CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Bàn luận về mối liên hệ giữa biến động của thị trường tiền ảo và thị trường chứng khoán!

    8 Phút
    Cập nhật 19/12/2023 04:00
    Nhóm Mitrade
    Lloyd


    Trong những năm gần đây, thế giới tiền ảo đã nổi lên rất nhiều xu hướng mới, nhiều thuật ngữ như Metaverse, Blockchain, Bitcoin, NFT, DeFi, GameFi… Liệu mỗi sự kiện mới xuất hiện trên thị trường tiền mã hóa có ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu Mỹ hay không? Thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, biến động giá Bitcoin có khả năng dự báo rõ ràng đối với thị trường cổ phiếu Mỹ, theo dõi giá Bitcoin để dự đoán thị trường chứng khoán có thể rất quan trọng đối với nhà đầu tư.


    1.Liệu tiền mã hóa và thị trường cổ phiếu có mối liên quan với nhau không?


    Ảnh hưởng của thị trường tiền mã hóa, tiền điện tử đối với thị trường chứng khoán luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và các nhà phân tích, sự phát triển và đổi mới của tiền mã hóa có thể tạo ra ảnh hưởng gián tiếp lên thị trường chứng khoán.


    1️⃣Gia tăng cơ hội đầu tư 

    Sự xuất hiện của thị trường tiền mã hóa và các ứng dụng DeFi làm cho thị trường này không ngừng phát triển và xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư mới. Ví dụ, ngoài việc trực tiếp đầu tư vào các đồng coin lớn như Bitcoin, Ethereum và các loại tiền mã hóa khác, nhà đầu tư còn có thể đầu tư vào các công ty tham gia vào thị trường mã hóa như sàn giao dịch tiền mã hóa, công ty khai thác mỏ, nhà cung cấp công nghệ blockchain…


     

    17028811224901

    Các loại tiền điện tử phổ biến hiện nay


    Nếu muốn sở hữu tiền mã hóa, bạn có thể tự mình khai thác hoặc mua trên sàn giao dịch, do đó sàn giao dịch tiền mã hóa trở thành nhu cầu lớn. Tất cả các sàn giao dịch đều muốn được cộng đồng các nhà đầu tư công nhận, họ sẽ bắt đầu kể chuyện, đặc biệt là trong xã hội phát triển theo chủ nghĩa tư bản ngày nay. 

    Do đó, rất nhiều nhà đầu tư cũng muốn tham gia sóng này, nên đã đổ xô đầu tư tiền vào các sàn giao dịch tiền điện tử. Các sàn giao dịch trở nên giàu có nhờ tiền mã hóa và tất nhiên họ cũng hy vọng sự phát triển này sẽ kéo dài, nên đã chăm chỉ kể chuyện, mời các ngôi sao nổi tiếng, influencer làm đại diện thương hiệu. Chẳng hạn như Binance đã mời ngôi sao bóng đá Ronaldo để quảng cáo cho sàn giao dịch hàng đầu thế giới này. Ngoài các sàn giao dịch, tiền mã hóa cũng là nguyên nhân tạo ra rất nhiều miner – thợ mỏ đào coin. 

    Các thợ mỏ muốn khai thác được nhiều tiền mã hóa hơn cũng liên tục nâng cấp thiết bị phần cứng của mình. Những nhà cung cấp thiết bị phần cứng khai thác tiền điện tử này do đó cũng kiếm được lợi nhuận khổng lồ, và từ đó càng nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của thế giới blockchain. Các ứng dụng DeFi hướng tới cung cấp các dịch vụ tài chính truyền thống như cho vay và giao dịch, tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào hệ sinh thái DeFi mới nổi. 

    2️⃣Mức độ biến động thị trường gia tăng

    Tiền điện tử đã làm tăng đáng kể tính biến động của thị trường chứng khoán. Giá cả của các đồng tiền điện tử thường xuyên biến động, đôi khi là có những biến động rất lớn, và sự biến động này có thể lan rộng sang thị trường chứng khoán, gây ra dao động giá cổ phiếu đáng kể, thậm chí là ảnh hưởng đến cả thị trường tài chính toàn cầu. 

    Ví dụ, trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, khi các nhà đầu tư chuyển tài sản sang các khoản đầu tư thay thế, chỉ số S&P 500 (chỉ số mà nhà đầu tư thường dùng để đo lường thị trường) đã giảm hơn 110 điểm. Nền kinh tế Mỹ cũng rơi vào suy thoái ngắn hạn. Và nhiều nhà đầu tư bỏ chạy khỏi thị trường chứng khoán, chuyển hướng đầu tư vào Bitcoin, giá Bitcoin đã tăng gấp đôi lên đến 60.000 trong năm 2021, sau đó giảm xuống chỉ còn khoảng 30.000 USD. Trong những năm gần đây giá Bitcoin dao động quanh ngưỡng 30.000 cho đến 40.000 đô la – vẫn còn cách khá xa mức cao nhất mọi thời đại ATH từng đạt được vào năm 2021.

