Sứ mệnh của Mitrade Insights là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị và đa dạng cho nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
    2021
    Sàn giao dịch cung cấp phân tích & tin tức tốt nhất
    FxDailyInfo
    2022
    Tài nguyên đào tạo ngoại hối tốt nhất toàn cầu
    International Business Magazine

    Near protocol(NEAR) là gì? Cách mua bán Near coin dễ hiểu nhất dành cho người mới

    18 Phút
    Cập nhật 27/06/2023 07:59

    Được xem là đối thủ cạnh tranh lớn của nền tảng Ethereum, Near protocol là nền tảng ứng dụng phi tập trung đang nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Hồi đầu năm 2022, giá Near coin đã tăng cao lên mức kỷ lục của mọi thời đại, khiến giới yêu tiền điện tử phải để tâm và kỳ vọng sự bùng nổ cao trong thời gian tới. 


    Nếu bạn đang quan tâm đến thị trường tiền điện tử và những đồng coin đáng đầu tư trong năm 2022, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ: Near protocol là gì? đồng Near coin là gì? Có nên mua Near coin trong năm 2022? Nên mua Near coin ở đâu?


    Một số thông tin quan trọng về near coin ví dụ như:

     

    • Vốn hóa: 8,73 tỷ USD

    • Xếp hạng vốn hóa: 19

    • Đang lưu hành: 681.397.374

    • Khối lượng giao dịch 24h: 777,61 triệu USD


     Biểu đồ near coin ▼▼▼ Xem thêm nhiều thông tin hữu ích trên Mitrade 



    1. Near protocol là gì

    Nền tảng Near protocol là gì? 

    Near Protocol là một nền tảng ứng dụng phi tập trung, hoạt động trên giao thức đồng thuận proof-of-stake. Đây là blockchain cho phép tận dụng sức mạnh cộng đồng của các lập trình viên và những người tham gia để mở rộng mạng lưới, được hỗ trợ bởi cộng đồng Near Collective.


    Hiện nay, các blockchain thế hệ đầu như Bitcoin hay Ethereum đều đang gặp phải các hạn chế về chi phí cũng như khả năng mở rộng. Near protocol ra đời với mục đích cho phép cả nhà phát triển lẫn người dùng cuối có thể tận dụng được tối đa tiềm năng của hợp đồng thông minh, từ đó có thể cung cấp khả năng mở rộng cao và ổn định chi phí để tạo ra các ứng dụng dApps một cách dễ dàng hơn. 


    Được biết, Near Protocol được thành lập bởi Alex Skidanov và Illia Polosukhin. Skidanov trước đây là giám đốc kỹ thuật của công ty cơ sở dữ liệu MemSQL, trong khi Polosukhin từng làm việc tại Google, nơi ông hỗ trợ phát triển khả năng trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm công cụ tìm kiếm. 


    Đặc điểm chính của Near protocol

    • Dễ dàng mở rộng ứng dụng: Với công nghệ sharding, nhà phát triển có thể mở rộng các tính năng một cách liên tục mà không cần chi phí bổ sung và không bị lỗi thời. 


    • Tập trung vào khả năng sử dụng: Bằng cách loại bỏ những nhu cầu không cần thiết, hạn chế số hành vi yêu cầu tương tác của người dùng, các ứng dụng trên nền tảng Near chỉ ưu tiên khả năng sử dụng của người dùng. 


    • Tốc độ xử lý nhanh: Với cơ chế chia nhỏ trạng thái và quá trình xử lý giao thức future-proof, Near protocol giúp tối ưu tốc độ xử lý giao dịch. 


    • Sự ngẫu nhiên: Nền tảng và tổ chức của Near Protocol hoạt động theo cách tiếp cận ngẫu nhiên, khiến tất cả mọi người đều không thể đoán trước được những thay đổi sắp tới của hệ thống. 


    • Thân thiện với người mới: Hợp đồng thông minh trên giao thức NEAR được viết bằng các ngôn ngữ lập trình cơ bản do cộng đồng hỗ trợ - Rust và Assembly, không phức tạp như các nền tảng blockchain khác. 


