Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Market Maker là gì? Phân loại và cơ chế kiếm lợi nhuận của các sàn Forex

    6 Phút
    Cập nhật 05/06/2023 06:43

    Bạn nghĩ sàn forex kiếm tiền từ đâu? Rất nhiều trader sẽ bỏ qua câu hỏi quan trọng này khi tìm kiếm một nhà môi giới. 


    Cơ chế hoạt động đằng sau một nhà môi giới không chỉ bao gồm việc cung cấp tài khoản và giúp trader đặt lệnh mà còn những quy trình phức tạp hơn. 


    Cho nên, trước khi bắt đầu giao dịch, hiểu được cơ chế kiểm soát rủi ro và kiếm lợi nhuận của các sàn forex để từ đó, có thể biết được tiền của bạn sẽ chảy vào đâu trong toàn hệ thống, từ đó có thể đánh giá nhà môi giới mà bạn đang làm việc và đưa ra quyết định sáng suốt.


    1. Phân loại sàn forex và cơ chế tạo lợi nhuận của sàn

    Để trả lời câu hỏi thu nhập của một nhà môi giới sẽ đến từ đâu, điều này phụ thuộc vào phân loại của sàn forex đó. Các sàn forex thường được chia làm 2 nhóm sàn như sau:


    Để so sánh các loại sàn forex, bạn có thể theo dõi bảng tóm tắt sau:


    Loại sàn

    Sàn Dealing Desk

    Sàn No Dealing Desk

    Sàn Market Maker

    Sàn ECN

    Sàn STP

    Cơ chế hoạt động

    Tự tạo thanh khoản, tức tạo lệnh “đối ứng” để giúp trader khớp lệnh

    Tạo mạng lưới thanh khoản, giúp trader khớp lệnh bằng việc kết nối với các giao dịch đối ứng trong mạng lưới thanh khoản này

    Không can thiệp vào lệnh của trader, chuyển lệnh của trader trực tiếp tới nhà cung cấp thanh khoản thứ 3

    Lợi nhuận của sàn

    Đa số từ khoản lỗ của nhà đầu tư, ngoài ra lợi nhuận phần nhỏ đến từ hoa hồng và phí chênh lệch

    Phần lớn đến từ phí hoa hồng và một phần từ phí chênh lệch

    Phần lớn đến từ phí chênh lệch

    Ưu điểm

    • Khớp lệnh nhanh chóng, thường ít có báo giá lại

    • Không có xung đột lợi ích với trader

    • Phí chênh lệch thấp

    • Không xung đột lợi ích với trader

    • Thanh khoản tức thì

    • Ít tính phí hoa hồng

    Nhược điểm

    • Nghi ngờ xung đột lợi ích với trader

    • Thường bị ảnh hưởng bởi giao dịch nội gián

    • Phí hoa hồng cao

    • Yêu cầu khối lượng giao dịch lớn (thường từ 100.000 USD)

    • Phí chênh lệch cao


    ● 1.1.Sàn Dealing Desk - Market Maker Brokers

    Sàn Dealing Desk, hay thường được gọi là Nhà tạo lập thị trường - Market Maker Brokers


    Sở dĩ sàn forex này được mệnh danh là nhà tạo lập thị trường vì sàn sẽ tự cung cấp thanh khoản cho trader thông qua việc tự thực hiện vị thế mua/bán ngược lại với lệnh của nhà đầu tư mà không cần thông qua các nhà cung cấp thanh khoản.


    Thông thường, báo giá của sàn MM không phản ánh trực tiếp giá trực tiếp trên thị trường mà chỉ đơn giản là báo giá tương tự như những gì thị trường hiển thị. 


    Bất kỳ đơn đặt hàng nào bạn nhập đều được xử lý nội bộ và không bao giờ đưa ra thị trường. Ví dụ, khi trader đặt lệnh mua, sàn MM sẽ tạo lệnh bán như một lệnh đối ứng.


    Với đặc điểm này, nếu trader có lời, ở vị thế ngược lại, sàn MM sẽ lỗ trong cùng điều kiện thị trường. Ngược lại, khi trader lỗ, sàn MM sẽ kiếm được lợi nhuận, lỗ càng nhiều, lợi nhuận sàn càng lớn. 


    Đây là khoản thu nhập chính của sàn MM. Ngoài ra, họ cũng tính phí chênh lệch và hoa hồng như các sàn khác, nhưng chỉ là nguồn thu nhập phụ của sàn.


    Thông thường, cơ chế lợi nhuận của sàn MM khiến nhiều trader e ngại vì xung đột lợi ích với trader.