    17028817299088

     Biến động giá Bitcoin trong 5 năm gần đây – Nguồn: TradingView


    Nói chung, mức độ biến động cực cao của thị trường tiền điện tử có thể giúp các nhà đầu tư kiếm được nhiều tiền, nhưng cũng có thể khiến thị trường tài chính rơi vào khủng hoảng. Khi thị trường tiền điện tử bắt đầu đi vào giai đoạn hoạt động ổn định, các nhà quản lý và nhà đầu tư cần phải thận trọng và kiểm soát những rủi ro này để đảm bảo an toàn lâu dài cho tài sản cá nhân của mình cũng như toàn bộ hệ thống tài chính.

    3️⃣Các ngành công nghệ gia nhập thị trường

    Khi ý tưởng về metaverse (vũ trụ ảo) được đưa ra, các công ty công nghệ liên tiếp tuyên bố sẽ đầu tư hoặc tham gia vào việc phát triển metaverse. Nhiều ông lớn hoạt động trong ngành tài chính cũng bắt đầu có tín hiệu công bố về việc có thể, hoặc đang chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo – mở ra một viễn cảnh rất sáng lạng cho thị trường tiền điện tử.

     

    17028811305401

    Metaverse đang dần thay đổi cuộc sống hàng ngày


    Thậm chí nhiều công ty lớn, nhiều nhà đầu tư tổ chức hàng đầu thế giới còn tham gia sâu vào thị trường tiền điện tử, khi trực tiếp tham gia mua rất nhiều các đồng tiền mã hóa kỹ thuật số., đó là trực tiếp mua tiền điện tử. Ví dụ như vào năm 2021, tập đoàn TESLA (TSLA) đã mua vào lượng tiền điện tử có giá trị lên tới 1,5 tỷ USD, Hành động này của tỷ phú Elon Musk sau đó cũng đã tạo ra một làn sóng lớn các tổ chức, doanh nghiệp và thậm chí là cả chính phủ một số quốc gia bắt tay mua tiền điện tử.

    Khi các doanh nghiệp truyền thống và toàn bộ hệ thống tài chính, cùng thị trưởng tiền điện tử ngày càng trở nên gắn bó mật thiết không thể tách rời, sự tăng giảm biến động của tiền điện tử khi đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự tăng giảm của thị trường cổ phiếu thực tế. Ví dụ, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, thậm chí đã đổi tên công ty và tuyên bố rằng tương lai phát triển của công ty này sẽ tập trung vào metaverse – tất nhiên thời gian sẽ kiểm chứng xem liệu lựa chọn của Mark có đúng hay không.

    4️⃣Rủi ro khi đầu cơ

    Do hầu hết các nhà đầu tư đặt cược vào giá trị trong tương lai của tiền điện tử, mọi sự suy đoán và đầu cơ xung quanh tiền điện tử có thể dẫn đến biến động mạnh trên thị trường tiền điện tử nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Điều này có thể gây ra biến động giá lớn và dẫn đến việc các nhà đầu tư tham gia thị trường vào thời điểm không thuận lợi, hoặc đầu tư vào các tài sản không có nhiều giá trị về lâu về dài.

     

    1702881137799

    Bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào cũng tiềm ẩn rủi ro, nhất là thị trường tiền ảo

    5️⃣Ngành/Chủ đề nóng hổi 


    Khi thị trường tiền điện tử bùng nổ, một số cổ phiếu, phân khúc thị trường và chủ đề cũng có thể trở thành xu hướng lan truyền, biến tài sản đó tăng trưởng bùng nổ về mặt giá trị. Có những cổ phiếu có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường tiền điện tử chẳng hạn như:

    ● Các công ty khai thác tiền điện tử

    ● Công ty blockchain

    ● Các nhà môi giới tiền điện tử

    ● Nhà sản xuất phần cứng (ví dụ CPU/GPU)

    ● Quỹ ETF tiền điện tử


    Bất kỳ biến động lớn nào hoặc xu hướng trong thị trường tiền điện tử đều sẽ ảnh hưởng đến xu hướng giá của các cổ phiếu liên quan đến tiền điện tử trên thị trường. Ví dụ, nếu Bitcoin đang trải qua thời kỳ tăng trưởng bùng nổ, thì cổ phiếu của các công ty khai thác Bitcoin cũng có thể hưởng lợi lớn và tăng trưởng giá trị. 

