CFD là công cụ phức tạp và có nguy cơ gây thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên cân nhắc kỹ liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và đủ khả năng chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.
    Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là gì? Ra quyết định đầu tư hiệu quả nhờ nắm rõ về IRR

    8 Phút
    Cập nhật 14/03/2024 07:59
    Nhóm Mitrade
    Lloyd


    Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là một trong những chỉ số thiết yếu và thịnh hành trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính và đầu tư. Được biết đến như một công cụ hữu ích để xác định mức độ hiệu quả của phương án đầu tư, IRR giúp nhà phân tích đưa ra quyết định sáng suốt trong các hoàn cảnh khác nhau.

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng làm rõ định nghĩa, vai trò và cách tính toán chỉ số IRR. Người đọc sẽ có cơ hội khám phá nhiều tình huống ứng dụng, biết tới một vài ưu và nhược điểm của chỉ số này, cũng như được chỉ dẫn về phương pháp áp dụng nó nhằm lựa chọn phương án đầu tư.


    Nhận thêm thông tin thị trường tài chính > >

    1. Giới thiệu về IRR


    • IRR là gì? 

    Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR) được sử dụng vào việc đánh giá hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của một phương án đầu tư. IRR mô tả tỷ suất lợi nhuận hàng năm mà dự án có thể đạt được sao cho giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai bằng 0.

    Ví dụ, khi một phương án đầu tư có IRR = 10%, điều này tức là tỷ suất lợi nhuận trung bình của dự án sẽ đạt 10% và giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai sẽ bằng 0. Từ “nội bộ” xuất hiện trong IRR do nó loại bỏ những yếu tác động từ ngoại cảnh như lạm phát, biến động thị trường…

    • Ý nghĩa của chỉ số IRR:

    ֎ Thước đo hiệu quả đầu tư: IRR mô tả khả năng tạo ra dòng tiền của phương án đầu tư. Chỉ số IRR cao hơn chứng minh tỷ suất lợi nhuận tốt hơn, tức là phương án đầu tư sẽ có dòng tiền mạnh mẽ hơn.

    ֎ So sánh với lãi suất thị trường: IRR có thể được dùng để so sánh với mức lãi suất thị trường hoặc chi phí vốn của khoản đầu tư. Nếu IRR lớn hơn lãi suất thị trường, điều đó có nghĩa là dự án có thể sinh lời. Ví dụ, nếu doanh nghiệp mượn tiền ngân hàng theo lãi suất 10%/năm để đầu tư thì họ cần tìm một dự án với IRR lớn hơn 10% để được coi là có lời.

    ֎ Cân nhắc nhiều phương án đầu tư: Trước nhiều lựa chọn đa dạng, IRR giúp nhà phân tích quyết định phương án nào có tiềm năng thu về lợi ích lớn nhất. Nếu bỏ qua các yếu tố về rủi ro và so sánh hai dự án có quy mô tương đương, đương nhiên một dự án có IRR cao sẽ luôn hấp dẫn hơn dự án có IRR thấp.

    ֎ Định giá tài sản: IRR có thể áp dụng vào việc xác định giá giao dịch thích hợp của tài sản bằng cách tính toán thời gian và mức doanh thu mà nó có thể đạt được để bù lại khoản đầu tư lúc đầu.

    ֎ Quyết định số vốn đầu tư: Do IRR giúp tìm ra khả năng kiếm lời của khoản đầu tư, nó có thể hỗ trợ nhà phân tích quyết định số lượng vốn nên được dùng cho phương án đầu tư đó.


    2. Công thức tính IRR


    Sự liên hệ giữa IRR và NPV

    Trước khi đi vào cách tính toán IRR, chúng ta nên nắm được mối liên hệ giữa IRR và Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV). 

    NPV là chỉ số tài chính được dùng cho việc đánh giá mức độ hiệu quả của phương án đầu tư. Nó tính toán giá trị hiện tại của tất cả dòng tiền dự kiến thu được trong tương lai và trừ đi khoản đầu tư ban đầu. Kết quả của NPV chỉ ra liệu dự án có thể sinh lời hay không, dựa theo giả định về tỷ lệ chiết khấu hoặc mức lãi suất thị trường. 

