Được xem là đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới được neo theo giá của tiền pháp định, Tether (USDT) đang là stablecoin được sử dụng rộng rãi nhất thị trường tiền điện tử và được giới đầu tư cực kỳ quan tâm, chú ý.
Hẳn bạn đã nhìn thấy ký hiệu USDT rất nhiều trên các cộng đồng hoặc trang thông tin về tiền điện tử, nhưng bạn vẫn chưa hiểu đồng USDT là gì.
Một số thông tin về USDT:
|
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ USDT là gì, Những ưu nhược điểm của đồng USDT, Các đối thủ đáng chú ý của USDT trên thị trường hiện nay.
Tether coin, USDT, hay còn gọi là Tether USDT là stable coin - tức tiền điện tử ổn định, được xây dựng và phát triển dựa trên công nghệ chuỗi khối Blockchain thông qua Protocol Omni. Hiện nay, USDT cũng đã chuyển sang các nền tảng khác chuỗi khối khác như Ethereum, EOS, Tron, Algorand,....
Khác với các đồng tiền kỹ thuật số khác, stablecoin là loại tiền kỹ thuật số được gắn với tài sản thực - ví dụ như USDT sẽ gắn với giá đô la Mỹ - để duy trì giá trị ổn định.
Trong thế giới tiền điện tử, USDT thường được sử dụng để định giá và mua các loại tiền điện tử khác. Theo đó, người dùng có thể dùng tiền pháp định để mua USDT tại các sàn giao dịch lớn, sau đó, dùng USDT để mua bán, giao dịch các loại tiền điện tử khác trên thị trường.
Hiện nay, người dùng USDT có thể giao dịch, lưu trữ USDT qua các nền tảng như Bitfinex, Holy Transaction, Ambisafe, Omni Wallet…
(Nguồn: Coinmarketcap)
Tính đến năm 2022, USDT là loại tiền điện tử đứng thứ 3 thế giới về giá trị vốn hóa, với trị giá hơn 82 tỷ USD (theo thống kê ngày 10/4/2022). Ngoài ra, đây là stablecoin lớn nhất và là stablecoin thống trị nhất trong thị trường crypto.
Trong khi giá trị các loại tiền điện tử khác thường xuyên biến động lên xuống thì đồng Tether hầu như rất ổn định. Cụ thể, giá USDT được gắn liền với giá đồng đô la Mỹ (được cho là sẽ cân đối bằng quỹ dự trữ của Tether Limited và có thể được sử dụng thông qua Tether Platform).
Như vậy, thay vì thả nổi như đa số các loại tiền điện tử khác trên thị trường, giá USDT thường được neo tương đương 1 USD (trong điều kiện lý tưởng).
Tuy nhiên, có một điểm lưu ý, hiện nay, quỹ dự trữ của Tether Limited vẫn đang vướng nhiều nghi vấn về tính minh bạch. Đến thời điểm hiện nay, Tether được cho là đã phát hành hơn 80 tỷ coin USDT để phục vụ nhu cầu giao dịch tiền mã hóa. Tương đương với đó, công ty phải nắm giữ lượng tiền mặt và tài sản tương đương 80 tỷ đô la Mỹ.
Song, công ty không chứng minh được nguồn tài sản khổng lồ của mình. Tether Limited từng tiết lộ chỉ có 2,9% tài sản công ty đang có là tiền mặt, còn lại phần lớn là thương phiếu - một dạng nợ ngắn hạn không có bảo đảm. Điều này khiến giới chuyên môn lo ngại về tính ổn định của loại tiền mã hóa này.
Tether sáng tạo ra nhiều đồng stablecoin - trong đó có USDT nhằm khắc phục những hạn chế của các loại tiền tệ hiện nay, gồm cả tiền pháp định và tiền điện tử. Dưới đây là những điểm mà USDT đã làm được:
Giảm chi phí giao dịch và thời gian xử lý giao dịch, thanh khoản cao: Với tốc độ giao dịch nhanh, chi phí cực thấp, có thể giao dịch với số tiền không giới hạn tới bất cứ nơi nào trên thế giới với bất cứ thời gian nào, USDT đã khắc phục được nhược điểm lớn nhất của các hình thức thanh toán hiện đại của tiền pháp định.
Giá trị ổn định, dễ giao dịch: Rõ ràng các loại tiền điện tử hiện tại đang biến động quá nhanh chóng, khiến chúng không thể trở thành công cụ đo lường thanh toán an toàn theo thời gian mà ngược lại, lại trở thành kênh đầu cơ.
Trong khi đó, USDT cho phép nhà đầu tư sử dụng để giao dịch với giá trị ổn định (được neo với giá trị tương đương đồng USD) tương tự như tiền pháp định - trở thành phương tiện trao đổi thực tế trong thế giới tiền điện tử.
Là công cụ dự trữ an toàn khi tiền điện tử biến động: Ví dụ, trader có thể chuyển đổi số dư tiền điện tử của mình thành USDT để tự bảo vệ mình trước sự biến động của giá tiền điện tử trong các thời kỳ rủi ro cao.