    2. Near protocol hoạt động như thế nào

    Near protocol hoạt động như sau dựa trên các giải pháp sau: 


    • Công nghệ Sharding (phân đoạn): Sharding cho phép chia nhỏ việc xử lý các giao dịch trên nhiều nút xử lý dữ liệu.Từ đó, giúp chuỗi khối mở rộng quy mô trôi chảy hơn và cho phép xử lý lượng giao dịch mỗi giây cao hơn trong khi giảm chi phí giao dịch. Với công nghệ Sharding, mỗi nút xử lý dữ liệu chỉ chịu trách nhiệm cho phân đoạn công việc nhỏ hơn, do đó, xử lý bảo mật tốt hơn. 


    • Rainbow Bridge (Cầu vồng): Với giải pháp cầu vồng, những người tham gia mạng lưới Ethereum được phép chuyển mã thông báo từ Ethereum sang Near và ngược lại. Khi đó, bạn cần ký gửi mã thông báo Ethereum trong hợp đồng thông minh Ethereum, sau đó mã này sẽ bị khóa trên hệ sinh thái Ethereum và các mã thông báo mới sẽ được đúc trên nền tảng của Near. 


    • Aurora: Aurora là một giải pháp mở rộng quy mô lớp 2 được xây dựng trên giao thức Near, giúp các nhà phát triển có thể khởi chạy các ứng dụng phân quyền Ethereum của họ trên Near protocol. 


    • Staking selection and Game theory: Nếu cần tham gia vào quá trình xác thực, có một quy trình ngẫu nhiên an toàn để staker tham gia. Việc này sẽ giúp việc phân phối không gian giữa các bên nhanh chóng và tối ưu hơn, trở thành động lực để các stalker có thể thực hiện hành động với hành vi tốt.

    3. Near coin là gì? Tác dụng của nó trên Near protocol

    Near coin là token của hệ sinh thái Near Protocol với nguồn cung tối đa lưu hành là 1 tỷ coin. 


    Trên nền tảng Near protocol, Near token có những công năng như sau:


    • Thanh toán phí giao dịch: Trên nền tảng Near protocol, Near coin chủ yếu được sử dụng để thanh toán phí giao dịch (phí này sẽ được thanh toán cho nhà phát triển một phần, và phần còn lại sẽ được đốt cháy). 


    • Tài sản thế chấp: Near token được dùng làm tài sản thế chấp để lưu trữ dữ liệu trên blockchain. 


    • Phần thưởng: Nền tảng Near protocol dùng Near coin để thưởng cho một số bên liên quan trong chuỗi khối. Theo đó, phần thưởng Near coin của người xác thực giao dịch nhận được có thể lên tới 4,5% tổng nguồn cung cấp Near coin hàng năm.


    • Trao đổi mua bán: Near token cũng được sử dụng để trao đổi, mua bán trên các sàn giao dịch. 


    4. So sánh đồng Near coin với đồng ETH

    Near protocol được xem là “Ethereum Killer” lớn nhất ở thời điểm hiện tại. Hãy cùng xem đồng Near coin và đồng ETH có những điểm gì khác nhau khiến khắp cộng đồng ai cũng phải “dè chừng” với đồng tiền có tuổi đời chỉ 2 năm - Near coin.



    Near coin

    ETH coin

    Năm ra mắt

    2017

    2013

    Năm lên sàn

    2020

    2014

    Đội ngũ sáng lập

    Alexander Skidanov, Ilya Polosukhin

    Vitalik Buterin

    Cộng đồng phát triển

    Near Collective

    Ethereum foundation, Hyperledger

    Lượng cung

    1 tỷ đồng

    Không giới hạn

    Khả năng xử lý giao dịch

    10.000 giao dịch/giây

    15 giao dịch/giây

    Phí gas

    $0,01

    Dao động từ 50 – hơn 100 USD


    Có thể thấy, khác biệt lớn nhất của đồng ETH và Near coin là tốc độ giao dịch và phí giao dịch. 


    • Phí giao dịch: Phí giao dịch của Near coin thấp hơn gấp 10.000 lần so với ETH. 

    • Tốc độ giao dịch: Trong khi nền tảng của ETH đang bị giới hạn với tốc độ xử lý trung bình chỉ 14 - 15 giao dịch mỗi giây, công nghệ Sharded của Near cho phép tốc độ xử lý có thể lên đến 100.000 giao dịch mỗi giây, vượt trội gấp nhiều lần so với nền tảng Ethereum. 


    Không chỉ sở hữu ưu điểm vượt trội về tốc độ xử lý và chi phí giao dịch, Near còn cho phép xây dựng cầu nối với mạng lưới Ethereum, từ đó giúp người dùng có thể chuyển các mã thông báo ERC-20 từ Ethereum sang mạng lưới Near protocol và ngược lại. 