     

    16910558686920

    ⁃ C0: Chi phí đầu tư ban đầu (t=0)

    ⁃ Ct: Giá trị hiện tại của dòng tiền được thu từ mốc thời gian t

    ⁃ T: Thời gian thực hiện dự án

    ⁃ r: Tỷ lệ chiết khấu 

    Nếu kết quả cuối cùng cho ra NPV dương thì điều này ám chỉ dự án đã sinh lời sau (t) năm với tỷ lệ chiết khấu là (r), trái lại, NPV âm cho thấy dự án sẽ thua lỗ. 

    Việc tính toán IRR được sử dụng bằng cách giải phương trình NPV với giá trị NPV bằng 0 và tỷ lệ chiết khấu (r) được thay bằng IRR. Hay có thể nói, IRR là tỷ lệ chiết khấu có thể đưa NPV của khoản đầu tư về bằng 0 (mức hoàn vốn). 

    Công thức tính

    Dựa vào giải thích trên, ta có công thức được viết lại như sau:

     

    1691055884476

    Chẳng hạn: Bạn đang cân nhắc một phương án với số vốn cần thiết là 100.000 USD. Trong vòng 5 năm, dự án này dự kiến thu về các dòng tiền ròng như dưới đây:

    ⁃ Năm thứ nhất: 20.000 USD

    ⁃ Năm thứ hai: 30.000 USD

    ⁃ Năm thứ ba: 25.000 USD

    ⁃ Năm thứ 4: 25.000 USD

    ⁃ Năm thứ 5: 35.000 USD

    Nhằm tính toán IRR, chúng ta sử dụng công thức trên và giải phương trình sau:

    0 = - 100,000 + 20,000/(1+IRR) + 30,000/(1+IRR)2 ¬+ 25,000/(1+IRR)3 ¬+ 25,000/(1+IRR)4 ¬+ 35,000/(1+IRR)5 

     Sau quá trình tính toán, kết quả cho ra IRR là 10%. Như vậy, nếu tỷ lệ chiết khấu thấp hơn 10%, thì phương án đầu tư này sẽ sinh lời và đáng để thực hiện. 

    Cách tính IRR dễ dàng bằng excel

    Công thức để tìm ra IRR tương đối phức tạp để tính bằng tay, do đó, có cách thức dễ dàng hơn để làm điều này đó là dùng tới hàm IRR(values,[guess]) trong Excel, trong đó:


    - Values (bắt buộc): Đây là một bảng các giá trị đại diện cho chuỗi dòng tiền của toàn bộ dự án. Nó liệt kê số vốn ban đầu và thu nhập ròng với thứ tự sắp xếp lần lượt theo thời gian.


    - Guess (tùy chọn): Đây là một con số bất kỳ do người dùng đoán gần với mức IRR dự kiến. Nếu bỏ qua, hàm sẽ lấy giá trị mặc định là 0,1 (tương đương 10%). Trong một vài trường hợp, hàm IRR sẽ báo lỗi #NUM! nếu phần Guess này vượt quá xa giá trị IRR thực tế, do đó, hãy thử một giá trị đoán khác gần đúng hơn.

    Ví dụ: Kiểm tra thông tin đã được tính toán ở ví dụ trên, ta điền thông tin vào excel và có kết quả như dưới đây

     

    công cụ tính toán IRR rất nhanh và chuẩn xác

    Excel là công cụ tính toán IRR rất nhanh và chuẩn xác (Nguồn: Mitrade)


    Một vài lưu ý khi tính toán IRR bằng excel: 


    ⁃ Giá trị dòng tiền nhập vào phải bao gồm tối thiểu một số âm và một số dương, nếu không khi tính toán nó sẽ hiện lỗi #NUM!.

    ⁃ Hàm IRR coi thứ tự sắp xếp của các giá trị là dòng tiền theo từng năm, vì thế, bạn cần phải sắp xếp giá trị dòng tiền theo thứ tự tương ứng nếu muốn có kết quả chính xác

    ⁃ Nếu giá trị nhập vào chứa để trống hoặc có nội dung văn bản, giá trị đó sẽ bị bỏ qua.