Sau 6 năm ra đời và phát triển, rõ ràng USDT đã chứng minh được những lợi thế của mình. Theo một thống kê, tính đến năm 2021, đã có hơn 75% giao dịch Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác được thực hiện bằng USDT. Trong khi đó, khối lượng giao dịch từ BTC sang USD, chỉ chiếm khoảng 15,7%.
Để quyết định xem USDT có phải là đồng tiền đáng tin cho rổ đầu tư của bạn, hãy phân tích những ưu nhược điểm của đồng tiền này:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Tháng 7/2014, dự án Tether lần đầu tiên ra mắt stablecoin với tên gọi “Realcoin”. Theo đó, dán này sử dụng giao thức Omni Layer để khởi chạy Realcoin trên chuỗi khối Bitcoin.
Tháng 11/2014, Reeve Collins - Giám đốc điều hành của Tether công bố dự án Realcoin đổi tên thành Tether. Song song đó, ông giới thiệu ba đồng tiền cụ thể gồm: USTether (tức USDT - neo với đồng USD), EuroTether (EURT - neo với đồng EUR) và YenTether (YENT - neo với đồng Yen). Sự kiện này đánh dấu cột mốc ra đời của các loại tiền stablecoin, bắt đầu đế chế lịch sử của USDT và các loại stable coin khác của Tether.
Năm 2015, sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng Bitfinex chính thức thêm USDT và các loại đồng stable coin khác của Tether vào nền tảng giao dịch. Từ thời điểm này, dự án Tether đã nhận được sự hợp tác chặt chẽ với sàn Bitfinex trong các giao dịch mua bán, trade, quảng bá tiền điện tử.
Tháng 9/2007, Tether tạo ra mã thông báo ERC-20 bổ sung, nhờ đó đưa các mã thông báo của mình lên hai blockchain lớn nhất hiện tại là Bitcoin và Ethereum.
Năm 2019, Tether ra mắt CHNT - tiền mã hóa lấy Nhân dân tệ làm tiền thế chấp, tiếp tục thể hiện sự bành trướng của các chị em stablecoin nhà Tether ra khắp thị trường tiền điện tử.
Kể từ đó, sự hiện diện của Tether cùng USDT và các đồng tiền ổn định chị em của nó trên các nền tảng giao dịch ngày càng phổ biến, giúp USDT trở thành một trong những đồng tiền điện tử cộm cáng nhất trong thế giới tiền mã hóa hiện nay.
Ý tưởng về tiền điện tử có thể sống trên một lớp thứ cấp riêng biệt của chuỗi khối Bitcoin được nhen nhóm năm 2012 bởi JR Willett - người được mệnh danh là Người đàn ông tạo ra ICO.
Giao thức này được gọi là Mastercoin - là tiền thân công nghệ của Tether. Lúc này, Brock Pierce và Craig Sellars cũng cùng hoạt động và phát triển giao thức Mastercoin.
Năm 2014, nhóm sáng lập gồm Brock Pierce, Reeve Collins và Craig Sellars đã chính thức ra mắt công ty khởi nghiệp Realcoin - tiền thân của công ty Tether Limited sau đó.
Ngoài ra, theo một số nguồn tin, Tether Limited là công ty được thành lập tại Hồng Kông.
Đến thời điểm hiện tại, đó là tất cả những thông tin mà các tín đồ mê tiền điện tử biết được về đội ngũ phát triển dự án Tether. Lượng thông tin về đội ngũ sáng lập quá ít ỏi khiến đồng tiền này cũng bị nhiều nhà đầu tư bán tín bán nghi về tính trung thực, độ uy tín.
Tuy nhiên, đến hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ chứng cứ rõ ràng nào liên quan đến nhóm đồng tiền Tether lừa đảo người dùng.
Dù đang là đồng tiền lớn thứ 3 thế giới tiền mã hóa và là đồng stable coin lớn nhất thế giới, nhưng một số nhà chuyên môn vẫn đưa ra dự báo sự lên ngôi của các coin khác có tiềm năng thay thế USDT:
+USDC
Là stablecoin chạy trên các mạng blockchain Ethereum, Stellar, Algorand, Solana, Hedera Hashgraph. Được ra mắt năm 2018, được hậu thuẫn bởi Circle, một công ty thanh toán ngang hàng và được Goldman Sachs ủng hộ.
USDC cũng được gắn với đồng đô la Mỹ nhưng có hồ sơ tài chính tương đối minh bạch hơn. Đồng USDC đang có 51 tỷ coin lưu hành.
+Binance USD (BUSD)
Binance USD (BUSD) là stablecoin của Binance - một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. BUSD chạy trên ba mạng blockchain: Ethereum, BSC và Binance Chain.
Đồng tiền này có ưu điểm là được quy định bởi Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York. Hiện tại, đang có gần 18 tỷ BUSD coin lưu hành.
+TUSD
TUSD được tạo ra năm 2018 bởi TrustToken dựa trên giao thức ERC-20 của Ethereum.