    5. Diễn biến giá Near coin qua các năm

    Đồng Near coin ra mắt thị trường tiền điện tử giữa tháng 10/2020. Đến nay, sau chưa đầy 2 năm, đồng tiền này đã tăng trưởng 1.385,5%. Cùng nhìn lại diễn biến giá ấn tượng của đồng tiền này trong suốt thời gian qua: 


    Đồng Near coin


    Theo biểu đồ của Mitrade, giữa tháng 10/2020, Near coin lên sàn với giá ra mắt 1,2 USD. Cuối phiên giao dịch đầu tiên, đồng coin giảm xuống mức khoảng 0,69 USD. Cuối năm 2020, Near coin ghi nhận mức giá đóng cửa ở 1,3 USD và không ghi được mức tăng trưởng tốt.


    Tháng 3-4/2021, Near coin ghi nhận mức đỉnh giá mới với 7 USD, tăng 438 % so với thời gian đầu năm 2021. Đồng tiền này được hưởng lợi tích cực khi các đồng tiền điện tử chính như Bitcoin, Ether tăng kỷ lục cũng trong thời gian này khi các nhà đầu tư lớn như MicroStrategy, Square, Mastercard, Paypal… đều liên tiếp đưa ra động thái ủng hộ tiền điện tử. 


    Tháng 6 - 7/2021, Near coin rớt giá do xu hướng chung của thị trường tiền điện tử, chỉ còn 1,5 USD/coin. 


    Tháng 10-11/2021, giá Near token leo thang trở lại, dao động quanh ngưỡng 10 - 12 USD. 


    Tháng 1/2022, Near coin được bán với giá 14,7 USD. Chỉ trong vòng 2 tuần giao dịch đầu năm, đồng tiền này đã chạm ngưỡng hơn 20 USD - cao nhất mọi thời đại. Thời gian này, Near Protocol thu hút được khoản tài trợ 150 triệu đô la khổng lồ để thúc đẩy việc áp dụng Web 3.0 từ các nhà đầu tư Andreesen Horowitz và Three Arrows Capital. 


    Tháng 2-3/2022, Near coin điều chỉnh giảm giá theo xu hướng chung của thị trường tiền điện tử. Trước áp lực tăng lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, dòng tiền đầu tư bắt đầu chuyển sang trái phiếu. 


    Tháng 4/2022, Near coin quay trở lại chinh phục mốc 19 USD do thông tin đã huy động được 350 triệu đô la từ quỹ đầu cơ Tiger Global để đẩy nhanh sự phân cấp của hệ sinh thái Near. 

    Hiện tại, giá Near coin đang giao dịch quanh mốc 10 USD.


    6. Năm 2022 có nên đầu tư Near coin

    Có nên đầu tư Near coin trong năm 2022 là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư tiền điện tử quan tâm. Để quyết định về khoản đầu tư này, bạn có thể tham khảo dự đoán từ một số chuyên gia, kênh phân tích chuyên sâu: 


    ☀️ WalletInvestor: Tổ chức này dự báo lạc quan cho rằng Near coin có thể tăng lên 21,296 đô la vào cuối năm nay. Thậm chí, trong năm 2023, các nhà đầu tư Near Protocol có thể mong đợi mức tăng giá lên 32,075 đô la


    ☀️  Gov.capital: Dự đoán giá Near coin có thể đạt giá trị 51,63 đô la trong vòng một năm và thậm chí, có thể đạt đến mức 374,108 đô la trong 5 năm tới đây. 


    ☀️  Gov.capital: Dự báo Near coin có thể đạt 20,85 đô la trong năm 2022 trước khi tăng lên mức trung bình là 22,97 đô la vào năm 2023. Ngoài ra, trang web này cũng dự đoán giá Near coin trong 2025 sẽ tăng lên 30,40 đô la. 


    ☀️  Theo giới đầu tư và chuyên gia về tiền điện tử, Near chắc chắc sẽ trở thành đồng tiền tiềm năng. Tuy nhiên, đầu tư thế nào và thời điểm nào, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn là phụ thuộc vào nhận định cá nhân và các phân tích từ bạn. 