    3. Ưu điểm và hạn chế của IRR


    IRR thường xuyên được sử dụng để đo lường chất lượng và khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư. Nhờ có nhiều ưu điểm, IRR trở nên thịnh hành và được tin tưởng, nhưng trên thực tế, nó cũng bao gồm những điểm hạn chế nhất định mà nhà đầu tư cần biết.

    • Ưu điểm:

    ✔️ Trực quan và dễ hiểu: IRR là một chỉ số rất trực quan và dễ hiểu. Nó sử dụng nguyên lý đơn giản là chiết khấu dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại để tìm ra điểm hòa vốn. Điều này có nghĩa là nếu như người dùng dự đoán được dòng tiền thu về trong tương lai, họ sẽ dễ dàng tìm ra chỉ số IRR đi kèm theo một khoảng thời gian cụ thể để hòa vốn. 

    ✔️ Dễ dàng đánh giá hiệu quả: IRR mang tới sự dễ dàng khi xác định hiệu quả của phương án đầu tư trong tương lai. Bằng cách tính toán IRR, nhà phân tích sẽ biết được tỷ lệ chiết khấu của dòng tiền trong tương lai. Nếu IRR lớn hơn mức mà nhà đầu tư đang kỳ vọng, dự án được coi là là hiệu quả và có thể sinh lời.

    ✔️ Hỗ trợ tính toán mức lãi suất: IRR cũng giúp ấn định mức lãi suất tối thiểu để dự án có thể hòa vốn. Nếu IRR bằng hoặc lớn hơn mức lãi suất thị trường, dự án đầu tư sẽ hòa vốn hoặc sinh lời.

    Mở Tài Khoản Demo Mở Tài Khoản Thật 


    • Hạn c hế:

    Dựa trên số liệu giả định: Việc giả định dòng tiền thu về được trong tương lai là yếu tố then chốt để tính ra được IRR. Mặc dù vậy, do đây chỉ là dữ liệu giả định nên nó luôn có sai số và không thể chính xác hoàn toàn. Do đó, IRR luôn chỉ được coi là một chỉ số kỳ vọng trước khi đưa ra quyết định đầu tư thay vì dữ liệu đáng tin cậy.

    Tốn nhiều thời gian để tính toán: Việc tính toán IRR bằng phương pháp thủ công thực sự là vô cùng khó khăn do công thức tương đối phức tạp. Điều này nên được hỗ trợ bằng các phần mềm máy tính như Microsoft Excel. Tuy nhiên, ngay cả vậy thì trên thực tế, một dự án kinh doanh cũng thường có những đợt bổ sung vốn hoặc tái đầu tư dòng tiền thu được. Điều này khiến công thức lại càng phức tạp và việc tính toán vì thế cũng khó khăn theo.

    Không tính đến quy mô dự án: Chỉ số IRR bỏ qua hoàn toàn yếu tố về quy mô của dự án mà chỉ đơn giản là chiết khấu dòng tiền giả định thu về trong tương lai về giá trị hiện tại để so sánh số vốn đầu tư ban đầu. Điều này dễ gây ra hiểu nhầm khi so sánh hai dự án có quy mô chênh lệch lớn, trong đó dự án nhỏ có IRR cao hơn dự án quy mô lớn.

    Cụ thể, nếu chi phí đầu tư ban đầu của một dự án lớn là 50.000 USD và có dòng tiền giả định là 10.000 USD mỗi năm trong vòng 6 năm, IRR của nó sẽ chỉ đạt 5%. Để so sánh, dự án khác có chi phí vốn nhỏ là 10.000 USD và khả năng đem về dòng tiền đều đặn 2.500 USD mỗi năm trong vòng 6 năm có mức IRR là 13%. Nếu chỉ nhìn vào chỉ số IRR, chắc hẳn ta sẽ thấy dự án nhỏ hấp dẫn hơn mà bỏ qua thực tế rằng, dự án lớn đang mang lại giá trị dòng tiền và lợi nhuận tuyệt đối lớn hơn nhiều.

