Báo cáo thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ là một nhân tố dẫn đến giá dầu thô trên thị trường bất ổn định hơn vì báo cáo này cho biết tỷ lệ thất nghiệp và đi cùng với đó là sức khỏe doanh nghiệp giảm sút sẽ đẩy nhu cầu dầu mỏ năm nay tiếp tục giảm xuống khi nước Mỹ đang trong bối cảnh chiến đấu với đại dịch vi-rút corona.
Mặc dù Fed đã giảm lãi suất đến gần mức 0% và tung ra gói nới lỏng định lượng (QE) để cứu trợ kinh tế, nhưng nếu các nước trên thế giới không thể ngăn chặn dịch bệnh corona một cách hiệu quả và nguồn cung dầu mỏ quá lớn đều sẽ gây áp lực giảm giá.
Tuần qua, giá dầu thô WTI ở mức 23,75 đô la, đã giảm 0,74 đô la (2,98%). Gía dầu thô Brent ở mức 29,25 đô la, mức giảm giá của nó là 0,74 đô la (2,47%).
a. Cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Saudi, Nga, Hoa Kỳ
Ả Rập Saudi là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai trên thế giới và chi phí sản xuất dầu của nước này là rẻ nhất thế giới. Nga cũng là một nhà sản xuất dầu hàng đầu với giá thành khai thách dầu đắt hơn Ả Rập Saudi.
Tháng 3 năm 2020, OPEC(Ả-rập Xê-út là thành viên đứng đầu trong tổ chức này) và Nga không đạt thoả thuận khai thác dầu thô mới. Sau đó, Ả-rập Xê-út tuyên bố sẽ gia tăng mạnh sản lượng khai thác dầu thô. Vào ngày 8 tháng 3, giá dầu sụt giảm khá mạnh hơn 30%.
Đầu tiên, OPEC đề nghị Nga cùng giảm bớt sản lượng dầu nhằm duy trì giá cả và nguồn thu, nhưng nước Nga lo ngại rằng cắt giảm sản lượng dầu thô sẽ chỉ có lợi cho ngành công nghiệp dầu đá phiến của Hoa kỳ và cũng có thể thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng sạch. Chính quyền Nga không muốn Hoa kỳ trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới mà muốn gây khó khăn cho các nhà sản xuất Mỹ.
Nước | Chi phí sản xuất(USD/thùng) |
Hoa kỳ | 36,2 |
Nga | 17,2 |
Ả Rập Saudi | 9,9 |
Hoa kỳ mới là nạn nhân của cuộc chiến tranh này. Bảng giá chi phí sản xuất bên trên đã cho thấy giá thành khai thách dầu đá phiến của Hoa kỳ là cao nhất, thường là 30 đến 40 đô la Mỹ cho mỗi thùng.
Bạn cần biết, chi phí này chưa bao gồm phí vận chuyển và các chi phí khác nhưng Mỹ đã chịu tổn thất đáng kể sau khi giá dầu rớt xuống dưới 30 đô la/thùng.
Đây là một cuộc đua cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu mỏ. Mục tiêu chung của Ả-rập Xê-út và Nga là muốn buộc các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cắt giảm sản lượng và thậm chí ra khỏi thị trường năng lượng.
b. Sự bùng phát của dịch bệnh corona
Biểu đồ virus corona trên toàn cầu-Nguồn: Businessinsider
Hiện tại, đã có 6 quốc gia trên thế giới với hơn 10.000 trường hợp được xác nhận và sự bùng phát của dịch bệnh corona đã khiến thị trường toàn cầu rơi vào hoảng loạn. Nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp như đóng cửa trường học và doanh nghiệp. Trong khi đó ở nhiều quốc gia khác, mọi hoạt động kinh tế, sản xuất gần như đình trệ.
Việc đóng cửa các nhà máy là tác động tiêu cực và không ai mong muốn cho sự phát triển đất nước, việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh trên thế giới có thể sẽ tiếp tục đến cuối quý II. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang trải qua một giai đoạn rất đáng lo ngại, và nhu cầu về dầu thô toàn cầu sẽ giảm mạnh.
Báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ của OPEC cho thấy sự tăng trưởng của nhu cầu dầu thô hàng ngày trên toàn cầu trong năm 2020 dự kiến là 60.000 thùng, thấp hơn so với dự báo trước và đó là 920.000 thùng.
Một báo cáo của Citibank cho thấy nhu cầu dầu thô trong cả năm 2020 dự kiến sẽ giảm 4 triệu thùng, đây là một kỷ lục mới. Trước khi dịch bệnh không được kiểm soát một cách hiệu quả, lợi ích của các nhà sản xuất dầu toàn cầu sẽ tiếp tục bị tổn hại nghiêm trọng.