    7. Cách mua bán Near coin online

    Hiện nay, để mua bán Near coin trực tuyến, bạn có thể tham gia giao dịch trên nhiều sàn như Binance, Houbi, Coinbase, Mitrade, FTX, Kraken. 


    Có 2 cách để bạn mua bán Near coin trực tuyến gồm: 


    -Mua và nắm giữ Near coin

    Hình thức này phù hợp với những nhà đầu tư nhận định Near coin sẽ có tăng trưởng trong dài hạn. 


    Bạn cần đăng ký địa chỉ ví tiền điện tử (như Binance Chain Wallet, Trust Wallet, Math Wallet, Ledger, Trezor hay MetaMask…) hoặc mua ví lạnh (ví USB), sau đó liên kết ví với các sàn như Binance, Houbi, Coinbase… để giao dịch Near coin. 


    Lưu ý, khi giao dịch mua bán near coin bằng hình thức này, bạn cần lưu ý bảo mật tài khoản ví, tránh để bị kẻ gian lợi dụng hoặc hack tài khoản của mình. 


    -Giao dịch phái sinh Near coin

    Đây là hình thức giao dịch lướt sóng Near coin, cho phép nhà đầu tư tận dụng biến động lên xuống của Near coin để hưởng chênh lệch nhờ đòn bẩy cao. Với hình thức này, nhà đầu tư không thể sở hữu coin, nhưng vẫn có thể kiếm lời trên biến động giá coin. Xét về bảo mật, hình thức này cũng an toàn hơn vì không sợ bị tin tặc tấn công tài khoản ví. 


    1️⃣ Bước 1: Xác định xu hướng giá Near coin

    Đầu tiên, bạn cần xác định xu hướng giá Near coin. Bạn có thể tìm tín hiệu từ hệ thống biểu đồ chuyên sâu của Mitrade, đồng thời, chọn lọc các gợi ý dự báo phân tích giá từ các chuyên gia trên nền tảng Mitrade. 



    -Dự báo giá Near coin lên: Bạn thực hiện Mua vào. 

    -Dự báo giá Near coin giảm: Bạn thực hiện Bán khống

    -Dự báo giá Near coin sẽ tăng trong dài hạn: Thực hiện mua và điều chỉnh đòn bẩy về 1:1 để đầu tư dài hạn. 


    2️⃣ Bước 2: Tiến hành giao dịch


    Ví dụ, bạn quyết định mua vào Near coin. 


    Ngay trên biểu đồ Mitrade, bạn click vào nút Mua. Một bảng tính toán với khối lượng, đòn bẩy tự chọn sẽ hiện ra để bạn quyết định vốn đầu tư của mình. 


    Tiến hành giao dịch


    Ở phần đòn bẩy, bạn có thể tùy chọn mức đòn bẩy 1x (tức 1:1). Khi đó, bạn có thể đầu tư dài hạn Near coin mà không tốn phí qua đêm. 


    16520681758409


    3️⃣ Bước 3: Bảo vệ rủi ro vị thế

    Song song với việc điền lệnh mua, bạn cũng cần xác định các mức giá chốt lời, giá cắt lỗ  (với mức lỗ tối đa có thể chịu được). Việc này sẽ giúp bạn bảo vệ vốn và vị thế của mình khi thị trường biến động ngược hướng với dự đoán. 


    Các công cụ này gồm lệnh chốt lời, lệnh cắt lỗ, lệnh giới hạn - đều được Mitrade cung cấp miễn phí trong bộ công cụ đặt lệnh. 


    Bảo vệ rủi ro vị thế


    4️⃣ Bước 4: Đóng lệnh

    Khi giá thị trường thõa mức giá mục tiêu như bạn đã cài đặt trong lệnh chốt lời/cắt lỗ, lệnh của bạn sẽ được tự động đóng lại. 


    Lúc này, lãi (hoặc lỗ) sẽ được tự động cập nhật vào quỹ của bạn.


    8. Đối tác và đối thủ của Near protocol

    Đối thủ

    Với việc cung cấp môi trường tạo ra các ứng dụng phi tập trung, Near protocol trở thành đối thủ cạnh tranh lớn cuả nền tảng Ethereum và các đối thủ mạnh khác của Ethereum như Solana hay Avalanche. Cả 3 nền tảng này đều là những mạng lưới có chỗ đứng và xây dựng được uy tín trên thị trường, tạo được sức hút với các nhà đầu tư tiềm năng. Trong đó: 


    Ethereum: Là nền tảng hỗ trợ phát triển Hợp đồng thông minh và Ứng dụng phi tập trung lâu đời với lượng dự án hàng đầu thế giới. 