    Không bao gồm chi phí bổ sung: IRR chỉ để tâm đến số vốn ban đầu và dòng tiền giả định trong tươn
    g lai để tìm ra điểm hòa vốn, nhưng trên thực tế, các chi phí phát sinh có thể vô cùng lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ tới mức độ hiệu quả của dự án đầu tư.

    Ví dụ, nếu công ty cân nhắc mua hàng loạt xe ô tô để kinh doanh dịch vụ taxi chở khách, ngoài số vốn ban đầu dành cho mua xe, nó còn chi phí xăng dầu và bảo trì có thể tác động đến lợi nhuận. Tuy nhiên, những chi phí này lại không nằm trong công thức tính IRR và trên thực tế, cũng rất khó để dự đoán được các chi phí phát sinh này là bao nhiêu.

    4. Các ứng dụng thực tiễn của IRR


    ◆ IRR hỗ trợ lập ngân sách và đánh giá dự án đầu tư

    Việc lập ngân sách đầu tư là quá trình xác định các phương án tiềm năng để so sánh và ra quyết định. IRR có thể là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp làm điều này vì nó mô tả một cách trực quan mức độ sinh lời của phương án. Các doanh nghiệp thường dùng IRR để so sánh lợi tức đầu tư dự kiến với hoặc chi phí vốn hoặc lợi tức yêu cầu tối thiểu.


    IRR hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hiệu quả tài chính bằng cách xác định dòng tiền ước tính thu về trong những mốc thời gian cụ thể. Điều đó hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực tài chính thích hợp vào các phương án đầu tư, từ đó giúp nguồn vốn được tối ưu và tổng thể hiệu quả kinh doanh cũng được tăng cường.


    IRR hỗ trợ quản trị và định giá doanh nghiệp

    IRR thường rất hữu ích trong các báo cáo định giá và kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A) doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp là nghiệp vụ phức tạp nhằm xác định tổng ngân sách cần có nếu muốn mua lại một công ty. IRR được sử dụng để đo lường dòng tiền mà các nhà đầu tư có thể thu về khi chấp nhận mua lại và đánh giá xem lựa chọn này có lành mạnh về mặt tài chính hay không.


    Bên cạnh đó, IRR tỏ ra rất hữu dụng trong việc đo lường hiệu quả tài chính của những đơn vị kinh doanh hoặc bộ phận hiện có trong một công ty. Nếu IRR của một đơn vị kinh doanh thấp hơn chi phí vốn dành cho đơn vị kinh doanh đó, điều này báo hiệu rằng, nó đang không tạo ra đủ lợi nhuận và cần tái cơ cấu hoặc giải tán.

    IRR hỗ trợ các quyết định đầu tư và tài chính cá nhân

    Ở cấp độ tài chính cá nhân, IRR hỗ trợ một người tính toán lợi ích và rủi ro của một ý tưởng kinh doanh, hoặc so sánh các phương án kinh doanh với nhau để tìm lựa chọn tốt nhất.

    Ví dụ: Một cá nhân cân nhắc nâng cấp lại căn hộ để cho thuê. Người này có thể sử dụng IRR với số vốn ban đầu là toàn bộ chi phí sửa sang căn hộ, đồng thời dự tính dòng tiền thu về mỗi năm là doanh thu tiền thuê nhà. Bằng cách này, nhà đầu tư sẽ biết được thời điểm chính xác họ có thể hòa vốn và tỷ suất lợi nhuận cần thiết là bao nhiêu.

    Nếu mức IRR này cao hơn lãi suất thị trường hoặc IRR của phương án đầu tư khác, đây có thể là lựa chọn khả thi. Ngược lại, nếu IRR quá thấp và thời gian hoàn vốn quá dài, nhà đầu tư nên cân nhắc đến những phương án thay thế khác.