    1.2. Sàn No Dealing Desk - Nhà môi giới thanh khoản

    Sàn No Dealing Desk còn được gọi là nhà môi giới “thanh khoản”, vì sau khi nhận lệnh mua/bán của trader, sàn sẽ không “bàn giao dịch” nội bộ, mà chỉ làm trung gian giúp lệnh giao dịch của trader được tiếp cận thị trường và được xử lý khớp lệnh.


    Lợi nhuận của sàn No Dealing Desk không bị ảnh hưởng bởi việc lời lỗ của nhà đầu tư, mà chủ yếu đến từ hoa hồng và spread. Thông thường, hoa hồng cho các nhà môi giới ECN/STP dao động từ 10-20$ cho mỗi lô tiêu chuẩn, spread cố định hoặc thả nổi tùy nhà môi giới.


    Mặc dù thu nhập của các nhà môi giới ECN / STP thấp hơn nhiều so với sàn MM nhưng về lâu dài, nếu sàn này có thể xây dựng được mạng lưới khách hàng rộng lớn, họ sẽ không bị áp lực trước việc lời lỗ của trader và vì vậy, tính bền vững của sàn cao hơn.


    Nhà môi giới thanh khoản thường có 2 loại sàn như sau:


    • Nhà môi giới ECN - Electronic Communication Network

    Tại các nhà môi giới ECN, họ xây dựng một mạng lưới thanh khoản gồm các các ngân hàng lớn, các nhà môi giới khác và cả các trader lớn nhỏ khác nhau. 


    Sàn ECN sẽ giúp trader khớp lệnh bằng cách thực hiện khớp lệnh của khách hàng với các giao dịch đối ứng từ mạng lưới này.


    Thông thường, thu nhập của sàn ECN sẽ đến từ một khoản hoa hồng cố định cho việc môi giới thanh khoản và phí chênh lệch.


    • Nhà môi giới STP - Straight Through Processing

    Khác với nhà môi giới ECN, nhà môi giới STP sẽ chuyển lệnh của trader đến trực tiếp các nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài là bên thứ ba mà không có bất cứ sự can thiệp nào. 


    Thông thường, các sàn STP sẽ tìm kiếm lợi nhuận chủ yếu từ các khoản chênh lệch và thường ít thu phí hoa hồng.


    2. Những lầm tưởng về sàn Forex lừa đảo

    Vì những nghi ngờ xung đột lợi ích từ các sàn MM, nhiều thông tin cho rằng các nhà môi giới, đặc biệt là các nhà môi giới MM sẽ quan tâm đến các giao dịch thua lỗ và can thiệp vào giao dịch của nhà đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt với các trader mới “nhập môn”, khi lịch sử giao dịch không thuận lợi, họ thường đổ lỗi cho sàn forex.


    Cần phải xác nhận rõ ràng rằng, việc đặt lệnh là do bản thân trader tự thực hiện. Nếu một nhà giao dịch thất bại hay thành công, đó là sai lầm hay thành tựu của chính họ, việc này không liên quan đến nhà môi giới vì họ không can thiệp vào lệnh của trader.


    Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện, sàn forex mà bạn đang đăng ký tài khoản đang có dấu hiệu khiến cho việc thua lỗ của bạn dễ dàng hơn, thua lỗ nhiều hơn cái giá mà bạn thực sự phải trả, đây là lúc bạn nên xem lại nhà môi giới của mình. 


    Các điểm mà bạn cần kiểm tra để xác định sàn forex uy tín có minh bạch hay không gồm:


    • Sàn có được quản lý bởi các tổ chức quản lý tài chính quốc tế hay không?

      Việc được quản lý bởi các tổ chức tài chính quốc tế như ASIC, FSA, CIMA, CFTC … sẽ nhằm đảm bảo mọi giao dịch, báo giá và tách bạch tài khoản khách hàng đều được rõ ràng hay không?


    • Tính thanh khoản của sàn tốt không?

      Vì nếu một sàn có dấu hiệu lừa đảo, các giao dịch của trader sẽ có xác suất trượt lệnh cao với mức trượt giá âm lớn (khiến lệnh của nhà đầu tư đi theo chiều hướng bất lợi), và thậm chí là bị đá lệnh (tức trader bị bỏ lỡ những lệnh có lợi).


    • Sàn lâu năm hay không?

      Vì các sàn lạm dụng báo giá phi thị trường cũng như hoạt động nội gián để sinh lời dựa trên các khoản lỗ của khách hàng đều sẽ không tồn tại lâu khi có các báo cáo, phản ánh của trader trong thời đại mạng xã hội phổ biến như hiện nay. 


    ▌ Các bài liên quan đến [ Forex]



    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Ad