    Solana: Là nền tảng giúp phát triển các giao dịch ngang hàng, tạo hợp đồng thông minh, hỗ trợ thiết kế các dApp và NFT. Solana có thể thực hiện 50.000 giao dịch mỗi giây, một thời được gọi là “Ethereum killer”. 


    Avalanche: Là blockchain cho phép phát triển các ứng dụng tài chính phi tập trung và tài sản tài chính, giao dịch khác. Nền tảng này cho phép tương thích chéo với Ethereum (điều mà Near protocol cũng đang hướng tới) và cho phép tốc độ giao ịch 4.500 giao dịch mỗi giây. 


    Đối tác

    Sự khác biệt và độc đáo của chuỗi khối Near khiến Near protocal trở nên đặc biệt hấp dẫn với tất cả những đối tượng tham gia chuỗi khối. Cụ thể: 


    Doanh nghiệp: Có thể tùy chỉnh quyền nâng cao cho khách hàng tiềm năng và có được bộ công cụ khổng lồ để tạo ứng dụng thông qua nền tảng Near. 


    Người dùng cuối: Tận lưởng những lợi ích tiên tiến, khả năng sử dụng dễ dàng mà không cần tiết lộ thông tin cá nhân. 


    Người xác thực: Dễ dàng kiếm được mã thông báo giao thức thông qua công nghệ phân đoạn.  


    Chính vì những điểm tiến bộ này, Near protocal đã thu hút sự chú ý của nhiều quỹ đầu tư hàng đầu, phải kể đến gồm: Tiger Global Management, Andreesen Horowitz, Three Arrows Capital, Dragonfly Capital, Republic Capital, Hashed, FTX Ventures.


    Không chỉ có Near Protocal, sàn giao dịch phi tập trung được phát triển trên nền tảng giao thức của Near Protocol - Trisolaris cũng thu hút những khoản đầu tư lớn trị giá 4,5 triệu USD từ các đối tác như Electric Capital, Jump Capital, Dragonfly Capital hay Ethereal Ventures. 


    9.Tương lai của Near protocol và Near coin sẽ ra sao?

    Near coin hiện là đồng tiền có vốn hóa 8,73 tỷ USD và khối lượng giao dịch 24h đạt 681 triệu USD. Đây là đồng tiền điện tử có mức vốn hóa đứng 19 trên toàn thị trường tiền điện tử - theo xếp hạng của CoinMarketCap. 


    Hiện tại, Near Protocal đang mang đến làn gió đổi mới tốt nhất trong thế giới tiền điện tử. Với những ưu điểm như công nghệ đơn giản, an toàn và dễ dàng mở rộng, chi phí giao dịch thấp, tốc độ xử lý đột phá, Near Protocal giúp nhiều nhà phát triển mới, doanh nghiệp, người dùng cuối dễ dàng gia nhập thị trường blockchain, phát minh và khám phá những trải nghiệm mới. 


    Hiện tại, hệ sinh thái của Near Protocal đang dần hoàn thiện. Các giải pháp cần thiết như Stablecoins, AMM DEX, Lending & Borrowing, Oracle, IDO Platform và NFT Marketplace đều đã được phát triển khá đầy đủ trên nền tảng. 


    Nếu được đầu tư đủ lớn và nhóm phát triển phía sau Near có thể thực sự tạo ra một nền tảng blockchain bùng nổ, Near sẽ mở rộng ứng dụng blockchain ra nhiều ngành công nghiệp khác, không chỉ trong supply chain và thanh toán xuyên quốc gia như hiện tại. 


    Với những kỳ vọng này, tương lai của Near protocol và Near coin sẽ là một thế giới đầy hứa hẹn. 


    10. Lời kết

    Giao thức Near là một trong những giao thức đổi mới với kỹ thuật tiên tiến nhất và chi phí rẻ nhất hiện có trong hệ sinh thái blockchain. 


    Near protocol và Near coin mở ra điểm sáng cho thị trường tiền điện tử, được nhiều tín đồ yêu coin dự báo có sự bùng nổ trong tương lai. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, đồng tiền này vẫn sẽ chịu xu hướng điều chỉnh do ảnh hưởng chung của thị trường tiền điện tử. 



    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    Ad