    5. So sánh IRR với một vài chỉ số khác liên quan đến đánh giá phương án đầu tư


    • IRR so với CAGR

     


    Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR)

    Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

    Ý nghĩa

    CAGR mô tả mức độ tăng trưởng có thể nhận được từ một cơ hội đầu tư

    IRR là tỷ lệ chiết khấu dùng để tính toán dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại và tìm ra điểm hoàn vốn

    Công thức

    Công thức tính toán dễ dàng do chỉ cần ba yếu tố giá trị đầu tư ban đầu, giá trị lúc thoái vốn và thời gian đầu tư

    Công thức phức tạp do phải cân nhắc đến dòng tiền. IRR không thể tính toán được nếu tổng dòng tiền vào là số âm

    Mục đích sử dụng

    Hữu dụng trong các trường hợp đầu tư chỉ coi trọng kết quả lợi nhuận cuối cùng

    Hữu dụng khi so sánh các dự án đầu tư chú trọng tới dòng tiền thu về định kỳ trong tương lai

    Sự biến động của thu nhập

    Không chú trọng sự biến động của thu nhập theo thời gian

    Có tính đến sự biến động của thu nhập theo thời gian

     (Nguồn: Được tổng hợp bởi Mitrade)


    à
    CAGR sẽ hiệu quả trong tình huống nhà đầu tư không chú trọng dòng tiền thu được theo các mốc thời gian nhất định (hàng tháng, hàng năm) và tập trung đo lường mức độ tăng trưởng hoặc thua lỗ. Trong khi đó, IRR cân nhắc đến yếu tố dòng tiền một cách kỹ lưỡng và chiết khấu nó về giá trị hiện tại để biết chính xác thời gian và tỷ lệ chiết khấu để có thể đạt mức độ hòa vốn. Chính vì điều này là CAGR có công thức tính toán đơn giản hơn rất nhiều so với IRR. 

    Mặc dù đích đến cuối cùng là khác nhau nhưng hai chỉ số này đều đo lường hiệu quả của phương án đầu tư. Khi tìm hiểu về phương án đầu tư, nhà phân tích nên dùng tới cả hai chỉ số này nhằm có một cái nhìn đa dạng và hiệu quả nhất.

    • IRR so với ROI


    Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

    Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)

    Ý nghĩa

    IRR là tỷ lệ chiết khấu của dòng tiền dự kiến trong tương lai nhằm giúp cho khoản đầu tư đạt đến mức hòa vốn

    ROI là phần trăm tăng trưởng của một khoản đầu tư, được tính bằng lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư ban đầu

    Mục đích

    IRR được dùng khi đo lường tỷ suất hoàn vốn dựa vào dòng tiền định kỳ dự kiến trong tương lai 

    ROI tính toán sự tăng trưởng và hiệu quả của dự án đầu tư mà bỏ qua yếu tố thời gian

    Sử dụng bởi

    Đa dạng đối tượng nhưng thường là các nhà phân tích chuyên sâu

    Đa dạng đối tượng

    Công thức

    Tính toán IRR yêu cầu một công thức phức tạp

    Tính toán ROI sử dụng công thức đơn giản

    (Nguồn: Được tổng hợp bởi Mitrade)


    à
      Cả IRR và ROI đều là chỉ số đo lường mức độ sinh lời của một khoản đầu tư. Nếu như ROI mô tả tổng mức tăng trưởng hoặc thua lỗ của khoản đầu tư trong một khoảng thời gian cụ thể, thì trái lại, IRR là tỷ lệ chiết khấu kỳ vọng hàng năm của khoản đầu tư đó nhằm giúp nó hoàn vốn từ dòng tiền có được ở tương lai. 


    Do đó, mặc dù đều là thước đo hiệu quả đầu tư nhưng mục đích cuối cùng của hai chỉ số này là không giống nhau. Cách sử dụng IRR hoặc ROI phụ thuộc vào mục đích tính toán và tình huống cụ thể.


    6. Một vài điểm cần lưu ý khi sử dụng chỉ số IRR


    Khi sử dụng IRR trong phân tích kinh doanh, nhà đầu tư cần lưu tâm một số điểm trọng yếu sau để đạt mức độ hiệu quả và chuẩn xác cao.

    ֎ Chú ý kỹ lưỡng đến dòng tiền: Dòng tiền là yếu tố khiến IRR khác biệt so với nhiều chỉ số đo lường hiệu quả khác. Việc lệch giá trị và thời gian dòng tiền sẽ làm biến đổi IRR, chính vì điều này, nhà phân tích cần cố gắng giả định số liệu dòng tiền chính xác nhất có thể để chỉ số này đáng tin cậy hơn.