     

    17028811449004

    Các công ty công nghệ lớn trên thế giới


    Trên hết, tất cả các sàn giao dịch trong thế giới tiền điện tử hoặc người khai thác, công ty công nghệ, dự án blockchain… sẽ cùng nhau tạo ra ảnh hưởng đến mức độ biến động tăng giảm của tiền điện tử, từ đó ảnh hưởng đến giá các cổ phiếu liên quan trên thị trường chứng khoán.


    2.Tiền mã hóa ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán?


    Ảnh hưởng trực tiếp

    Nếu một doanh nghiệp có bổ sung tiền điện tử vào danh mục đầu tư của họ thì tất yếu khi giá trị các đồng tiền mã hóa tăng lên hay giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến giá trị ròng của chính công ty đó. Với mức độ biến động cực cao của các đồng tiền điện tử thì việc giá trị của các công ty có sở hữu tiền điện tử bị biến động mạnh cũng là điều dễ hiểu.

    Ảnh hưởng gián tiếp


    Giá trị của tiền mã hóa tăng lên hay giảm xuống sẽ có ảnh hưởng nhất định đến lòng tin của nhà đầu tư, làm tăng/giảm tần suất giao dịch. Từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của các sàn giao dịch. Hơn nữa, biến động của các đồng tiền điện tử còn ảnh hưởng đến việc các miner có muốn tham gia thị trường đào coin hay không (giá đơn vị tiền mã hóa và chi phí khai thác). Kết quả là sự thịnh vượng hay đình trệ của ngành khai thác có thể dẫn đến việc số lượng người tham gia tăng hay giảm, ảnh hưởng tới nhu cầu các phần thức khai thác tiền điện tử (như card đồ họa…), rồi còn ảnh hưởng cả đến sự phát triển của toàn ngành bán dẫn…

    Ảnh hưởng sâu rộng

    Tiền mã hóa không chỉ được sử dụng để  đầu tư và đầu cơ, mà còn có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tài chính. Kể từ khi đồng USD thoát ra khỏi hệ thống Bretton Woods, cơ bản là FED nắm quyền quyết định có bao nhiêu USD sẽ được in. Một khi tổng lượng tiền phát hành không bị giới hạn, sức mua tương đối sẽ bị loãng đi trong những lần in tiền với số lượng lớn.

    Để tránh công sức tiết kiệm của mình trở thành công cốc do lạm phát, hay do FED in quá nhiều tiền, tiền điện tử trở thành một lựa chọn hoàn hảo để tích trữ tài sản.. Các đồng tiền mã hóa có tổng lượng phát hành hạn chế, trở thành một kênh trú ẩn khá an toàn về lâu về dài, ít bị chịu ảnh hưởng bởi lạm phát như các loại tiền tệ truyền thống. Tuy nhiên, theo sự kiện Fed bắt đầu thu hẹp vốn vào năm 2023, chỉ số đô la Mỹ liên tục tăng cao, và một số nhà đầu tư vốn đang đầu tư vào tiền mã hóa để bảo toàn giá trị lại bắt đầu cảm thấy rằng đồng đô la Mỹ lại bắt đầu có đặc tính giữ giá. Kết quả là hàng loạt các nhà đầu tư tiền điện tử bắt đầu bán ra lượng tiền mã hóa mà họ nắm giữ, tạo ra hiệu ứng domino khiến cho tất cả các mục tiêu liên quan đến thị trường chứng khoán đều bị ảnh hưởng.


    Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

    3.Mối liên hệ giữa tiền điện tử và thị trường cổ phiếu


    Nghiên cứu cho thấy thị trường tiền điện tử về cơ bản có thể có mối quan hệ rất tích cực với thị trường cổ phiếu. Tất nhiên đôi khi tiền điện tử và thị trường cổ phiếu có thể xuất hiện mối quan hệ tiêu cực (tiền điện tử có thể được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro đối với cổ phiếu) – giống như vàng là công cụ phòng ngừa lạm phát. Mối tương quan có thể dao động trong các khoảng thời gian khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, lãi suất, chính sách địa chính trị, quản lý hay các chính sách kinh tế khác nhau…

     

    17028811539895

    Thị trường tiền điện tử và thị trường cổ phiếu luôn có mối quan hệ chặt chẽ


    ● Bitcoin ở giai đoạn đầu có rất ít người tham gia, do đó mối liên quan với tài sản tài chính quốc tế thấp hơn.

    ● Đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 toàn cầu, Ngân hàng Trung ương Mỹ áp dụng chính sách QE đáng kể, khiến vàng và Bitcoin có quy mô kiểm soát đồng loạt tăng giá, chỉ số tương quan giữa hai tài sản này đạt 0,5.

    ● Vào năm 2021, do nhiều tổ chức tuyên bố bắt đầu giữ Bitcoin như "tiền tệ dự trữ" để phòng ngừa rủi ro suy giảm tiền mặt, Bitcoin ngày càng tăng trưởng giá trị, tạo được mối liên hệ với các chỉ số cổ phiếu chính của Hoa Kỳ, trong khi mối liên quan với vàng lại giảm dần.

    ● Từ 2017 đến 2019, chỉ số tương quan giữa Bitcoin và chỉ số S&P 500 của Mỹ là 0,01.


    ● Từ 2020 đến 2021, chỉ số tương quan giữa Bitcoin và chỉ số S&P 500 tăng lên mức 0,36. Vì giá Bitcoin càng cao, càng nhiều người muốn giàu lên thông qua việc đào coin, và nhiều người sẽ muốn đầu tư vào thiết bị khai thác coin. Kết quả là mối liên kết với những cổ phiếu công nghệ cũng sẽ ngày càng cao.

    ● Đến tháng 6 năm 2022 do cổ phiếu công nghệ có PE ratio cao và Bitcoin bị thị trường bán tháo, một số doanh nghiệp thậm chí còn giữ Bitcoin, giá trị sổ sách của công ty giảm khi Bitcoin giảm, chỉ số tương quan thậm chí lên tới 0,9; sau đó cũng ở mức trên 0,5.

    ● Hiện tại Bitcoin vẫn đang có đà phục hồi tăng trưởng tốt, và vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư tiền điện tử.

    Do giá của đồng tiền điện tử số 1 thế giới Bitcoin ngày càng có mức độ tương quan cao với thị trường chứng khoán Mỹ (dù là chỉ số SP500 hay Nasdaq), nhiều tổ chức thị trường và thậm chí cả Wall Street cũng không thể bỏ qua những biến động giá của Bitcoin. Sự biến động giá của Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đã có ảnh hưởng lớn  phủ nhận đến hệ thống tài chính thế giới. Mặc dù không đến nỗi ảnh hưởng đến quyết sách lãi suất của FED, nhưng đối với nhiều công ty, biến động của thị trường tiền điện tử hoàn toàn có thể tạo  sự ảnh hưởng lớn. Ví dụ như:

    ● Công ty công nghệ phát triển hướng tới metaverse AR/VR

    ● Các công ty nắm giữ Bitcoin

    ● Nhiều công ty tài chính chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin

    Ghi chú: Hệ số tương quan biểu diễn mức độ liên quan giữa hai biến số.

    Hệ số liên quan X

    Mức độ tương quan (A,B)

    X=-1

    Hoàn toàn tương phản,hai nhóm số liệu nếu hoàn toàn tương phản biểu thị khi A tăng thì B chắc chắn giảm -1<X<-0,5

    -1<X<-0,5

    Tương phản cao,nếu A tăng thì B rất có khả năng sẽ giảm

    -0,5<X<0

    Tương phản thấp,nếu A tăng thì B có khả năng cao hơn sẽ giảm

    X=0

    Không có mối quan hệ giữa việc tăng giảm của A và B!

    0<X<0,5

    Tương quan tích cực thấp, nếu A tăng thì B cũng có khả năng sẽ tăng

    0,5<X<1

    Tương quan tích cực cao, nếu A tăng thì B rất có khả năng sẽ tăng

    1

    Hoàn toàn tương quan tích cực, nếu A tăng thì B chắc chắn sẽ tăng


    4.Kết luận


    Có thể nói rằng tiền mã hóa chính là xu hướng của tương lai. Người bình thường muốn đầu tư vào các công ty lớn như Facebook hoặc Alibaba và trở thành nhà đầu tư thiên thần rất khó khăn, nhưng việc đầu tư vào một đồng tiền mã hóa có thể sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận tương tự với số vốn cần thiết ít hơn đáng kể. Tất nhiên, vốn luôn đi theo lợi nhuận, lợi nhuận nào đáng để theo đuổi nhất? Rủi ro thấp, lợi nhuận cao, độ chắc chắn cao. Đầu tư mạo hiểm vào một công ty cho đến khi IPO có thể mất ít nhất 3-5 năm, nhưng để tạo ra một đồng tiền mã hóa trên blockchain có thể chỉ cần vài tháng, tốc độ thu hồi vốn cũng như kiếm lợi nhuận có thể gia tăng đáng kể.

    Nhưng một thị trường tăng trưởng quá nóng – nhất là như thị trường tiền điện tử – sẽ luôn có rủi ro của nó, nhất là việc có những kẻ lừa đảo tham gia thị trường. Chẳng hạn như trên thị trường vốn luôn có rất nhiều công ty không có lợi nhuận, nhưng lại có số lượng cổ đông lớn, giá trị thị trường cao; có thể một nhóm người liên tục đẩy giá lên nhưng khi bong bóng vỡ thì rốt cuộc chính những người đầu tư mới là người chịu lỗ nặng. Tương tự như vậy, đà giảm của tiền mã hóa trong gần một năm qua cũng sẽ giúp thúc đẩy một số đồng tiền mã hóa blockchain bị loại bỏ nhanh chóng, để lại những đồng tiền điện tử có sức cạnh tranh cao.

    Đồng thời, thị trường tiền mã hóa và thế giới tài chính toàn cầu luôn có mối  liên kết chặt chẽ. Ngay cả khi bạn không trực tiếp đầu tư vào tiền điện tử, tiền mã hóa, việc hiểu biết về tiền mã hóa cũng rất hữu ích cho việc bạn đầu tư vào thị trường chứng khoán đấy!


    Mitrade-Do ASIC/CySEC/CIMA/FSC quy định ✔️ 50000USD vốn trải nghiệm ✔️ 0 phí hoa hồng, spread thấp ✔️ Đòn bẩy linh hoạt 1:1~1:200 ✔️ Vô vàn tài nguyên đào tạo

    5.Câu hỏi thường gặp (FAQ)

    Thị trường tiền ảo là gì?

    Thị trường tiền ảo, hay thị trường tiền điện tử là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái blockchain. Đây là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi tiền điện tử. Đối với các nhóm thợ đào, sau khi khai thác tiền ảo thành công, thị trường tiền ảo sẽ là nơi để họ tiêu thụ số coin đó. Còn đối với các nhà đầu tư không trực tiếp khai thác, họ sẽ giao dịch tiền ảo trên các sàn crypto. 

    Thị trường chứng khoán là gì?

    Thị trường chứng khoán hiểu đơn giản là một phần của hệ thống tài chính, trong đó các công ty cổ phần, tổ chức tài chính và cá nhân có thể mua và bán các loại tài sản chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và nhiều công cụ tài chính khác.

    Điểm khác biệt giữa thị trường tiền ảo và thị trường chứng khoán?

    Mặc dù thị trường tiền ảo cũng có nhiều điểm tương đồng với các thị trường tài chính truyền thống theo nhiều cách, nhất là khi so với thị trường chứng khoán, nhưng giữ thị trường tiền ảo và chứng khoán cũng có một số khác biệt đáng kể. Điển hình nhất là khi so với thị trường chứng khoán, thị trường tiền ảo có đặc điểm nổi bật như giao dịch không ngừng nghỉ, cực nhanh chóng, hoàn toàn ẩn danh, không thông qua bên trung gian thứ ba, nhưng lại thiếu sự giám sát theo quy định…

    Nên đầu tư vào thị trường tiền ảo hay thị trường chứng khoán?

    Quyết định chọn đầu tư vào thị trường tiền ảo hay thị trường chứng khoán phần lớn phụ thuộc vào chuyên môn, chiến lược giao dịch và số tiền vốn bạn muốn đầu tư. Thị trường chứng khoán tốt hơn cho những ai muốn tăng trưởng đầu tư có thể đoán trước, hạn chế trong dài hạn, với mức độ biến động tương đối thấp. Ở chiều ngược lại, thị trường tiền ảo phù hợp hơn nhiều cho những ai muốn đa dạng hóa và tìm kiếm một hàng rào chống lại lạm phát và các yếu tố ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính.


    Ai quản lý thị trường tiền ảo và thị trường chứng khoán tại Việt Nam?

    Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán được quản lý và điều hành bởi Tổng cục Chứng khoán Việt Nam, với các sàn giao dịch chính là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Còn thị trường tiền ảo ở Việt Nam hiện chưa có quy định pháp lý cụ thể, pháp luật Việt Nam chỉ cấm sử dụng tiền ảo làm phương thức thanh toán, chứ không cấm giao dịch tiền ảo. Cũng bởi tính chất phi tập trung của thị trường tiền ảo nên nhà đầu tư Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có thể giao dịch tiền điện tử dễ dàng, an toàn và hiệu quả mà không cần các cơ quản lý tập trung.


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad