Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Top 6 NFT marketplace(sàn NFT) lớn nhất thế giới 2023

    5 Phút
    Cập nhật 19/06/2023 07:11

    Thị trường NFT đã thực sự bùng nổ kể từ sau khi một bức ảnh ghép kỹ thuật số của nghệ sĩ tiền điện tử Beeple được bán ra với giá kỷ lục 69 triệu USD trong  năm 2021. Vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng trên thị trường tiền điện tử, NFT platform nay đã tiến xa hơn vào thị trường sáng tạo. 


    Điều này càng làm cho NFT market trở nên nóng sốt hơn trong năm 2022. Nếu bạn đang muốn mua bán NFT hay chỉ đơn thuần là tò mò về cơn sốt về NFT marketplace(sàn NFT), bài viết sau đây sẽ dành cho bạn. 


    !! Lưu ý: 

    Dù trên thị trường đã có khá nhiều mã NFT trong ngành sáng tạo được bán với giá cao ngất ngưỡng, nhưng đây không phải là bảo chứng cho việc NFT market là một thị trường hoàn hảo cho người mới bắt đầu. Bạn cần lưu ý, NFT có tính đầu cơ cao. Khi đầu tư vào NFT, bạn cần xem xét đến các rủi ro liên quan. 


    Với các nhà đầu tư mới, lựa chọn an toàn hơn hết là xem xét đầu tư vào các sàn giao dịch uy tín (được quản lý bởi ASIC, FCA chẳng hạn…) và giao dịch các đồng tiền đã có chỗ đứng trên thị trường như BTC, ETH, LTC, BNB…



    1. Tìm hiểu về NFT marketplace

    NFT là mã thông báo không thể thay thế, có vai trò đơn vị dữ liệu (mã duy nhất) xác nhận quyền sở hữu trên cơ sở hạ tầng chuỗi khối blockchain. Để mua/bán NFT, bạn sẽ sở hữu ví kỹ thuật số như Gemini, Metamask, Binance hay Coinbase, sau đó truy cập các “NFT maketplace(sàn NFT)” - tức sàn giao dịch NFT để thực hiện giao dịch. 


    Vậy, vai trò của NFT maketplace là gì?


    NFT maketplace được hiểu đơn giản là sàn giao dịch NFT và sở hữu những tính năng sau đây:


    Là “cửa hàng” NFT tổng hợp: NFT market được xem hệ sinh thái tổng hợp, nơi tất cả các vật phẩm và nội dung liên quan đến NFT đều được tập hợp và “trưng bày” trên nền tảng một cách đầy đủ. 


    Không chỉ là nơi để nhiều nhà đầu tư kiếm tiền, các NFT market còn là nơi để những người quan tâm đến nghệ thuật sáng tạo có thể cập nhật các xu thế mới nhất, như video, tác phẩm nghệ thuật, …


    Hệ thống đấu giá/đấu thầu: Trên các trang NFT marketplace sẽ có một hệ thống đấu giá giúp người có nhu cầu đặt giá thầu cho NFT. 


    Xác thực cho các giao dịch giữa người bán và người mua: Trên các NFT market, tất cả các giao dịch mua/bán đều được thực hiện bằng các hợp đồng thông minh, điều này giúp các giao dịch được xác thực và đáng tin cậy hơn các thị trường trôi nổi.


    2. Top 6 NFT maketplace-Sàn NFT lớn nhất thế giới

    Theo một báo cáo của Chainalysis, chỉ riêng trong năm 2021, các sàn NFT đã ghi nhận một lượng lớn tài sản trị giá hơn 40 tỷ USD được giao dịch trên các nền tảng khác nhau. 


    Trong khi đó, một nghiên cứu từ Emergen Research tháng 1/2022 cho thấy, quy mô toàn thị trường NFT toàn cầu dự kiến sẽ đạt hơn 3,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030 - một con số đáng kinh ngạc. Nếu đang muốn tìm hiểu thêm về NFT marketplace, hãy tham khảo top 6 NFT marketplace lớn nhất thế giới sau đây: 


    #1. Opensea


    • Phân loại NFT: NFT nghệ thuật, thẻ giao dịch, đồ sưu tầm, game…

    • Chi phí hoa hồng: 2,5%


    OpenSea được xem là thị trường NFT ngang hàng lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch. Nền tảng này được xây dựng trên Ethereum và tích hợp nền tảng Polygon, cho phép người dùng đúc, mua và bán nhiều loại NFT đa dạng. Điều đặc biệt, OpenSea còn trở thành nền tảng hoàn hảo cho những người sáng tạo nghệ thuật để phát triển và tạo bộ sưu tập NFT của riêng họ.


    Hiện tại, OpenSea đang có 700 dự án NFT với hơn 80 triệu đơn vị NFT được niêm yết. Theo dữ liệu từ Dune Analytics, NFT market của OpenSea hiện có hơn 600 ngàn người dùng, chỉ tính riêng từ đầu năm 2022, NFT market này đã ghi nhận doanh số hơn 4,1 tỷ USD. 


    Ưu điểm:

    ✔️Công cụ khai thác NFT trong OpenSea dễ sử dụng, việc tạo bộ sưu tập NFT hoặc hợp đồng thông minh rất dễ dàng.

    ✔️ OpenSea cung cấp nhiều loại tiền kỹ thuật số và hỗ trợ đến 150 mã thông báo. 

    ✔️ Chi phí hoa hồng khá thấp so với các nền tảng khác, chỉ 2,5% cho một giao dịch bán hàng. 


    Nhược điểm:

    Dù là nền tảng phổ biến với nhiều tiền kỹ thuật số nhưng OpenSea NFT market chỉ chấp nhận phương thức thanh toán duy nhất là tiền điện tử, không hỗ trợ tiền pháp định.


    #2. Axie Marketplace


    • Phân loại NFT: NFT trò chơi

    • Chi phí hoa hồng: 4,25%


    Axie Infinity được biết là game NFT thịnh hành nhất thế giới, đây cũng là một trong những sàn NFT nổi tiếng nhất trên thị trường NFT hiện nay. Tuy nhiên, trong khi các NFT marketplace trước đây dành cho các bộ sưu tập, thì Axie NFT marketplace chỉ dành riêng cho các NFT trong Game Fi, mà đặc biệt là trò chơi điện tử Axie Infinity. 


    Theo thống kê, NFT marketplace của Axie có một lượng lớn người hâm mộ Game Fi và tiền điện tử, với số lượng người dùng hoạt động hàng ngày vượt qua con số 2 triệu. Nổi tiếng nhất phải kể đến trên Axie Marketplace là giao dịch một khu đất ảo trên nền tảng đã được bán với giá khổng lồ 2,3 triệu USD - một con số kỷ lục trên nền tảng cũng như toàn thị trường cho đến nay. 


    Ưu điểm:

    ✔️ Nền tảng Axie Marketplace thân thiện với người mới bắt đầu, rất dễ học cách sử dụng.

    ✔️ Các mã thông báo Axie Shards dễ dàng được mua và bán trên nhiều thị trường NFT khác hoặc một số sàn giao dịch tiền điện tử như Coinbase Global.


    Nhược điểm:

    Để tham gia Axie Marketplace, người dùng cần thiết lập ví Ethereum và còn cả ví Ronin riêng của nền tảng. 

    Thiếu đa dạng các loại NFT vì chỉ tập trung vào NFT game. 

    Chi phí hoa hồng còn khá cao so với một số nền tảng NFT market khác. 


    #3. Nifty Gateway


    • Phân loại NFT: NFT nghệ thuật

    • Chi phí hoa hồng: 15%


    Nifty Gateway được xem là “chợ” NFT cho giới tinh hoa bởi đã trở thành nơi giao dịch các tác phẩm nghệ thuật rất nổi tiếng, gồm các nghệ sĩ hàng đầu như Grimes và Beeple. Vào năm 2021, Nifty Gateway đã từng gây tiếng vang khi tạo ra một trong những doanh thu kỷ lục trên thị trường NFT với tác phẩm Beeple's Crossroad NFT được giao dịch với giá 6,6 triệu USD. 


    Ngoài ra, NFT marketplace này được quản lý bởi sàn nổi tiếng Gemini - nơi cho phép người dùng mua, bán và khai thác tiền điện tử nghệ thuật độc quyền. 


    Do đó, không lạ gì khi Nifty Gateway có yêu cầu rất cao về tính sáng tạo và tính xác thực, chỉ những người sáng tạo đã được xác minh mới được phép đúc và niêm yết NFT trên thị trường. Nền tảng tính phí hoa hồng 15%, trong đó, 5% là phí dịch vụ và 10% phí còn lại là phí tác quyền nghệ sĩ.


    Ưu điểm:

    ✔️ Các tác phẩm trên Nifty Gateway được giám sát tốt, giảm thiểu nguy cơ lừa đảo cho người mua. 

    ✔️ Người dùng không cần kết nối ví tiền điện tử, NFT sẽ được lưu trữ trong tài khoản người dùng trên nền tảng. 

    ✔️ Người sáng tạo được hỗ trợ kỹ thuật để có thể dễ dàng điều hướng và sử dụng tất cả các phương tiện.


    Nhược điểm:

    Quy trình tuyển chọn của Nifty Gateway vô cùng nghiêm ngặt, rất khó để các nghệ sĩ mới vào nghề gia nhập. 

    Phí hoa hồng cao cho người mua. 


    #4. Rarible


    • Phân loại NFT: Nghệ thuật, video, đồ sưu tầm và âm nhạc

    • Chi phí hoa hồng: 2,5%


    Rarible là thị trường NFT phi tập trung thuộc sở hữu của cộng đồng, hỗ trợ người dùng trên ba mạng blockchain khác nhau gồm Ethereum, Flow và Tezos. Điều này có thể giúp người dùng tạo, mua và bán nhiều loại NFT từ ba mạng blockchain nói trên. 


    Khác với các sàn NFT khác, Rarible vận hành hệ thống quản trị với phân cấp cho các thành viên cộng đồng quyền biểu quyết thông qua mã thông báo nội bộ RARI.


    Tính đến nay, Rarible đã xử lý các giao dịch NFT trị giá hơn 270 triệu USD với tổng dữ liệu người dùng là hơn 1,6 triệu. Ngoài ra, Rarible hiện cũng đã hợp tác với một số công ty danh tiếng như Yum! Taco Bell và gã khổng lồ phần mềm đám mây Adobe. 


    Ưu điểm:

    ✔️ Đa dạng mã thông báo với tất cả các loại hình nghệ thuật. 

    ✔️ Giao diện của Rarible khá đơn giản và dễ sử dụng đối với những người mới làm quen với thị trường NFT. 


    Nhược điểm:

    Cần sử dụng mã thông báo riêng của Rarible- RARI để mua và bán trên thị trường.


    #5. SuperRare


    • Phân loại NFT: Nghệ thuật

    • Chi phí hoa hồng: 3%


    Trong số các NFT marketplace hiện nay, SuperRare được đánh giá cao bởi là nền tảng được các nhà sáng tạo có uy tín tin tưởng. Theo đó, SuperRare có quy trình kiểm tra và phê duyệt nghiêm ngặt trước khi tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được niêm yết để bán trên sàn NFT. 


    Mặc dù SuperRare không được đánh giá có khối lượng giao dịch sôi động và nổi bật như OpenSea, nhưng SuperRare sở hữu những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số rất độc quyền. 


    Nền tảng tính phí các nghệ sĩ 15% đối với lần bán hàng đầu tiên của họ. Sau đóm nghệ sĩ sẽ nhận được 10% tiền bản quyền thứ cấp, và người mua ở thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp sẽ được tính phí hoa hồng 3%. 


    Ưu điểm:

    ✔️ Các tác phẩm nghệ thuật trên SuperRare được kiểm tra và kiểm duyệt chặt chẽ.

    ✔️ Các tác phẩm sáng tạo tại SuperRare không hạn chế về nội dung, bao gồm cả ảnh khoả thân. 


    Nhược điểm:

    Chi phí trên nền tảng khá cao đối với các lần bán hàng đầu tiên. 


    #6. Mintable


    • Phân loại NFT: Nghệ thuật, video, … 

    • Chi phí hoa hồng: 2,5 - 10%


    Mintable là NFT marketplace được hậu thuẫn bởi tỷ phú Mỹ Mark Cuban. Nền tảng này hỗ trợ các nhà sáng tạo mọi loại hình từ họa sĩ, nhiếp ảnh gia cho đến nhạc sĩ đúc NFT để sáng tạo các tác phẩm kỹ thuật số. 