Biểu đồ giá Brent và WTI-Nguồn: Tradingview
Nếu xem xét biểu đồ này thì biết, giá dầu sụt giảm kể từ những ngày đầu tháng 3 và xuống dưới mức 30 đô la Mỹ/thùng. Dầu WTI đã từng chạm đáy gần mức 20 đô la/thùng. Có nhà phân tích nói rằng vùng giá 15 rất có thể sẽ là vùng đáy đối với giá dầu trong năm 2020.
Nếu giá dầu tiếp tục giảm xuống như dự kiến, không ai giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chiến tranh đặc biệt lần này giữa Ả Rập Saudi, Nga và Hoa Kỳ :
●Dầu mỏ và khí gas chiếm 59% xuất khẩu của nước Nga
●Ngành dầu khí đóng góp 45% GDP cho Ả Rập Saudi
●Mỹ có áp lực tài khóa và cuộc chiến giá cả cũng liên quan đến việc tái tranh cử của Trump.
Không ai trong tư thế “tọa sơn quan hổ đấu” vì cuộc chiến giá dậu sẽ mang lại ảnh hưởng nặng nề cho cả 3 nước trên.
Vậy thì giá dầu thế giới sẽ biến động như thế nào? Hãy cùng nhau thảo luận trong phần sau.
Khi dự đoán giá dầu, tin tức quan trọng nhất mà các nhà đầu tư phải tập trung vào là:
◎ Tình hình dịch bệnh corona (Covid-19) trên toàn cầu
◎ Đàm phán giữa Ả Rập Saudi, OPEC và Hoa Kỳ
Nhìn chung, nhân tố hàng đầu quyết định giá dầu thô gần đây là sự thay đổi của nguồn cung do tổ chức OPEC điểu chỉnh và nhu cầu của thị trường(Hiện tại đang giảm bớt do sự ảnh hưởng của dịch bệnh corona).
Dịch bệnh corona đang lan rộng và nền kinh tế toàn cầu sẽ bị tổn thương. Thất bại trong cuộc đàm phán giữa OPEC và Nga đã khiến Ả Rập Saudi đưa ra chiến lược tăng sản lượng và cạnh tranh với các nhà sản xuất khác.
Bên nhu cầu:
Sự hoảng loạn do dịch bện corona gây ra đã được giảm bớt tại Trung Quốc. Hàng tồn kho tại nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã bắt đầu giảm xuống và nhu cầu sẽ bắt đầu tăng lên trong giai đoạn sau.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng và gây ra một hiệu ứng gợn sóng trên toàn thế giới. Ý đã mở rộng các giải pháp "hạn chế dòng chảy" và các quốc gia như Hoa Kỳ đã bắt đầu hành động tích cực để chống lại dịch bệnh.
Mức độ phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh quốc tế là điều rất quan trọng khi đánh giá nhu cầu của dầu thô.
Ít nhất trong vòng một hoặc hai tháng, nhiều quốc gia sẽ áp dụng các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh, các hoạt động kinh tế không thực hiện được như bình thường và nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động lớn.
Vì vậy, nhu cầu dầu thô ngắn hạn sẽ là yếu đi, và rất khó để cải thiện được trong quý thứ hai. Dự kiến việc kiểm soát dịch bệnh hoặc phục hồi dần dần trong nửa cuối năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ giảm mạnh.
Bên nguồn cung:
Các hành động mở rộng sản lượng của Ả Rập Xê Út đã gây ra một cuộc chiến giá cả và Nga sẽ không đứng yên. Nguồn cung dầu thô trong giai đoạn sau đã được mở ra, đặc biệt là vào tháng Tư. Các biến động sau này sẽ tập trung vào cuộc đàm phán giữa Nga và OPEC.
Nếu dầu thô tiếp tục rớt giá, Hoa Kỳ cũng sẽ tham gia và cố gắng thúc đẩy ký kết thỏa thuận giảm sản lượng. Các công ty dầu đá phiến Mỹ cũng sẽ giảm khối dượng đầu tư và cắt giảm sản lượng thụ động.
Tổng kết:
Theo cung và cầu ngắn hạn, giá dầu đang giữ một mức thấp, và tình trạng này khó thay đổi được trong thời gian ngắn. Với sự bùng phát của dịch bệnh và ý kiến của các quốc gia khác nhau, sự biến động đã tăng lên.
Người ta ước tính rằng tình hình cơ bản trong quý hai rất khó thay đổi và tháng 4 là mốc quan trọng cần chú ý để điều chỉnh sản lượng tại các nhà sản xuất dầu.
Sự ổn định của giá dầu trong nửa cuối năm 2020 phụ thuộc vào sự cải thiện của phía cầu. Các nhà đầu tư cá nhân nên tiếp tục suy nghĩ về đầu tư ngắn hạn và thận trọng khi mở vị thế.
4.1 Tìm hiểu những gì tác động giá dầu thô
Các yếu tố chính tác động đến dầu thô là cung và cầu. Gía dầu bị ảnh hưởng bởi sản lượng trên toàn thế giới(Cung), cũng như sự thịnh vượng kinh tế toàn cầu(Cầu).
Các yếu tố tích cực có thể tạo ra xu hướng tăng mạnh mẽ, như sự gia tăng của dầu thô đã từng lên tới 145,81 đô la / thùng vào tháng 7 năm 2008.
Ngược lại, các yếu tố tiêu cực cũng có thể tạo ra xu hướng giảm mạnh, như sự sụp đổ của giá dầu vào tháng 8 năm 2015, lúc đó giá dầu xuống còn 37,75 đô la / thùng(Số liệu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang) .
4.2 Hiểu các người tham gia thị trường
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp và những người phòng ngừa rủi ro thống trị thị trường tương lai năng lượng.
Các nhà giao dịch và nhà đầu tư bán lẻ gây ảnh hưởng ít hơn so với các thị trường giàu cảm xúc hơn, như kim loại quý.
Các làn sóng tham lam và sợ hãi tiếp theo có thể là động lực chính cho xu hướng đầu tư, góp phần vào mức giá cao cũng như sự sụp đổ trong lịch sử.
4.3 Chọn dầu thô Brent hoặc WTI
Thị trường dầu thô chính là Dầu thô WTI và Dầu thô Brent . Để hiểu rõ về thị trường dầu thô và sự phân biệt giữa dầu Brent và dầu WTI, bạn có thể nhấp vào Dầu mỏ là gì? Đầu tư dầu thô ra sao? Sự phân biệt giữa dầu Brent và WTI.
Brent đã trở thành một tiêu chuẩn tốt hơn về giá cả trên toàn thế giới trong những năm gần đây, mặc dù WTI được giao dịch nhiều hơn trên thị trường tương lai thế giới trong năm 2017.
Giá chệnh lệch giữa 2 loại dầu thô này nằm trong một phạm vi hẹp trong nhiều năm, nhưng điều đó đã kết thúc vào năm 2010 khi hai thị trường chuyển hướng mạnh do nguồn cung thay đổi nhanh chóng so với môi trường nhu cầu.
Sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng lên bởi sự phát triển của công nghệ khai thác dầu mỏ, khiến sản lượng WTI tăng lên, trong khi Brent trải qua sự sụt giảm của sản lượng khai thác.
4.4 Đọc biểu đồ dài hạn
Biểu đồ giá dầu thô trong vòng 70 năm-Nguồn: Macrotrends
Dầu thô WTI đã tăng giá sau Thế chiến thứ 2, đạt đỉnh tại mức 20 đô la và bước vào một biên độ hẹp khi lệnh cấm vận trong những năm 1970 đã kích hoạt một cuộc biểu tình parabol-lên tới 120 đô la. Nó đạt đến đỉnh điểm vào cuối thập kỷ rồi bắt đầu suy giảm một cách khủng khiếp.
Dầu thô bước vào một xu hướng mới được tăng cường mạnh mẽ vào năm 1999, và tăng lên tới mức cao nhất mọi thời đại ở mức 157,73 đô la vào tháng 6 năm 2008.
Sau đó, nó rớt giá và dạo động trong một phạm vi giữa 20 đô la và 157,73 đô la, mức giá vào cuối năm 2017 khoảng 55 đô la. Ngày 13 tháng 2 năm 2020, nó đóng cửa ở mức 51,52 đô la.
Nói chung, giá dầu luôn bị ảnh hưởng bởi cung và cầu, nguồn cung chủ yếu là sản lượng dầu thô của các nhà sản xuất trên toàn cầu; Nhu cầu thì liên quan đến sự phát triển và sự ổn định của nền kinh tế.
Nếu bạn muốn mạo hiểm và có thể mua quy mô hợp động lớn khác, nhưng nếu bạn là người cẩn thận về việc đầu tư hãy bắt đầu giao dịch CFD với quy mô hợp động nhỏ hơn.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: insights@mitrade.com. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.