Để nắm giữ TUSD, người dùng cần vượt qua các bài kiểm tra KYC và về chống rửa tiền (AML). Sau đó, TUSD mới được đúc sẽ được chuyển đến địa chỉ Ethereum của người dùng. Hiện tại, TUSD có gần 1,4 tỷ coin lưu hành.
Ngoài các stable coin kể trên, USDT cũng gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ khác như GUSD từ sàn giao dịch tiền điện tử Gemini (được quản lý bởi Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York), Diem - một stablecoin thí điểm của Facebook…
Để đánh giá xem có nên đầu tư đồng USDT hay không, ngoài những ưu nhược điểm cùng thông tin về lịch sử phát triển và đội ngũ sáng lập Tether, bạn nên cân nhắc một số quan điểm nhiều chiều của các nhà đầu tư tiền điện tử có kinh nghiệm như sau:
● Xem xét mục đích đầu tư
Với nhà đầu tư tìm kiếm chênh lệch dựa trên các tài sản đầu cơ có biến động cao, USDT không phải là công cụ phù hợp. Nhưng nếu là nhà đầu tư tìm kiếm tài sản với tính ổn định và thanh khoản cao, USDT là đồng tiền phù hợp.
● Vị thế của Tether USDT
Thực tế, USDT đang là đồng tiền đứng thứ 3 trong top các đồng tiền điện tử hiện nay. Song song đó, thị trường đang có khoảng 2,2 tỷ USDT coin lưu thông, đây là những con số cho thấy chỗ đứng nhất định của USDT trên thị trường tiền điện tử.
● Dính nhiều cáo buộc
80 tỷ USDT không được đấu thầu hợp pháp: Tether đã phát hành hơn 80 tỷ USDT cho mục đích giao dịch trên thị trường tiền điện tử, nhưng Tether không thể chứng minh được giá trị tài sản ròng và tiền mặt tương đương. Theo Bloomberg, Tether đang sở hữu các khoản nợ tỷ USD đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc và không hề minh bạch tài sản.
Hoạt động như quỹ thị trường tiền tệ nhưng không bị điều tiết, quản lý: Với khoản nợ hàng tỷ USD, Tether hoạt động như các quỹ thị trường tiền tệ lâu đời trên thế giới, thế nhưng, tổ chức này đang không được điều tiết, quản lý bởi bất kỳ cơ quan nào.
Tether bị nghi ngờ được sử dụng để thao túng giá Bitcoin: Một nghiên cứu của giáo sư tại Đại học Texas (Mỹ) đã chỉ ra rằng, trong các thời điểm quan trọng, USDT được chi ra để mua bitcoin, giúp đẩy giá tài sản này. Ông lấy ví dụ cụ thể là khi giá BTC từng lên mức cao kỷ lục 20.000 USD hồi tháng 12/2017.
Hiện tại, có nhiều sàn giao dịch cho phép bạn mua USDT tại Việt Nam. Theo đó, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản tại các sàn tiền điện tử, chọn mua đồng USDT và dùng tiền tệ VND hoặc USD để quy đổi mua bán.
Các sàn giao dịch cho phép bạn mua USDT bằng VND như Remitano,Vicuta, Binance P2P, Fiahub, Aliniex (một sàn của Việt Nam)...
Một số trader cũng thường sử dụng phương pháp mua USDT trực tiếp không qua sàn, tức mua qua các hội nhóm hoặc qua lời giới thiệu (thị trường chợ đen), nhưng đây là các không an toàn cho người mua lẫn người bán vì rủi ro mất tiền khi gặp phải lừa đảo khá cao.
Ngoài ra, cần lưu ý, trước khi mua USDT, bạn cần tạo ví để lưu trữ tiền điện tử. Nếu thường xuyên giao dịch, bạn nên tạo ví địa chỉ ví riêng để đảm bảo bảo mật tài khoản. Còn nếu ít giao dịch và giá trị giao dịch không cao, bạn có thể chọ ví của sàn giao dịch.
Không thể phủ nhận địa vị và danh tiếng lâu đời của Tether (USDT) trên thị trường tiền điện tử. Thế nhưng, với những nhà đầu tư quan tâm đến độ an toàn, đây rõ ràng là loại tiền mã hóa có rủi ro cao vì còn vướng nhiều nghi vấn.
Vì vậy, nếu bạn là nhà đầu tư mới hoặc là nhà đầu tư quan tâm đến mức độ an toàn và ổn định cao của tiền điện tử, các bạn nên tìm chọn các loại tiền điện tử lớn như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Solana hay XRP… Ngoài ra, hãy tìm chọn các sàn giao dịch được quy định bởi tổ chức tài chính quốc tế để được đảm bảo rủi ro cho đồng tiền đầu tư của bạn khi sàn phá sản.
Mitrade là sàn giao dịch tiền điện tử uy tín từ Úc, được quy định bởi nhiều cơ quan như ASIC&CIMA&FSC, giúp bạn có thể tiếp cận thị trường tiền điện tử an toàn hơn.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.