảo:

    • Nhóm 01: Ngân hàng thương mại nhà nước, Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV.

    • Nhóm 02: Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, Techcombank, Sacombank, MBbank, ACB, VPbank…

    • Nhóm 03:  Ngân hàng nước ngoài, Citibank, Maybank, ShinhanBank…


    6. Cách gửi tiết kiệm ngân hàng phổ biến

    Hiện nay có 02 cách gửi ngân hàng phổ biến nhất là: Gửi tại quầy và gửi online.


    Nội dung

    Gửi tại quầy

    Gửi online

    Hình thức giao dịch

    Tại phòng giao dịch ngân hàng

    Trên các app giao dịch ngân hàng

    Điều kiện

    Có giấy tờ xác thực như Căn cước công dân, hộ chiếu.

    Có tài khoản ngân hàng trực tuyến.

    Thời gian

    Trong giờ hành chính và ngày làm việc của ngân hàng.

    24/7, bao gồm cả ngày lễ, tết.

    Mức độ an toàn

    Bảo mật cao

    Bảo mật cao. (không có sự can thiệp của người thứ 3).


    #6.1 Gửi tiết kiệm ngân hàng tại quầy


    Cách thức: 

    Gửi tiết kiệm ngân hàng tại quầy

    - Đối với việc gửi tiết kiệm tại quầy thì người dùng cần chuẩn bị Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.

    - Lựa chọn loại hình gửi tiết kiệm, các kỳ hạn gửi tiết kiệm hay các gói dịch vụ gửi tiết kiệm.

    - Làm thủ tục theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.

    - Nhận sổ tiết kiệm.


    #6.2 Gửi tiết kiệm ngân hàng online


    Cách thức: 

    Gửi tiết kiệm ngân hàng online


    - Bạn cần mở một tài khoản ngân hàng để có thể sử dụng các dịch vụ online của ngân hàng đó. Chỉ cần căn cước công dân để làm thủ tục tại ngân hàng.

    - Tải app ngân hàng mà bạn sử dụng để đăng ký thông tin và đăng nhập app.

    - Lựa chọn loại hình tiết kiệm.

    - Nhập số tiền bạn cần gửi tiết kiệm (số tiền khả dụng trong tài khoản ngân hàng của bạn) và hoàn thành quá trình mở tài khoản tiết kiệm online.


    7. Những điều cần lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng

    Dù việc gửi tiết kiệm ngân hàng có thể dễ dàng thực hiện và khá an toàn, nhưng người sử dụng cũng cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo hiệu quả tốt nhất:


    Lựa chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp: hiện nay có rất nhiều các gói tiết kiệm với những kỳ hạn khác nhau gồm không kỳ hạn, có kỳ hạn 7 ngày đến 36 tháng hoặc lâu hơn. Bạn cần cân nhắc đề kế hoạch tài chính và tiêu dùng để lựa chọn kỳ hạn phù hợp, tránh việc rút trước kỳ hạn là mất lãi suất.


    Lãi suất tiết kiệm: Lãi suất tiết kiệm sẽ khác nhau giữa các kỳ hạn gửi và các ngân hàng. Sau khi chọn lựa kỳ hạn gửi phù hợp, bạn nên chọn ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất để gửi nhằm tối đa hóa lợi nhuận.


    Lựa chọn ngân hàng uy tín: Để đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi việc lựa chọn các ngân hàng lớn, có uy tín là điều rất quan trọng. Tham khảo các tiêu chí lựa chọn ngân hàng uy tín đã được đề cập trong mục 5 của bài viết.


    Lưu trữ sổ tiết kiệm: Đây là tài liệu quan trong chứng minh tiền gửi của bạn, nên bạn cần bảo quản cẩn thận, tránh tình trạng bị mất, trộm, hoặc thất lạc dẫn đến rủi ro mất tiền. Khi mất thì bạn cần báo ngay với ngân hàng để xử lý.


    Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm: Khi sổ tiết kiệm của bạn đến ngày đáo hạn thì bạn có thể nhận lại toàn bộ tiền gốc và tiền lãi.


    Nếu bạn rút trước ngày đáo hạn thì sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn.


    Nếu bạn không tất toán thì ngân hàng sẽ tự động tất toán và cộng số tiền lãi vào tiền gốc rồi chuyển sang kỳ hạn mới tương đương như kỳ hạn cũ.


    Kiểm tra số dư tiền gửi định kỳ: Việc làm này giúp bạn kiểm soát được tiền gửi của mình, tránh rủi ro mất tiền. Có thể dễ dàng kiểm tra thông qua các dịch vụ của ngân hàng như internetbanking, tra cứu online.


    Bảo mật thông tin: Không cung cấp thông tin sổ tiết kiệm cho bất cứ ai cũng như tránh việc truy cập những link, website lạ để tránh virus, tấn công mạng.  


    8. Những câu hỏi hay gặp về việc gửi tiết kiệm


    #8.1 Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không?

    Có. Nếu bạn có tiền nhàn rỗi và không có kiến thức cũng như kinh nghiệm đầu tư vào các lĩnh vực khác thì gửi tiết kiệm ngân hàng là một lựa chọn tốt.


    Tuy nhiên, bạn nên là đa dạng hóa danh mục tiết kiệm và đầu tư của mình để tạo ra lợi nhuận hiệu quả hơn, ví dụ bỏ ra 5% để giao dịch và tăng thu nhập thụ động qua các hình thức đầu tư khác như chứng khoán, hàng hóa, tiền ảo...


    #8.2 Nên gửi tiết kiệm tại quầy hay online?

    Nên gửi tiết kiệm online. Gửi tiết kiệm online sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với gửi tiết kiệm tại quầy, thêm vào đó là lãi suất tiền gửi online cũng cao hơn.


    Tuy nhiên, chỉ nên gửi tiết kiệm online trên các nền tảng ngân hàng chứ không phải các trang web/app gửi tiết kiệm tư nhân.


    #8.3 Nên gửi tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn?

    Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu chi tiêu tiền của bạn để lựa chọn hình thức phù hợp. Gửi tiết kiệm dài hạn sẽ có lãi suất cao hơn so với ngắn hạn, nhưng khi bạn rút trước kỳ sẽ không được hưởng lãi suất này.


    8.4 Nên gửi tiết kiệm ngân hàng một sổ hay nhiều sổ tiết kiệm?

    Nên gửi thành nhiều sổ tiết kiệm. Do việc rút tiền tiết kiệm trước ngày đáo hạn bạn sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn (0,1 ~ 0,2%/năm) thay vì lãi suất có kỳ hạn, nên việc chia nhỏ sổ tiết kiệm sẽ giúp bạn bảo toàn lãi trong trường hợp cần chi tiêu gấp một khoản tiền nào đó.


    8.5 Gửi tiền tiết kiệm online có an toàn không?

    Có. Theo nhiều chuyên gia ngân hàng thì việc gửi tiết kiệm online an toàn hơn hình thức gửi tại quầy, do không có sự can thiệp của người thứ 3. Tất cả thao tác online với các lớp bảo mật (mật khẩu, mã OTP) do chính chủ quản lý và thực hiện.


    8.6 Bị mất sổ tiết kiệm thì làm thế nào?

    Khi bị mất sổ tiết kiệm thì bạn cần thông báo ngay cho ngân hàng xử lý, đồng thời cần tài liệu xác thực cá nhân mở sổ tiết kiệm (căn cước công dân, hộ chiếu…) ra ngân hàng để làm thủ tục cấp lại sổ mới.


    8.7 Số tiền tối thiểu có thể gửi tiết kiệm ngân hàng là bao nhiêu?

    Thông thường với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, số tiền tối thiểu là 1.000.000 VNĐ. Với hình thức gửi tiết kiệm online, số tiền tối thiểu là 50.000 – 100.000 VNĐ.


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    Ad