    Tùy theo bản chất NFT mà Mintable sẽ tính phí hoa hồng khác nhau, ví dụ, nền tảng tính phí hoa hồng 2,5% đối với các mặt hàng hàng ngày, phí hoa hồng 5% đối với các mặt hàng không có phí gas và phí hoa hồng có thể lên đến 10% đối với loạt sản phẩm có thể in được.


    Ưu điểm:

    ✔️ Mintable sở hữu bộ sưu tập khổng lồ về các tác phẩm nhiếp ảnh và các loại hình nghệ thuật khác.


    Nhược điểm:

    Chỉ chấp nhận tiền điện tử Ethereum cho các giao dịch. 

    Nền tảng bị người tiêu dùng phản ánh về việc không chọn lọc các tác phẩm nghệ thuật chất lượng, do đó cần phải sàn lọc kỹ lưỡng để mua được tài sản kỹ thuật số tốt nhất.

    Chi phí hoa hồng khá đắt với một số tài sản. 


    3. Tiêu chí chọn NFT marketplace(sàn NFT)

    Nếu bạn đang quan tâm đến thị trường NFT, dưới đây là các tiêu chí bạn nên chú ý khi chọn NFT marketplace - dù là để giao dịch mua bán hay để đúc tạo nội dung kỹ thuật số: 


    ♦️ Khối lượng giao dịch

    Trước khi chọn một sàn NFT, người dùng nên xem xét đến độ nổi tiếng và thanh khoản của sàn đó, vì điều này sẽ giúp bạn dễ dàng mua bán NFT của mình. 


    ♦️ Biện pháp bảo mật

    Bảo mật là yêu cầu hàng đầu khi bạn đang hoạt động trên thị trường kỹ thuật số, đặc biệt là khi không gian NFT trở nên nổi tiếng và lớn hơn như hiện nay, khiến nó trở thành tâm điểm của tin tặc và những kẻ lừa đảo. 


    Do đó, khi chọn lựa NFT market, bạn cần xem xét các biện pháp bảo mật mà nền tảng áp dụng để bảo vệ người dùng, thậm chí là biện pháp bồi thường từ nền tảng (nếu có). 


    ♦️ Phí hoa hồng

    Phí hoa hồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận biên của nhà đầu tư hoặc mức độ sẵn lòng bán tác phẩm của nhà sáng tạo, do đó, hãy kiểm tra phí hoa hồng - phí tác quyền phù hợp với nhu cầu của bạn. Hiện nay, phí hoa hồng trên các nền tảng NFT market dao động từ 2,5 - 15%. 


    ♦️ Bộ sưu tập NFT được giao dịch

    Tùy thuộc vào nhu cầu về bộ sưu tập NFT mà bạn muốn tham gia, như NFT game fi, NFT nghệ thuật, NFT âm nhạc, NFT thể thao… bạn nên chọn cho mình một sàn NFT phù hợp, vì không phải NFT marketplace nào cũng cung cấp số lượng danh mục NFT vô tận. 


    ♦️ Nền tảng blockchain, mã thông báo

    Vì để giao dịch NFT, các thị trường đều sẽ yêu cầu giao dịch qua tiền điện tử hoặc mã thông báo, nên bạn cần lưu ý NFT marketplace mà bạn đang tìm hiểu được xây dựng trên nền tảng blockchain nào, có cung cấp các tùy chọn giao dịch trên các loại tiền điện tử hoặc mã thông báo khác nhau hay không… 


    4. Lời kết

    Dù đang bùng nổ và được dự đoán sẽ có những bước tiến mới trong năm 2022, tuy nhiên NFT vẫn còn là một ẩn số đối với những ai mới chập chững bước vào thị trường tiền ảo. 


    Nếu bạn là nhà đầu tư có kinh nghiệm, hãy dành những nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thật sự bỏ tiền vào thị trường này. Còn nếu bạn là nhà đầu tư mới bắt đầu, nên tìm đến các loại tiền điện tử có biến động ổn định trên thị trường và có uy tín như Bitcoin, Ether, Litecoin… 


    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    Ad