    ֎ So sánh với lãi suất yêu cầu: Người sử dụng IRR cần so sánh IRR với lãi suất yêu cầu hoặc lãi suất thị trường. Nếu IRR vượt qua mức lãi suất yêu cầu, dự án đầu tư nhìn nhận là có thể sinh lời. Ngược lại, khi IRR dưới mức lãi suất yêu cầu, dự án có thể dẫn đến thua lỗ và không nên đầu tư.

    ֎ Cân nhắc thêm yếu tố rủi ro: IRR không tính đến yếu tố rủi ro của lựa chọn đầu tư.  Điều này có nghĩa là rủi ro cao hay thấp không được phản ánh bằng độ lớn của giá trị IRR. Với việc yếu tố rủi ro luôn đi kèm với mọi quyết định đầu tư, nhà phân tích có thể kết hợp thêm những biện pháp đo lường rủi ro khác bên cạnh việc sử dụng IRR.


    ֎ IRR đôi khi khó tính toán: IRR không thích hợp với những tình huống mà dòng tiền thu về quá phức tạp, có thêm nhiều lần tăng vốn hoặc tái đầu tư dòng tiền.

    Ở những tình huống này, việc tính ra chỉ số IRR là điều khó thực hiện và có thể kém tin cậy. Nhà phân tích nên cân nhắc sử dụng kèm thêm các biện pháp đo lường hiệu quả khác nhằm có được sự tin cậy lớn hơn. Một vài công cụ hữu hiệu khác có thể kể đến như tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) hay tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư (ROI).


    16934541465054


    Giao dịch chỉ số chứng khoán với Mitrade ngay bây giờ,
    nhận thưởng 100 USD cho người dùng mới>>

    7. FAQs


    • IRR có thể giúp tìm ra thời điểm hoàn vốn không?

    Có, bản chất IRR có thể dùng để tìm ra thời điểm hoàn vốn, đó là khi mà NPV trở thành 0.


    • IRR hữu dụng nhất trong hoàn cảnh nào?

    IRR thường chính xác nhất khi tính toán dự án kinh doanh có dòng tiền đều đặn và rõ ràng trong tương lai.


    • IRR và ROI, chỉ số nào quan trọng hơn khi xác định phương án đầu tư?

    Cả IRR và ROI đều là những chỉ số cần thiết khi lựa chọn phương án đầu tư, trong đó mỗi chỉ số lại có ý nghĩa khác nhau. IRR hỗ trợ xác định hiệu quả lâu dài của dự án đầu tư, trong khi ROI tập trung vào tỷ suất lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố thời gian. Nhà phân tích nên dùng tới cả hai chỉ số để có hiểu biết toàn diện về phương án đầu tư.


    • IRR có tác động ra sao tới quyết định vay vốn?

    IRR có tác động mạnh mẽ bởi vì nó giúp xác định khả năng trả nợ và lợi nhuận tiềm năng của phương án đầu tư. Một mức IRR vượt qua lãi suất thị trường sẽ thúc đẩy doanh nghiệp vay vốn và giảm rủi ro thua lỗ.


    • Cách nào để tính toán IRR nhanh và chính xác nhất?

    Phương trình để tìm ra IRR tương đối phức tạp, do đó, để tính toán IRR nhanh và chuẩn xác nhất, bạn có thể nhờ đến tính năng có sẵn trong các phần mềm hoặc ứng dụng như Microsoft Excel. 


    • IRR có thể áp dụng để xác định hiệu quả đầu tư dài hạn không?

    IRR có thể được sử dụng với mọi khoảng thời gian. Với dự án dài hạn, IRR có thể không phản ánh tốt các biến đổi dòng tiền trong toàn bộ quá trình. Vì vậy, nhằm đo lường dự án dài hạn, nhà đầu tư cần áp dụng bổ sung nhiều chỉ số đa dạng và cân nhắc cả các yếu tố cơ bản để đạt được đánh giá chính xác nhất.


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad